B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
2. Hình thành kiến thức:
*HĐ1: Thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm 4 theo gợi ý sau:
+ Bạn đã đến bưu điện tỉnh chưa ?
+ Hãy kể về những hoạt động diễn ra ở bưu điện tỉnh.
+ Nêu lợi ích của hoạt động bưu điện. Nếu không có hoạt động bưu điện thì chúng ta có nhận được những thư tín, những bưu phẩm từ nơi xa gửi về hoặc có gọi điện thoại được không ?
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận nhóm trước lớp, các nhóm khác bổ sung.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét.
+ Kết luận: Bưu điện tỉnh giúp chúng ta chuyển phát tin tức, thư tín, bưu phẩm giữa các địa phương trong nước và giữa trong nướa với nước ngoài.
* HĐ2: Làm việc theo nhóm (Thảo luận nhóm 6)
- GV chia HS thành nhóm 6 em thảo luận theo gợi ý sau:
Nêu nhiệm vụ và lợi ích của các hoạt động phát thanh, truyền hình.
- Trình bày kết quả thảo luận
- GV nhận xét và kết luận.
+ Kết luận:
Đài phát thanh, truyền hình là những cơ sở phát tin tức trong nước và ngoài nước.
Giúp chúng ta biết được những thông tin về văn hóa, giáo dục, kinh tế,
UBND HUYỆN ĐĂKGLONG TRƯỜNG TH QUẢNG SƠN LỊCH BÁO GIẢNG - TUẦN 15 Thứ/ngày Tiết Môn Tên bài dạy Thứ hai 10/12/2018 29 Tập đọc Hũ bạc của người cha 15 Kể chuyện Hũ bạc của người cha 71 Toán Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số 15 Chào cờ Tuần 15 Thứ ba 11/12/2018 72 Toán Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (TT) 29 Chính tả (Nghe - viết): Hũ bạc của người cha 29 TN – XH Các hoạt động thông tin liên lạc 15 Đạo đức Quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng (T2) Thứ tư 12/12/2018 73 Toán Giới thiệu bảng nhân 30 Tập đọc Nhà rông ở Tây Nguyên 15 LTVC Từ ngữ về các dân tộc - Luyện tập về so sánh Thứ năm 13/12/2018 74 Toán Giới thiệu bảng chia 30 Chính tả (Nghe - viết): Nhà rông ở Tây Nguyên 15 Tập viết Ôn tập chữ hoa L 30 TN - XH Hoạt động nông nghiệp. Thứ sáu 14/12/2018 75 Toán Luyện tập 15 TLV Nghe kể : Dấu cày . Giới thiệu Tổ em. 15 SHL HĐTNST Tuần 15 Thứ hai ngày 10 tháng 12 năm 2018 Môn : TẬP ĐỌC Tiết 29: Bài : HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA I.Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật - Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. - Đọc trôi chảy được toàn bài và phân biệt được lời kể chuyện và lời của nhân vật. - Hiểu nghĩa câu chuyện: hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên của cải. (trả lời được các câu hỏi 1, 2,3,4) A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1. Khởi động: - BVN tổ chức cho HS chơi trò chơi; kiểm tra bài cũ. - GV giới thiệu bài học mới. - GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở. - BHT đọc mục tiêu bài cho cả lớp nghe 2. Hình thành kiến thức: * Hoạt động 1:Luyện đọc Việc 1: Các em mở SGK trang 121, 122 nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn giọng đọc. - GV cho HS đọc từ khó trên bảng lớp. Nhận xét, sửa sai. - Nhóm trưởng tổ chức cho HS đọc nối tiếp từng câu trong nhóm. - BHT tổ chức cho các nhóm nối tiếp đọc câu trước lớp. - Cả lớp theo dõi nhận xét, chia sẻ cách đọc với bạn. Việc 2: - GV hướng dẫn đọc câu dài. - BHT cho các bạn đọc giải nghĩa các từ mới trong SGK trang 122. - Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm. - BHT tổ chức cho các nhóm nối tiếp đọc đoạn trước lớp. * Hoạt động 2: Tìm hiểu bài Việc 1: Em đọc thầm các câu hỏi trong SGK trang 122. Suy nghĩ, tự trả lời. Việc 2: Nhóm trưởng lần lượt nêu các câu hỏi cho các bạn trong nhóm trả lời. - Nhận xét, đưa ra câu trả lời đúng. Việc 3: BHT tổ chức cho cả lớp rút ra ý nghĩa của bài. - Lắng nghe GV chốt nội dung. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH * Hoạt động 3: Luyện đọc lại Việc 1: HS phân vai và đọc trong nhóm Việc 2: Thi đọc giữa các nhóm + Nhận xét, chia sẻ cách đọc với bạn. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Em hãy đọc lại bài tập đọc này cho người thân nghe. ----------------------------------------------------------- Môn :KỂ CHUYỆN Tiết 15: Bài : HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA I.Mục tiêu: - Biết sắp xếp các tranh minh hoạ theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh họa. ( HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện.) A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: * Khởi động: - BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi kết hợp kiểm tra bài cũ. - GV giới thiệu bài học mới. - GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở. - BHT đọc mục tiêu bài cho cả lớp nghe B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Sắp xếp tranh theo thứ tự ,kể lại từng đoạn câu chuyện ,kể lại toàn bộ câu chuyện. Việc 1: Các em đọc yêu cầu trong SGK trang 122,123. Việc 2: Các em tiến hành kể lại từng đoạn,kể lại toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh. Việc 3: BHT tổ chức cho cả nhóm trình bày kết quả, nhận xét, kết luận. * Hoạt động kết thúc tiết học: BHT tổ chức cho cả lớp chia sẻ ý kiến: Em rút ra bài học gì sau khi học xong tiết kể chuyện này? C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Em hãy kể lại toàn bộ câu chuyện cho cả lớp nghe. ---------------------------------------------------------- Môn : TOÁN Tiết 71 Bài : CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I.Mục tiêu: - Biết đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (chia hết và chia có dư) A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1. Khởi động: - BVN tổ chức cho HS chơi trò chơi; kiểm tra bài cũ. - GV giới thiệu bài học mới. - GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở. - BHT đọc mục tiêu bài cho cả lớp nghe 2. Hình thành kiến thức: - Nghe GV hướng dẫn B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH * Bài tập 1:Tính Việc 1: Các em hãy đọc nội dung BT1 trong SGK trang 72. - Suy nghĩ tự làm bài vào vở. Việc 2: Trao đổi với bạn bên cạnh để thống nhất kết quả. Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức cho cả nhóm trình bày kết quả. - Nhận xét, thống nhất kết quả đúng. * Bài tập 2: Giải bài toán có lời văn Việc 1: Các em hãy đọc nội dung BT2 trong SGK trang 72. Việc 2: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn trả lời câu hỏi: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Bài toán này ta phải thực hiện mấy phép tính? + Thực hiện phép tính gì? - Cả nhóm thống nhất kết quả ghi vào bảng phụ. Việc 3: BHT tổ chức cho các nhóm thi trình bày kết quả. - Nhận xét, tuyên dương nhóm có kết quả đúng. * Bài tập 3: Giải bài toán có lời văn Việc 1: Các em hãy đọc nội dung BT3 trong SGK trang 72. Việc 2: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn suy nghĩ làm bài . Việc 3: BHT tổ chức cho các bạn chia sẻ. - Nhận xét, tuyên dương. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG --------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ ba ngày 11 tháng 12 năm 2018 Môn :TOÁN Tiết 72 Bài : CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ(TT) I.Mục tiêu: - Biết đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số với trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1.Khởi động: - BVN tổ chức cho HS chơi trò chơi kết hợp KTBC. - GV giới thiệu bài học mới. - GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở. - BHT đọc mục tiêu bài cho cả lớp nghe 2.Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. - Nghe GV giảng bài B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH * Bài tập 1:Tính Việc 1: Các em hãy đọc nội dung BT1 trong SGK trang 73. - Suy nghĩ tự làm bài vào vở. Việc 2: Trao đổi với bạn bên cạnh để thống nhất kết quả. Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức cho cả nhóm trình bày kết quả. - Nhận xét, thống nhất kết quả đúng. * Bài tập 2: Giải bài toán có lời văn Việc 1: Các em hãy đọc nội dung BT2 trong SGK trang 73. Việc 2: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn trả lời câu hỏi: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Bài toán này ta phải thực hiện mấy phép tính? + Thực hiện phép tính gì? - Cả nhóm thống nhất kết quả ghi vào bảng phụ. Việc 3: BHT tổ chức cho các nhóm thi trình bày kết quả. - Nhận xét, tuyên dương nhóm có kết quả đúng. * Bài tập 3: Giải bài toán có lời văn Việc 1: Các em hãy đọc nội dung BT3 trong SGK trang 73. Việc 2: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn suy nghĩ làm bài . Việc 3: BHT tổ chức cho các bạn chia sẻ. - Nhận xét, tuyên dương. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG --------------------------------------- Môn : CHÍNH TẢ( NGHE- VIẾT) Tiết 29 Bài : HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA I. Mục tiêu: - Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng bài tập điền tiếng có vần ui/uôi (BT2) - Làm đúng BT3b A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1. Khởi động: - BVN tổ chức cho HS chơi trò chơi, kiểm tra bài cũ. - GV giới thiệu bài học mới. - GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở. - BHT đọc mục tiêu bài cho cả lớp nghe 2. Hình thành kiến thức: 2.1 Nghe - viết: Việc 1: Các em mở SGK trang 121 lắng nghe GV giới thiệu và đọc đoạn chính tả. - BHT tổ chức cho một vài bạn đọc lại đoạn văn trước lớp, các bạn khác đọc thầm lại đoạn văn. Việc 2: GV nêu câu hỏi cho các thành viên nghe và suy nghĩ trả lời: + Bài chính tả có mấy câu? + Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa? - Nhận xét, bổ sung các câu trả lời đó. Việc 3: GV tổ chức cho cả lớp viết một số từ khó vào bảng con: sưởi lửa, thọc tay, đồng tiền, vất vả, quý,... - Nhận xét chữ viết. 2.2 HS viết bài và nhận xét: Việc 1: Các em lấy đồ dùng và chuẩn bị viết bài. Việc 2: Lắng nghe GV đọc bài trong SGK và viết vào vở, chú ý lỗi chính tả. Việc 3: Trao đổi vở cho nhau để soát lỗi. - Nhóm trưởng tổ chức cho cả nhóm chia sẻ, nhận xét bài viết của bạn. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH * Bài tập 2: Điền vào chỗ trống au hay âu? Việc 1: Các em hãy đọc yêu cầu và nội dung BT2 trong SGK trang 119. - Suy nghĩ và tự làm bài vào phiếu. Việc 2: Nhóm trưởng điều khiển các thành viên chia sẻ kết quả cho cả nhóm. Việc 3: Các bạn nhận xét, bổ sung đưa ra kết quả đúng. * Bài tập 3b: Điền vào chỗ trống i hay iê? Việc 1: Các em hãy đọc yêu cầu và nội dung BT 3b trong SGK trang 120. - Suy nghĩ và tự làm theo yêu cầu. Việc 2: Nhóm trưởng điều khiển các thành viên chia sẻ kết quả cho cả nhóm, ghi vào bảng phụ. Việc 3: BHT tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả. - Cả lớp nhận xét, tuyên dương nhóm có nhiều kết quả đúng và nhanh nhất. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG ----------------------------------------------------------- Môn : TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Tiết 29 Bài : CÁC HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN LIÊN LẠC I.Mục tiêu: - Kể tên một số hoạt động thông tin liên lạc: bưu điện, đài phát thanh, đài truyền hình. - Nêu ích lợi của một số hoạt động thông tin liên lạc đối với đời sống A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Khởi động: - BVN tổ chức cho HS chơi trò chơi, kiểm tra bài cũ. - GV giới thiệu bài học mới. - GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở. - BHT đọc mục tiêu bài cho cả lớp nghe và chia sẻ với bạn về ý hiểu của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 2. Hình thành kiến thức: *HĐ1: Thảo luận nhóm Thảo luận nhóm 4 theo gợi ý sau: + Bạn đã đến bưu điện tỉnh chưa ? + Hãy kể về những hoạt động diễn ra ở bưu điện tỉnh. + Nêu lợi ích của hoạt động bưu điện. Nếu không có hoạt động bưu điện thì chúng ta có nhận được những thư tín, những bưu phẩm từ nơi xa gửi về hoặc có gọi điện thoại được không ? - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận nhóm trước lớp, các nhóm khác bổ sung. - HS nhận xét. - GV nhận xét. + Kết luận: Bưu điện tỉnh giúp chúng ta chuyển phát tin tức, thư tín, bưu phẩm giữa các địa phương trong nước và giữa trong nướa với nước ngoài. * HĐ2: Làm việc theo nhóm (Thảo luận nhóm 6) - GV chia HS thành nhóm 6 em thảo luận theo gợi ý sau: Nêu nhiệm vụ và lợi ích của các hoạt động phát thanh, truyền ... - viết) Tiết 30 Bài : NHÀ RÔNG Ở TÂY NGUYÊN I. Mục tiêu: - Nghe - viết đúng bài CT; trình bày bài sạch sẽ đúng quy định. - Làm đúng bài tập điền tiếng có vần ui/ươi (điền 4 trong 6 tiếng). - Làm đúng BT 3b HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1. Khởi động: - BHT tổ chức trò chơi, kiểm tra bài cũ. - GV giới thiệu bài học mới. - GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở. - BHT đọc mục tiêu bài cho cả lớp nghe 2. Hình thành kiến thức: 2.1 Nghe - viết: Việc 1: Mở SGK trang 127, lắng nghe GV giới thiệu và đọc đoạn chính tả. - BHT tổ chức cho các bạn đọc 1 vài lần. Cả lớp đọc thầm trong SGK. Việc 2: GV đọc câu hỏi cho các thành viên trả lời và nhận xét, bổ sung. + Những từ nào trong bài chính tả cần viết hoa? + Vì sao phải viết hoa? + Nhắc lại cách trình bày bài thơ lục bát? Việc 3:GV đọc cho HS viết một số từ khó: gian, thần làng, giỏ, chiêng, trống, truyền,... - Nhận xét bài viết của các bạn. 2.2 HS viết bài và nhận xét: Việc 1: Các em lấy đồ dùng và chuẩn bị viết bài. Việc 2: GV đọc HS viết vào vở, chú ý lỗi chính tả. Việc 3: Trao đổi vở cho nhau để soát lỗi. - Nhóm trưởng tổ chức cho cả nhóm chia sẻ, nhận xét bài viết của bạn. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH * Bài tập 2: Điền vào chỗ trống ưi hay ươi ? Việc 1: Các em đọc yêu cầu và nội dung BT2 trong SGK trang 128. - Suy nghĩ và tự làm bài vào vở. Việc 2: Nhóm trưởng điều khiển các thành viên chia sẻ kết quả cho cả nhóm. Việc 3: BHT tổ chức cho các nhóm chia sẻ. * Bài tập 3b: Điền vào chỗ trống l hay n? Việc 1: Các em đọc yêu cầu và nội dung BT3 b trong SGK trang 128. - Suy nghĩ và tự làm bài vào phiếu. Việc 2: Nhóm trưởng điều khiển các thành viên chia sẻ kết quả cho cả nhóm. Thống nhất kết quả ghi vào bảng phụ. Việc 3: BHT tổ chức cho các nhóm thi đua ai nhanh, ai đúng. - Các bạn nhận xét, truyên dương nhóm thắng cuộc. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG ------------------------------------------------ Môn : TẬP VIẾT Tiết 15 Bài : ÔN CHỮ HOA :L I.Mục tiêu: - Viết đúng chữ viết hoa L (2 dòng); viết đúng tên riêng Lê Lợi (1 dòng) và viết câu ứngdụng: Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. (1 lần bằng chữ cỡ nhỏ) HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1. Khởi động: - BVN tổ chức cho HS chơi trò chơi; kiểm tra bài cũ. - GV giới thiệu bài học mới. - GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở. - BHT đọc mục tiêu bài cho cả lớp nghe. Hình thành kiến thức: * Hoạt động 1: Luyện viết chữ hoa và câu ứng dụng Việc 1: Các em đọc tên riêng và câu ứng dụng trong SGK trang 127. Suy nghĩ và tìm các chữ hoa trong bài. Việc 2: Quan sát chữ mẫu của GV và nghe quy trình viết. Lắng nghe GV giới thiệu về Lê Lợi và câu ứng dụng. Việc 3: BHT tổ chức cho cả lớp viết lần lượt các chữ hoa L và từ ứng dụng. - BHT tổ chức cho cả lớp nhận xét, tuyên dương những bạn viết chữ đẹp. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH * Hoạt động 2: Viết bài vào vở Việc 1: Em mở vở Tập Viết 3 tập 1, quan sát nội dung cần viết. Việc 2: Các em lắng nghe GV nêu yêu cầu viết. - Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ trong nhóm tư thế ngồi viết đúng. Việc 3: Tự viết vào vở, chú ý viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ. * Hoạt động 3: Nhận xét bài viết Việc 1: Em hoàn thành bài viết và chia sẻ với bạn bên cạnh để kiểm tra lỗi chính tả, độ cao con chữ, khoảng cách giữa các chữ. Việc 2: BHT tổ chức cho các nhóm thi đua chọn ra bài viết đúng và đẹp nhất. - Tuyên dương, khen ngợi và động viên các bạn. Việc 3: Báo cáo với GV kết quả của cuộc thi. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Em hãy viết thêm phần ứng dụng trong vở Tập viết và chia sẻ với người thân để nhận xét chữ viết của mình. ---------------------------------------------------- Môn : TỰ NHIÊN - XÃ HỘI Tiết 30 Bài : HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP I. Mục tiêu: - HS Kể tên 1 số hoạt động nông nghiệp của tỉnh nơi em đang sống. - Nêu ích lợi của hoạt động nông nghiệp. - Giáo dục lòng yêu thích môn học. II. Hoạt động học : A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1. Khởi động: - BVN tổ chức cho HS chơi trò chơi; kiểm tra bài cũ. - GV giới thiệu bài học mới. - GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở. - BHT mời 2 bạn đọc mục tiêu trước lớp. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động 1: Hoạt động nông nghiệp. - Chia lớp thành nhóm 4 HS. Yêu cầu HS quan sát các hình vẽ ở SGK - tr 58; 59 và thảo luận theo gợi ý: + Hãy kể tên các hoạt động được giới thiệu trong hình. + Các hoạt động đó mang lại lợi ích gì? - BHT mời đại diện trình bày. - KL: Các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi,... gọi là hoạt động nông nghiệp. - GV nhận xét . Hoạt động 2: Hoạt động nông nghịêp ở địa phương em( HS làm việc theo cặp đôi) - Yêu cầu từng cặp HS kể cho nhau nghe về hoạt động nông nghiệp ở nơi em sống. - Em hãy kể tên một số sản phẩm nông nghiệp được xuất khẩu? - Đối với người sản xuất nông nghiệp em có thái độ như thế nào? - Để giúp đỡ bố, mẹ làm nghề nông nghiệp em cần phải làm gì? - GV nhận xét. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài cho tiết sau. --------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ sáu ngày 14 tháng 12 năm 2018 Môn : TOÁN Tiết 75 Bài : LUYỆN TẬP I.Mục tiêu: - Biết làm tính nhân, tính chia (bước đầu làm quen với cách viết gọn) và giải toán có hai phép tính. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN: 1. Khởi động: - BVN tổ chức cho HS chơi trò chơi; kiểm tra bài cũ. - GV giới thiệu bài học mới. - GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở. - BHT đọc mục tiêu bài cho cả lớp nghe 2. Hình thành kiến thức. - Nghe GV giảng bài. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH * Bài tập 1: Việc 1: Các em hãy đọc nội dung BT1 trong SGK trang 76. Việc 2: Suy nghĩ tự làm bài . Việc 3: BHT cho các bạn chia sẻ bài làm. * Bài tập 2: Việc 1: Các em hãy đọc nội dung BT2 trong SGK trang 76. Việc 2: Suy nghĩ tự làm bài . Việc 3: BHT cho các bạn chia sẻ bài làm. * Bài tập 3: Giải bài toán có lời văn Việc 1: Các em hãy đọc nội dung BT3 trong SGK trang 76. Suy nghĩ tự đưa ra bài giải. Việc 2: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn trả lời câu hỏi: + Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? + Ta làm phép tính gì? Việc 3: NT tổ chức cho thống nhất kết quả. - Nhận xét, tuyên dương bạn có kết quả đúng. * Bài tập 4: Việc 1: Các em hãy đọc nội dung BT4 trong SGK trang 76. Suy nghĩ tự đưa ra cách làm. Việc 2: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn trình bày kết quả của mình. * Bài tập 5: Việc 1: Các em hãy đọc nội dung BT5 trong SGK trang 76. Việc 2: Suy nghĩ tự làm bài . Việc 3: BHT cho các bạn chia sẻ bài làm. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài cho tiết sau. ---------------------------------------------- Môn : TẬP LÀM VĂN Tiết 15 Bài : GIỚI THIỆU TỔ EM I. Mục tiêu: -Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu) giới thiệu về tổ của mình (BT2) *KNS: Giao tiếp: ứng xử văn hóa .Đảm nhận trách nhiệm A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Khởi động: - BVN tổ chức cho HS chơi trò chơi, kiểm tra bài cũ. - GV giới thiệu bài học mới. - GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở. - BHT đọc mục tiêu bài cho cả lớp nghe 2. Hình thành kiến thức: * Bài tập 1: Việc 1: Các em đọc yêu cầu và các câu hỏi gợi ý ở BT1 trong SGK trang 128. Việc 2: Lắng nghe GV kể câu chuyện : Giấu cày. Việc 3: BHT tổ chức cho các thành viên trình bày bài nói trước lớp. - Các bạn khác lắng nghe, nhận xét và bình chọn bạn nói hay nhất. * Bài tập 2: Việc 1: Các em đọc yêu cầu và các câu hỏi gợi ý ở BT2 trong SGK trang 128. Việc 2: HS dựa vào gợi ý để làm bài. Việc 3: BHT tổ chức cho các thành viên trình bày bài nói trước lớp. - Các bạn khác lắng nghe, nhận xét và bình chọn bạn nói hay nhất. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG ------------------------------------------------------------ SINH HOẠT CUỐI TUẦN 15 I. MỤC TIÊU: - Ổn định các mặt hoạt động của lớp trong tuần 15, đề ra một số biện pháp cho tuần 16. - Củng cố việc thực hiện nề nếp, nội quy nhà trường nhất là việc đồng phục áo quần giày dép. - Tập trung vào học chương trình học kỳ I - Giáo dục KNS: giao tiếp, nhận thức, ... II. NỘI DUNG: - Ban văn nghệ cho lớp hát 1 bài tập thể. * GV hướng dẫn hội đồng lớp điều hành sinh hoạt: - Các ban báo cáo tình hình của ban trong tuần 15. - Hai phó chủ tịch báo cáo tình hình của lớp trong tuần 15. - Các thành viên trong lớp phát biểu ý kiến. - Chủ tịch hội đồng tổng hợp đánh giá tình hình chung của lớp trong tuần. - GV tổng hợp nhắc nhở chung tình hình lớp trong tuần 15. => Giáo viên tổng kết lại: III. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TUẦN 16: - Hội đồng lớp nêu ra phương hướng hoạt động trong tuần 16. + Tiếp tục duy trì và phát huy những mặt mạnh, đồng thời khắc phục sửa chữa những tồn tại. + Đi học đều và đầy đủ. + Đồng phục sạch đẹp. + Vệ sinh thân thể, vứt rác đúng nơi quy định. + Thực hiện tốt an toàn giao thông, chú ý về an toàn giao thông. + Chuẩn bị đồ dùng, sách vở học tập đầy đủ. - GV bổ sung và chốt lại biện pháp và phương hướng cho tuần 16. - Sinh hoạt văn nghệ: Ban văn nghệ tập 1 số bài hát mới cho lớp. * HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CHỦ ĐIỂM: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN Hoạt động 2 : Viết thư cho các chiến sĩ ở biên giới, hải đảo 1. Chuẩn bị - Thông báo chủ đề hoạt động đến tất cả HS trong lớp - Nội dung: Viết thư thăm hỏi, động viên các chiến sĩ đang đóng quân nơi biên giới, hải đảo của Tổ quốc. Qua đó bày tỏ tình cảm yêu quí, lòng biết ơn đối với các chú bộ đội đang làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biên giới, hải đảo thiêng liêng của đất nước. - Hình thức: Mỗi HS/ nhóm HS viết 1 bức thư theo chủ đề trên. Lưu ý: Thư viết tay, không được đánh máy, chữ viết sạch đẹp, rõ ràng. - Nội dung bức thư được viết theo đúng chủ đề qui định. - Trình bày mạch lạc, chữ viết sạch đẹp, rõ ràng. - Bài viết được cho vào bì thư, ghi rõ họ tên, lớp, trường mình đang học và nộp về cho GV. - Ngoài bì thư ghi rõ: + Người gửi + Người nhận: Gửi các chiến sĩ nơi biên giới, hải đảo. 2. Tổ chức đọc và gửi thư - Ổn định tổ chức (có thể hát bài hát liên quan đến chủ đề). - Tuyên bố lí do. - Một số HS/ nhóm HS có thể đọc thư của mình đã viết cho cả lớp cùng nghe. - Hát và đọc thơ về “anh Bộ đội”. - GV phát biểu ý kiến; cảm ơn tình cảm tốt đẹp của HS đối với các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ ở biên giới, hải đảo và nhấn mạnh rằng các lá thư của các em sẽ có tác dụng động viên rất lớn đối với các anh bộ đội.
Tài liệu đính kèm: