Giáo án Lớp 3 - Tuần 15 (Buổi chiều) - Trần Thị Tuyết

Giáo án Lớp 3 - Tuần 15 (Buổi chiều) - Trần Thị Tuyết

Bài 1: trang 81: Đoạn văn dưới đây nhắc đến những dân tộc thiểu số nào ở nước ta?

- Hs nêu yêu cầu bài tập. GV hướng dẫn mẫu.

- HS trao đổi theo cặp làm bài vào vở bài tập sau đó chữa bài.

- GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.

 Ba-na, Gia-rai, Ê-đê,

Bài 2. trang 81 . Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:

 - 1 HS đọc yêu cầu của bài

- HS làm bài vào vở bài tập sau đó chữa bài.

GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.

Khắp núi rừng Tây Nguyên không lúc nào vắng tiếng đàn tơ-rưng. Tiếng đàn tơ-rưng rộn rã suốt ngày đêm trong buôn làng, ngoài nương rẫy đã biến Tây Nguyên thành rừng đàn, suối nhạc.

 

doc 8 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 391Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 15 (Buổi chiều) - Trần Thị Tuyết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Thứ ba ngày 11 tháng 12 năm 2012
Luyện tiếng việt
Luyện tập: từ ngữ về các dân tộc. So sánh. 
I. Yêu cầu cần đạt:
- Rèn kĩ năng nhận biết, mở rộng vốn từ ngữ về các dân tộc. Xác định được những sự vật nào có thể so sánh với nhau. Điền được từ ngữ thích hợp vào câu có hình ảnh so sánh. 
 - HS trung bình, yếu làm bài 1, bài 2,bài 3; HS khá giỏi làm cả.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài. 2’
 GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn luyện đọc. 28’
Bài 1: trang 81: Đoạn văn dưới đây nhắc đến những dân tộc thiểu số nào ở nước ta?
- Hs nêu yêu cầu bài tập. GV hướng dẫn mẫu. 
- HS trao đổi theo cặp làm bài vào vở bài tập sau đó chữa bài.
- GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
 Ba-na, Gia-rai, Ê-đê, 
Bài 2. trang 81 . Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài 
- HS làm bài vào vở bài tập sau đó chữa bài.
GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Khắp núi rừng Tây Nguyên không lúc nào vắng tiếng đàn tơ-rưng. Tiếng đàn tơ-rưng rộn rã suốt ngày đêm trong buôn làng, ngoài nương rẫy đã biến Tây Nguyên thành rừng đàn, suối nhạc.
Bài 3. trang 82. Trong những sự vật dưới đây, những sự vật nào có thể đem so sánh với nhau?
- 1 HS đọc yêu cầu của bài 
- HS suy nghĩ làm bài rồi nêu ý kiến.
GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Tấm thảm vàng - đồng lúa chín. Cái quạt nan – lá bàng.
Cái ô - cái nấm. Chiếc đĩa bạc – mặt trăng.
Bài tập 4: - HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn HS lựa chọn từ phù hợp để điền vào chỗ trống trong các câu
- Một HS làm mẫu:
a. Giờ ra chơi, sân trường ồn ào như ngày hội.
- HS làm bài vào vở, sau đó chữa bài. 
b. Những nhánh liễu buông rủ mềm mại như mái tóc thiếu nữ.
c. Trưa hè, mạt hồ sáng loá như mặt gương.
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
 - GV nêu một số lỗi HS thường mắc trong bài làm.
 - Dặn về nhà luyện tập thêm.
Thể dục
Cô Vân soạn và dạy
Luyện toán
Luyện tập chia số có ba chữ số cho số có một chữ số 
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết đặt tính và tính chia số có hai chữ số với trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị. 
- HS trung bình, yếu làm bài 1, bài 2, bài 3, bài 4. HS khá giỏi làm cả
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ. 5’
 GV yêu cầu 3 học sinh đọc thuộc bảng chia 9.
 GV nhận xét, ghi điểm.
2. Hướng dẫn luyện tập. 25’
Bài 1: Tính (thương có thể tận cùng là 0 ở hàng đơn vị, theo mẫu):
GV hướng dẫn mẫu. HS nêu cách thực hiện tính các phép tính còn lại. 
HS tự làm rồi lên bảng chữa bài.
 425 6 647 8 817 9 bhbm
 42 70 64 80 81 90 
 05 07 07 
 0 	 0 0
 5	 7 7
Viết 425 : 6 = 70 (dư 5) 647 : 8 = 80 (dư 7) 817 : 9 = 90 (dư 7)
Bài 2: Gọi 1 số HS nêu yêu cầu bài tập: Số?
 - HS nêu cách làm.
 - HS tự làm rồi nêu kết quả chữa bài.
Số bị chia
355
636
816
725
646
565
Số chia
 7
 7
 9
 9
 8
 8
Thương
50
90
90
80
80
70
Số dư
5
6
6
5
6
5
Bài 3: HSKG nêu yêu cầu và trả lời kết quả.
 - HS giải thích đúng vì sao, sai vì sao.
 - Kết quả: theo thứ tự: Đ , S, S
Bài 4: 1 HS đọc đề bài, GV nêu câu hỏi để HS tìm cách giải bài toán. 
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Cả lớp làm vào vở . Gọi 1 HS lên bảng giải, GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng.
 Giải: Ta có: 366 : 7 = 52 (dư 2) 
 Vậy năm 2004 có 52 tuần và 2 ngày
 Đáp số: 52 tuần và 2 ngày
Bài 5: 1 HS đọc đề bài, GV nêu câu hỏi để HS tìm cách giải bài toán. 
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Cả lớp làm vào vở . Gọi 1 HS lên bảng giải, GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng.
 Giải: Ta có: 353 : 5 = 70 (dư 3) 
 Vậy xếp được nhiều nhất là 71 hàng và có 3 em không ở hàng 5 
 Đáp số: 71 hàng và 3 em
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
 - HS nhắc lại cách thực hiện chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.
 - Dặn về nhà luyện tập thêm.
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
 - GV nêu một số lỗi HS thường sai.
 - Dặn về nhà luyện tập thêm.
Thứ tư ngày 12 tháng 12 năm 2012
Toán
Giới thiệu bảng nhân
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết cách sử dụng bảng nhân.
- Các bài tập cần làm: Bài 1,2,3.
II. Các hoạt động dạy - học: 
A. Bài cũ: 5’
- 2 HS lên thực hiện:783 : 3 467 : 4
- GV nhận xét cho điểm.
B. Bài mới : 28’
Hoạt động 1: Giới thiệu bảng nhân
- Hàng đầu tiên gồm 10 số từ 1 đến 10 là các thừa số.
- Cột đầu tiên gồm 10 số từ 1 đến 10 là các thừa số.
- Ngoài hàng đầu tiên và cột đầu tiên, mỗi số trong một ô là tích của hai số mà một số ở một hàng và một cột tương ứng.
- Mỗi hàng ghi lại một bảng nhân: hàng 2 là bảng nhân 1, hàng 3 là bảng nhân 2, hàng 11 là bảng nhân 10. 
Hoạt động 2: Cách sử dụng bảng nhân
- GV nêu ví dụ: 4 x 3 = ?
- Tìm số 4 ở cột đầu tiên ; tìm số 3 ở hàng đầu tiên; đặt thước dọc theo hai mũi tên gặp nhau ở ô có số 12. Số 12 là tích của 4 và 3. Vậy 4 x 3 = 12 
Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: Cho HS đọc yêu câu bài Dùng bảng nhân để tìm số thích hợp ở ô trống(theo mẫu).
- GV giải thích mẫu. 
- HS tập sử dụng bảng nhân để tìm tích 2 thừa số.
Bài 2: - Một HS đọc yêu cầu bài. GV giúp HS nắm yêu cầu bài.
Tìm tích hai số; tìm một thừa số chưa biết.
 HS nhắc lại cách tìm một thừa số chưa biết khi biết tích và thừa số kia.
 Thừa số
 2
 2
 7
 7
 10
 Thừa số
 4
 4
 8
 8
 9
 9
10
 Tích
 4
 8
 56
 56
 90
90
Bài 3: - Một HS đọc đề bài. GV nêu câu hỏi để HS tìm cách giải bài toán.
- HS trình bày bài giảivào vở.
Bài giải	 Số huy chương bạc có là:
 8 x 3 = 24 (huy chương)
 Đội tuyển dành được tất cả số huy chương là:
 8 + 24 = 32 (huy chương)
 Đáp số: 32 huy chương
- HS tự làm bài, sau đó chữa bài. Cho HS nêu cách giải khác.
C. Chấm bài – Nhận xét, dặn dò: 5’
	GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS; Dặn dò.
Chính tả
Nghe - viết: hũ bạc của người cha
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT điền tiếng có vần ui/uôi (BT2); Làm đúng BT(3) a.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ viết 2 lần các từ ngữ trong BT2.
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Bài cũ: 5’
- GV đọc cho HS viết nháp, 2 hs viết bảng: màu sắc, nong tằm, lá trầu, đàn trâu,nhiễm bệnh.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới: 28’
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết chính tả
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị
- GV đọc bài chính tả, 2 HS đọc lại bài, cả lớp theo dõi trong SGK. 
- Hướng dẫn HS nhận xét:
+ Lời nói của người cha được viết như thế nào?
+ Những chữ nào trong bài phải viết hoa ? Vì sao ? 
- HS tập viết chữ khó vào bảng con. 
b. GV đọc cho HS viết
c. Chấm, chữa bài
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài tập 2: - 1 HS đọc yêu cầu của bài (Điền vào chỗ trống ui hay uôi?)
- HS làm bài cá nhân. Sau đó mời 1 HS lên bảng làm bài trên bảng phụ rồi đọc kết quả.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng: mũi dao, con muỗi, hạt muối, múi bưởi, núi lửa, nuôi nấng, tuổi trẻ ,tủi thân.
- Một số HS đọc lại bài theo lời giải đúng. Cả lớp chữa bài vào VBT.
Bài tập 3 (lựa chọn): 
- GV cho HS làm bài 3a; HS khá, giỏi làm thêm bài 3b.
- Mời 3 nhóm (mỗi nhóm 5 em) thi tiếp sức, sau đó đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét chốt ý đúng.
- a) sót , xôi, xấu.
- b) mật , nhất, gấc.
3. Củng cố, dặn dò. 5’
GV nhận xét giờ học, dặn HS về hoàn thành BT. 
Luyện viết
Luyện viết : nhà bố ở. 
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết cách trình bày một trang luyện viết dạng bài thơ “ Nhà bố ở”.
- Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài. 2’
 GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học, yêu cầu bài viết.
2. Hướng dẫn luyện viết. 28’
- GV đọc bài viết. Gọi 2 HS đọc lại
+ HS nêu nội dung bài văn.
+ Trong bài văn có những chữ nào, từ nào cần viết hoa? Hs trao đổi theo cặp tìm và viết ra giấy nháp.
 Các chữ đầu dòng thơ, Páo
- GV hướng dẫn HS tập viết đúng một số chữ hoa: N. T. M. S. P
+ Trong bài có những dấu câu nào?
- GV nhắc HS lưu ý khi viết các dấu câu.
+ Trong bài có những chữ nào em thấy khó viết?
- HS luyện viết từ dễ mắc lỗi chính tả vào vở nháp:
 Páo, nhoà, Ngước, sừng sững, quanh co, chót vót, thang gác.
- GV hướng dẫn HS cách trình bày bài thơ. 
- GV đọc , HS luyện viết bài vào vở.
- GV chấm một số vở và nhận xét.
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
 - GV nêu một số lỗi HS thường mắc trong bài viết.
 - Dặn về nhà luyện viết thêm.
Thứ năm ngày 13 tháng 12 năm 2012
Lớp học môn đặc thù
Thứ sáu ngày 14 tháng 12 năm 2012
Luyện tiếng việt
Luyện tập phân biệt ui/uôi; ưi/ươi; s/x
I. Yêu cầu cần đạt:
- Rèn kĩ năng phân biệt chính tả ui/uôi; ưi/ươi; s/x thông qua luyện tâp làm các bài tập chính tả trang 80,83,84 vở LTTV lớp 3 tập 1
 - HS trung bình, yếu làm bài 1,2 trang 80; bài 1, bài 2a trang 83. HS khá giỏi làm cả
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài. 2’
 GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn luyện tập. 28’
Bài 1. trang 80. Điền vào chỗ trống ui hay ươi.
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài 
- HS làm bài vào vở bài tập sau đó chữa bài.
GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Dinh đứng ngắm luỹ tre xanh cuối bản và lắng nghe tiếng suối. Nước chảy róc rách từ chân núi vọng lại Dinh thấy trong lòng thật vui vì Dinh được thầy hiệu trưởng khen là học sinh nghèo vượt khó.
Bài 2. trang 80.Tìm tiếng viết đúng để điền vào chỗ trống.
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài 
- HS làm bài vào vở bài tập sau đó chữa bài.
GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Theo thứ tự cần điền là: se lạnh, đun sôi, quả xanh, xôi gấc, gió bấc, cuốc đất.
Bài 1. trang 83.
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài 
- HS làm bài vào vở bài tập sau đó chữa bài.
GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng: nụ cười, xanh tươi, tưới cây, gửi thư. 
Bài 2. trang 83,84. Tìm những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng sau:
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài 
- HS đại trà làm bài vào vở bài tập a sau đó chữa bài. HSKG làm thêm bài b
GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
a. sướng, túc phong, quanh giọt, mai rồng, khúc 
b. tất bật, thứ bậc, cấp bậc, nổi bật; bậc thang, bậc thềm, bật lên, bật lửa. 
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
 - GV nêu một số lỗi HS thường mắc.
 - Dặn về nhà luyện viết thêm.
Luyện toán
Luyện tập 
I. Yêu cầu cần đạt:
- Rèn kĩ năng chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (có dư ở các lượt chia) và vận dụng vào giải toán giải toán. 
 - HS trung bình, yếu làm bài 1, bài 2. HS khá giỏi làm cả
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ. 5’
 GV yêu cầu 3 học sinh lên bảng thực hiện: 846 : 3 ; 8 49 : 7 ; 459 : 9
 GV nhận xét, ghi điểm.
2. Hướng dẫn luyện tập. 25’
Bài 1: Tính (theo mẫu):
GV hướng dẫn mẫu. HS nêu cách thực hiện tính các phép tính còn lại. 
HS tự làm rồi lên bảng chữa bài.
 992 4 555 3 987 8 bhbm
 19 248 25 183 18 123 
 32 15 27 
 0 	 0 3
Viết 992 : 4 = 248 555 : 3 = 183 987 : 8 = 123
Bài 2: 1 HS đọc đề bài, GV nêu câu hỏi để HS tìm cách giải bài toán. 
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Cả lớp làm vào vở . Gọi 1 HS lên bảng giải, GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng.
 Giải: Hai chuyến đầu chở được là: 
 	338 x 2 = 676 (kg)
 Chuyến thứ ba xe phải chở là: 
	995 – 676 = 319(kg)
 Đáp số: 319(kg) 
Bài 3: HSKG nêu yêu cầu và trả lời kết quả.
 - HS lên bảng làm chữa bài:
+ Độ dài đường gấp khúc ABCDEGH là: 4 + 3 + 4 + 3 + 3 + 4 = 21(cm)
+ Trên đường gấp khúc đó có các góc vuông là: đỉnh C, đỉnh E, đỉnh G
+ Đường gấp khúc dod dài gấp đoạn BC = 21 : 3 = 7 (lần)
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
 - HS nhắc lại cách thực hiện chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.
 - Dặn về nhà luyện tập thêm.
Hoạt đông tập thể :
Giáo dục kns: kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích.
I. Mục tiêu:
- Giúp HS thấy được nguyên nhân và những hành động, việc làm gây tai nạn, thương tích cho bản thân. 
- Rèn kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh vở BTTH kĩ năng sống lớp 3.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Thảo luận tình huống. BT1-10’
* Cách tiến hành:
GV nêu tình huống.
2 HS đọc tình huống.
HS thảo luận trao đổi theo nhóm đôi trả lời các câu hỏi:
? Vì sao những con vật thân thiết có thể trở thành nguy hiểm?
? Những động vật nuôi nào có thể gây thương tích cho con người?
? Làm thế nào để tránh các con vật gây thương tích?
Đại diện các nhóm trả lời.
Nhóm khác nhận xét, đưa ra ý kiến của mình.
 GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2: Tìm hiểu hành động gây tai nạn, thương tích cho bản thân và người khác. 10’
BT2:
* Cách tiến hành.
 - HS nêu yêu cầu trong BT2 vở THKNS
 - HS quan sát tranh thảo luận nhóm 4 theo các bước:
+ Nêu nội dung từng tranh.
? Người trong tranh đang làm gì?
? Hành động đó có nguy hiểm không, vì sao?
 - HS HS thảo luận tìm hiểu theo yêu cầu và gợi ý của GV.
 - Một số HS trình bày trước lớp.
- Lớp và GV nhận xét, kết luận về những hành động có thể gây tai nạn, thương tích cho mình và người khác.
BT3:
* Cách tiến hành:
- GV cho HS nhìn SGK nêu tên và nội dung bài tập. HS trình bày ý kiến của mình làm vào vở bài tập.
- Một số HS nêu kết quả trước lớp.
- Lớp trao đổi, nhận xét, phân tích để đưa ra ý thống nhất
- Gv nhận xét, kết luận.
+ Đeo cặp quá nặng có nguy cơ: bị gù lưng, mệt mỏi, đau lưng, hạn chế phát triển chiều cao.
+ ý 1,2,3.
- Khuyến khích HS nêu thêm ý kiến khác.
Hoạt động 3: Xử lí tình huống. 10’
BT4.
* Cách tiến hành:
- GV cho HS nhìn SGK nêu tên và nội dung bài tập. 
- HS quan sát tranh trình bày ý kiến của mình làm vào vở bài tập.
- Một số HS nêu kết quả trước lớp.
- Lớp nhận xét, GV nhận xét, kết luận.
BT5.
* Cách tiến hành.
 - GV nêu tên các tình huống trong BT5 vở THKNS
 - HS thực hành đóng vai nêu cách xử lí các tình huống nêu trên .
Bước 1: Gv chia lớp thành 5 nhóm.
 Mỗi nhóm nhận 1 tình huống và thực hành đóng vai đưa ra cách xử lí.
Bước 2: Các nhóm thực hành trước lớp.
 - Các nhóm khác nhận xét cách xử lí tình huống của bạn và đưa ra cách xử lí tình huống của mình trong trường hợp trên.
Bước 3: GV kết luần về cách xử lí tình huống hay, phù hợp. 
Hoạt động 4: Kết luận. 5’
 GV kết luận: khi bị thương tích cần sơ cứu kịp thời, cau đó đưa đến babc sĩ nếu thấy cần thiết.
 - Dặn về nhà. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_15_buoi_chieu_tran_thi_tuyet.doc