Giáo án Lớp 3 Tuần 15 - Trường tiểu học Hải Tân

Giáo án Lớp 3 Tuần 15 - Trường tiểu học Hải Tân

Tập đọc - Kể chuyện:

HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA

 I/ Mục tiêu : *Tập đọc :

 - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

 - Rèn đọc đúng các từ: bát cơm, vất vả, thản nhiên, nước mắt, .

 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Hai bàn tay của con người chính là nguồn tạo nên của cải.( trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4)

 *Kể chuyện :

 - Sắp xếp lại các tranh (SGK) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh họa.( HS K-G kể lại được toàn bộ nội dung câu chuyện)

 II / Chuẩn bị Tranh minh họa truyện trong SGK.

 

doc 26 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 902Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 15 - Trường tiểu học Hải Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
Thứ hai ngày 29 tháng 11 năm 2010 
Tập đọc - Kể chuyện:
HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA
 I/ Mục tiêu : *Tập đọc :
 - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
 - Rèn đọc đúng các từ: bát cơm, vất vả, thản nhiên, nước mắt, ...
 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Hai bàn tay của con người chính là nguồn tạo nên của cải.( trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4)
 *Kể chuyện :
 - Sắp xếp lại các tranh (SGK) theo đúng trình tự và kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo tranh minh họa.( HS K-G kể lại được toàn bộ nội dung câu chuyện)
 II / Chuẩn bị Tranh minh họa truyện trong SGK.
 III/ Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- KT bài “ Nhớ Việt Bắc“. 
? Nêu nội dung bài thơ?
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 
2.Bài mới: a) Phần giới thiệu :
b) Luyện dọc kết hợp giải nghĩa từ 
* Đọc diễn cảm toàn bài giọng hồi hộp, chậm rãi, nhẹ nhàng.
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ .
- Yêu cầu HS đọc từng câu. GV theo dõi sửa sai.
- Gọi HS đọc tiếp nối nhau 5 đoạn trong bài .
- Lắng nghe nhắc nhớ ngắt nghỉ hơi đúng , đọc đoạn văn với giọng thích hợp.
- Kết hợp giải thích các từ khó trong SGK (dúi, thản nhiên, dành dụm  ).
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Y/c HS đọc cá nhân..
c) Hướng dẫn tìm hiểu bài : 
 - Y/c HS đọc đoạn 1 và trả lời ND bài: 
? Ông lão người Chăm buồn vì chuyện gì ?
? Ông muốn con trai mình trở thành người ntn? 
 - Y/c HS đọc đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi.
? Ông lão vứt tiền xuống ao để làm gì ?
- Y/c HS đọc đoạn 3.
? Người con đã làm lụng vất vả và tiết kiệm ntn ? 
- Y/c HS đọc đoạn 4 và 5.
? Khi ông lão vứt tiền vào bếp lửa, người con trai đã làm gì ?
?Vì sao người con trai phản ứng như vậy ?
? Thái độ của ông lão như thế nào khi thấy con đã thay đổi như vậy ?
? Tìm những câu trong truyện nói lên ý nghĩa của truyện này.
 d) Luyện đọc lại : 
- Đọc diễn cảm đoạn 4 và 5, nhắc nhở HS cách đọc. 
- Mời 3 em thi đọc diễn cảm đoạn văn.
- Y.c HS đọc cả truyện. 
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
­) Kể chuyện: 
1 .Giáo viên nêu nhiệm vụ:
2. H/dẫn HS kể chuyện:
Bài tập 1: - Hãy sắp xếp 5 bức tranh theo thứ tự 5 đoạn của câu chuyện “Hũ bạc người cha“.
- Mời HS trình bày kết quả sắp xếp tranh.
- Nhận xét chốt lại ý đúng. 
* Bài tập 2 : 
- Dựa vào 5 tranh minh họa đã sắp xếp đúng để kể lại từng đoạn truyện.
- Gọi một em khá kể mẫu một đoạn.
- Mời 5 em tiếp nối thi kể 5 đoạn của câu chuyện trước lớp .
- Yêu cầu một em kể lại cả câu chuyện 
- Nhận xét ghi điểm.
3) Củng cố, dặn dò : 
- Em thích nhất nhân vật nào trong truyện này ? Vì sao?
- Dặn về nhà tập kể lại truyện, luyện đọc. 
- 2 em đọc thuộc lòng bài thơ và TLCH.
- Cả lớp theo dõi, nêu nhận xét.
- Lắng nghe.
- Lớp lắng nghe GV đọc mẫu.
- Nối tiếp từng câu, kết hợp luyện đọc các từ ở mục A.
- Học sinh đọc từng đoạn trước lớp. ( 5 em- 2 lần)
- Giải thích các từ mới (mục chú giải) và đề xuất cách đọc.
- Đọc theo nhóm.- Đọc từng đoạn trước lớp .
- 5 nhóm nối tiếp đọc đồng thanh 5 đoạn của bài.
- Một em đọc lại cả bài.
- 1 em đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm.
+ Ông rất buồn vì con trai mình lười biếng .
+ Ông muốn con mình siêng năng, chăm chỉ..
- 1 HS đọc đoạn 2,cả lớp đọc thầm và trả lời :
+ Ông muốn thử xem những đồng tiền đó có phải do tự tay anh con trai làm ra không.....
- 1 em đọc đoạn 3, lớp đọc thầm.
+ Anh phải xay thóc thuê để kiếm ngày 2 .
- 1 HS đọc đoạn 4 và 5,cả lớp đọc thầm: 
+ Người con vội thọc tay vào lửa để lấy tiền mà không sợ bị bỏng 
+ Vì anh phải vất vả cả 3 tháng trời mới tiết..
+ Ông lão cười chảy nước mắt vì vui mừng và cảm động trước sự thây đổi của con trai .
+ "Có làm lụng vất vả mới quý đồng tiền. Hũ bạc ... bàn tay con".
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu. 
- 3 em lên thi đọc diễn cảm đoạn văn. 
- 1HS đọc lại cả truyện.
- Lớp lắng nghe bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Lắng nghe nhiệm vụ của tiết học .
- Lớp quan sát lần lượt 5 bức tranh đánh số, tự sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự của truyện.
- 2 em nêu kết quả sắp xếp.
- 1 HS khá kể mẫu một đoạn câu chuyện.
- 5 em nối tiếp thi kể 5 đoạn.
- Một em kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp .
- Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất. 
- Tự nêu ý kiến của mình.
Toán:
CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
 I/ Mục tiêu:
- Biết đặt tính và tính chia số có 3 chữ số cho số có một chữ số ( phép chia hết, phép chia có dư) 
 - Giáo dục HS thích học toán. 
 II/ Hoạt động dạy - học :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1.Bài cũ : Đặt tính rồi tính:
 87 : 3 92 : 5 
 - Nhận xét ghi điểm
2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: 
b) Khai thác :
* Ghi phép tính 648 : 3 = ? lên bảng.
?Em có nhận xét về số chữ số của SBC và SC?
- KL: Đây là phép chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số.
- H/dẫn thực hiện qua các bước như SGK.
- Yêu cầu vài em nêu lại cách chia.
- Mời hai em nêu cách thực hiện phép tính.
- GVghi bảng như SGK.
* Giới thiệu phép chia : 236 : 5
- Ghi lên bảng phép tính: 236 : 5 = ?
- Y/c HS thực hiện phép chia.
- Nhận xét, chữa bài.
- Gọi HS nhắc lại cách thực hiện.
- Ghi bảng như SGK.
 c) Luyện tập
Bài 1: - Gọi nêu bài tập 1( cột 1,3,4)
- Yêu cầu HS thực hiện trên bảng con.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 2 : -Gọi học sinh nêu yêu cầu bài .
- Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở.
- Gọi 1 em lên bảng giải bài. 
- Nhận xét bài làm của học sinh. 
Bài 3: - Gọi học sinh đọc bài tập 3.
? Muốn giảm đi 1 số lần ta làm thế nào?
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
3) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà xem lại các BT đã làm.Làm BT trong VBTT.
- 2 em lên bảng làm bài.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài
- SBC là số có 3 chữ số ; số chia là số có 1 chữ số.
- Lớp thực hiện phép tính theo nhóm đôi. 
 648 3 
 6 216 
 04 
 3
 18
 18
 0
 648 : 3 = 216
- Hai em nêu cách chia.
- 1 em xung phong lên bảng, lớp thực hiện trên bảng con. 
 236 5
 36 47
 1 
 236 : 5 = 47 (dư 1)
- Một em nêu yêu cầu bài.
- Cả lớp thực hiện làm vào bảng con.
872 4 390 6 905 5 230 6
07 218 30 65 40 181 50 38
 32 0 05 2
 0 0	
- Một học sinh nêu yêu cầu bài. 
- Cả lớp thực hiện làm vào vở 
- 1học sinh lên bảng giải, lớp bổ sung. 
Giải :
 Số hàng có tất cả là :
 234 : 9 = 26 hàng 
 Đ/ S: 26 hàng 
- Đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau .
-Một em đọc đề bài 3, lớp đọc thầm.
+ Ta chia số đó cho số lần. 
- Cả lớp làm vào vở.
- Một em lên bảng giải bài, lớp nhận xét chữa bài:
+ giảm 432 m đi 8 lần: 432 : 8 = 54 (m) ..
******************************************************
Buổi chiều: 
Rèn chữ:
Bài viết: HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA
I- Mục tiêu:
- HS đọc đúng đoạn bài viết trong bài " Hũ bạc của người cha".
- Rèn HS viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn viết trong bài "Hũ bạc của người cha"."
- Gdục HS luyện chữ viết đẹp và trình bày sạch đẹp
II- Đồ dùng dạy học: Vở mẫu chữ
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Hoạt động 1:
- GV đọc mẫu đoạn chép sẵn ở trên bảng
- GV nêu câu hỏi củng cố phần nội dung
+ Người cán bộ về xuôi nhớ những gì ở Việt Bắc?
+ Chữ đầu câu phải viết như thế nào?
+ Kể tên những danh từ riêng có trong bài? Tên riêng phải viết như thế nào?
- GV hướng dẫn HS cách trình bày
- GV y/cầu HS luyện viết từ khó vào bảng con.
2. Hoạt động 2: HS thực hành viết vào vở
- GV yêu cầu HS viết vào vở
- GV theo di, uốn nắn những HS còn chậm 
3. Hoạt động 3: GV thu bài chấm
- GV thu bài chấm, nhận xét
4.Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS VN luyện viết lại những từ còn viết sai.
- HS lắng nghe
- HS đọc 2 đoạn chép
- HS lần lượt trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV
- HS lắng nghe
- HS viết bảng những từ dễ viết sai 
- HS chép bài vào vở ( GV chú ý uốn nắn thêm cho các em viết chậm)
- HS lắng nghe
*****************************
Luyện tập Toán:
LUYỆN TẬP 
I/ Mục tiêu: - Củng cố về phép chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số.
 - Giáo dục HS chăm học toán.
 II/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. H/dẫn HS làm BT:
- Yêu cầu HS làm các BT sau:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
 234: 2 123 : 4 562 : 8 783 : 9
Bài 2: Số ?
SBC
Số chia
Thương
 Số dư
667
6
849
7
358
5
429
8
Bài 3: Khối lơp 3 có 166 học sinh, xếp thành 9 hàng. Hỏi xếp đượcbao nhiêu hàng như thế và hàng còn lại có bao nbiêu học sinh?
Bài 4: ( HS K-G).Một bác nông dân mang đi chợ 126 kg quýt để bán, hết buổi sáng thì số quýt còn lại bằng số quýt ban đầu giảm đi 3 lần. Hỏi bác nông dân còn phải bán đi bao nhiêu kg quýt nũa thì mới hết số quýt mang đi bán?
- Theo dõi và giúp đỡ những HS yếu.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
2. Dặn dò : Về nhà xem lại các BT đã làm.
- Cả lớp tự làm bài vào vở.
- Lần lượt từng em lên bảng chữa bài, lớp bổ sung.
SBC
Số chia
Thương
Số dư
667
6
111
1
849
7
121
2
358
5
71
3
429
8
53
5
- Hs tìm số hàng bằng phép tính chia: 166:9. Thương là số hàng cần tìm và số dư là số HS của hàng còn lại.
- HS cần biết phải tìm số quýt buổi sáng bằng cách lấy số quýt mang đi chợ (126) chia 3. Số quýt còn phải bán bằng cách lấy số quýt mang đi chợ trừ đi số quýt đã bán.
*********************************
Luyện tập Tiếng Việt:
RÈN ĐỌC
 I/ Mục tiêu: - HS luyện đọc các bài tập đọc đã học trong các tuần đã học.
 - Rèn kĩ năng đọc đúng, trôi chảy, ngắt nghỉ hơi đúng ở dấu chấm, dấu phẩy.
 II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Hướng dẫn HS luyện đọc:
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm các bài tập đọc trong các tuần đã học.
- Theo dõi từng nhóm uốn nắn cho các em.
- Tổ chức cho HS thi đọc cá nhân, nhóm kết hợp TLCH trong SGK.
- Cùng với cả lớp nhận xét tuyên dương.
2/ Củng cố - Dặn dò: Về nhà đọc lại 
nhiều lần.
- Các nhóm tiến hành luyện đọc theo yêu cầu của GV.
- Thi đọc cá nhân.
- Thi đọc theo nhóm.
- Cả lớp theo dõi bình chọn bạn và nhóm đọc hay, tuyên dương.
- Về nhà đọc lại bài.
**************************************
Thể dục:
ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
TẬP HỢP HÀNG NGANG, DÓNG HÀNG, ĐIỂM SỐ
 I/ Mục tiêu : - Ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung . Thực hiện cơ bản đúng các động tác .
Biết cách tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang, điểm đúng số của mình.
 Chơi trò ch ... t động 3: HS thực hành.
- Gọi HS nhắc lại cách kẻ, cắt, dán chữ V.
- GV nhận xét và nhắc lại các bước thực hiện theo quy trình.
- Theo dõi giúp đỡ các em.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- Đánh giá sản phẩm thực hành của HS, biểu dương những em làm sản phẩm đẹp. 
 3) Củng cố - Dặn dò:
- Chuẩn bị giấy TC, kéo ... giờ sau học cắt chữ E.
- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài .
- Cả lớp quan sát mẫu chữ V. 
 + Nét chữ rộng 1ô.
+ Giống nhau.
+ Trùng khít nhau.
- Lớp quan sát GV thao tác mẫu.
- Theo dõi GV hướng dẫn.
- Tiến hành tập kẻ, cắt và dán chữ V theo hướng dẫn của giáo viên vào nháp.
- Thực hành cắt trên giấy thủ công theo nhóm.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm.
- Cả lớp nhận xét, bình nhóm, CN làm sản phẩm đẹp. 
*****************************************
 Tập làm văn:
NGHE - KỂ: GIẤU CÀY - GIỚI THIỆU VỀ TỔ EM
 A/ Mục tiêu: - Nghe và kể lại được câu chuyện : Giấu cày.
 -Viết được một đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu) giới thiệu về tổ của mình.
 B/ Chuẩn bị : -Tranh minh họa truyện cười Giấu cày trong SGK, chép sẵn gợi ý kể chuyện (BT1). Bảng phụ viết sẵn gợi ý.
 C/ Các hoạt động dạy - học::	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1HS kể lại truyện vui: Tôi cũng như bác.
- Gọi 3HS đọc đoạn văn đã viết ở tiết trước.
- Nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới: a/ Giới thiệu bài :
b) Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1 : - Gọi 2 học sinh đọc bài tập.
- Y/c HS quan sát tranh minh họa và đọc câu hỏi gợi ý.
- Giáo viên kể chuyện lần 1.
? Bác nông dân đang làm gì ?
? Khi được gọi về ăn cơm bác nông dân trả lời ntn?
? Vì sao bác bị vợ trách ? 
? Thấy mất cày bác đã làm gì ? 
- Kể lại câu chuyện lần 2.
- Yêu cầu một học sinh giỏi kể lại.
- Yêu cầu từng cặp tập kể .
- Mời HS thi kể lại câu chuyện trước lớp. 
- Giáo viên lắng nghe và nhận xét.
? Câu chuyện này buồn cười ở chỗ nào ?
Bài tập 2 :
- Nhắc HS dựa vào bài tập nói tiết trước để viết bài.
- Yêu cầu lớp viết bài vào vở. 
- Mời 5 – 7 em thi đọc bài văn của mình trước lớp. - Nhận xét, chấm điểm. 
c) Củng cố - Dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà làm lại bài vào VBT,chuẩn bị tốt cho tiết sau .
- 1HS kể chuyện.
- 3HS đọc bài văn của mình.
- lớp theo dõi bạn trình bày, nhận xét.
- Hai em đọc lại đề bài tập làm văn .
- Đọc thầm câu hỏi gợi ý và kết hợp quan sát tranh minh họa.
- Lắng nghe giáo viên kể chuyện .
+ Bác nông dân đang cày ruộng .
+ Khi được gọi về ăn cơm bác hét to : Để tôi giấu cái cày vào bụi đã !
+ Vì dấu cày mà la to như vậy thì kẻ gian sẽ biết chỗ giấu và lấy mất cày .
+ Nhìn trước, nhìn sau không có ai bác mới ghé tai vợ nói nhỏ : - Nó lấy mất cái cày rồi .
- Lớp theo dõi giáo viên kể lần 2 .
- Một em lên kể lại câu chuyện. 
- Từng cặp kể cho nhau nghe .
- 4 em thi kể lại câu chuyện trước lớp .
+ Khi đáng nói nhỏ thì không nói còn khi không đáng nói nhỏ thì lại nói nhỏ .
- Một học sinh đọc đề bài tập 2.
- Nêu nội dung yêu cầu của bài tập . Quan sát mẫu các câu hỏi gợi ý và dựa vào tiết làm văn trước để viết vào vở đoạn văn giới thiệu về tổ của mình.
- 5 - 7 em thi đọc đoạn văn trước lớp .
- Lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn làm tốt nhất .
 ********************************
Toán
LUYỆN TẬP
 A/ Mục tiêu : Biết làm tính nhân, tính chia. (ø bước đầu làm quen với cách viết gọn ) và giải bài toán có hai phép tính .
 B/ Hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
b) Luyện tập:
Bài 1: - Gọi học sinh nêu bài tập 1(a,b)
- Y/c 3 em lên bảng tự đặt tính và tính kết quả.
- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và tự chữa bài. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2 : - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài (a,b,c)
- Yêu cầu cả lớp cùng làm mẫu một bài .Lưu ý HS cách viết gọn tương tự SGK.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi 2 em lên bảng chữa bài. 
- Nhận xét bài làm của HS.
Bài 3 - Gọi đọc bài trong sách giáo khoa .
- Yêu cầu học sinh cả lớp đọc thầm. 
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Gọi 1 học sinh lên bảng giải .
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
ài 4: - Gọi 1 học sinh đọc bài 4 .
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm. 
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Gọi 1 học sinh lên bảng giải .
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài. 
3) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà xem lại các bài tập đã làm .
 - Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- Một em nêu yêu cầu đề.
- Cả lớp thực hiện làm vào vở .
- 3 học sinh thực hiện trên bảng. 
- Đổi chéo vở để KT bài nhau.
- Một học sinh nêu yêu cầu bài. 
- Cả lớp thực hiện vào vở. 
- 2 học sinh lên bảng thực hiện . 
 396 3 630 7
 09 132 00 90
 06 0
 0
- Một học sinh đọc đề bài .
- Nêu dự kiện và yêu cầu đề bài .
- Cả lớp làm vào vở .
- 1 HS giải bài trên bảng,lớp n/x bổ sung..
Giải :
Quãng đường BC dài là :
172 x 4 = 688 (m)
Quãng đường AC dài :
172 + 688 = 860 (m)
 Đ/ S: 860 m 
- Học sinh đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau .
- Một em đọc đề bài 4. 
- Cả lớp làm vào vào vở.
- Một học sinh lên bảng giải bài, lớp bổ sung:
Giải :
Số chiếc áo len đã dệt:
450 : 5 = 90 ( chiếc áo )
Số chiếc áo len còn phải dệt :
 450 – 90 = 360 ( chiếc áo )
 Đ/S :360 chiếc áo 
*************************************** 
 SINH HOẠT LỚP
A. Mục tiêu:
- Giúp HS thấy được những ưu, khuyết điểm trong tuần 15, từ đó có hướng khắc phục.
- Đề ra phương hướng tuần 16.
B. Lên lớp:
1. Lớp sinh hoạt văn nghệ
2. Đánh giá các hoạt động tuần 15:
 a.Ưu điểm:
 -Nề nếp của lớp nghiêm túc.
 - Có ý thức tự giác làm vệ sinh lớp học.
 - Học tập khá nghiêm túc, một số em phát biểu xây dựng bài sôi nổi:Quyến, Quân, Nhi, Huệ, Na, Hứa, X Dương
 - Về nề nếp rèn chữ giữ vở một số em có tiến bộ như : Hứa, Lợi, Nga, Na, Huyên
 - Học tập có tiến bộ: Lợi, Hứa, Huyên, Phạm, Tùng
 - Giúp bạn trong quá trình học tập: Nhi, Huệ, Quân, Vương..
 b.Khuyết điểm:
- Một số bạn còn nói chuyện trong giờ học chưa chú ý nghe cô giáo giảng bài: Hùng, Hứa, Thanh
- 1 số em còn thiếu vở bài tập, quên sách vở: Nga, QuangB, Nhi, Như
- Chữ cẩu thả: Quang A, Quyến, Hùng.
- Tóc dài và vệ sinh thân thể chưa sạch: Thanh, Hứa, Quyến, T Dương
- Các khoản thu nộp đợt 1 chưa hoàn thành: Bắc, Dương, Nhi, Như..
- Nghỉ học còn nhiều do các em ốm và 1 số em lười đi học do trời mưa: Thanh, Bắc, Nhã, Quâng, Ý
3. Kế hoạch tuần16 :
- Duy trì các nề nếp đã có.
- LĐVS sạch sẽ - Tăng cường thi đua giành nhiều điểm tốt để chào mừng ngày thành lập QĐND VN 22-12
-Tăng cường học nhóm ở nhà,giúp nhau cùng tiến bộ.
 -Thường xuyên luyện viết và luyện đọc. Làm tốt các bài tập cô ra về nhà. Học thật thuộc các bảng nhân và chia.
Tiếng Việt
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
 A/ Mục tiêu: - HS luyện viết chữ hoa: D theo cỡ chữ vừa và nhỏ trong vở luyện viết chữ đẹp.
Viết từ và câu ứng dụng:Vừ A Dính. Dao có mài mới sắc, người có học mới khôn.
 - Rèn cho HS tính cẩn thận, kiên trì trong học tập.
 B/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Yêu cầu HS tập trên bảng con chữ hoa: D
* Nêu yêu cầu:
- Viết chữ hoa trên bằng cỡ chữ vừa, viết một dòng.
- Viết 2 dòng: chữ hoa D cở chữ nhỏ
- Viết 3dòng :Vừ A Dính 
- Viết 4 dòng :Dao có mai mới sắc, người có học mới khôn
* Yêu cầu HS viết vào vở luyện viết, GV theo dõi uốn nắn.
* Chấm vở 1 số em, nhận xét tuyên dương.
* Dặn dò: Về nhà luyện viết thêm, ghi nhớ cách viết chữ hoa.
- Cả lớp lấy bảng con tập viết chữ hoa D theo GV yêu cầu.
- Chú ý theo dõi.
- Cả lớp viết vào vở luyện viết.
- Nộp vở để GV chấm.
Tiếng Việt
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
 A/ Yêu cầu: - HS nghe - viết đoạn 4 trong bài Hũ bạc của người cha.
 - Giáo dục HS ý thức rèn chữ giữ vở.
 B/ Hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hướng dẫn HS nghe - viết:
- Đọc đoạn văn 1 lần.
- Gọi 2HS đọc lại đoạn văn.
? Đoạn văn có mấy câu ?
? Câu nào trong đoạn là lời của người cha ? Câu đó được trình bày như thế nào?
? Những chữ nào trong đoạn viết hoa?
- Yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn và ghi nhớ những từ khó dễ lẫn.
* Đọc cho HS viết bài vào vở.
* Chấm, chữa bài.
* Dặn dò: Về nhà viết lại cho đúng những chữ đã viết sai.
- Lắng nghe GV đọc bài.
- 2 em đọc đọc văn.
- HS nhắc lại cách trình bày đoạn văn.
- Cả lớp theo dõi bổ sung.
- Nghe - viết bài vào vở.
- Nghe nhận xét rút kinh nghiệm.
Âm nhạc
HỌC BÀI HÁT: NGÀY MÙA VUI
GIỚI THIỆU VÀI NHẠC CỤ DÂN TỘC 
 A/ Mục tiêu : -Học sinh hát đúng giai điệu lời 2 của bài hát .
 - Biết hát kết hợp vận động phụ họa.
 - Giáo dục học sinh tình yêu dân ca và các nhạc cụ .
B/ Chuẩn bị :- Giáo viên Băng nhạc bài hát và máy nghe .Chép lời 2 lên bảng phụ .
C/ Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài mới: a) Giới thiệu bài:
-Tiết học này chúng ta sẽ học lời 2 bài hát “Ngày mùa vui“
-Giáo viên ghi tựa bài lên bảng ,
b) Khai thác:
*Hoạt động 1 :Dạy bài hát 
-Cho học sinh ôn lại lời 1 bài hát ngày mùa vui .
-Cho học sinh nghe băng nhạc lời 2 bài hát 
-Cho học sinh đọc đồng thanh lời 2 bài hát .
-Dạy hát từng câu .
- Luyện tập luân phiên theo nhóm .
- Hát lời 1 và lời 2 kết hợp Gõ đệm 
-Hát kết hợp với múa đơn giản .
- Từng nhóm học sinh thi biểu diễn trước lớp .
*Hoạt động 2 : - Giới thiệu đến học sinh một vài nhạc cụ dân tộc 
-Nêu tên gọi từng nhạc cụ theo tranh vẽ hoặc vật thật 
*Hoạt động 3 : Nghe nhạc .
-Cho học sinh nghe bài hát thiếu nhi hoặc trích đoạn nhạc không lời .
 d) Củng cố - Dặn dò:
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà học bài và tập hát cho thuộc lời bài hát .
-Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài 
-Hai đến ba học sinh nhắc lại tựa bài 
-Học sinh nhắc lại tên bài hát “ Ngày mùa vui“
-Lớp thực hiện ôn lời 1 của bài hát trên cơ sở đó tập lời 2 bài hát .
-Lớp lắng nghe lời 2 bài hát qua băng một lượt 
-Sau đó cả lớp đọc đồng thanh lời của bài hát .
- Dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh lần lượt tập từng câu của bài hát .
- Hát luân phiên từng nhóm .
-Học sinh hát bài hát kết hợp với múa đơn giản – Các nhóm lần lượt lên thi biểu diễn trước lớp 
- Quan sát tramh hoặc vật thật để nêu tên nhạc cụ : Đàn bầu , đàn nguyệt , đàn tranh .
-Lớp nghe nhạc về các bài hát dành cho thiếu nhi hoặc nhạc không lời của các nhạc cụ .
-Học sinh về nhà tự ôn cho thuộc bài hát xem trước bài hát tiết sau 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 3 TUAN 152BUOI CKT.doc