Giáo án Lớp 3 - Tuần 15 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phong Vân

Giáo án Lớp 3 - Tuần 15 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phong Vân

I. Yêu cầu cần đạt

- HS lắng nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới. HS biết cách dọn dẹp nhà cửa, giữ vệ sinh nhà cửa, trường lớp sạch sẽ.

- Nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục. HS rèn tác phong nhanh nhẹn, giữ nhà cửa, đồ dùng gọn gàng, sạch sẽ.

- HS có ý thức tự giác làm việc không cần phải nhắc.

GD ANQP: Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ đất nước, khơi dậy lòng yêu nước. Học tập và rèn luyện theo tác phong chú bộ đội.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: Loa, míc, máy tính có kết nối mạng Internet, video rèn tác phong chú bộ đội.

- HS: Sách, vở ghi.

 

docx 28 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 195Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 15 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phong Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Phong Vân 
LỊCH BÁO GIẢNG KHỐI 3 TUẦN 15
( Từ ngày 12/12 đến 16/12/2022)
Thứ/ ngày
Môn 
Tiết theo PPCT
Tiết theo TKB
Tên bài dạy
Hai
12/12
HĐTN
43
SHDC: Chào mừng ngày thành lập QĐNDVN 22/12 
Toán
71
Luyện tập
Tiếng Việt
99+100
 Đọc: Những chiếc áo ấm
 Nói và nghe: Thêm sức, thêm tài 
Ba 
13/12
Tiếng Việt
101
Nghe-viết: Trong vườn
Toán
72
Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (tiết 1)
GDTC
29
Bài tập phối hợp di chuyển vượt qua chứng ngại vật trên đường gấp khúc (tiết 1)
TNXH
29
Một số bộ phận của thực vật (tiết 1)
Tư
14/12
Tiếng Việt
102+103
Đọc: Con đường của bé
Đọc mở rộng
Tiếng Anh
59
Unit 4: Home – Lesson 3.3
Toán
73
Luyện tập
Năm
15/12
Toán
74
Làm quen với biểu thức
Tiếng Việt
104
Luyện tập: Mở rộng vốn từ về nghề nghiệp. Câu hỏi 
TNXH
30
Một số bộ phận của thực vật (tiết 2)
HĐTN
44
HĐGD theo chủ đề: Nhà là tổ ấm
Sáu
16/12
Toán
75
Tính giá trị của biểu thức 
Tiếng Việt
105
Luyện tập: Viết đoạn văn nêu lí do thích (không thích) một nhân vật trong câu chuyện 
Đạo đức
15
Giữ lời hứa (tiết 2)
HĐTN
45
SHL: SH theo chủ đề: Em chăm sóc nhà cửa  
TUẦN 15 Thứ Hai ngày 12 tháng 12 năm 2022
Hoạt động trải nghiệm
Tiết 43: Sinh hoạt dưới cờ: Chào mừng ngày thành lập 
Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12
I. Yêu cầu cần đạt
- HS lắng nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới. HS biết cách dọn dẹp nhà cửa, giữ vệ sinh nhà cửa, trường lớp sạch sẽ.
- Nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục. HS rèn tác phong nhanh nhẹn, giữ nhà cửa, đồ dùng gọn gàng, sạch sẽ.
- HS có ý thức tự giác làm việc không cần phải nhắc.
GD ANQP: Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ đất nước, khơi dậy lòng yêu nước. Học tập và rèn luyện theo tác phong chú bộ đội.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Loa, míc, máy tính có kết nối mạng Internet, video rèn tác phong chú bộ đội. 
- HS: Sách, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Chào cờ 
- HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường.
- Thực hiện nghi lễ chào cờ.
- GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua.
- Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.
- HS tập trung trật tự trên sân.
- HS điều khiển lễ chào cờ.
- HS lắng nghe.
2. Sinh hoạt dưới cờ
a) Khởi động
- GV cho HS hát bài Em yêu chú bộ đội.
- GV dẫn dắt vào hoạt động.
b) Khám phá
Hoạt động 1: Xem video rèn tác phong chú bộ đội 
- GV cho hs xem video.
- Yêu cầu hs thảo luận nhóm 4 với câu hỏi sau:
+ Qua đoạn video em thấy chú bộ đội tập luyện thế nào?
+ Các chú bộ đội xếp hàng như thế nào?
+ Khi ngủ dậy các chú bộ đội làm gì đầu tiên?
+ Em học được chú bộ đội điều gì?
+ Ở nhà, em thường làm gì để giữ nhà được sạch hơn?
+ Ở lớp, em làm thế nào để lớp luôn sạch đẹp?
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- GV NX, KL: Các chú bộ đội rất vất vả tập luyện. Tác phong quân đội rất nhanh nhẹn, nghiêm chỉnh thực hiện tốt theo yêu cầu được giao. Đó là cái mà chúng ta cần phải học tập. Chúng ta phải giữ gìn sạch sẽ nhà cửa, lớp học, đồ dùng ngăn nắp học tập tấm gương chú bộ đội...
Hoạt động 2: Vẽ chú bộ đội
- GV yêu cầu hs vẽ hình chú bộ đội ra giấy A4. 
- Gọi hs lên thuyết trình bài vẽ của mình.
- Gọi hs nhận xét.
- GV nhận xét.
- HS hát.
- HS ghi tên bài vào vở.
- HS quan sát.
- HS thảo luận nhóm 4 và TLCH:
+ Tập rất vất vả.
+ Rất nhanh và thẳng.
+ Gấp chăn, màn gọn gàng, ngăn nắp.
+ Quét, lau dọn nhà cửa,
+ Không xả rác, vẽ lên bàn, tường,..
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lắng nghe.
- HS vẽ hình chú bộ đội ra giấy A4.
- HS lên thuyết trình.
- HS nhận xét.
- Lắng nghe.
3. Củng cố, tổng kết
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề.
- HS lắng nghe để thực hiện.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Toán
Tiết 71: Luyện tập
I. Yêu cầu cần đạt
- Củng cố kiến thức về nhân số có ba chữ số với số có một chữ số. Tính nhẩm được các phép nhân số tròn trăm với số có một chữ số và trong một số trường hợp đơn giản.
- Vận dụng giải các bài toán thực tế liên quan, giải bài toán bằng hai bước tính.
- Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi. Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- Trò chơi: Ai nhanh ai đúng:
Đặt tính rồi tính: 120 x 5; 317 x 2
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV giới thiệu bài.
- HS tham gia trò chơi.
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Luyện tập
Bài 1:
- GV hướng dẫn cho HS nhận biết ý 1.
Lưu ý: GV hướng dẫn HS ý thứ nhất về tìm tích với hai thừa số đã cho là 209 và 4. Sau đó, GV cho HS làm bài rồi chữa bài.
- GV NX, chốt đáp án đúng.
Bài 2: 
- GV cho HS quan sát mẫu nêu cách nhẩm.
- GV nhận xét.
Bài 3:
- GV nhận xét.
Bài 4: 
- Phân tích đề toán: 
 + Để biết gấu đen còn lại bao nhiêu mi-li-lít mật ong thì ta phải xác định được lượng mật ong ban đầu của gấu đen và lượng mật ong mà gấu đen đã dùng.
 + Đề bài đã cho trước lượng mật ong mà gấu đen đã dùng, vậy ta cẩn phải xác định ban đầu của gấu đen.
- GV Nhận xét, tuyên dương..
- HS đọc yêu cầu.
- HS nêu cách tính.
- HS làm bảng con.
Thừa số
209
253
114
107
Thừa số
4
3
7
9
Tích
836
759
456
963
- HS đọc yêu cầu.
- HS quan sát mẫu, nêu cách nhẩm
- HS làm vở, đọc kết quả.
300 x 3 = 900; 200 x 4 = 800
400 x 2 = 800. 
- HS đọc yêu cầu.
- HS giải thích rõ ràng (nêu phép tính).
Nêu và thực hiện phép tính
128 x 3 = 384
Kết quả: Cái ấm nặng 384 g.
- HS đọc yêu cầu.
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vở 
Bài giải
Lúc đầu gấu đen có số ml mật ong là:
250 x 3 = 750 (ml)
Gấu đen còn lại số ml mật ong là:
750 - 525 = 225 (ml)
 Đáp số: 225 ml mật ong.
3. Củng cố, tổng kết
- GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi, hái hoa,...sau bài học để học sinh luyện kĩ năng nhân số có 3 chữ số với số có một chữ số.
+ Bài toán:....
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS ôn lại bài, xem trước bài sau.
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
................................................................................................................................. 
Tiếng Việt
Tiết 99 + 100: Đọc: Những chiếc áo ấm
Nói và nghe: Thêm sức, thêm tài 
I. Yêu cầu cần đạt
- HS đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Những chiếc áo ấm”. Nhận biết được các nhân vật, hành động, việc làm, sự đóng góp phù hợp với khả năng của mỗi nhân vật vào công việc chung. Hiểu điều tác giả muốn nói qua các câu chuyện. Hiểu được nội dung bài: Nếu tất cả chung sức, chung lòng sẽ làm được những việc lớn lao mà sức một người không thể làm được.
+ Kể về một hoạt động tập thể mà em đã tham gia. Đóng góp ý kiến đúng với yêu cầu, biết đặt câu hỏi với bạn để hiểu đúng ý kiến của bạn.
- Bước đầu biết thể hiện ngữ điệu khi đọc lời nói của nhân vật trong câu chuyện, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
+ Nói rõ ràng đúng với yêu cầu, mạnh dạn đặt câu hỏi với bạn.
- GD HS biết trân trọng những người biết sống vì cộng đồng.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy. 
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV cho HS chơi trò chơi Truyền bóng: 
+ Trong chuyện Đi tìm mặt trời có những nhân vật nào ?
+ Em thích nhân vật nào trong câu chuyện? Vì sao?
- GV nhận xét.
- GV giới thiệu bài mới.
- HS tham gia trò chơi.
- HS ghi vở.
2. Khám phá
Hoạt động 1: Đọc văn bản
- GV đọc mẫu với giọng diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. 
- Gọi HS đọc cả bài.
- GV chia đoạn: (4 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến phải may thành áo mới được.
+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến mọi người cần áo ấm.
+ Đoạn 3: Tiếp theo cho đến để may áo ấm cho mọi người.
+ Đoạn 4: Còn lại.
- GV gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn.
- Luyện đọc từ khó: chim ổ dộc, làm chỉ, luồn kim,..
- Luyện đọc câu dài: Mùa đông,/ thỏ quấn tấm vải lên người cho đỡ rét/thì gió thổi tấm vải bay xuống ao.
- Giải nghĩa từ khó.
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.
- GV nhận xét các nhóm.
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi
1. Mùa đông đến, thỏ chống rét bằng cách nào? 
2. Vì sao nhím nảy ra sáng kiến may áo ấm?
(Giáo viên viết tên các con vật lên bảng: thỏ - nhím - chị tằm - bọ ngựa - ốc sên - chim ổ dộc). Cho Hs giải nghĩa về tổ chim ổ dộc
3. Mỗi nhân vật trong câu chuyện đã đóng góp gì vào việc làm ra những chiếc áo ấm?
M: Nhím rút chiếc lông nhọn trên lưng để làm kim may áo.
4. Em thích nhân vật nào trong câu chuyện? Vì sao?
5. Em học được điều gì qua câu chuyện trên?
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV chốt: Qua câu chuyện giúp em hiểu: Không có việc gì khó nếu biết huy động sức mạnh và trí tuệ của tập thể.
- Hs lắng nghe.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS quan sát.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn.
- HS đọc từ khó.
- HS đọc câu dài.
- HS đọc giải nghĩa từ trong SGK.
- HS luyện đọc theo nhóm 4.
- HS thi đọc.
+ Mùa đông đến, Thỏ quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió thổi bay xuống ao.
+ Nhím nảy ra sáng kiến may áo thì gió sẽ không thổi bay được.
- Các nhóm thảo luận và đóng vai nói khả năng, những đóng góp của mình vào công việc làm ra những chiếc áo ấm cho cư dân trong rừng.
- Từng em phát biểu ý kiến của mình
+ Qua câu chuyện em học được bài học: Trước một việc khó, hãy sử dụng sức mạnh và trí tuệ của tập thể.
+ Em rút ra được bài học: Cần phải đoàn kết, hợp lực để tạo ra sức mạnh
- HS nêu theo hiểu biết của mình.
-2-3 HS nhắc lại.
Tiết 2
Hoạt động 3: Luyện đọc lại 
- GV đọc diễn cảm cả bài.
- GV cho HS luyện đọc theo cặp.
- GV mời một số học sinh thi đọc trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một số HS thi đọc.
3. Nói và nghe: Thêm sức thêm tài 
H ...  cách tính và trình bày cách tính giá trị của
biểu thức vào vở. 
- Kiểm tra chéo KQ, NX, bổ sung.
a) 30 : 5 x 2 = 6 x 2
 = 12
b) 24 + 5 x 6 = 24 + 30
 = 54
c) 30 – 18 : 3 = 30 – 6
 = 24 
- HS đọc yêu cầu.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn tính giá trị của biểu thức ghi ở mỗi con mèo, rồi nêu kết quả. 
40 + 20 – 15 = 60 – 15
                     = 45
56 – 2 x 5 = 56 – 10
                 = 46
40 + 32 : 4 = 40 + 8
                  = 48
67 – 15 – 5 = 52 – 5
                   = 47
4. Củng cố, tổng kết
- GV tổ chức vận dụng bằng trò chơi “Việt nam Thân yêu” qua một số bài tập tính nhanh giá trị của biểu thức số.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS ôn lại bài, xem trước bài sau.
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Tiếng Việt
Tiết 105: Luyện tập: Viết đoạn văn nêu lí do em thích (không thích) một nhân vật trong câu chuyện 
I. Yêu cầu cần đạt
- Viết một đoạn văn nêu được lí do em thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện đã đọc. 
- Viết được đoạn văn ngắn (khoảng 4-5 câu) diễn đạt rõ ràng, đủ ý.
- Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi. Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV cho HS chơi trò chơi Xì điện.
+ Kể tên một số câu chuyện em yêu thích?
+ Em thích nhân vật nào? Vì sao?
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS tham gia chơi.
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Luyện tập
Bài 1:
- GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm
+ Đọc kĩ các câu gợi ý
+ Đưa ra nhận định của mình
- GV nhận xét.
Bài 2:
- GV yêu cầu HS viết đoạn văn dựa vào phần luyện nói từ BT1.
- GV yêu cầu HS trình bày.
- GV chữa bài, nhận xét, tuyên dương học sinh
Bài 3: 
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, đổi bài và nhận xét cho nhau.
- GV nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm việc theo nhóm 4.
- Đại diện các nhóm trả lời
VD: Em thích Huy-gô vì Huy-gô rất giỏi toán lại giỏi cả văn./Em không thích Cô-li-a vì bạn ấy đã viết văn dựa trên chi tiết không có thật./Em thích Cô-li-a vì khi viết văn, bạn ấy đã nói những việc mà bạn ấy không hề làm. Nhưng khi mẹ nhắc thì bạn ấy đã cố gắng hoàn thành tất cả những công việc đó.
- HS đọc yêu cầu bài tập. 
- HS viết vở.
- 3-4 HS đọc.
- HS làm việc theo cặp. 
3. Củng cố, tổng kết 
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.
+ Đọc lại những câu chuyện mà mình yêu thích.
+ Ôn lại các nội dung đã học và chuẩn bị cho bài 29.
- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.
- HS lắng nghe, về nhà thực hiện.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Đạo đức
Tiết 15: Giữ lời hứa (tiết 2) 
I. Yêu cầu cần đạt
- Biết vì sao phải giữ lời hứa. Đồng tình với những lời nói, hành động thể hiện việc giữ lời hứa; không đồng tình với lời nói, hành động không giữ lời hứa.
- Thực hiện lời hứa bằng những lời nói, việc làm cụ thể.
- GD HS biết giữ lời hứa.
II. Ðồ dùng dạy học 
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV cho HS chơi trò chơi: “Làm theo lời tôi nói - không làm theo lời tôi làm”.
+ Bạn nào đã thực hiện được 5 điều Bác Hồ dạy?
+ Thế nào là giữ lời hứa?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
Học sinh tham gia chơi.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh trả lời.
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Khám phá
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự cần thiết phải giữ lời hứa
- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi. 
+ Qua các tình huống trong bài, em có nhận xét gì về việc thực hiện lời hứa của Ly và Huy? 
+ Thông qua các tình huống trong bài tập trên em có thể rút ra điều gì?
* Lưu ý HS chưa thật sự nghiêm túc trong lời hứa với cô về nhà ôn bài.
+ Người biết giữ lời hứa sẽ được người khác đánh giá như thế nào?
* GVKL: Ly đã luôn cố gắng thực hiện lời hứa của mình, coi trọng lời hứa. Huy thì luôn hứa nhưng không thực hiện lời hứa đó. Việc giữ lời hứa là thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác. Người biết giữ lời hứa sẽ được người khác quý trọng, tin cậy và noi theo.
Hoạt động 2: Thảo luận về các cách để giữ lời hứa 
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4 và giao nhiệm vụ cho HS thảo luận các nội dung sau:
+ Những điều em nên làm để giữ đúng lời hứa.
+ Những điều em nên tránh khi hứa với người khác.
+ Cách ứng xử khi em không thể thực hiện lời hứa của mình.
- GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS khi cần thiết.
- GV kết luận: Những điều em nên làm để giữ đúng lời hứa: đúng hẹn; chỉ hứa những điều trong khả năng của mình có thể thực hiện được; đã hứa là phải cố gắng thực hiện cho bằng được
+ Những điều em nên tránh khi hứa với người khác: sai hẹn, hứa suông mà không làm.
+ Những cách ứng xử khi không thực hiện được lời hứa: gọi điện xin lỗi và giải thích lí do thất hứa; nhờ bố mẹ, người thân giải thích lí do với người được mình hứa; gặp trực tiếp xin lỗi và giải thích rõ lí do thất hứa
- Thảo luận nhóm đôi
- Đại diện nhóm báo cáo.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
VD tình huống 1: Ly không thực hiện được lời hứa nhưng bạn đã giải thích rõ lí do và xin lỗi người, mình đã hứa
+ Cần phải giữ lời hứa.
+ Và là cần thực hiện điều mình đã nói, đã
hứa hẹn với người khác.
+ Sẽ được mọi người quý trọng, tin cậy và noi theo.
- Học sinh lắng nghe.
- HS thực hiện nhiệm vụ.
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác trao đổi, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn.
- HS lắng nghe. 
3. Củng cố, tổng kết
- GV yêu cầu HS chia sẻ về những việc em đã làm và sẽ làm để thể hiện giữ lời hứa
+ Chia sẻ về những điều em đã hứa với người khác. Khi đó em đã thực hiện lời hứa của mình như thế nào?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Thực hiện giữ lời hứa cùng khuyên mọi người cần phải biết giữ lời hứa, chuẩn bị cho tiết 3 của bài.
- HS chia sẻ trước lớp.
- HS lắng nghe,rút kinh nghiệm.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Hoạt động trải nghiệm
Tiết 43: Sinh hoạt lớp: Sinh hoạt theo chủ đề: Em chăm sóc nhà cửa
I. Yêu cầu cần đạt
- Học sinh chia sẻ về việc em làm hằng ngày để chăm sóc ngôi nhà của mình. 
- Thực hiện cùng người thân làm đồ trang trí cho tổ ấm.
- Có ý thức với lớp, tôn trọng hình ảnh của bạn bè trong lớp.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV cho Hs hát bài hát: Lớp chúng mình đoàn kết
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS hát. 
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Tổng kết tuần
Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần
- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, NX, bổ sung các ND trong tuần.
+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.
+ Kết quả học tập.
+ Kết quả hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen,
 thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)
Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới
- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, NX, bổ sung ND trong kế hoạch.
+ Thực hiện nền nếp trong tuần.
+ Thi đua học tập tốt.
+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV NX chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.
- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, 
bổ sung các nội dung trong tuần.
- Một số nhóm NX, bổ sung.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.
- HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.
- Một số nhóm NX, bổ sung.
- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.
3. Sinh hoạt theo chủ đề
Hoạt động 3: Chia sẻ về việc em làm hằng ngày để chăm sóc ngôi nhà của mình 
- GV mời HS chia sẻ với bạn theo nhóm 2 theo những gợi ý:
+ Em đã nhận làm công việc gì? Em làm việc này khi nào?
+ Em làm một mình hay làm cùng với ai? Sau khi
hoàn thành việc đó, em cảm thấy thế nào
- GV NX, KL: Mỗi việc em làm hằng ngày để chăm sóc ngôi nhà của mình đều đáng quý vì đó là đóng góp của em- một thành viên của gia đình.
Hoạt động 4: Tham gia cuộc thi gấp chăn theo tác phong chú bộ đội
- GV tổ chức cho HS thi gấp quần áo.
+ Các nhóm cùng nhau luyện gấp quần áo.
+ Mỗi nhóm cử đại diện nhóm tham gia thi.
+ GV và HS nhận xét.
- GV NX, KL: Việc nào cũng phải làm nhiều mới quen tay, làm mới nhanh và đẹp. Chúng ta có thể luyện tập thêm ở nhà để tham gia cuộc thi này vào cuối năm.
- Học sinh chia nhóm 2, chia sẻ ý kiến cùng bạn theo các gợi ý
- Các nhóm chia sẻ
- HS chia nhóm.
- Các nhóm luyện tập.
- Tham gia thi.
- Các nhóm nhận xét.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
4. Củng cố, tổng kết
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà cùng với người thân:
+ Chọn làm đồ trang trí cho tổ ấm của mình như: dây trang trí, hoa giấy, tranh lá treo tường, cắm hoa, làm khung ảnh,...
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng với các thành viên trong gia đình.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_3_tuan_15_nam_hoc_2022_2023_truong_tieu_hoc_phon.docx