Giáo án Lớp 3 - Tuần 19 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Thu Hằng

Giáo án Lớp 3 - Tuần 19 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Thu Hằng

 A . Tập đọc

 1 . Rèn kĩ năng đọc thành tiếng

 -Đọc trơi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai : ruộng nương, thuở xưa, xuống biển, ngút trời, võ nghệ,

 -Giọng phù hợp với diễn biến của truyện

 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu

-Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn học kì 1 .

-Hiểu các từ ngữ mới trong bài (giặc ngoại xâm, đô hộ, Luy Lâu, trẩy quân, giáp phục, phấn khích).

-Hiểu nội dung truyện : Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta.

 B . Kể chuyện

 1 . Rèn kĩ năng nói

-Dựa vào vào trí nhớ vá 4 tranh minh hoạ, HS kể lại từng đoạn câu chuyện.

-Kể tự nhiên, phối hợp được lời kể với điệu bộ, động tác ; thây đổi giọng phù hợp với nội dung câu chuyện.

 2 . Rèn kĩ năng nghe

-Tập trung theo dõi bạn kể chuyện.

-Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn ; kể tiếp được lời của bạn.

II . CHUẨN BỊ

-Tranh minh hoạ truyện trong SGK (phóng to)

-Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.

 

doc 33 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1093Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 19 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Thu Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
 Thứ hai ngày 12 tháng 1 năm 2009
TIẾT 1+2
Tập đọc-Kể chuyện 
HAI BÀ TRƯNG 
I . MỤC TIÊU
 A . Tập đọc 
 1 . Rèn kĩ năng đọc thành tiếng 
 -Đọc trơi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai : ruộng nương, thuở xưa, xuống biển, ngút trời, võ nghệ, 
 -Giọng phù hợp với diễn biến của truyện 
 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu 
-Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn học kì 1 .
-Hiểu các từ ngữ mới trong bài (giặc ngoại xâm, đô hộ, Luy Lâu, trẩy quân, giáp phục, phấn khích).
-Hiểu nội dung truyện : Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta.
 B . Kể chuyện 
 1 . Rèn kĩ năng nói 
-Dựa vào vào trí nhớ vá 4 tranh minh hoạ, HS kể lại từng đoạn câu chuyện. 
-Kể tự nhiên, phối hợp được lời kể với điệu bộ, động tác ; thây đổi giọng phù hợp với nội dung câu chuyện. 
 2 . Rèn kĩ năng nghe 
-Tập trung theo dõi bạn kể chuyện. 
-Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn ; kể tiếp được lời của bạn.
II . CHUẨN BỊ 
-Tranh minh hïoạ truyện trong SGK (phóng to)
-Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc. 
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
1 . Ổn định 
2 . Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
GV giới thiệu 7 chủ điểm của sách tiếng Việt lớp 3, tập hai (Bảo vệ Tổ quốc, Sáng tạo, Nghệ thuật, Lễ hội, Thể thao, ngôi nhà chung, Bầu trời và mặt đất). Chủ điểm mở đầu của sách là Bảo vệ Tổ quốc.Â
3. Bài mới 
Giới thiệu bài: GV cho HS quan sát tranh, giới thiệu.Ghi đề
Hoạt động 1:Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu đoạn 1
*GV đọc diễn cảm toàn bài ,tóm tắt nội dung.
*Hướng dẫn HS luyện đọc và giải nghĩa từ
-Đọc nối tiếp câu: 4HS đọc 4 câu trong đoạn(hai lượt)
-Đọc đoạn: 3 HS đọc cả đoạn trước lớp.
 + HS dựa vào SGK nêu nghĩa các từ ngữ chú giải cuối bài. 
 	- Từng cặp HS luyện đọc 
*Hướng dẫn tìm hiểu nội dung
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1
- 1 HS đọc đoạn 1
+ Nêu những tội ác của giặc ngoại xâm đối với nhân dân ta ? 
 chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương ; bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai làm nhiều người thiệt mạng  lòng dân ta oán hận ngút trời.
GV tóm ý đoạn 1
*Luyện đọc lại
-2 HS thi đọc lại đoạn văn 
- GV nhắc các em đọc với giọng chậm rãi, căm hờn ; nhấn giọng ở các từ ngữ nói lên tội ác của giặc, sự căm hờn của nhân dân ta (bằng bảng phụ viết sẵn để hướng dẫn) 
Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ. Chúng bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai làm bao người thiệt mạng vì hổ báo, cá sấu, thuồng luồng  lòng dân ta oán hận ngút trời, chỉ chờ dịp vùng lên đánh đuổi quân xâm lược. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu đoạn 2 
*Luyện đọc và giải nghĩa từ
- Đọc nối tiếp câu:4HS đọc 4 câu trong đoạn(hai lượt)
- Đọc đoạn: 3 HS đọc cả đoạn trước lớp.
-HS dựa vào SGK nêu nghĩa.
-GV giải thích địa danh Mê Linh :vùng đất hiện nay thuộc huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc 
 	 ø nuôi chí : mang, giữ, nung nấu một ý chí, chí hướng. 
*Tìm hiểu nội dung
- 1 HS đọc đoạn 2- Cả lớp đọc thầm 
+ Hai Bà Trưng có tài và có chí lớn như thế nào ?
 Hai Bà trung rất giỏi võ nghệ, nuôi chí giành lại non sông . 
GV tóm ý đoạn
*Luyện đọc lại
-Hai HS thi đọc lại đoạn – Cả lớp nhận xét 
 Hoạt động 3:Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu đoạn 3 .
*Luyện đọc và giải nghĩa từ
-Đọc từng câu: HS nối tiếp đọc 8 câu trong đoạn 
-Đọc đoạn:2 HS đọc đoạn trước lớp.
+ 1HS đọc từ ngữ chú giaiû cuối bài (Luy Lâu, trẩy quân, giáp phục, phấn khích) 
*Tìm hiểu nội dung
– Cả lớp đọc thầm đoạn 3, trao đổi nhóm đôi:
+ Vì sao Hai Bà trưng khởi nghĩa ?
 vì hai bà yêu nước, thương dân, căm thù giặc tàn bạo đã giết hại ông Thi Sách và gây bao tội ác với nhân dân. 
+ Hãy tìm những chi tiết nói lên khí thế của đoàn quân khởi nghĩa ? 
 Hai Bà mặc giáp phục thật đẹp, bước lên bành voi rất oai phong. Đoàn quân rùng rùng lên đường, giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của Hai Bà, tiếng trống đồng dội lên. 
*Luyện đọc lại
- Hai HS thi đọc lại đoạn văn. 
Hoạt động 4:Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu đoạn 4 . 
*Luyện đọc và giải nghĩa từ
-Đọc nối tiếp câu:HS nối tiếp nhau đọc 4 câu trong đoạn 
-Đọc đoạn:2 HS đọc đoạn văn trước lớp. 
- Từng cặp HS đọc đoạn 4 
*Tìm hiểu nội dung
-Cả lớp đọc thầm 
+ Kết quả của cuộc khởi nghĩa như thế nào ? 
  thành trì của giặc lần lượt sụp đổ. Tô Định trốn về nước, đất nước ta sạch bóng quân thù.
+ Vì sao đời nay nhân dân ta tôn kính Hai Bà Trưng ?
 Vì Hai Bà là người lãnh đạo nhân dân giải phóng đất nước, là hai vị anh hùng chống giặc ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà. 
*Luyện đọc lại 
- Một số HS thi đọc lại bài văn .
-GV nhắc các em đọc đoạn văn với giọng kể thong thả, đầy cảm phục, nhấn giọng ở các từ ngữ ca ngợi thắng lợi vĩ đại của cuộc khởi nghĩa và sự tôn kính của nhân dân ta đối với Hai Bà Trưng.
GV tổng kết bài.
* Kể chuyện 
- GV nêu nhiệm vụ : Trong phần kể chuyện hôm nay, các em quan sát 4 tranh minh hoạ và tập kể từng đoạn của câu chuyện. 
- GV treo 4 tranh , HS quan sát lần lượt từng tranh . 
-HS tập kể theo nhóm đôi
-Bốn HS nối tiếp nhau kể 4 đoạn của câu chuyện theo tranh 
- Cả lớp nhận xét, bổ sung lời kể của bạn. 
- GV nhận xét, bổ sung lời kể của mỗi bạn (về ý, diễn đạt) bình chọn bạn kể chuyện hấp dẫn nhất
4 . Củng cố – Dặn dò 
-Câu chuyện này giúp các em hiểu được điều gì?
- Về tập kể lại cho người thân nghe. 
-GV nhận xét giờ học
.....................................................
TIẾT 3
Toán 
CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ 
I . MỤC TIÊU 
 Giúp HS:
Nhận biết các số có bốn chữ số (các chữ số đều khác 0)
Bước đầu biết đọc, viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng.
Bước đầu nhận ra thứ tự của các số trong một nhóm các số có bốn chữ số (trong trường hợp đơn giản) 
II . ĐỒ DÙNG HỌC TẬP 
Mỗi HS có 1 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 100, 10 hoặc 1 ô vuông 
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
1 . Ổn định 
2 . Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
3 . Bài mới 
Giới thiệu bài:GV giới thiệu trực tiếp “ Các số có bốn chữ số” 
Hoạt động 1:Giới thiệu số có bốn chữ số 
- GV cho HS lấy ra một tấm bìa (như hình vẽ trong SGK)rồi cho HS quan sát, nhận xét được biết mỗi tấm bìa có 10 cột, mỗi cột có 10 ô vuông, mỗi tấm bìa có 100 ô vuông. 
HÀNG
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn vị
1000
100
100
100
100
10
10
1
1
1
1
4
2
3
Số gồm : 1 nghìn, 4 trăm, 2 chục, 3 đơn vị. 
Viết là : 1423 : đọc là : Một nghìn bốn trăm hai mươi ba . 
- HS chỉ vào số 1423 rồi đọc số đó.
- GV hướng dẫn HS quan sát rồi nêu :
Số 1423 là số có 4 chữ số, kể từ trái sang phải : chữ số 1 chỉ một nghìn, chữ số 4 chỉ bốn trăm, chữ số 2 chỉ 2 chục, chữ số 3 chỉ 3 đơn vị 
Hoạt động 2:Thực hành 
Bài 1 : GV treo bảng phụ 
HÀNG
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn vị
1000
1000
1000
100
100
100
100
10
10
10
10
1
1
- HS nhìn bảng viết ra những con số từng hàng 3 nghìn, 4 trăm, 4 chục, 2 đơn vị . Viết là 3442 đọc là Ba nghìn bốn trăm bốn mươi hai .
-HS đọc số.
Bài 2 : Viết (theo mẫu)
-HS nêu yêu cầu, nêu cách làm, thoả luận theo nhĩm đơi
- HS lần lượt lên viết số và đọc số .
Bài 3 : Số ? 
- HS lần lượt lên điền số và đọc số .
1984 1985 1986 1987 1988 1999 
2681 2682 2683 2684 2685 2686 
9512 9513 9514 9515 9516 9517 
-HS nhận, xét bổ sung.
4 . Củng cố – Dặn dò 
- HS đọc nhiều lần dãy số bài tập 3 .
-Hơm nay chúng ta học bài gì?
- Nhận xét tiết dạy 
.....................................................
TIẾT 4
Đạo đức 
ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ 
I . MỤC TIÊU 
Trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè, được tiếp nhận thông tin phù hợp, được giữ gìn bản sắc dân tộc và được đối xử bình đẳng .
Thiếu nhi thế giới đều là anh em, bè bạn, do đó cần phải đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
HS tích cực tham gia vào các hoạt động giao lưu, biểu lộ tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.
II . CHUẨN BỊ 
Các bài thơ bài hát, tranh ảnh nói về tình hữu nghị giữa thiếu nhi Việt nam và thiếu nhi quốc tế. 
 III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Khởi động:Hát bài Liên hoan thiếu nhi thế giới 
Hoạt đông 1 : Phân tích thông tin : 
-Chia nhóm : Phát cho mỗi nhóm một vài bứa ảnh hoặc mẩu tin ngắn vế các hoạt động hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế. 
- Các nhóm thảo luận nhóm 2 tìm nội dung ý nghĩa của các hoạt động đó.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện mỗi nhóm lên trình bày.
* Kết luận :Các ảnh và thông tin trên cho chúng ta thấy tình đoàn kết hữu nghị giữa thiếu nhi các nước trên thế giới ; thiếu nhi Việt Nam cũng có rất nhiều hoạt động thể hiện tình hữu nghị với thiếu nhi các nước khác. Đó cũng chính là quyền trẻ em được tự do kết giao với bạn bè lhắp năm châu bốn biển. 
 Hoạt động 2 . Du lịch thế giới 
GV hướng dẫn các em .
- Các nhóm đóng vai trẻ em của một nước Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Ra chào, múa hát và giới thiệu đôi nét về văn hoá của một số dân tộc đó, cuộc sống và học tập, về mong ước của trẻ em nước đó.
GV kết luận : Thiếu nhi các nước tuy khác nhau ... dung vàù cách thức trình bày chính tả 
*Hướng dẫn HS viết từ khó
* GV đọc cho HS viết bài 
*Chấm chữa bài 
+ Cho HS dùng bút chì dò lỗi chính tả.
GV treo bảng phụ, đọc chậm cho HS theo dõi và dò lỗi).
- Cho HS báo lỗi . NX – tuyên dương.
- Thu một số vở – chấm, ghi điểm.
Hoạt động 2:Luyện tập 
Bài 2:
 GV treo bảng phụ .
GV chốt lời giải đúng : 
a) lành lặn, nao núng, lanh lảnh 
b) đi biền biệt, thấy tiên tiếc, xanh biêng biếc.
Bài 3 a : 
GV chốt lời giải đúng 
Câu a) lạ, lao động, liên lạc, long đong, lênh đênh, lập đông, la hét, 
4 .Củng cố :
GV nhận xét – tuyên dương.
Về nhà xem sửa lại những lỗi chính tả, làm các bài tập luyện tập vào vở.
* Nhận xét tiết học .
- Vài HS nhắc lại.
HS theo dõi.
. 2 HS đọc lại đoạn văn 
HS làm việc theo nhóm đôi.
HS làm việc theo nhóm tổ.
- 2 HS đọc lại. Cả lớp theo dõi SGK 
- HS viết bảng con các từ : lần lượt, sụp đổ, khởi nghĩa, lịch sử, 
- HS viết bài 
- HS dùng bút chì dò lỗi chính tả
HS nêu yêu cầu
- HS làm bài cá nhân vào giấy nháp 
- 2 HS lên làm bảng lớp 
- Cả lớp nhận xét (về chính tả, phát âm) 
- Một HS đọc yêu cầu của bài và các câu đố . 
- 3 HS nêu miệng kết quả 
- HS nhận xét chéo giữa các nhóm.
TOÁN 
Tiết 92 : LUYỆN TẬP 
I . MỤC TIÊU : 
Giúp HS
Củng cố về đọc viết các số có bốn chữ số (mỗi số đều khác 0).
Tiếp tục nhận biết thứ tự của các số có bốn chữ số trong từng dãy số.
Làm quen bước đầu với số tròn nghìn (từ 1000 đến 9000)
II . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 1 + bài tập 2 
II . CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1 . Ổn định 
2 . Bài cũ :
-GV kiểm tra 1 số vở của HS.
- GV nhận xét – Ghi điểm 
2 . Bài mới:
Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học - Ghi tựaho
 Hướng dẫn luyện tập 
Bài 1 : Viết (theo mẫu) :
Bảng phụ 
Đọc số
Viết số
Tám nghìn năm trăm hai mươi bảy 
8527
Chín nghìn bốn trăm hai mươi hai
Một nghìn chín trăm hai mươi tư
Bốn nghìn bảy trăm sáu mươi lăm 
Một nghìn chín trăm mươi mốt 
Năm nghìn tám trăm hai mươi mốt 
Bài 2 : Viết (theo mẫu) : 
Viết số
Đọc số
1942
Một nghìn chín trăm hai mươi hai 
6358
4444
8781
Chín nghìn hai trăm bốn mươi sáu
7155
Bài 1 và bài 2 củng cố cho ta gì ?
 Bài 3 : Số ? 
GV yêu cầu HS viết tiếp các số thích hợp vào ô trống 
4.CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 
- Vẽ tia số rồi viết tiếp số tròn nghìn thích hợp vào dưới mỗi gạch của tia số. 
- GV nhận xét kết quả hoạt động của HS
-Về nhà ôn bài và làm lại bài tập 3 
- GV nhận xét tiết học. 
- 3 HS làm bài 3 
- 1 tổ nộp vở 
- 3 HS nhắc tựa 
- 2 HS nêu yêu cầu bài toán 
- 5 nhóm làm giấy nháp. Đại diện 5 nhóm lên bảng điền vào bảng phụ các số : 9422; 1924; 4765; 1921; 5821 .
- 5 HS lên bảng điền vào bảng cách đọc số. Cả lớp làm giấy nháp.
+ Sáu nghìn ba trăm năm mươi tám.
+ Bốn nghìn bốn trăm bốn mươi bốn.
+ Tám nghìn bảy trăm tám mươi mốt. 
+ Bảy nghìn một trăm năm mươi lăm.
+ Số : 9246
 Bài1 và bài 2 củng cố cho ta kiến thức cách đọc viết các số có 4 chữ số.
3 HS đại diện 3 nhóm lên bảng – Cả lớp làm giấy nháp.
a) 8650; 8651; 8652; 8653; 8654; 8655; 8656. 
b) 3120; 3121; 3122; 3123; 3124; 3125; 3126 
c) 6494; 6495; 6496; 6497; 6498; 6499; 6500. 
2 nhóm mỗi nhóm 7 HS lên chơi trò chơi tiếp sức viết tiếp số tròn nghìn thích hợp vào dưới mỗi gạch của tia số. 
THỂ DỤC 
 Bài 37:TRÒ CHƠI “THỎ NHẢY” 
I . MỤC TIÊU :
Ôn các bài rèn luyện tư thế cơ bản. Yêu cầu HS thực hiện được ở mức tương đối chính xác.
Học trò chơi : “Thỏ nhảy”. Yêu cầu HS biết cách chơi và tham gia chơi được ở mức ban đầu.
II . CHUẨN BỊ: 
Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện.
Phương tiện : Chuẩn bị còi, kẻ sẵn các vạch, dụng cụ luyện tập bài tập rèn luyện tư thế cơ bản và trò chơi.
III . LÊN LỚP 
ĐL
Nội dung và phương pháp
Đội hình tập luyện
1-2phút
2phút
2phút
12-14 phút
10 -12 phút
2phút
1-2phút
1 . Phần mở đầu 
- GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Chạy chậm thành vòng tròn xung quanh sân.
- Đứng thành vòng tròn quay mặt vào trong sân, khởi động các khớp và chơi trò chơi“Bịt mắt bắt dê” 
2 . Phần cơ bản 
- Ôn các bài tập rèn luyện tư thế cơ bản 
- GV hướng dẫn hs ôn lại các động tác đi theo vạch kẻ thẳng, đi hai tay chống hông, đi kiễng gót, đi vượt chướng ngại vật, đi chuyển hướng phải, trái. Mỗi động tác thực hiện (2-3lần) 
- GV nhận xét rối cho tập tiếp 
- GV cho HS ôn tập theo từng tổ khu vực đã qui định. 
* Chơi trò chơi “Thỏ nhảy “ 
- GV nêu tên trò chơi, sau đó giải thích và hướng dẫn cách chơi. 
- GV làm mẫu, rồi cho các em nhảy thử bằng hai chân theo cách nhảy của thỏ.
- GV trực tiếp điều khiển trò chơi, yêu cầu các em chơi nhiệt tình, vui vẻ, đoàn kết. 
3 . Phần kết thúc 
- Đứng vỗ tay theo nhịp và hát .
- GV cùng hệ thống bài 
- GV nhận xét tiết học 
Lớp tập trung theo đội hình 4 hàng dọc 
t
Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ
Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ
Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ
Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ Ÿ
THỦ CÔNG 
Bài 13 : ĐAN NONG MỐT (T1) 
I .MỤC TIÊU :
HS biết cách đan nong mốt.
Đan được nong mốt đúng quy trình kĩ thuật. 
Yêu thích sản phẩm đan nan. . 
II . CHUẨN BỊ 
Mẫu tấm đan nong mốt bằng bìa, có kích thước đủ lớn để HS quan sát được, các nan dọc vá nan ngnang khác màu nhau.
Tranh quy trình đan nong mốt. 
Các nan đan mẫu ba màu khác nhau. 
Bìa màu thủ công , bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HOC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học, ghi tựa.
Hoạt động 1 : GV hương dẫn HS quan sát và nhận xét .
GV giới thiệu tấm đan nong mốt (h1) và hướng dẫn quan sát, nhận xét. 
- GV liện hệ thực tế : Đan nong mốt được ứng dụng để làm đồ dùng trong gia đình như đan làn hoặc đan rổ, rá 
- Để đan nong mốt người ta sử dụng các nan bằng nguyên liệu khác nhau như mây, tre, giang, nứa, lá dừa, 
Trong bài học này, để làm quen với việc đan nan, các em sẽ học cxách đan nong mốt bằng giấy, với cách đan đơn giản. 
Hoạt động 2 : GV hướng dẫn mẫu 
Bước 1 : Kẻ, cắt các nan đan 
- GV hướng dẫn lật mặt sau tờ giấy thủ công, cắt nan dọc : Cắt một hình vuông có cạnh 9 ô. Sau đó, cắt theo các đường kẻ trên giấy, bìa đến hết ô thứ 8 như hình 2 để làm các nan dọc. 
- Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng dể dán nẹp xung quanh tấm đan có kích thước rộng 1 ô, dài 9 ô, nên cắt các nan ngang khác màu với nan dọc và nan dán nẹp xung quanh.
Bước 2 : Đan nong mốt bằng giấy, bìa 
- GV hướng dẫn cách đan nong mốt là nhấc một nan, đè một nan và lệch nhau một nan dọc giữa hai hàng nan ngang liền kề. 
Bước 3 : Dán nẹp xung quanh tấm đan . 
Bôi hồ vào mặt sau của bốn nan còn lại. Sau đó lần lượt dán từng nan xung quanh tấm đan để giữ cho các nan trong tấm đan không bị tuột. Chú ý dán cho thẳng và sát máp tấm đan cho đẹp. 
* Nhận xét – Dặn dò 
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ HT 
- Giờ sau mang giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, kéo thủ công, hồ dán để học bài “Đan nong mốt tt “ 
HS nhắc tựa.
HS quan sát trả lời câu hỏi
HS quan sát mẫu, nhắc lại từng bước thực hiện.
HS lật mặt sau tờ giấy thủ công, cắt nan dọc : Cắt một hình vuông có cạnh 9 ô. Sau đó, cắt theo các đường kẻ trên giấy, bìa đến hết ô thứ 8 như hình 2 để làm các nan dọc. 
- Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng dể dán nẹp xung quanh tấm đan có kích thước rộng 1 ô, dài 9 ô, nên cắt các nan ngang khác màu với nan dọc và nan dán nẹp xung quanh.
- HS tập đan theo hướng dẫn.
- HS bôi hồ vào nép dán xung quanh. 
HS thực hành trên giấy nháp.
Thứ sáu
Mĩ thuật
VẼ TRANG TRÍ: TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG
I.Mục tiêu
-HS hiểu các cách sắp xếp họa tiết và sử dụng màu sắc khác nhau trong hình vuông.
-HS biết cách trang trí hình vuông.
-Trang trí hình vuông và vẽ màu theo ý thích.
II.Đồ dùng dạy học 
Một số đồ vật dạng hình vuông có trang trí.
Một số bài trang trí hình vuông.
Hình gợi ý cách trang trí.
III.Các hoạt động lên lớp 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài
GV đưa mẫu vật hình vuông có trang trí, giới thiệu, ghi tựa
Hoạt động 1:Quan sát, nhận xét
-GV cho HS xem một số bài trang trí hình vuông và nêu một số câu hỏi để HS nhận xét.
-GV chỉ trên hình mẫu để HS thấy:Sắp xếp xen kẽ các họa tiết lớn với họa tiết nhỏ, màu đậm với màu nhạt sẽ làm cho bài trang trí hình vuông phong phú, sinh động và hấp dẫn hơn.
Hoạt động 2:Cách trang trí hình vuông
-GV hướng dẫn:
+Vẽ hình vuông
+Kẻ các đường trục
+Vẽ hình mảng 
+Vẽ họa tiết cho phù hợp với các mảng
-Gợi ý để HS nhận ra độ đậm nhạt của bài trang trí.
Hoạt động 3:Thực hành
_GV hướng dẫn HS từng bước
-Gợi ý cách vẽ màu
-Hướng dẫn HS còn chậm.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
GV chọn một số bài vẽ đẹp, gợi ý HS nhận xét và xếp loại.
GV nhận xét 
Dặn dò
Sưu tầm tranh đề tài ngày Tết và lễ hội.
HS nhận biết được:
+Cách sắp xếp họa tiết
-Họa tiết lớn thường ở giữa
-Họa tiết nhỏ ở bốn góc và xung quanh,
-Họa tiết giống nhau vẽ bằng nhau và vẽ cùng màu, cùng độ đậm nhạt.
+Cách vẽ màu:
-màu cần rõ ở trọng tâm
-màu có đậm, có nhạt.
HS quan sát 
HS thực hành
Hs đánh giá sản phẩm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 19.doc