Giáo án Lớp 3 - Tuần 15 (Bản 2 cột đẹp)

Giáo án Lớp 3 - Tuần 15 (Bản 2 cột đẹp)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư).

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.

- Làm tính đúng nhanh chính xác.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán, vận dụng tính toán trong cuộc sống.

4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

*Bài tập cần làm: Làm bài tập 1 (cột 1,2,3), bài tập 2; bài tập 3

II.CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:

- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ.

- Học sinh: Sách giáo khoa, bảng con.

2. Phương pháp, kĩ thuật:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

 

doc 50 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 267Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 15 (Bản 2 cột đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15:
Thứ.....ngày.....tháng.....năm.........
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT):
HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: người Chăm, hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm,...
 	- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên của cải (trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4).
- Kể lại được toàn bộ câu chuyện - kể tự nhiên, phân biệt lời kể với giọng nhân vật ông lão.
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (Siêng năng, lười biếng, làm lụng, kiếm nổi,...).
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Sắp xếp lại các tranh (SGK) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh hoạ.
- Rèn kĩ năng nói, kĩ năng nghe.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh chăm chỉ lao động.
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
*KNS:
- Tự nhận thức bản thân. 
- Xác định giá trị.
- Lắng nghe tích cực.
II.CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng: 
- Giáo viên: Tranh minh hoạ truyện trong sách giáo khoa. Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. Hoạt động khởi động (3 phút)
- Học sinh hát: Ba kể con nghe.
- 2 học sinh đọc bài “Nhớ Việt Bắc”.
- Kết nối bài học.
- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.
- Học sinh hát.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh nghe giới thiệu, mở sách giáo khoa.
2. HĐ Luyện đọc (20 phút)
*Mục tiêu:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
* Cách tiến hành: 
 a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài:
 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt. Giọng đọc chậm rãi, nhẹ nhàng tình cảm, hồi hộp cùng với sự phát triển tình tiết của câu chuyện.
+ Giọng người dẫn chuyện: thong thả, rõ ràng.
+ Giọng người cha ở đoạn 1: thể hiện sự khuyên bảo, lo lắng cho con; ở đoạn 2: nghiêm khắc; ở đoạn 4: xúc động có sự yên tâm, hài lòng về con; ở đoạn 5: trang trọng, nghiêm túc.
 b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó
- Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của học sinh.
c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:
- Luyện đọc câu khó, hướng dẫn ngắt giọng câu dài: 
+ Tuy vậy,/ ông rất buồn/ vì cậu con trai lười biếng.//
+ Cha muốn trước khi nhắm mắt/ thấy con kiếm nổi bát cơm.//
+ Con hãy đi làm/ và mang tiền về đây.//
- Giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu với từ dúi, dành dụm.
d. Đọc đồng thanh
* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.
- Học sinh lắng nghe.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm. 
- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.
- Luyện đọc từ khó do học sinh phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) => Cả lớp (Siêng năng, lười biếng, làm lụng, kiếm nổi,...)
- Học sinh chia đoạn (5 đoạn như sách giáo khoa).
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.
- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.
- Đọc phần chú giải (cá nhân). 
- 1 nhóm đọc nối tiếp 5 đoạn văn trước lớp.
- Đại diện 5 nhóm đọc nối tiếp 5 đoạn văn trước lớp.
- Học sinh đọc đồng thanh.
3. HĐ tìm hiểu bài (15 phút):
a. Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên của cải.
b. Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Chia sẻ trước lớp
- Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc to 4 câu hỏi cuối bài.
- Giáo viên hỗ trợ Trưởng ban học tập lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp. 
+ Câu chuyện có những nhân vật nào?
+ Ông lão là người như thế nào?
+ Ông lão buồn vì điều gì?
+ Ông lão mong muốn điều gì ở người con?
+ Vì muốn con mình tự kiếm nổi bát cơm nên ông lão đã yêu cầu con ra đi và mang tiền về nhà. Trong lần ra đi thứ nhất người con đã làm gì?
+ Người cha đã làm gì đối với số tiền đó?
+ Vì sao người cha lại ném tiền xuống ao?
+ Vì sao người con phải ra đi lần thứ hai?
+ Người con đã làm lụng vất vả và tiết kiệm tiền như thế nào?
+ Khi ông lão vứt tiền vào lửa người con đã làm gì?
+ Hành động đó nói lên điều gì?
+ Ông lão có thái độ như thế nào trước hành động của con?
+ Câu văn nào trong truyện nói lên ý nghĩa của câu chuyện?
+ Hãy nêu bài học ông lão dạy con bằng lời của em?
=> Giáo viên chốt nội dung: Đôi bàn tay và sức lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải không bao giờ cạn.
- 1 học sinh đọc 4 câu hỏi cuối bài.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút).
- Câu chuyện có 3 nhân vật là ông lão, bà mẹ và cậu con trai.
- Ông lão là người rất siêng năng, chăm chỉ.
- Ông lão buồn vì người con trai lão rất lười biếng.
- Ông lão muốn người con tự kiếm nổi 1 bát cơm, không phải nhờ vả vào người khác.
- Người con dùng số tiền bà mẹ cho để chơi mấy ngày, khi còn lại một ít thì mang về cho cha.
- Người cha ném tiền xuống ao.
- Vì lão muốn thử xem đó có phải là số tiền mà người con kiếm được không. Nếu thấy tiền vứt đi mà không xót nghĩa là đồng tiền đó không phải nhờ sự lao động vất vả mới kiếm được.
- Vì người cha biết số tiền anh mang về không phải là tiền anh kiếm được nên anh phải tiếp tục ra đi và kiếm tiền.
- Anh vất vả xay thóc thuê, mỗi ngày được hai bát gạo, anh chỉ dám ăn một bát. Ba tháng, anh dành dụm được chính mươi bát gạo liền đem bán lấy tiền và mang về cho cha.
- Người con vội thọc tay vào lửa để lấy tiền ra.
-anh đã vất vả mới kiếm được tiền nên rất quí trọng nó.
- Ông lão cười chảy nước mắt khi thấy con biết quí đồng tiền và sức lao động.
- Có làm lụng vất vả, người ta mới biết quí đòng tiền./ Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là bàn tay con.
- Học sinh suy nghĩ trả lời théo ý riêng: Chỉ có sức lao động của chính đôi bàn tay mới nuôi sống con cả đời./ Đôi bàn tay và sức lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải không bao giờ cạn.
- Học sinh nghe. 
4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm (15 phút)
*Mục tiêu: Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
-> GV nhận xét, đánh giá 
- Giáo viên nhận xét chung - Chuyển hoạt động.
- 1 học sinh M4 đọc mẫu toàn bài.
- Xác định các giọng đọc.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai.
+ Phân vai trong nhóm.
+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.
- Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp.
- Lớp nhận xét.
5. HĐ kể chuyện (15 phút)
* Mục tiêu: Kể lại được toàn bộ câu chuyện- kể tự nhiên, phân biệt lời kể với giọng nhân vật ông lão.
* Cách tiến hành:
a. Giáo viên nêu yêu cầu của tiết kể chuyện
- Sắp xếp các tranh ra nháp theo trình tự đúng.
- Kể lại toàn bộ câu chuyện.
b. Hướng dẫn học sinh kể chuyện:
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu sách giáo khoa.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ, sắp xếp các tranh theo nhóm 2, đại diện nhóm báo cáo trước lớp.
- Giáo viên nhận xét, chốt.
* Tổ chức cho học sinh kể: 
- Yêu cầu cả lớp chọn 1 đoạn tự nhẩm kể.
- Giáo viên nhận xét lời kể mẫu -> nhắc lại cách kể.
c. Học sinh kể chuyện trong nhóm
d. Thi kể chuyện trước lớp:
- Yêu cầu một số em kể lại cả câu chuyện theo vai nhân vật.
* Lưu ý: 
- M1, M2: Kể đúng nội dung.
- M3, M4: Kể có ngữ điệu 
*Giáo viên đặt câu hỏi chốt nội dung bài: 
+ Câu chuyện nói về việc gì?
+ Em có suy nghĩ gì về mỗi nhân vật trong truyện?
+ Qua câu chuyện này em học được điều gì?
- Học sinh nghe.
- 1 học sinh đọc yêu cầu.
- Làm việc theo nhóm, sau đó báo cáo.
- Lời giải: 3 - 5 - 4 - 1 - 2.
+ Tranh 3: Anh con trai lười biếng chỉ ngủ còn cha già thì còng lưng làm việc.
+ Tranh 5: Người cha vứt tiền xuống ao, người con nhìn theo thản nhiên.
+ Tranh 4: Người con đi xay thóc thuê để lấy tiền sống và dành dụm mang về.
+ Tranh 1: Người cha ném tiền vào bếp lửa, người con thọc tay vào lửa để lấy tiền ra.
+ Tranh 2: Vợ chồng ông lão trao hũ bạc cho con cùng lời khuyên: Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con.
- Học sinh kể theo yêu cầu.
- Học sinh nhận xét cách kể của bạn.
- Học sinh kể chuyện theo nội dung từng đoạn trước lớp. 
- Học sinh đánh giá.
- Nhóm trưởng điều khiển:
- Luyện kể cá nhân.
- Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm.
- Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp.
- Lớp nhận xét.
- Học sinh M3+ M4 kể chuyện.
- Học sinh trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài.
- 2, 3 học sinh trả lời theo suy nghĩ của từng em.
- Học sinh trả lời theo ý kiến cá nhân.
6. HĐ ứng dụng (1phút)
7. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Sưu tầm các câu chuyện về khuyên răn con người phải chăm chỉ lao động.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.
TOÁN:
TIẾT 71: CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Biết đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư).
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.
- Làm tính đúng nhanh chính xác.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán, vận dụng tính toán trong cuộc sống. 
4. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
*Bài tập cần làm: Làm bài tập 1 (cột 1,2,3), bài tập 2; bài tập 3 
II.CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ.
- Học sinh: Sách giáo khoa, bảng con.
2. Phương pháp, kĩ th ... - Đài truyền hình, đài phát thanh giúp chúng ta biết được những thông tin về văn hoá, giáo dục, kinh tế,
Hoạt động 3: Thực hành
*Mục tiêu: Học sinh biết cách ghi địa chỉ ngoài phong bì thư, cách quay số điện thoại, cách giao tiếp qua điện thoại.
*Cách tiến hành:
- Giáo viên cho học sinh đóng vai nhân viên bán tem, phong bì và nhận gửi thư, hàng.
- Một vài học sinh đóng vai người gửi thư, quà.
- Một số học sinh khác chơi gọi điện thoại.
- Nhận xét.
- Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
- Những hoạt động diễn ra ở nhà bưu điện tỉnh là: gửi thư, gọi điện thoại, gửi bưu phẩm 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. 
- Các nhóm khác nghe và bổ sung.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Các nhóm khác nghe, bổ sung.
- Học sinh thực hiện chơi theo sự phân công của giáo viên.
3. HĐ ứng dụng (3 phút)
4. HĐ sáng tạo (2 phút)
- Tìm hiểu và ghi lại số điện thoại, địa chỉ của một người bạn ở nơi xa.
- Thực hành gửi thư hỏi thăm sức khỏe và trao đổi tình hình học tập của bản thân cho một người bạn ở nơi xa theo địa chỉ tìm hiểu được.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI (TIẾT 2):
(Chương trình hiện hành)
BÀI 30: HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Kể tên một số hoạt động nông nghiệp của tỉnh ( thành phố ) nơi các em đang sống.
- Nêu lợi ích của hoạt động nông nghiệp.
2. Kĩ năng: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát, tìm kiếm thông tin về hoạt động nông nghiệp nơi mình đang sống.
3. Thái độ: Biết trân trọng sản phẩm nông nghiệp.
4. Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá.
*KNS:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
*GD BVMT:
- Biết các hoạt động nông nghiệp, ích lợi và một số tác hại (nếu thực hiện sai) của các hoạt động đó.
*TH QPAN:
- Nêu tác dụng của thông tin liên lạc trong cuộc sống
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng:	
- Giáo viên: Hình vẽ trang 58, 59 sách giáo khoa, tranh ảnh sưu tầm về các hoạt động nông nghiệp.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp, kĩ thuật: 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. 
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. HĐ khởi động (5 phút)
- Yêu cầu học sinh kể về những hoạt động diễn ra ở nhà bưu điện tỉnh. Nêu ích lợi của hoạt động bưu điện. Nếu không có hoạt động của bưu điện thì chúng ta có nhận được những thư tín, những bưu phẩm từ nơi xa gửi về hoặc có điện thoại được không? 
- Giáo viên nhận xét.
- Kết nối nội dung bài: Chúng ta sống ở vùng nông thôn hay thành thị? Các em đã thấy gia đình mình nuôi những con vật gì? Trồng những cây gì?
*GVKL: Những hoạt động đó được gọi là hoạt động nông nghiệp. Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu về Hoạt động nông nghiệp
- Ghi đầu bài lên bảng.
- Học sinh hát.
- Học sinh nêu.
- Học sinh lắng nghe.
- Mở sách giáo khoa.
2. HĐ khám phá kiến thức (25 phút)
*Mục tiêu: 
- Kể tên một số hoạt động nông nghiệp của tỉnh (thành phố) nơi các em đang sống.
- Nêu lợi ích của hoạt động nông nghiệp.
- Kể tên một số hoạt động nông nghiệp. Nêu được lợi ích của hoạt động nông nghiệp.
- Thông qua triển lãm tranh ảnh, các em biết thêm và khắc sâu những hoạt động nông nghiệp.
*Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Hoạt động nhóm
*Mục tiêu: Kể tên một số hoạt động nông nghiệp. Nêu được lợi ích của hoạt động nông nghiệp.
*Cách tiến hành:
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát các hình trang 58, 59 sách giáo khoa và thảo luận theo các gợi ý sau: 
+ Hãy kể tên các hoạt động được giới thiệu trong hình?
+ Các hoạt động đó mang lại lợi ích gì?
- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Giáo viên nhận xét và giới thiệu thêm một số hoạt động khác ở các vùng miền khác nhau như: trồng ngô, khoai, sắn, chè,; chăn nuôi trâu, bò, dê,
*Kết luận: Các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, đáng bắt và nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng  được gọi là hoạt động nông nghiệp.
Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp
*Mục tiêu: Kể tên một số hoạt động nông nghiệp. Nêu được lợi ích của hoạt động nông nghiệp.
*Cách tiến hành:
- Giáo viên cho từng cặp học sinh kể cho nhau nghe về hoạt động nông nghiệp ở nơi các em đang sống
- Giáo viên cho một số cặp trình bày trước lớp.
- Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 3: Triển lãm góc hoạt động nông nghiệp
*Mục tiêu: Thông qua triển lãm tranh ảnh, các em biết thêm và khắc sâu những hoạt động nông nghiệp.
*Cách tiến hành:
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm.
- Phát cho mỗi nhóm một tờ giấy lớn yêu cầu mỗi nhóm trình bày tranh theo cách nghĩ và thảo luận của từng nhóm.
- Cho từng nhóm bình luận về tranh xoay quanh nghề nghiệp và lợi ích của các nghề nghiệp đó.
- Giáo viên x chung và khen nhóm làm tốt nhất.
- Học sinh quan sát và thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
+ Ảnh 1: chụp người nông nhân đang chăm sóc cây cối, để không khí thêm trong lành.
+ Ảnh 2: chụp cảnh chăm sóc đàn cá – cung cấp cá cho con người làm thức ăn.
+ Ảnh 3: chụp cảnh gặt lúa – cung cấp cho con người thóc gạo để ăn.
+ Ảnh 4: chụp cảnh chăm sóc đàn lợn – cung cấp thức ăn cho con người.
+ Ảnh 5: chụp cảnh chăm sóc đàn gà – cung cấp thức ăn cho con người.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. 
- Các nhóm khác nghe, bổ sung.
- Từng cặp học sinh kể cho nhau nghe.
- Học sinh trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét.
- Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
- Học sinh trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét.
3. HĐ ứng dụng (3 phút)
4. HĐ sáng tạo (2 phút)
- Nêu các hoạt động nông nghiệp ở nơi em ở.
- Cùng bạn bè, người thân tham gia các hoạt động nông nghiệp ở nhà, địa phương nơi mình ở.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
CHIỀU THỨ SÁU:
BUỔI CHIỀU: 
LUYỆN TIẾNG VIỆT: 
...........................................................................................
KĨ NĂNG SỐNG: 
MỘT SỐ DIỀU THÚ VỊ VỀ TIỀN VIỆT NAM
.................................................................................
SINH HOẠT TẬP THỂ :
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nắm được ưu - khuyết điểm trong tuần.
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. 
- Biết được phương hướng tuần tới.
- GD HS có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. 
- Biết được truyền thống nhà trường.
- Thực hiện an toàn giao thông khi đi ra đường.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Nắm được ưu – khuyết điểm của HS trong tuần
- HS: Chủ tịch Hội đồng tự quản và các Trưởng ban chuẩn bị ND báo cáo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
1. Lớp hát tập thể
2. Lớp báo cáo hoạt động trong tuần:
- 4 Trưởng ban lên nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên.
- Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến.
- Chủ tịch HĐTQ lên nhận xét chung các ban.
- GV nhận xét chung:
 + Nề nếp:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 + Học tập: 	
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Phương hướng tuần sau: 
- Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt.
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4. Lớp văn nghệ - múa hát tập thể.
..............................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_15_ban_2_cot_dep.doc