Giáo án Lớp 3 Tuần 15 - Trường Tiểu học Đông Anh

Giáo án Lớp 3 Tuần 15 - Trường Tiểu học Đông Anh

Hoạt động tập thể

CHỦ ĐỀ: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN

I. MỤC TIÊU: Giúp HS :

 - Hs hiểu ý nghĩa của ngày 22/12

 - Hs lập kế hoạch thi đua chào mừng ngày 22/12 theo chủ điểm

 - Giúp hs hoà mình vào tập thể.

 -Dạy lồng ghép HIV : HS hiểu thế nào là căn bệnh HIV/AIDS.

II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động1: (5-6) Khởi động

 - Cả lớp hát bài “ Cháu yêu chú bộ đội”

 - Gv nêu mục đích yêu cầu tiết học

Hoạt động2: ( 12-15) Gv tổ chức cho hs tìm hiểu về ngày 22/12

 - Ngày 22/12/45 Bác Hồ đã thành lập đội thanh niên tuyên truyền giải phóng quân tại cây đa Tân Trào ( Cao Bằng) đây là tiền thân của quân đội NDVN từ đó ngày 22/12 là ngày thành lập QĐNDVN.

 - Giúp hs hiểu được truyền thống của QĐNDVN qua cuộc chiến tranh

 - Nêu gương 1 số anh hùng : Nguyễn Bá Ngọc, Kim Đồng

Hoạt động3: ( 12-15)Lập kế hoạch thi đua chào mừng ngày 22/12

 

doc 38 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1216Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 15 - Trường Tiểu học Đông Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
 Thứ hai ngày 29 tháng 11 năm 2010
Hoạt động tập thể
Chủ đề: uống nước nhớ nguồn
I. Mục tiêu: Giúp HS : 
 - Hs hiểu ý nghĩa của ngày 22/12
	- Hs lập kế hoạch thi đua chào mừng ngày 22/12 theo chủ điểm
	- Giúp hs hoà mình vào tập thể.
	-Dạy lồng ghép HIV : HS hiểu thế nào là căn bệnh HIV/AIDS.
II.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động1: (5-6’) Khởi động
	- Cả lớp hát bài “ Cháu yêu chú bộ đội”
	- Gv nêu mục đích yêu cầu tiết học
Hoạt động2: ( 12-15’) Gv tổ chức cho hs tìm hiểu về ngày 22/12
	- Ngày 22/12/45 Bác Hồ đã thành lập đội thanh niên tuyên truyền giải phóng quân tại cây đa Tân Trào ( Cao Bằng) đây là tiền thân của quân đội NDVN từ đó ngày 22/12 là ngày thành lập QĐNDVN.
	- Giúp hs hiểu được truyền thống của QĐNDVN qua cuộc chiến tranh
	- Nêu gương 1 số anh hùng : Nguyễn Bá Ngọc, Kim Đồng
Hoạt động3: ( 12-15’)Lập kế hoạch thi đua chào mừng ngày 22/12
	- Cán bộ lớp nêu kế hoạch dự kiến, thảo luận lấy biểu quyết.
 - Làm kế hoạch nhỏ.
	- Thi đua học tập: Mở cuộc hành quân về Tân Trào, điểm 9 đi được 9 km, điểm 10 đi 
được 10 km
Hình thức tổ chức:
	- Thi theo tổ, tính số km đi được, bạn nào đi đợc nhiều km nhất thì bạn đó thắng cuộc và nhận phần thởng
	- Thi đua rèn luyện tác phong anh bộ đội cụ Hồ bằng cách:
 + Thu gom giấy lộn.
	+ Thực hiện nội quy học tập: đi đúng giờ, làm Bt đầy đủ
	+ Vệ sinh lớp học sạch sẽ 
	+ Tham ra đầy đủ các hoạt động ngoài giờ
	+ Giao tiếp với thầy cô, bạn bè phải lễ phép, giúp đỡ, nhường nhịn bạn, không đánh nhau
* Hình thức thì theo tổ: 1 ngày 10 điểm- 1 lỗi trừ 1 điểm các tổ khác theo dõi chéo nhau.
	- Tổ chức thăm hỏi các bà mẹ VN anh hùng vào ngày 22/12
Hoạt động 4: ( 5-6’) Gv tổ chức cho hs tìm hiểu về căn bệnh HIV/AIDS.
	HS nêu hiểu biết của mình về căn bệnh HIV/AIDS. –Cả lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
 GV cung cấp cho HS thêm về căn bệnh này.
Hoạt động nối tiếp : ( 2-3’)Nhận xét HĐTT
	 Gv nhận xét ý thức thái độ của hs khi tham gia./.
Rút kinh nghiệm giờ dạy: 
Đạo đức:
Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng (tiếp)
I. Mục tiêu: Giúp HS rèn kỹ năng:
- HS biết đánh giá những hành vi, việc làm tốt đối với hàng xóm, láng giềng
- Nâng cao nhận thức, thái độ của HS về tình làng nghĩa xóm
II. Đồ dùng dạy học:
 -Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
HĐ1: Củng cố HS hiểu thế nào là quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng( 3- 4/ )
- HS nêu những việc làm thể hiện sự quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng
- Lớp nhận xét, bổ sung
HĐ2: Giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm được về chủ đề bài học ( 9- 10/)
Mục tiêu: Nâng cao nhận thức, thái độ của HS về tình làng nghĩa xóm
Cách tiến hành: HS đọc yêu cầu bài 6: HĐ nhóm 4
- Tổ chức HS trưng bày các tranh vẽ,bài thơ, ca dao, tục ngữ mà em đã sưu tầm được
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp
- Tổ chức lớp nhận xét, bổ sung
GV tổng kết, nhận xét các tài liệu các nhóm đã sưu tầm được
HĐ3: Đánh giá hành vi ( 10- 12/)
Mục tiêu: HS biết đánh giá những hành vi, việc làm tốt đối với hàng xóm, láng giềng
Cách tiến hành: HS đọc yêu cầu bài 4: HĐ nhóm đôi
- Yêu cầu nhận xét những việc làm và không nên làm đối với hàng xóm, láng giềng
- Đại diện các nhóm trình bày. Lớp trao đổi, nhận xét
GV chốt các việc làm ở tình huống a, d, e, g là những việc làm tốt thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng
HĐ4: Xử lí tình huống và đóng vai ( 16- 18/)
Mục tiêu: HS có kĩ năng ra quyết định và ứng xử đúng đối với hàng xóm, láng giềng trong 1 số tình huống phổ biến
Cách tiến hành: HS đọc yêu cầu bài 5: HĐ nhóm 4
- Yêu cầu HS thảo luận, xử lí tình huống rồi đóng vai
- 1 số nhóm lên đóng vai
- Lớp thảo luận về cách ứng xử trong các tình huống cụ thể
GVchốt: Hàng xóm láng giềng cần quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau
HĐ nối tiếp: ( 1- 2/)
- HS liên hệ bản thân về những việc làm quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng
- 2- 3 HS đọc phần bài học
Rút khinh nghiệm giờ dạy: 
 Ôn Đạo đức: Tuần 15
Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng 
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- HS biết đánh giá những hành vi, việc làm tốt đối với hàng xóm, láng giềng
- Nâng cao nhận thức, thái độ của HS về tình làng nghĩa xóm
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
HĐ1: Xử lí tình huống và đóng vai ( 16- 18/)
Mục tiêu: HS có kĩ năng ra quyết định và ứng xử đúng đối với hàng xóm, láng giềng trong 1 số tình huống phổ biến
Cách tiến hành: HS đọc yêu cầu bài 5: HĐ nhóm 4
- Yêu cầu HS thảo luận, xử lí tình huống rồi đóng vai
- 1 số nhóm lên đóng vai
- Lớp thảo luận về cách ứng xử trong các tình huống cụ thể
GVchốt: Hàng xóm láng giềng cần quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau
Hoạt động 2: Liên hệ ( 18-20’) 
HS liên hệ về việc quan tâm đến hàng xóm, láng giềng
HS kể trong nhóm đôi
Lần lượt kể cá nhân- HS cả lớp nhận xét.
GV chốt các việc làm HSvừa kể và có thể nhắc nhở HS làm thêm một sốviệc thể hiện quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
HĐ nối tiếp: ( 1- 2/)
- HS liên hệ bản thân về những việc làm quan tâm, giúp đỡ hàng xóm, láng giềng
- 2- 3 HS đọc phần bài học
Tập đọc- Kể chuyện
Hũ bạc của người cha
I. Mục tiêu: Giúp HS:
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:Đọc đúng:siêng năng, hũ bạc, trở về, suốt. Phân biệt lời ông lão, lời người kể chuyện lúc nghiêm khắc, lúc khuyên bảo
2.Rèn kĩ năng đọc- hiểu:- Hiểu được ý nghĩa các từ mới: hiểu, thản nhiên, dannhf dụm
- Hiểu nội dung truyện: Bàn tay của con người chính là nguồn tạo nên của cải
3 Biết sắp xếp tranh theo thứ tự của câu chuyện, kể lại toàn bộ của câu chuyện1 cách tự nhiên
- Phân biệt giọng kể qua lời của ông lão với người kể
- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài tập đọc, kể chuyện.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Tiết 1:
HĐ1: Củng cố kĩ năng đọc thuộc lòng bài: "Nhớ Việt Bắc" ( 5- 6/ )
- 2 HS đọc thuộc lòng 10 dòng thơ đầu 
- GV nhận xét, cho điểm
- GV giới thiệu bài mới
HĐ2: HD luyện đọc ( 18-20/)
Bước 1: GV đọc mẫu toàn bài- phân biệt rõ lời các nhân vật
+ Giọng người kể: chậm rãi, khoan thai và hồi hộp cùng sự phát triển tình tiết câu chuyện
+ Giọng ông lão: lúc nghiêm khắc,lúc khuyên bảo, lúc ân cần.. 
Bước 2: HDHS đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Luyện đọc câu:
+ HS đọc nối tiếp mỗi em 1 câu
+ GV kết hợp sửa lỗi cho HS phát âm sai
- Luyện đọc đoạn:
+ 5 HS đọc nối tiếp nhau theo 5 đoạn
- GVHD cách thể hiện giọng đọc của ông lão ở từng tình huống, nhấn giọng ở các từ: siêng năng, dành dụm, lười biếng...
- HS đọc chú giải cuối bài. 
- HS luyện đọc trong nhóm theo nhóm 5 và sửa lỗi cho nhau
- Thi đọc giữa các nhóm
- 1 HS đọc đồng lại bài
HĐ3: HD tìm hiểu bài (10- 12/)
- Hướng dẫn HS đọc thầm đoạn, đọc cả bài để tìm hiểu nội dung bài qua các câu hỏi trong SGK
 + Ông lão người Chăm buồn vì chuyện gì?
 - Yêu cầu HS nắm được: Lí do ông lão buồn, ý muốn của ông lão, cách thức dạy con, khuyên bảo con và thái đọ của người con khi bố vứt tiền
 + Ông lão muốn con trai trở thành người như thế nào?
 GV hỏi thêm : Các em hiểu tự mình kiếm nổi bát cơm là như thế nào?
 - Một HS đọc thành tiếng đoạn 2, HS trao đổi theo cặp, trả lời câu hỏi : Ông lão vứt tiền xuống ao để làm gì?
-HS đọc thầm đoạn3,trả lời:Người con đã làm lụng vất vả và tiết kiệm như thế nào?
 - Một HS đọc đoạn 4 và 5, cả lớp trả lời câu hỏi :
 + Khi ông lão vứt tiền vào bếp lửa, người con làm gì?
 + Vì sao người con phản ứng như vậy?
 + Thái độ của ông lão như thế nào khi thấy con thay đổi như vậy?
 + Sau đó ông lão đã làm gì? . GV kết hợp cho HS quan sát tranh minh họa.
 + Tìm những câu trong truyện nói lên ý nghĩa của truyện này.
- GV chốt:Hai bàn tay của con người là nguồn tạo nên của cải 
Tiết 2:
HĐ1: Luyện đọc lại (12- 15/)
- GV đọc diễn cảm đoạn 4, 5 
- HS thi đọc đoạn văn
- Cả lớp nhận xét, chọn bạn đọc hay nhất.
HĐ2: HD kể chuyện theo tranh (18- 20/)
Bước 1: Xác định yêu cầu
- 2 HS đọc lại yêu cầu của bài
Bước 2: Kể theo nhóm đôi
- Mỗi bạn kể 1 tranh và trong nhóm góp ý cho nhau
Bước 3:Kể trước lớp
-2- 3 nhóm chỉ tranh kể trước lớp
- Theo dõi, nhận xét chọn nhóm kể đúng và hay nhất
- 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện
GV chốt nội dung của từng tranh:
Tranh1: Con luời biếng, còn cha siêng năng làm việc
Tranh2: Cha vứt tiền xuống ao, người con thản nhiên nhìn theo
Tranh 3: Người con xay thóc thuê kiếm tiền
Tranh 4: Cha ném tiền vào lửa, con thọc tay vao đống lửa lấy tiền ra
Tranh5: Ông trao cho con hũ bạc cùng lời khuyên
HĐ nối tiếp: (5-6/)
- HS nhắc lại nội dung câu chuyện
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe
Rút kinh nghiệm giờ dạy : 
Tập đọc
Nhà rông ở Tây Nguyên
I. Mục tiêu: Giúp HS
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - Đọc đúng các từ: múa rông chiêng, ngọn giáo, vướng mái, chiêng trống, buôn làng
- Biết đọc bài với giọng kể, nhấn giọng ở những từ ngữ tả đặc điểm của nhà rông Tây Nguyên
2.Rèn kĩ năng đọc- hiểu:- Hiểu nghĩa các từểtống chiêng, nông cụ
 -Hiểu đặc điểm của nhà rông Tây Nguyên và những sinh hoạt cộng đồng của người Tây Nguyên gắn với nhà rông
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài tập đọc. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
HĐ1: Củng cố kĩ năng kể chuyện: "Hũ bạc của ngươì cha" (5-6/)
- HS kể lại 1 đoạn mà em thích
- HS nhận xét – GV kết luận ghi điểm.
- GV giới thiệu bài
HĐ2: HD luyện đọc ( 13- 15/)
Bước 1: GV đọc mẫu toàn bài với giọng chậm rãi
Bước 2: HD đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Luyện đọc câu:
+ HS đọc nối tiếp mỗi em 1 câu
-GV sửa lỗi cho HS
- Luyện đọc đoạn:
 + 4 HS đọc nối tiếp mỗi em 1 đoạn:
	Đoạn 1: 5 dòng đầu
	Đoạn 2: 7 dòng tiếp
Đoạn 3: 3 dòng tiếp
Đoạn 4: còn lại
 + HS đọc nối tiếp đoạn lần 2
	+ HDHS đọc câu dài: Nó phải cao... qua/... sàn/... trên sàn/... vướng mãi.//
 + HS đọc chú giải trong SGK
 - Luyện đọc theo nhóm: HS luyện đọc theo nhóm 4
 - 3 nhóm đọc trước lớp
 - HS đọc đồng thanh cả bài
 HĐ3: HD tìm hiểu bài (8-10/)
HDHS đọc thầm, đọc thành tiếng trả lời câu hỏi SGK.
 - 1 HS đọc thành tiếng đoạn 1, cả lớp theo dõi, trả lời : Vì sao nhà rông phải chắc và 
cao? GV cho HS quan sát tranh minh họa.
 - Cả lớp đọc thầm đoạn 2, trả lời : Gian đầu của nhà rông được trang trí như thế nào? 
 - HS đọc thầm đoạn 3 và 4, trả lời các câu hỏi :
 + Vì sao gian giữa là trung tâm của nhà rông?
 + Từ gian thứ 3 dùng để làm gì?
 - GV:Em nghĩ gì về nhà rông Tây Nguyên sau khi xem tranh, đọc bài giới thiệu nhà rông?
GV chốt: Đặc điểm của nh ... )
Nhận xét giờ học.
Rút kinh nghiệm giờ dạy:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Ôn toán:
 Tuần 15- Tiết 2
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Rèn kĩ năng giảm một số đi nhiều lần bằng cách chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số. 
- Vận dụng chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số vào giải toán có lời văn
II. Đồ dùng dạy học:
 VBTBTNC toán
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
- Tổ chức cho HS làm các bài:3,4,6 trang 43
HĐ1: Rèn kĩ năng giảm một số đi nhiều lần bằng cách chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số. (15- 16 /)
Bài 3: Củng cố kỹ năng giảm một số đi 2, 3,6 lần.
- HS nêu yêu cầu.
HS làm bài cá nhân
3 HS lên chữa bài. Lớp nhận xét,chốt kết quả đúng
* GV chốt muốn giảm một số đi nhiều lần ta lấy số đó chia cho số lần.
HĐ 2: Giải toán có lời văn ( 18- 20/)
Bài4: Vận dụng chia số có ba chữ số cho số có một chữ số để giải toán có lời văn.
- HS nêu yêu cầu.
HS làm bài cá nhân
1 HS lên chữa bài.
 Cả lớp nhận xét,chốt kết quả đúng
GV chốt: HS nhắc lại cách giải bài toán.
Bài 6: Củng cố kỹ năng giải toán dựa vào tóm tắt.
- HS nêu yêu cầu.
HS làm bài cá nhân vào vở bài tập BTVNC.
1 HS chữa bài.
GV chấm 1 số bài và nhận xét chung
* Chốt : HS nêu cách giải toán có hai lời văn liên quan đến tìm 1 phần mấy của một số
 Bài tập dành cho HS gỏi: 
 Bài 1: Tìm số chẵn có 3 chữ số, biết rằng chữ số hàng trăm gấp 2 lần chữ số hàng đơn vị và bằng chữ số hàng chục.
 Bài 2: Năm nay, em học lớp 1 còn anh học lớp 6. Hỏi sau 5 năm nữa anh học hơn em mấy lớp, biết rằng mỗi năm mỗi người đều được lên lớp.
 Bài 3: Có bao nhiêu hình tứ giác?
 Có bao nhiêu hình tam giác?
GV chốt KQ đúng: 
Bài 1: 482
Bài 2: 5 lớp
Bài 3: 6 tứ giác, 9 tam giác
 HĐ nối tiếp: ( 2-3/)
Nhận xét giờ học.
Rút kinh nghiệm giờ dạy:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Ôn toán:
 Tuần 15- Tiết 3
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Rèn kĩ năng chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số. 
- Vận dụng vào giải toán có lời văn
II. Đồ dùng dạy học:
 VBTBTNC toán
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
- Tổ chức cho HS làm các bài:7,8,9 trang 43- 44
HĐ1: Củng cố chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số (12- 15 /)
Bài 7: Củng cố kỹ năng tìm thành phần chưa biết của phép nhân, chia bằng cách chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.
- HS nêu yêu cầu.
HS làm bài cá nhân
3 HS lên chữa bài. Lớp nhận xét,chốt kết quả đúng
* GV chốt cách tìm thừa số chưa biết ; cách tìm số chia chưa biết.
HĐ2: Ôn lại các bảng nhân( 18- 20/)
Bài 8: Củng cố kỹ năng nhân nhẩm.
HS làm bài cá nhân:Nhân nhẩm rồi điền tích vào bảng trong vở BTBTVNC.
HS lần lượt nêu kết quả.
Cả lớp theo dõi nhận xét.
* Chốt : HS đọc thuộc lòng các bảng nhân.
 Bài 9: Củng cố kỹ năng quan sát rồi vẽ hình.
HS quan sát hình vẽ.
HS nhận diện hình vẽ.
HS vẽ tiếp hình còn thiếu để hoàn thiện hình vẽ.
1 HS chữa bài.
GV chấm 1 số bài và nhận xét chung
Bài tập dành cho HS gỏi:
Bài 1: Một thúng đựng 30 quả trứng nặng 8 kg. Cũng cái thúng đó đựng 40 quả trứng thì nặng 10 kg. Hỏi riêng cái thúng nặng mấy ki lô gam?
Bài 2: Tìm x:
3256 – x = 4582 - 2627
Bài 3: Một con ốc sên bò liên tục từ mặt đất lên một ngọn cây cao 10 m. Cứ mỗi giờ nó bò được 5 m rồi lại bị tụt xuống 4 m. Hỏi con ốc sên phải mất mấy giờ để bò lên đến ngọn cây?
Bài 4: Có ba hộp, mỗi hộp đựng một ssó bút chì. Bạn An lấy 6 bút chì từ hộp thứ nhất chuyển sang hộp thứ 2, rồi lại lấy 4 cái bút chì ở họp thứ 2 chuyển sang hộp thứ 3, cuối cùng lấy 2 bút chì ở hộp thứ 3 chuyển sang hộp thứ nhất. Bây giờ trong mỗi hộp có đúng một tá bút chì. Hỏi lúc đầu mỗi hộp có bao nhiêu bút chì?
GV chốt KQ đúng: 
Bài 1: 2 kg
Bài 2: 1301
Bài 3: 10 giờ
Bài 4: 1 tá bút chì bằng 12 cái.
Thêm 6 bút chì rồi lại bớt 4 bút chì, như vậy so với lúc đầu hộp thứ 2 được thêm: 
6 – 4 = 2 ( bút chì )
 Hộp thứ 2 có số bút chì lúc dầu là: 12 – 2 = 10 ( bút chì )
- Thêm 4 bút chì rồi lại bớt 2 bút chì, như vậy so với lúc đầu hộp thứ 3 được thêm: 
4 – 2 = 2 ( bút chì )
 Lúc đầu hộp thứ 3 có số bút chì là: 12 – 2 = 10 ( bút chì )
- Bớt 6 bút chì rồi lại thêm 2 bút chì, như vậy so với lúc đầu hộp thứ nhất bị bớt đi: 
6 – 2 = 4 ( bút chì )
 Lúc đầu hộp thứ nhất có số bút chì là: 12 + 4 = 16 ( bút chì )
 Đáp số: Hộp thứ nhất: 16 bút chì. 
 Hộp thứ 2: 10 bút chì. 
 Hộp thứ 3: 10 bút chì.
 HĐ nối tiếp: ( 2/)
Nhận xét giờ học.
Rút kinh nghiệm giờ dạy:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Ôn tiếng Việt:
Tuần 15-Tiết 1
I) Mục tiêu: 
 Giúp HS ôn tập củng cố :
 - Rèn kĩ năng đọc - hiểu bài tập đọc : “ Hũ bạc của người cha’’ 
 - Rèn kỹ năng kể chuyện: “ Hũ bạc của người cha’’ 
II) Đồ dùng dạy học 
 - GV và HS : Vở BT bổ trợ và nâng cao tiếng Việt 3 tập 1.
III) Các hoạt động dạy học 
 HĐ1( 15-18’): Củng cố kĩ năng đọc - hiểu
 +) Tổ chức cho HS luyện đọc bài: “Hũ bạc của người cha’’; 
 Lần lượt làm 3 BT ở VBT trang ( 57).
 - Học tập cá nhân.
 - HS nêu nội dung bài; GV nhận xét.
 *) TK: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải.
 HĐ2. Rèn kĩ năng kể chuyện“ Hũ bạc của người cha’’ (15-18 phút)
 - HS kể chuyện theo cặp
 - 3 HS tiếp nối nhau thi kể 3 đoạn.
 - 2 HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
 - Cả lớp nhận xét bình chọn bạn kể chuyện hấp dẫn nhất. 
Bài tập dành cho học sinh giỏi:
Bài 1: Tìm 8 thành ngữ so sánh trong tiếng việt:
 Mẫu: Đẹp như tiên.
Bài 2 : Đọc các câu sau:
Ôi tổ quốc giang sơn hùng vĩ.
 Tố Hữu
Việt Nam đát nước ta ơi.
Mênh mông biển lúa đau trời đẹp hơn.
 Nguyễn Đình Thi
“ Con không được dự bàn việc nước, nhưng con không muốn khoanh tay ngồi nhìn quân giặc sang cướp nước”.
“ Con thề với mẹ sẽ chém đầu giặc giữ, rửa thù nước non”
 Theo Nguyễn Huy Tưởng
 Tìm những từ cùng nghĩa với từ Tổ quốc trong các câu thơ, câu văn trên.
Bài 3: Hãy đặt câu với mỗi tính từ sau theo mẫu:
 Ai ( cái gì, con gì ) thế nào?
 - long lanh, trong vắt, chăm chỉ, đông vui.
KL bài làm đúng
Bài 1: trắng như tuyết, xanh như tàu lá, nhanh như cắt, chậm như ốc sên, vàng như nghệ, trắng như trứng gà bóc, đen như củ súng, xấu như ma,.................
Bài 2: 
giang sơn
đất nước
nước, nước non
HĐ nối tiếp ( 3-5’): Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS về nhà ôn bài.
Rút kinh nghiệm giờ dạy:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
tiếng việt: Tiết 1- Tuần 16
(Luyện viết đoạn văn- Rèn kĩ năng kể chuyện)
 I - Mục đích, yêu cầu : Giúp HS
 1) rèn kĩ năng viết : HS viết được đoạn văn ngắn (7 đến 10 câu) giới thiệu về lớp em và tình hình học tập của lớp với bố mẹ.
 2) Rèn kĩ năng nói : Kể lại được câu chuyện "Đôi bạn". Kể tự nhiên, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với từng đoạn.
	II - Đồ dùng dạy học
 Vở BT bổ trợ tiếngViệt
	III - Các hoạt động dạy học
 HĐ1. Rèn kĩ năng viết (18-20 phút)
 - HS nêu yêu cầu của BT.
 - GV nhắc HS : Viết đoạn văn giới thiệu về lớp và tình hình học tập của lớp với bố mẹ.
 - HS viết bài, GV theo dõi giúp đỡ những HS yếu.
 - Một số em đọc bài viết trước lớp. Cả lớp theo dõi nhận xét góp ý cho bạn.
 HĐ2. Rèn kĩ năng nói (15-18 phút)
 - GV nêu yêu cầu của phần rèn kĩ năng nói.
 - HS kể chuyện theo cặp
 - 3 HS tiếp nối nhau thi kể 3 đoạn.
 - 2 HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
 - Cả lớp nhận xét bình chọn bạn kể chuyện hấp dẫn nhất. 
 HĐ nối tiếp : GV nhận xét tiết học
Ôn tiếng Việt:
Tuần 15- Tiết 2.
I) Mục đích, yêu cầu: Ôn tập, củng cố cho HS :
 - Rèn kĩ năng đọc - hiểu 2 bài tập đọc : “ Hũ bạc của người cha’’ và bài “ Nhà rông ở Tây Nguyên”. 
 - Luyện viết chính xác bài: “Hũ bạc của người cha’’ - đoạn 1.
 - Phân biệt vần ui/ uôi qua BT chính tả.
 - Tiếp tục ôn tập và mở rộng vốn từ về các dân tộc thiểu số.
 - Tập giải nghĩa 1 số từ và dựa vào nghĩa của từ để tìm từ ngữ.
 - Củng cố về so sánh đặc điểm.
 - Luyện viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về lớp và tình hình của lớp.
II) Đồ dùng dạy học 
 - GV và HS : Vở BT bổ trợ và nâng cao tiếng Việt 3 tập 1.
III) Các hoạt động dạy học 
 HĐ1( 45-50’): Củng cố kĩ năng đọc - hiểu
 +) Tổ chức cho HS luyện đọc bài: “Hũ bạc của người cha’’; lần lượt làm 3 BT ở VBT trang 
 +) Tổ chức cho HS luyện đọc nối tiếp bài : “Nhà rông ở Tây Nguyên”, thảo luận nhóm đôi, làm 3 bài tập ở VBT ( trang 58, 59).
 - 1 số nhóm trình bày kết quả thảo luận
 - Nhóm khác nhận xét
 - 1 HS nêu nội dung bài, GV nhận xét. 
 *) TK: Nhà rông ở Tây Nguyên là ngôi nhà rất độc đáo. Mang đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc của người Tây Nguyên. 
HĐ2 ( 20’): Luyện viết chính tả
 - GV đọc đoạn chính tả ( đoạn 1) của bài “Hũ bạc của người cha’’ ; 1 HS đọc lại.
 - GV giúp HS nắm nội dung và cách trình bày đoạn viết.
 - HS luyện viết các chữ khó vào giấy nháp: kiếm nổi, lười biếng và tên riêng : Chăm. 
 GV đọc cho HS viết bài 
 - GV chấm 10 bài nhận xét cách viết, cách trình bày.
 * GV TK :Chữ đầu đoạn viết cách lề vở 1 ô li. Chữ đầu câu, đầu đoạn và tên riêng trong bài phải viết hoa.Trước lời nói của người cha có dấu 2 chấm, xuống dòng gạch đầu dòng, cuối câu nói của người cha có dấu chấm than.
 HĐ3(7’- 10’): HS làm bài tập chính tả phân biệt ui/uôi.
 - HS đọc yêu cầu VBTBTVNC.
 - HS thảo luận theo nhóm đôi .
 - Các nhóm nêu kết quả thảo luận trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 *) GV chốt lời giải đúng: : muối, mũi, tuổi, suối. Củng cố cách viết đúng vần uôi, ui, uôi.
HĐ nối tiếp ( 3-5’): Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS về nhà ôn bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 3 tuan 15(12).doc