Toán
Tiết 43: Ôn : CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về:
- Đặt tính và tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (có dư ở các lượt chia)
- Vận dụng để giải toán có phép chia.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ chép sẵn bài tập
- HS : Vở toán chiều
III. Các hoạt động dạy học:
Tuần 15 Ngày soạn: 19/ 11/ 2010 Ngày dạy: Thứ hai, ngày 22 tháng 11 năm 2010 Toán Tiết 43: Ôn : chia số có hai chữ số cho số có một chữ số I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: - Đặt tính và tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (có dư ở các lượt chia) - Vận dụng để giải toán có phép chia. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ chép sẵn bài tập - HS : Vở toán chiều III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính: 97 : 2 88 : 3 - Cả lớp làm bảng con: 93 : 6 - GV nhận xét cho điểm 3. Bài mới a. Giới thiệu bài. b. Hướng dẫn HS làm bài tập. * Bài 1. Đặt tính rồi tính: 85 : 2 99 : 4 87 : 5 77 : 3 - Nêu yêu cầu, nêu cách đặt tính - Làm mẫu phép tính: 85 : 2 85 2 8 42 05 4 1 - Cả lớp làm bảng con theo tổ - GV nhận xét * Bài 2. Viết số thích hợp vào ô trống: Số bị chia 57 69 77 85 91 Số chia 4 5 6 7 8 Thương 14 Số dư 1 - Nêu yêu cầu - GV hướng dẫn mẫu một phép tính - Cho HS lên bảng làm bài - GV nhận xét chữa bài * Bài 3. Một ngày có 24 giờ. Hỏi ngày có bao nhiêu giờ? - Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - Hướng dẫn HS giải bài toán - Mời 1 HS lên bảng - Cho cả lớp viết phép tính và đáp số vào bảng con * Bài 4. Có 90 m vải. May mỗi bộ quần áo hết 4 m. Hỏi có thể may nhiều nhất bao nhiêu bộ quần áo và còn thừa mấy mét vải? - Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - Hướng dẫn HS giải bài toán - Mời 1 HS lên bảng - Mời 1 HS lên bảng chữa bài - Chấm 5 – 6 bài, nhận xét chung 4. Củng cố – Dặn dò: - Nhận xét chung giờ học - Về ôn bài chuẩn bị cho bài sau. - HS hát 1 bài - 2 HS thực hiện trên bảng lớp Kết quả: 97 : 2 = 48 (dư 1) 88 : 3 = 29 (dư 1) - bảng con: 93 : 6 = 15 (dư 3) - HS nêu yêu cầu - HS làm bài trên bảng con theo tổ 99 4 87 5 77 3 8 24 5 17 6 25 19 37 17 16 35 15 3 2 2 - HS làm nháp rồi lên bảng chữa bài Số bị chia 57 69 77 85 91 Số chia 4 5 6 7 8 Thương 14 13 12 12 11 Số dư 1 4 5 1 3 - HS đọc, tìm hiểu bài toán - HS trình bày bài giải trên bảng Bài giải ngày có số giờ là: 24 : 3 = 8 (giờ) Đáp số: 8 giờ. - HS đọc, tìm hiểu bài toán - HS trình bày bài giải vào vở Bài giải Có thể may được số quần áo là: 90 : 4 = 22(bộ) và dư 2 (m) Số vải dư là 2 m Đáp số: 22 bộ và 2 m. - HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ. Ngày soạn: 21 / 11 / 2010 Ngày dạy: Thứ ba, ngày 23 tháng 11 năm 2010 Toán Tiết 44 Ôn: chia số có ba chữ số cho số có một chữ số I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố khắc sâu về: - Đặt tính và tính chia có ba chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư) II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ chép sẵn bài tập III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính: 639 : 3 492 : 4 - Cả lớp làm nháp: 305 : 5 - GV nhận xét cho điểm 3. Bài mới a. Giới thiệu bài. b. Hướng dẫn HS làm bài tập * Bài 1. Đặt tính rồi tính: 263 : 3 538 : 4 635 : 5 432 : 6 - GV hướng dẫn mẫu 263 : 3 263 3 24 87 23 21 2 - Cho HS làm bảng con theo tổ - GV nhận xét * Bài 2. Số ? Số bị chia 741 444 425 368 Số chia 4 3 2 7 Thương Số dư - Nêu yêu cầu - GV hướng dẫn mẫu một phép tính - Cho HS lên bảng làm bài - GV nhận xét chữa bài * Bài 3. Quyển truyện có 250 trang. Huy đã đọc được số trang. Hỏi: a) Huy đã đọc được bao nhiêu trang? b) Huy còn phải đọc bao nhiêu trang nữa mới hết quyển truyện? - Muốn tìm một phần mấy của một số ta làm thế nào? - Muốn biết Huy còn phải đọc bao nhiêu trang nữa mới hết quyển truyện ta làm hế nào? - Hướng dẫn HS làm bài vào vở - GV chấm bài, nhận xét 4. Củng cố – Dặn dò: - Nhận xét chung giờ học - Về ôn bài chuẩn bị cho bài sau - HS hát 1 bài - 2 HS thực hiện trên bảng lớp Kết quả: 639 : 3 = 213 492 : 4 = 123 - Bảng con: 305 : 5 = 61 - HS làm bảng con theo tổ 538 4 4 134 13 12 18 16 2 - HS làm nháp rồi lên bảng chữa bài Số bị chia 741 444 425 368 Số chia 4 3 2 7 Thương 185 148 212 52 Số dư 1 1 1 4 - HS đọc bài toán, trả lời theo gợi ý - HS làm bài vào vở Bài giải a) Số trang Huy đã đọc được là: 250 : 5 = 50 (trang) b) Số trang mà Huy còn phải đọc nữa là: 250 – 50 = 200 (trang) Đáp số: a) 50 trang. b)200 trang. - HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ Tiếng Việt Chính tả ( Nghe - viết) Tiết 42. Ôn: hũ bạc của người cha I. Mục tiêu. Rèn kĩ năng viết chính tả: - Nghe – viết chính xác, trình bày đúng đoạn 1 trong bài Hũ bạc của người cha. - Làm đúng bài tập chính tả: Tìm đúng các từ có vần ui / uôi, điền đúng âc / ât. II. Đồ dùng dạy học. GV: Bảng phụ chép bài tập HS : Vở chính tả, bút, ... III. Các hoạt động dạy học. 1.ổn định tổ chức 2.Kiểm tra bài cũ - GV đọc cho HS viết : cây cau, diều hâu, hoa lan - GV nhận xét 3.Bài mới a. Giới thiệu bài. b. Hướng dẫn ôn bài. * Hướng dẫn HS nghe-viết +) Hướng dẫn HS chuẩn bị. - GV đọc diễn cảm đoạn 1 của bài - Gọi 1 HS đọc lại - GV hướng dẫn nắm nội dung đoạn viết, hỏi: Ông nông dân muốn gì ở người con? - Hướng dẫn HS nhận xét chính tả. - GV hỏi: - Những chữ nào trong đoạn cần viết hoa? - GV nhận xét - GV đọc cho HS viết một số tiếng khó viết : siêng năng, lười biếng, nông dân, ... +) HS nghe GV đọc, viết bài vào vở. - GV nhắc HS ngồi đúng tư thế - GV theo dõi uốn nắn +) Chấm, chữa bài. - GV chấm 5-7 bài, nhận xét từng bài về chữ viết, cách trình bày. * Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. Bài1. Khoanh tròn chữ cái trước những từ ngữ viết đúng. a. con muỗi b. cà muối c. múi cam d. tủi trẻ e. chui dao g. chăn nuôi - GV nêu yêu cầu - Cho HS viết bảng con theo tổ. - GV nhận xét Bài 2. Điền âc hay ât chỗ chấm: gió b.... thứ nh.... quả g.... m.... ong b.... cửa ph... cờ - Nêu yêu cầu - Cho HS làm bài tiếp sức - GV – HS nhận xét 4. Củng cố – Dặn dò - Nhận xét tiết học - Khen những em viết nhanh, đúng, đẹp, làm bài tập nhanh và đúng. - Hát - HS viết bảng con: cây cau, diều hâu, hoa lan - HS nghe đọc - 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm theo - Ông muốn trước khi nhắm mắt con trai ông tự kiếm được tiền - Chữ cái đầu câu, tên riêng - HS viết bảng con những tiếng khó viết - HS ngồi ngay ngắn - HS nghe GV đọc và viết bài vào vở. - HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở hoặc cuối bài - HS nêu yêu cầu - HS viết lên bảng con Đáp án đúng là: a, b, c, g - HS thi tiếp sức gió bấc thứ nhất quả gấc mật ong bậc cửa phất cờ - HS chú ý lắng nghe Ngày soạn: 22 / 11 / 2010 Ngày dạy: Thứ tư, ngày 24 tháng 11 năm 2010 Tiếng Việt (Tập đọc) Tiết 43 Ôn bài: nhà rông ở tây nguyên I. Mục tiêu Giúp HS củng cố về: - Luyện đọc với giọng kể biết đọc nhẫn giọng ở những từ ngữ chỉ đặc điểm của nhà rông Tây Nguyên.. - Nắm được đặc điểm của nhà rông và những sinh hoạt cộng đồng ở Tây Nguyên gắn với nhà rông. II. Đồ dùng dạy học. III. Các hoạt động dạy học. 1.ổn định tổ chức 2.Kiểm tra bài cũ - Gọi 4 HS đọc nối tiếp bài Nhà rông ở Tây Nguyên. - GV nhận xét, chấm điểm. 3.Bài mới a. Giới thiệu bài. b. Hướng dẫn ôn bài. * Luyện đọc - Gọi 1 HS khá đọc toàn bài - GV gọi 4 HS đọc nối tiếp bài - GV kết hợp nhắc nhở HS ngắt nghỉ theo các dấu câu, luyện đọc một số từ khó đọc - GV kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ - HS đọc theo nhóm 4 trước lớp - GV đọc diễn cảm bài * Tìm hiểu bài - Gọi 1 HS đọc toàn bài - GV nêu câu hỏi gọi HS trả lời - Hãy đọc thầm 4 đoạn và cho biết nội dung của mỗi đoạn. - GV tổ chức cho HS thảo lận theo nhóm 4 - Gọi đại diện của mỗi nhóm lên trả lời. - GV nhận xét * Luyện đọc lại - Mời 4 HS đọc thi 4 đoạn của bài - GV hướng dẫn đọc đoạn 1 - GV đọc diễn cảm đoạn 1 - Mời 1 HS đọc diễn cảm - Cho HS thi đọc diễn cảm 4. Củng cố – Dặn dò - Qua bài tập đọc giúp các em biết điều gì? - Nhận xét tiết học. - Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau. - Hát - HS đọc bài - 1 HS khá đọc toàn bài - 4 HS đọc nối tiếp - Cả lớp đọc thầm - HS đọc và luyện đọc từ khó đọc, tìm và giải nghĩa từ mới - HS đọc theo nhóm - HS đọc toàn bài - HS đọc thầm và trả lời câu hỏi + Đoạn 1: Giới thiệu nhà rông và sự chắc chắn của nó. + Đoạn 2: Giới thiệu gian đầu của nhà rông. + Đoạn 3: Giới thiệu gian giữa và bếp của nhà rông + Đoạn 4: Giới thiệu công dụng của gian thứ ba. - 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn - HS nghe đọc - HS thi đua nhau đọc diễn cảm đoạn 1 - Biết đặc điểm của nhà rông Tây Nguyên với những sinh hoạt cộng đồng của họ. - HS chú ý lắng nghe Ngày soạn: 23 / 11 / 2010 Ngày dạy: Thứ năm, ngày 25 tháng 11 năm 2010 Toán Tiết 45: Ôn : giới thiệu bảng nhân I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: Luyện tập cách sử dụng bảng nhân II. Đồ dùng dạy học: - Phóng to bảng nhân. III. Các hoạt động dạy học: 1.ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính: 480 : 8 562 : 7 - Cả lớp làm bảng con: 848 : 4 - GV nhận xét, cho điểm 3. Bài mới a.Giới thiệu bài. b. Hướng dẫn HS làm bài tập. * Bài 1. Dùng bảng nhân để tìm số thích hợp vào ô trống: 3 6 8 9 6 5 4 7 - GV yêu cầu HS lên bảng tìm nhanh trên bảng nhân rồi điền kết quả - GV nhận xét * Bài 2. Số? Thừa số 3 4 8 6 Thừa số 7 8 5 9 Tích 24 20 54 36 - GV tổ chức HS chơi trò chơi truyền điện - Củng cố cho HS cách tìm thừa số chưa biết - GV nhận xét * Bài 3. Học sinh khối lớp 3 xếp hàng đồng diễn thể dục. Xếp được 15 hàng mỗi hàng có 9 bạn và 4 hàng mỗi hàng 8 bạn. Hỏi có tất cả bao nhiêu học sinh khối 3? - GV hướng dẫn tìm hiểu bài toán - Muốn tìm 15 hàng xếp được bao nhiêu HS ta làm thế nào? - Muốn tìm 4 hàng xếp được bao nhiêu HS ta làm thế nào? - Muốn số HS của khối lớp 3 ta làm thế nào? - Hướng dẫn HS làm bài vào vở - Mời 1 HS lên bảng chữa bài - Chấm 5 – 7 bài, nhận xét 4. Củng cố – Dặn dò - Nhận xét tiết học - Về ôn bài và chuẩn bị bài sau. - HS hát 1 bài - HS thực hiện Kết quả: 480 : 8 = 60 562 : 7 = 80 (dư 2) 848 : 4 = 212 - HS nêu yêu cầu - HS nối tiếp nhau làm bài trên bảng lớp - HS nhận xét 3 6 8 9 18 63 32 30 6 5 4 7 - HS nêu yêu cầu - HS chơi trò chơi Thừa số 3 3 4 8 6 6 Thừa số 7 8 5 5 9 6 Tích 21 24 20 40 54 36 - HS đọc bài toán, tóm tắt - Ta lấy 15 x 9 = 135 (học sinh) - Ta lấy 4 x 8 = 32 (học sinh) - lấy 135 + 32 = 167 (hs) - HS làm bài vào vở Bài giải Số học sinh xếp theo hàng 9 là: 15 x 9 = 135 (học sinh) Số học sinh xếp theo hàng 8 là: 8 x 4 = 32 (học sinh) Số học sinh khối lớp 3 là: 135 + 32 = 167 (học sinh) Đáp số: 167 (học sinh) - HS lắng nghe để ghi nhớ. Hoạt động ngoài giờ lên lớp Tiết 15: gấp túi quà I. Mục tiêu: - Biết cách gấp túi đựng quà tặng. - Giáo dục ý thức tiết kiệm, sử dụng lại giấy hoa, giấy mầu. - Hạn chế dùng túi nilon. - Luyện kỹ năng cắt dán. II. Chuẩn bị: Một túi hình trái tim, bằng giấy hoa để làm mẫu. - Mỗi em một tờ lịch cũ hoặc tờ họa báo. - Dây ruy băng để làm quai túi. - Kéo, hồ dán, thước kẻ, bút chì. III. Hệ thống làm việc: * Việc 1. Động não - GV: Em thường tặng quà khi nào? - HS: (nêu) Sinh nhật, giáng sinh, ngày 20-11, ngày 8-3, năm mới, .... * Việc 2. Quan sát cách làm túi tặng quà. - GV: Khi tặng quà, chúng ta thường gói quà bằng giấy hoa, giấy mầu đẹp, hoặc cho vào túi nilon. Để món quà thêm ý nghĩa, đồng thời hạn chế giấy, túi thải vào môi trường, hôm nay cô hướng dẫn cho các em làm túi đựng quà bằng lịch hoặc họa báo đã dùng rồi. - GV: Cho HS xem túi mẫu hình trái tim. - GV: Vừa làm mẫu vừa miêu tả. - HS: Quan sát và nhắc lại bằng lời: Cắt một mảnh giấy hình chữ nhật cỡ như khổ giấy A4 thành hình hai trái tim gấp vào nhau. + Gấp chiều dài giấy làm đôi, sau đó tiếp tục gấp làm đôi lần hai + Các điểm A, B, C, D là điểm giữa của các cạnh tờ giấy đã gấp làm 4. Điểm D là điểm nằm trên cạnh giấy được gấp lại. + Nối thẳng các điểm A-B, C-D bằng bút chì để tạo cạnh của trái tim (đồng thời cũng là cạnh của túi) + Cắt cạnh A-B, C-D theo hình vòng cung (dựa trên đường thẳng vừa nối). + Cắt tròn miệng túi để mở ra thành hình trái tim. + Dán các cạnh cảu túi bằng hồ dán. Để khoảng năm phút cho khô hồ. + Cho quà vào túi. + Dùng một viên đất sét nhỏ dính vào bên trong gắn miệng túi thay cho dây xách. + Nếu có dây ruy băng, đục lỗ hai bên, sỏ dây và thắt nút làm quai Việc 3: Tập làm túi - HS: Sử dụng các đồ dùng đã chuẩn bị trước, tập làm túi - GV: Hướng dẫn lại từng thao tác, HS làm theo - HS : Trưng bày sản phẩm - GV: Nhận xét * Việc 4: Thảo luận: - Làm túi tặng quà có lợi gì? - HS: thảo luận nhóm đôi. - HS phát biểu ý kiến. * Việc 5: Hát bài hát mừng sinh nhật: Tất cả học sinh giơ cao túi trái tim vừa làm và hát bài Mừng sinh nhật. Ngày soạn: 24 /11 / 2010 Ngày dạy: Thứ sáu, ngày 26 tháng 11 năm 2010 Tiếng Việt (Luyên từ và câu) Tiết 44: Ôn : từ ngữ về các dân tộc. Luyện tập về so sánh I. Mục tiêu - Kể tên được một số dân tộc thiểu số ở nước ta - Điền đúng từ ngữ thích hợp vào chỗ trống. - Luyện tập đặt câu có hình ảnh so sánh. II. Đồ dùng dạy học. - Bảng phụ chép bài tập III. Các hoạt động dạy học. 1.ổn định tổ chức 2.Kiểm tra bài cũ - Hãy kể tên một số tên dân tộc ở miền núi mà em biết? - GV nhận xét, cho điểm. 3.Bài mới a. Giới thiệu bài. b. Hướng dẫn ôn bài * Bài 1. Chọn và từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong các câu sau: Buổi sáng, ................ phủ trắng cành cây, bãi cỏ. Núi đồi, thung lũng,................ ..... chìm trong biển mây mù. Các bà, các chị tấp nập đi ....................... Chốc chốc, một điệu hát H mông lại ..................trong trẻo. (Từ ngữ cần điền: làm nương, vút lên, sương muối, làng bản) - Mời 1 HS đọc nội dung bài tập - Cho HS lên bảng làm bài - Cho HS đọc kết quả - GV nhận xét - hát - HS : Tày, Nùng, Dao, H mông, Thái, ..... - HS khác nhận xét - HS đọc bài tập - HS trao đổi theo cặp viết ra giấy nháp - HS làm bài trên bảng lớp - HS đọc kết quả Buổi sáng, sương muối phủ trắng cành cây, bãi cỏ. Núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù. Các bà, các chị tấp nập đi làm nương. Chốc chốc, một điệu hát H mông lại vút lên trong trẻo. * Bài 2. Nối từ ngữ ở cột A (tên một số dân tộc ít ngườ) với từ ngữ thích hợp ở cột B (địa bàn mà dân tộc đó sinh sống): A B 1. Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, H mông a. Nam Trung Bộ và Nam Bộ 2. Ba - na, Ê - đê b. Miền núi phía Bắc 3. Chăm, Khơ - me c. Tây Nguyên - GV mở bảng phụ - Gọi 1 HS dọc yêu cầu của bài - GV hướng dẫn HS chơi trò chơi * Bài 3. Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ chấm. Đặt câu với mỗi cặp từ vừa tìm được: + vui như ..... + đen như .... + vàng như .... - Hướng dẫn HS cách làm, cho làm bài vào vở rồi đọc bài - GV nhận xét 4. Củng cố – Dặn dò. - GV nhận xét giờ học - Khen những em làm bài tốt. - cả lớp đọc thầm bài - HS chơi trò chơi - HS chữa bài 1 nối với b, 2 nối với c, 3 nối với a. - HS nêu yêu cầu - HS làm bài vào vở - Chữa bài VD: + vui như tết Được đi chơi em lòng vui như tết. + đen như gỗ mun Tóc chị em đen như gỗ mun - HS chú ý lắng nghe
Tài liệu đính kèm: