Giáo án Lớp 3 - Tuần 15 - Năm học 2009-2010 (Theo chuẩn kiến thức kỹ năng)

Giáo án Lớp 3 - Tuần 15 - Năm học 2009-2010 (Theo chuẩn kiến thức kỹ năng)

I - Mục tiêu.

A - Tập đọc.

- Đọc đúng các từ ngữ: siêng năng, lười biếng, làm lụng,.Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Hiểu nghĩa 1 số từ ngữ trong bài: Người Chăm, hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm,.Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện cho ta thấy bàn tay và sức lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải không bao giờ cạn.

- Đọc trôi chảy toàn bài và phân biệt được lời kể chuyện với lời của nhân vật.

- Thấy được sức lao động của con người là nguồn tạo nên mọi của cải không bao giờ cạn.

B - Kể chuyện.

 - Sắp xếp đúng các tranh theo thứ tự trong truyện => kể lại được toàn bộ câu chuyện.

 - Dựa vào tranh kể lại truyện tự nhiên, phân biệt lời người kể với giọng nhân vật ông lão.

 - Giáo dục ý thức yêu lao động.

II - Đồ dùng.

 - Tranh minh hoạ bài tập đọc.

 

doc 28 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1265Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 15 - Năm học 2009-2010 (Theo chuẩn kiến thức kỹ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Thứ hai ngày 30 tháng 11 năm 2009
toán
Chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số
I - Mục tiêu.
 - Biết thực hiện phép chia số có 3 chữ số cho số có một chữ số.
 - Rèn kĩ năng thực hiện phép chia số có 3 chữ số cho số có một chữ số và giải toán có lời văn.
	- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II - Các hoạt động dạy và học.
1- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng dẫn thực hiện phép chia số có 3 chữ số cho số có một chữ số.
 * Giới thiệu phép chia; 648 : 3
 ? + Nêu cách thực hiện phép chia 648 : 3?
 - Yêu cầu một số học sinh nêu lại cách thực hiện.
 ? + Phép chia này có đặc điểm gì ?
 - Yêu cầu học sinh thực hiện vào giấy nháp phép chia 648 : 3
- Yêu cầu học sinh tự nghĩ một ví dụ có đặc điểm tương tự phép chia trên. Đặt tính và tính vào bảng con.
* Giới thiệu phép chia; 236 : 5 
c- Luyện tập.
 Bài 1: Hướng dẫn học sinh làm lần lượt vào bảng con.
? + Các phép tính có đặc điểm gì?
 Bài 2: 
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán => làm bài vào vở.
 Bài 3: 
- Nêu yêu cầu của bài toán.
- Yêu cầu học sinh đặt đề toán tương ứng với mỗi cột => tính kết quả.
? + Bài toán củng cố lại kiến thức gì?
- Học sinh nêu miệng cách thực hiện.
- Là phép chia số có 3 chữ số cho số có một chữ số và là phép chia hết.
- 1 học sinh lên bảng thực hiện.
- Học sinh tự nghĩ ví dụ.
- Học sinh tự lấy ví dụ.
- Học sinh làm lần lượt từng phép tính và nêu cách thực hiện các phép tính.
- Đọc đề toán.
- Làm bài vào vở.
- Viết vào ô trống.
- Học sinh đặt đề toán => làm bài.
- ...giảm một số đi nhiều lần.
3 - Củng cố - Dặn dò.	- Nhận xét giờ học.
tập đọc - kể chuyện
Hũ bạc của người cha
I - Mục tiêu.	
A - Tập đọc.
- Đọc đúng các từ ngữ: siêng năng, lười biếng, làm lụng,...Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Hiểu nghĩa 1 số từ ngữ trong bài: Người Chăm, hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm,...Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện cho ta thấy bàn tay và sức lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải không bao giờ cạn.
- Đọc trôi chảy toàn bài và phân biệt được lời kể chuyện với lời của nhân vật.
- Thấy được sức lao động của con người là nguồn tạo nên mọi của cải không bao giờ cạn.
B - Kể chuyện.
	- Sắp xếp đúng các tranh theo thứ tự trong truyện => kể lại được toàn bộ câu chuyện.
	- Dựa vào tranh kể lại truyện tự nhiên, phân biệt lời người kể với giọng nhân vật ông lão.
	- Giáo dục ý thức yêu lao động.
II - Đồ dùng.
	- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III - Các hoạt động dạy và học.
Tiết 1: Tập đọc
1 - Kiểm tra bài cũ.
	- Học sinh đọc và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài: "Một trường tiểu học ở vùng cao".
2 - Bài mới.
a - Giới thiệu bài.
b - Luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài. 
- Hướng dẫn luyện đọc câu => luyện đọc từ, tiếng phát âm sai.
- Hướng dẫn luyện đọc đoạn.
* Hướng dẫn ngắt nghỉ câu dài.
* Giải nghĩa một số từ khó và đặt câu với 1 số từ đó.
c- Tìm hiểu bài.
? + Ông lão người Chăm buồn vì chuyện gì?
 + Ông lão muốn con trai trở thành người như thế nào?
 + Em hiểu tự mình kiếm nổi bát cơm là gì?
 + Ông lão vứt tiền xuống ao để làm gì?
 + Người con trai đã làm lụng vất vả và tiết kiệm như thế nào?
 + Khi ông lão vứt tiền vào bếp lửa người con làm gì?
 + Vì sao người con phản ứng như vậy?
 + Thái độ của ông lão như thế nào khi thấy con thay đổi như vậy?
 + Tìm những câu trong truyện nói lên ý nghĩa của câu chuyện?
- Cả lớp đọc thầm.
- Học sinh đọc nối tiếp câu kết hợp luyện đọc từ, tiếng phát âm sai.
- Học sinh luyện đọc đoạn.
- Học sinh đặt câu với từ: thản nhiên, dành dụm,...
-...vì con trai của ông lười biếng.
-...siêng năng, chăm chỉ tự mình kiếm nổi bát cơm.
- ... tự làm, tự nuôi sống mình, không phải nhờ vào bố mẹ.
-...vì ông muốn thử xem những đồng tiền ấy có phải tự tay con mình kiếm ra không?
...anh vất vả xay thóc thuê, mỗi ngày được hai bát gạo, anh chỉ ăn một bát. Ba tháng, anh dành dụm được chín mươi bát gạo liền đem bán lấy tiền và mang về cho cha.
-...vội thọc tay vào lửa để lấy tiền ra, không hề sợ.
- Vì anh đã vất vả mới kiếm được tiền nên rất quý trọng nó.
-...ông cười chảy nước mắt vì vui mừng.
- Có làm lụng vất vả người ta mới biết quý đồng tiền - Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là bàn tay con.
Tiết 2: Tập đọc - Kể chuyện.
d- Luyện đọc lại.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc hay đoạn 4 và 5.
- Tổ chức luyện đọc theo vai.
e- Kể chuyện.
? + Nêu yêu cầu của bài 1.
- Yêu cầu học sinh quan sát lần lượt 5 tranh => tự sắp xếp các tranh theo trình tự câu chuyện.
- Yêu cầu học sinh dựa vào tranh kể lại từng đoạn của truyện theo tranh.
 + Tổ chức kể toàn bộ câu chuyện theo vai.
- Học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn 4 và đoạn 5
- Đọc theo các vai : người dẫn chuyện, ông lão.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh quan sát => báo cáo kết quả quan sát.
- Học sinh kể lại từng đoạn của câu chuyện.
- Học sinh kể lại câu chuyện theo vai.
3 - Củng cố - Dặn dò. 
	- Em thích nhân vật nào? Vì sao?
 - Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
	- Nhận xét giờ học.
tự nhiên xã hội
Các hoạt động thông tin liên lạc
I - Mục tiêu.
	- Kể tên một số hoạt động diễn ra ở bưu điện tỉnh.
	- Nêu ích lợi của các hoạt động bưu điện, truyền thông, truyền hình, phát thanh trong đời sống.
	- Có ý thức bảo vệ của công: những trạm bưu điện (điện thoại công cộng) ở hè phố.
II - Các hoạt động dạy và học.
1- Bài mới.
a- Giới thiệu bài
b- Hoạt động 1. Thảo luận nhóm.
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm những câu hỏi sau:
 + Bạn đã đến nhà bưu điện tỉnh chưa? Hãy kể về những hoạt động diễn ra ở nhà bưu tỉnh?
 + Nêu ích lợi của hoạt động bưu điện? Nếu không có hoạt động của bưu điện thì chúng ta có nhận được thư tín, bưu phẩm từ nơi xa gửi về hoặc có gọi điện thoại được không?
Kết luận: Bưu điện tỉnh giúp chúng ta chuyển phát tin tức, thư tín, bưu phẩm giữa các địa phương trong nước và giữa trong nước với nước ngoài.
 + Hiện nay dọc đường đi và ở những nơi công cộng có những trạm điện thoại công cộng. Những trạm điện thoại đó có tác dụng gì?
 + Đối với những tài sản nhà nước đó chúng ta cần phải làm gì?
c- Hoạt động 2. Làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu học sinh thảo luận về nhiệm vụ và lợi ích của hoạt động phát thanh, truyền hình.
Kết luận: Đài truyền hình là những cơ sở thông tin liên lạc phát tin tức trong nước và nước ngoài giúp chúng ta biết được những thông tin về văn hoá, giáo dục, kinh tế,...
d- Hoạt động 3: Chơi trò chơi.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi " Chuyển thư' nội dung có trong SGK - 79.
- Học sinh thảo luận theo nhóm => đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
+ Gửi thư.
+ Gọi điện thoại.
+ Gửi bưu phẩm.
-...những trạm điện thoại đó để gọi điện thoại mà không cần tới bưu điện hoặc về gia đình.
-... bảo vệ, giữ gìn, không phá hỏng, nghịch ngợm.
- Các nhóm thảo luận => trình bày kết quả thảo luận.
- Học sinh chơi trò chơi theo sự hướng dẫn của giáo viên.
3 - Củng cố - Dặn dò: 
	- Nhận xét giờ học.
Thứ ba ngày 1 tháng 12 năm 2009
toán
Chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số (tiếp)
I- Mục tiêu.
	- Thực hiện được phép chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số với trường hợp có chữ số 0 ở hàng đơn vị.
	- Biết đặt tính và tính phép chia có chữ số 0 ở hàng đơn vị của số thương.
	- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ: 
	- Tự nghĩ phép chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số. Đặt tính và tính?
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Giới thiệu phép chia. 560 : 8
- Yêu cầu 1 học sinh lên bảng đặt tính và tính.
 + Nêu cách thực hiện.
? + Có nhận xét gì về chữ số hàng đơn vị của số bị chia?
- Yêu cầu học sinh tự lấy 1 số ví dụ tương tự => nêu cách thực hiện.
c- Giới thiệu phép chia 632 : 7.
- Yêu cầu học sinh nêu cách thực hiện phép chia 632 : 7. 
(Nếu học sinh bị sai ở lần chia thứ 2 => giáo viên hướng dẫn học sinh cách thực hiện).
- Phép chia này có đặc điểm gì?
- Yêu cầu học sinh tự lấy ví dụ tương tự.
d- Luyện tập.
 Bài 1:
- Yêu cầu học sinh làm lần lượt vào bảng con. 2 học sinh lên bảng làm tương ứng với 2 dãy.
 Bài 2:
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung của bài => làm bài vào vở.
 Bài 3:
- Nêu yêu cầu của bài? 
- Yêu cầu 2 học sinh lên bảng thực hiện 2 phép chia => xác định đúng, sai.
- Cả lớp làm bài vào giấy nháp.
- Học sinh nêu.
-... bằng 0.
- Học sinh lấy ví dụ => đặt tính và tính vào bảng con.
- Học sinh nêu cách thực hiện phép chia 632 : 7.
- Đặt tính và tính vào bảng con.
- Là phép chia có dư, chữ số hàng đơn vị của thương bằng 0.
- Học sinh lấy ví dụ và nêu cách thực hiện.
- Học sinh đặt tính và tính trên bảng con rồi nêu cách thực hiện.
- Đọc đề toán.
- Làm bài; 365 : 7 = 52 (dư 1).
Vậy một năm gồm 52 tuần và 1 ngày.
- Điền đúng, sai vào 
3- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
tập đọc
Nhà rông ở Tây Nguyên
I - Mục tiêu.
	- Đọc đúng các từ ngữ: múa rông chiêng, ngọn giáo,...Ngắt nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ. Hiểu nghĩa của một số từ mới cùng với đặc điểm của nhà rông Tây Nguyên và những sinh hoạt cộng đồng của người Tây Nguyên gắn với nhà rông.
	- Biết đọc bài với giọng kể, nhấn giọng những từ ngữ tả đặc điểm của nhà rông Tây Nguyên.
	- Thấy được những truyền thống văn hoá của các dân tộc Việt Nam => thêm yêu nền văn hoá Việt Nam.
II - Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ: 
	Học sinh đọc những khổ thơ em thích và trả lời câu hỏi trong bài "Nhà bố ở".
2- Bài mới.
a- Luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu.
- Hướng dẫn luyện đọc câu => luyện đọc từ phát âm sai.
- Hướng dẫn luyện đọc đoạn.
* Hướng dẫn đọc ngắt nghỉ câu dài.
* Giải nghĩa 1 số từ mới trong bài: rông chiêng, nông cụ, già làng, cúng tế,...
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh.
b- Tìm hiểu bài.
? + Vì sao nhà rông phải chắc và cao?
 + Gian đầu của nhà rông được trang trí như thế nào?
 + Vì sao nói gian giữa là trung tâm của nhà rông?
 + Từ gian thứ 3 dùng để làm gì?
 + Em nghĩ gì về nhà rông Tây Nguyên sau khi học bài này?
d- luyện đọc lại.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc hay.
- Cả lớp đọc thấm.
- Học sinh đọc nối tiếp từng câu => luyện đọc từ.
- Học sinh luyện đọc từng đoạn.
- Học sinh đặt câu với từ nông cụ.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
-...để dùng lâu dài, chứa được nhiều người.....
-...rất trang nghiêm...
-. ... 
	- Một số học sinh còn nói tục trong khi giao tiếp với bạn bè.
	- Do thời tiết có sự thay đổi, trời rét đậm nên một số học sinh đi học muộn như: Việt Đức, Phương Thảo, Huy Hiếu.
II- Phương hướng phấn đấu.
	- Khắc phục những vấn đề còn tồn tại trong tuần và phát huy những ưu điểm đã đạt được.
	- Nghiêm cấm hiện tượng nói tục khi giao tiếp với bạn. 
	- Tích cực rèn chữ và giữ vở sạch chữ đẹp.
	- Học kiến thức kết hợp ôn tập để chuẩn bị thi định kỳ lần 2.
III- Chương trình văn nghệ.
	- Lớp phó văn thể lên điều khiển chương trình văn nghệ của lớp.
======================================================== 
tiếng việt +
Luyện đọc: Hũ bạc của người cha
I - Mục tiêu.
	- Đọc đúng các từ, tiếng khó : nắm, làng, làm lụng, lửa, siêng năng...Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
	- Đọc trôi trảy toàn bài. Thể hiện rõ giọng đọc phù hợp với diễn biến câu chuyện.
	- Giáo dục ý thức yêu lao động. Sức lao động chính là nguồn tạo lên mọi của cải không bao giờ cạn.
III - Các hoạt động dạy và học.
1- ổn định tổ chức: 
2- Hướng dẫn luyện đọc.
? + Để đọc đúng câu chuyện cần phải đọc với giọng như thế nào?
- Hướng dẫn luyện đọc từng đoạn. 
? + Đoạn 1 có lời nói của nhân vật nào? Giọng của ông lão đọc ra sao?
- Tổ chức thi đọc hay giữa các nhóm.
- Yêu cầu học sinh lên kể lại câu chuyện.
- Giọng người dẫn truyện: chậm rãi, thong thả, rõ ràng.
- Giọng ông lão: khuyên bảo, nghiêm khắc, cảm động, ân cần.
-...Ông lão.
-...giọng khuyên bảo.
- Luyện đọc diễn cảm từng đoạn.
- Đọc nối tiếp 5 đoạn của câu chuyện.
- Các nhóm thi đọc hay từng đoạn.
- Thi đọc theo vai: Người dẫn truyện, ông lão.
* Kể từng đoạn.
* Kể nối tiếp cả câu chuyện.
* Kể theo vai câu chuyện.
3 - Củng cố - Dặn dò: 
	? + Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
	 + Em yêu nhân vật nào trong truyện? Vì sao?
	- Nhận xét giờ học.
toán +
Ôn: Chia số có 3 chữ số cho số có một chữ số
I- Mục tiêu.
	- Củng cố về chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số.
	- Rèn kĩ năng tính và đặt tính phép chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số.
	- Tự tin, hứng thú trong thực hành toán.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- ổn định tổ chức.
2- Hướng dẫn ôn tập.
	Bài 1: Đặt tính và tính.
 675 : 3 785 : 5 667 : 5
 856 : 4 487 : 6 274 : 9
 Bài 2: Tìm X
 X : 8 = 119 736 : X = 9
 X : 125 = 7 804 : X = 6
? + Bài toán củng cố lại kiến thức gì?
 + Muốn tìm số bị chia và số chia làm như thế nào?
 Bài 3: Một người đem bán 63 con gà. Người đó đã bán số gà. Hỏi còn lại mấy con gà?
 Bài 4: Cho 2 điểm.
a) Vẽ góc vuông đỉnh A, một cạnh nằm trên đường thẳng MN
 M A N
b) Vẽ góc vuông có 1 cạnh góc vuông đi qua điểm N. Cạnh còn lại nằm trên đường thẳng xy. * N
 x y
- Học sinh làm lần lượt từng phép tính vào bảng con và nêu cách thực hiện.
- Học sinh làm bài vào vở.
- Tìm số bị chia và số chia.
...................
- Đọc đề toán.
- Phân tích bài toán.
- Làm bài vào vở.
- Đọc yêu cầu của bài toán.
- Làm bài vào vở => nêu cách vẽ.
3- Củng cố - Dặn dò: 
	- Nhận xét giờ học.
Tiếng việt +
Ôn từ chỉ đặc điểm. Ôn mẫu câu Ai thế nào?
I - Mục tiêu.
- Củng cố về từ chỉ đặc điểm. Ôn mẫu câu: Ai (cái gì, con gì) thế nào?
- Rèn kỹ năng tìm đúng các từ chỉ đặc điểm trong đoạn thơ cho trước và đặc điểm của các sự vật được so sánh với nhau. Tìm được các bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai thế nào?
- Mở rộng vốn từ. Trau dồi vốn Tiếng Việt.
II - Các hoạt động dạy và học.
1- ổn định tổ chức.
2- Hướng dẫn ôn tập.
 Bài 1. Tìm những từ chỉ màu sắc, chỉ đặc điểm trong đoạn văn sau:
 Đi khỏi dốc đê đầu làng, tự nhiên Minh cảm thấy khoan khoái dễ chịu. Minh dừng lại hít một hơi dài. Hương sen thơm mát từ cánh đồng đưa lên làm dịu cái nóng ngột ngạt của trưa hè. Trước mặt Minh, đầm sen rộng mênh mông. Những bông sen trắng, sen hồng khẽ đu đưa nổi bật trên nền lá xanh mướt.
 Bài 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu gạch chân trong mỗi câu sau.
a- Gấu trắng ở Bắc Cực cao gần 3m và nặng tới 800 kg.
b- Con vật thân dẹt, trên đầu có hai con mắt tròn xoe.
c- Cặp cánh chích bông nhỏ xíu.
 Bài 3: Ghi dấu / vào chỗ ngăn cách các bộ phận trả lợi cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì) và bộ phận trả lời cho câu hỏi thế nào?
a- Những bác rô già, rô đực lực lưỡng, đầu đuôi đen sì lẫn với màu bùn.
b- Hai chân chích bông xinh xinh bằng hai chiếc tăm.
c- ánh trăng đêm trung thu rất đẹp.
d- Những làn gió từ sông thổi vào mát rượi.
 Bài 4: Gạch dưới các từ chỉ màu sắc hoặc đặc điểm của hai sự vật được so sánh với nhau trong mỗi câu sau.
a- Đường mềm như dải lụa 
 Uốn mình dưới cây xanh.
b- Cánh đồng trông đẹp như một tấm thảm.
c- Ông trăng tròn như quả bóng.
- Xác định yêu cầu của bài tập.
- Trình bày bài vào vở.
- Nêu miệng những từ chỉ màu sắc, đặc điểm trong bài.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Xác định câu văn thuộc mẫu câu nào?
- Làm miệng câu a.
- Trình bày bài vào vở.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Làm bài vào vở.
- Tìm hiểu yêu cầu của bài.
- Học sinh làm bài.
- Tìm những câu văn khác có sử dụng từ chỉ đặc điểm của hai sự vật được so sánh.
3- Củng cố - Dặn dò: 	- Nhận xét giờ học.
toán +
Ôn: Chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số
I- Mục tiêu.
	- Củng cố vè phép chia có 3 chữ số cho số có 1 chữ số.
	- Rèn kỹ năng đặt tính và tính phép chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số và áp dụng vào giải toán có lời văn.
	- Tự tin, hứng thú trong thực hành toán.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- ổn định tổ chức.
2- Hướng dẫn ôn tập.
 Bài 1: Đặt tính và tính.
 567 : 5 977 : 3 795 : 7
 869 : 4 795 : 7 298 : 9
 398 : 6 477 : 5 136 : 4
 Bài 2: Tính giá trị biểu thức.
 27 x 3 x 4 136 : 4 x 3
 28 x 5 : 2 264 : 2 : 4
 Bài 3: Điền vào chỗ chấm.
 1 kg = .........g 2 km 3 hm = ........dam
 5 kg = .........g 430 m = ...............dam
 5 dam = .......m 6 dm 8mm = ........mm
 9 m =......mm 9m = ....dm = ...cm=....mm
 2 km = .....hm = .....dam = ........m
? + Bài toán củng cố lại kiến thức gì?
 Bài 4: Nhà Hà có 324g chè. Bố mẹ đem biếu ông bà 24 g chè. Số còn lại mẹ chia đều vào 5 túi. Hỏi mỗi túi có mấy g chè.
- Học sinh làm lần lượt vào bảng con và nêu cách thực hiện.
- Học sinh làm bài vào bảng con - 1 học sinh lên bảng làm.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Làm bài vào vở.
-...củng cố lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài và đơn vị đo khối lượng.
- Đọc đề toán.
- Phân tích đề toán.
- Làm bài vào vở.
3- Củng cố - Dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
Sinh hoạt tập thể
Đọc và làm theo báo đội
I- Mục tiêu.
	- Đọc các bài báo trong báo nhi đồng, báo chăm học.
	- Rèn thói quen chăm đọc báo và học tập những tấm gương tốt trong các bài báo.
	- Có ý thức giữ gìn sách báo và luôn luôn học tập những gương "Người tốt việc tốt trong báo".
II- Đồ dùng.
	- Báo Khám phá khoa học số 48.
	- Báo Chăm học số 46.
	- Báo Thiếu niên Tiền phong số 97.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- ổn định tổ chức.
2- Đọc và làm theo báo đội.
* Giáo viên đọc một số bài trong báo Chăm học và Khám phá khoa học.
	- Tìm hiểu thơ văn "Điều ước của vua Mi - Đát - T 4".
	- Hãy nghe người lớn - T.12.
	- Chúng em hỏi thầy cô trả lời - T 14, 15.
	- Kỉ vật của thời gian - T 8 . Khám phá khoa học.
* Lớp trưởng đọc các bài trong báo Thiếu niên Tiền phong và báo Chăm học.
	- Một tấm gương vượt khó - trang 18.
	- Mối nguy hiểm - trang 19.
	- Thế giới đó đây - trang 23.
	- Câu chuyện nhỏ - Chia sẻ - trang 8, 9.
	- Yêu cầu cả lớp cùng thảo luận về một tấm gương học giỏi, vượt khó bạn "Phạm Tuyết Vân - học sinh 3C Trường tiểu học Hoàng Hoa thám - Hà Nội": Hoàn cảnh có bố yếu ở nhà, mẹ bán rau. Phạm Tuyết Vân ngoài thời gian giúp mẹ làm những công việc nhà bạn còn là 1 học sinh xuất xắc của trường. Tấm gương nghèo vượt khó của bạn thật xứng đáng để chúng mình học tập.
+ Em học được gì ở bạn Tuyết Vân?
3- Củng cố - Dặn dò.
	Nhận xét giờ học.
chiều: tiếng việt +
Tập làm văn: Viết giới thiệu về tổ em.
I- Mục tiêu.
	- Dựa vào gợi ý kể được và viết lại những hoạt động của tổ trong tháng vừa qua.
	- Rèn kỹ năng viết thành câu, đủ ý, dùng từ đúng và sở dụng dấu câu hợp lý.
	- Giáo dục ý thức yêu trường, yêu lớp của mình.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- ổn định tổ chức.
2- Hướng dẫn viết về tổ mình.
	- Đề bài: Hãy viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về tổ và hoạt động của tổ mình trong tháng vừa qua.
- Hướng dẫn tìm hiểu đề bài.
- Yêu cầu học sinh đọc lại 3 câu gợi ý trong sách giáo khoa trang 120.
- Hường dẫn học sinh giới thiệu về tổ của mình theo từng câu gợi ý.
- Yêu cầu học sinh dựa vào những điều vừa kể để viết lại một đoạn văn theo yêu cầu của đề bài.
- Yêu cầu học sinh đọc bài làm của mình.
- Giáo viên chấm bài viết của học sinh.
- Học sinh tìm hiểu đề văn.
- Học sinh đọc các câu gợi ý.
* Trả lời lần lượt theo từng câu gợi ý.
* Giới thiệu về tổ mình theo nhóm đôi (1 học sinh nói - 1 học sinh nghe và bổ sung, nhận xét sau đó đổi lại).
* Trình bày trước lớp lời giới thiệu về tổ mình.
- Học sinh viết bài.
- Học sinh đọc bài làm.
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
3- Củng cố - Dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
thể dục +
Hoàn thiện bài thể dục phát triển chung
I- Mục tiêu.
	- Tiếp tục hoàn thiện bài thể dục phát triển chung. Chơi trò chơi "Đua ngựa".
	- Yêu cầu học thuộc bài thể dục và thực hiện các động tác tương đối chính xác. Tham gia trò chơi một cách chủ động.
	- Giáo dục ý thức tập TDTT thường xuyên.
II- Địa điểm, phương tiện:
	Sân trường sạch sẽ, còi.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Phần mở đầu.
- Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Tổ chức cho học sinh chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập.
- Tổ chức trò chơi "Chui qua hầm"
2- Phần cơ bản.
- Ôn tâp hợp hàng ngang, dóng hàng điểm số.
* Hoàn thiện bài thẻ dục phát triển chung.
- Yêu cầu cả lớp tập liên hoàn cả 8 động tác.
- Chia tổ tập theo hình thức thi đua.
- Chơi trò chơi "Đua ngựa"
3- Phần kết thúc.
- Yêu cầu học sinh đứng tại chỗ thả lỏng, sau đó vỗ tay và hát.
- Hệ thống và nhận xét giờ học.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh chạy trong một phút.
- Cả lớp chơi trong trò chơi.
- Cả lớp cùng thực hiện dưới sự điều khiển của giáo viên.
- Học sinh tập 8 động tác 1 lần 4 x 8 nhịp.
* Các tổ tập theo sự điều khiển của tổ trưởng.
* Mỗi tổ cử 5 bạn lên biểu diễn thi đua bài thể dục.
- Học sinh chơi trò chơi dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Học sinh vỗ tay, hát trong 1 phút.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 3 Tuan 15(15).doc