Giáo án Lớp 3 - Tuần 16-17 - Năm học 2008-2009 - Trường Tiểu học Cổ Đông

Giáo án Lớp 3 - Tuần 16-17 - Năm học 2008-2009 - Trường Tiểu học Cổ Đông

I. Mục tiêu:

 A. Tập đọc:

1. Đọc thành tiếng:

 - Đọc đúng các từ: nườm nượp, lấp lánh, hồ lớn làng, lăn lăn, ướt lướt thướt

 - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

 - Đọc trôi chảy toàn bài và phân biệt được lời dẫn chuyện và lời của nhân vật.

2. Đọc hiểu: Hiểu nghĩa các từ trong bài: sơ tán, sao sa, công viên, tuyệt vọng

 - Hiểu được nội dung : Câu chuyện ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của những người dân làng quê, sẵn sàng giúp đỡ người khác, hi sinh vì người khác và lòng thuỷ chung của người thành phố với những người sẵn sàng giúp đỡ mình lúc khó khăn gian khổ.

 B. Kể chuyện

 - Dựa vào ý nghĩa kể lại được toàn bộ câu chuyện.

 - Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn

II. Đồ dùng dạy - học:

 GV: - Tranh minh hoạ bài tập đọc phóng to

 - Ghi sẵn nội dung luyện đọc

 

doc 46 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 967Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 16-17 - Năm học 2008-2009 - Trường Tiểu học Cổ Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc – kể chuyện
Đôi bạn
I. Mục tiêu:
	A. Tập đọc:
1. Đọc thành tiếng:
	- Đọc đúng các từ: nườm nượp, lấp lánh, hồ lớn làng, lăn lăn, ướt lướt thướt
 	- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
	- Đọc trôi chảy toàn bài và phân biệt được lời dẫn chuyện và lời của nhân vật.
2. Đọc hiểu: Hiểu nghĩa các từ trong bài: sơ tán, sao sa, công viên, tuyệt vọng
	- Hiểu được nội dung : Câu chuyện ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của những người dân làng quê, sẵn sàng giúp đỡ người khác, hi sinh vì người khác và lòng thuỷ chung của người thành phố với những người sẵn sàng giúp đỡ mình lúc khó khăn gian khổ.
	B. Kể chuyện
	- Dựa vào ý nghĩa kể lại được toàn bộ câu chuyện.
	- Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn
II. Đồ dùng dạy - học:
	GV: 	- Tranh minh hoạ bài tập đọc phóng to
	- Ghi sẵn nội dung luyện đọc
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. ổn định tổ chức 
B. Kiểm tra bài cũ
- 2 học sinh đọc bài: nhà rông ở Tây Nguyên và trả lời câu hỏi
- Nhận xét và cho điểm
- 2 học sinh luyện đọc
C. Dạy - học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu , ghi bảng
- Nghe giới thiệu
2. Hướng dẫn luyện đọc:
* Đọcmẫu
- GV đọc mẫu
- Học sinh theo dõi gv đọc
* Đọc câu:
- Học sinh nối tiếp nhau đọc, mỗi học sinh 1 câu 
* Đọc đoạn
- 3 học sinh nối tiếp đọc 3 đoạn
* Luyện đọc nhóm
- Mỗi nhóm 3 học sinh 
* Thi đọc theo nhóm
- 2 nhóm học sinh thi đọc trước lớp
- Nhận xét bình chọn nhóm đọc tốt nhất.
3. Tìm hiểu bài:
- 1 học sinh đọc lại toàn bài
- 1 học sinh đọc
- Thành và Mến kết bạn với nhau trong hoàn cảnh nào?
- Kết bạn với nhau từ hồi nhỏ, về quê Mến ở nông thôn
- Mến thấy thị xã có gì lạ?
- HS trả lời
- Ra thị xã Mến thích nhất ở công viên. ở công viên Mến có hành động gì đáng khen?
- Đã cứu 1 em bé đang vùng vẫy tuyệt vọng dưới nước
- Qua hành động này em thấy Mến có đức tính gì đáng quý?
- Mến dũng cảm, sẵn sàng cứu người, bạn còn lại rất khéo léo khi cứu người
- Tìm những chi tiết nói lên tình cảm của gia đình thành đối với người giúp đỡ gia đình mình?
- Học sinh nêu
4. Luyện đọc lại
- GV chọn 1 trong các đoạn hướng dẫn hsđọc
- Học sinh luyện đọc
- Nhận xét và cho điểm
Kể chuyện
1. Xác định yêu cầu
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của phần kể chuyện
- 1 học sinh đọc
+ Đọc gợi ý phần kể chuyện
- Học sinh đọc từng phần
+ Gọi học sinh kể từng đoạn
- Học sinh kể từng phần
- Kể trong nhóm
- Học sinh kể trong nhóm 
- Thi kể trước lớp
- 3 HS nối tiếp nhau kể trước lớp
- Nhận xét và cho điểm
D. Củng cố – dặn dò
Em có nhận xét gì về thành phố và nông thôn 
- học sinh nhận xét
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
	Giúp học sinh củng cố:
	Kỹ năng thực hiện phép tính nhân, chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số
	- Tìm số chia biết trong phép nhân
 - Giải toán = 2 phép tính có liên quan đến việc rút về đơn vị, tìm một phần mấy của 1 số.
	 - Gấp, giảm 1 số đi 1 số lần, thêm bớt 1 số đi 1 số đơn vị	
	 - Góc vuông, góc không vuông	
II. Chuẩn bị:
	Chép bảng bài 1, 2
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- 2 học sinh lên bảng làm bài 2,3
- 2 học sinh thực hiện
- Nhận xét và cho điểm
B. Dạy - học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học. Ghi bảng tên bài
- GV ghi bảng tên bài. Học sinh gv giới thiệu
2. Hướng dẫn học sinh luyện tập
Bài 1: - Yêu cầu học sinh đọc đề bài
- 2 học sinh đọc
- 2 nhóm thi đua làm bài
- GV nhận xét, cho điểm
Bài 2:
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài
- 1 học sinh đọc bài
- Nêu cách thực hiện
- Học sinh làm bài
- Nhận xét, cho điểm
Bài 3:
- Gọi học sinh đọc đề bài
- 1 học sinh đọc bài
- GV hướng dẫn hs tóm tắt và giải
Giải
Số máy bơm đã bán:
 36 : 9 = 4(máy bơm) 
Số máy bơm còn lại
 36 – 4 = 32 (máy bơm)
 Đáp số: 32 máy bơm
- Nhận xét, cho điểm
Bài 4:
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài
- 1 học sinh đọc bài
- Muốn thêm 4 đơn vị vào 1 số ta làm thế nào?
- Lấy số đó cộng với 4
- Muốn gấp 1 số lên 4 lần ta làm thế nào?
- Lấy số đó nhân với 4
- Muốn bớt 4 đơn vị ở 1 số ta làm thế nào?
- Lấy số đó trừ đi 4
- Muốn giảm 1 số đi 4 lần ta làm thế nào?
- Lấy số đó chia cho 4
- Yêu cầu học sinh làm
- 2 học sinh lên bảng làm
Lớp làm vào vở bài tập
Bài 5
- Yêu cầu học sinh quan sát tìm góc vuông
- Đồng hồ nào có 2 kim tạo thành góc vuông?
- Đồng hồ a
- Con có nhận xét gì về 2 đồng hồ còn lại?
- Đồng hồ b, tạo thành góc nhỏ hơn góc vuông
- Đồng hồ c, tạo thành góc hơn góc vuông
- Nhận xét, cho điểm
D. Củng cố – dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Chuẩn bị bài sau
Đạo đức
Biết ơn thương binh liệt sĩ ( tiết 2)
I. Mục tiêu:
	- Học sinh sưu tầm và tìm hiểu 1 số hình ảnh gương TB liệt sĩ
	- Sưu tầm những bài hát và bài thơ về các tấm gương đó	
	- Học sinh có ý thức tôn trọng biết ơn TB liệt sĩ	
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Tranh ảnh về các tấm gương hi sinh
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Thế nào là người TB liệt sĩ?
- Học sinh nêu
- Chúng ta cần có thái độ thế nào đối với TB liệt sĩ?
- Học sinh nêu
- Nhận xét, cho điểm
B. Dạy - học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học. ghi bảng
- Nghe giới thiệu
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1: xem tranh ảnh
- Treo tranh sách bài tập đạo đức
- Học sinh quan sát, thảo luận nhóm
+ Cho biết tên từng nhân vật trong ảnh?
- Học sinh nêu
- Em biết gì về gương chiến đấu anh hùng đó?
Học sinh nêu tới anh hùng : Lý Tự Trọng, Kim Đồng, Võ Thị Sáu, Trần Quốc Toản.
- Hãy hát 1 bài hoặc đọc bài thơ về anh hùng đó
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung
GV: Các anh hùng đã hi sinh cho Tổ quốc để cho chúng ta được cơm no, áo ấm. Chúng ta phải làm gì để đền đáp công lao to lớn ấy?
- Phải học tốt để xây dựng đất nước ngày 1 giàu mạnh.
Hoạt động 2: Báo cáo kết quả điều tra địa phương
- Yêu cầu các nhóm ghi lại kết quả điều tra
- Đại diện các nhóm trình bày về hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở địa phương
- Học sinh nhóm khác bổ sung
- Nhận xét bổ sung
Hoạt động 3: thi múa hát, đọc thơ về chủ đề
- Yêu cầu đại diện nhóm trình bày nhận xét
- Học sinh trình bày
KL chung: Sách bài tập
- Học sinh đọc lại
C. Củng cố
Tổng kết bài học
- Chuẩn bị bài sau
Toán
Làm quen với biểu thức
I. Mục tiêu: 
 Giúp học sinh:
	- Làm quen với biểu thức và giá trị biểu thức
	- Tính giá trị các biểu thức đơn giản	
II. Đồ dùng dạy - học:
	GV: Chép sẵn bảng bài 1
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ- Học sinh làm bài 2, 3 
- 2 học sinh làm
B. Dạy - học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ dạy
- Nghe giới thiệu
2. Giới thiệu về biểu thức
Giới thiệu 126 + 51 gọi là biểu thức: biểu thức 126 + 51
- Học sinh nhắc lại: biểu thức 126 + 51, 126 + 51 gọi là 1 biểu thức
Thế nào là biểu thức?
- Là 1 dãy các số, các dấu viết xen kẽ nhau
3. Giá trị về giá trị biểu thức
- Yêu cầu học sinh khá 126 + 51 = ?
- Hs khá 126 + 51 =177
- 126 + 51 = 177 à177 gọi là giá trị của biểu thức chính là cái gì của phép tính?
- là 177
- chính là hiệu quả của phép tính
4. Luyện tập
Bài 1:
- Yêu cầu học sinh đọc đề
- 1 học sinh đọc
- Yêu cầu học sinh tính
- HS tính và nêu giá trị của biểu thức đó
Bài 2:
- Giáo viên hướng dẫn
- 2 đội thi nối
- Nhận xét cho điểm
D. Củng cố – dặn dò:
- Thế nào là giá trị của biểu thức?
2-3 hs nêu
- Nhận xét tiết học
Tự nhiên và xã hội
Hoạt động công nghiệp, thương mại
I. Mục tiêu:
	Sau bài học học sinh biết	
	- Kể tên 1 số hoạt động công nghiệp, thương mại của tỉnh (thành, phố )nơi em đang sống
	- Nêu được ích lợi của các hoạt động công nghiệp, thương mại
II. Đồ dùng dạy - học:
	GV: 	- Các tranh ảnh trang 60, 61 Sgk
	- Tranh ảnh sưu tầm về chợ hoặc cảnh mua bán 1 số đồ chơi
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Nêu 1 vài hoạt động nông nghiệp ở địa phương em?
- ích lợi của hoạt động nông nghiệp đó
- Học sinh nêu: cấy lúa, trồng sắn
- Học sinh đọc
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: nêu mục tiêu giờ học.
- Nghe giới thiệu
2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài:
Hoạt động1: Kể cho nhau nghe về hoạt động công nghiệp nơi đang sống
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo cặp
- 2 học sinh cùng thảo luận kể cho nhau nghe về hoạt động thương mại
- Yêu cầu các nhóm trình bày 
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp 
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm
+ Cá nhân quan sát hình Sgk
- Hs quan sát hình trong Sgk
+ Nêu các hoạt động trong hình vẽ
- Mỗi hình 1-2 hs nêu
ànhững hoạt động khoan dầu khí, khai thác than, dệt gọi là hoạt động công nghiệp.
Hoạt động 3: Kể tên 1 số chự siêu thị cửa hàng
- Chia nhóm, yêu cầu nhóm thảo luận
- Học sinh thảo luận nhóm theo câu hỏi
- Đại diện nhóm trả lời trước lớp
+ Hoạt động mua bán như Sgk hình 4, 5 trang 60 thường gọi là hoạt động gì?
- Hoạt động thương mại
+ Các hoạt động đó em thường thấy ở đâu
- Chợ, siêu thị, cửa hàng
- Kể tên 1 số chợ ở quê em
ở quê có các chợ là nơi mua bán các đồ dùng như đồ ăn uống, may mặc ở thành phố ngoài chợ còn có các siêu thị, cửa hàng 
- Học sinh kể
Các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá được gọi là hoạt động thương mại
- Học sinh nhắc lại
Hoạt động 4: Trò chơi bán hàng
- Yêu cầu 2 nhóm cử mỗi nhóm 2 bạn, 1người bán và 1 người mua
- Học sinh chơi trò chơi
- Giáo viên nhận xét
- Học sinh nhận xét – bổ sung
D. Củng cố – dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Tổng kết tiết học
- Chuẩn bị tiết sau
Thứ ba ngày 23 tháng 12 năm 2008
Tập viết
Ôn chữ hoa M
I. Mục tiêu:
- Củng cố cách viết chữ hoa M
- Viết đúng, đẹp các chữ viết hoa M, T, B
- Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng M, T, B các chữ trong từ và câu ứng dụng
II. Đồ dùng dạy - học:
	GV: chữ mẫu, kẻ bảng	
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- 2 học sinh viết từ khó viết của bài cũ 
- Nhận xét cho điểm
- 2 học sinh viết
B. Dạy - học bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- Nghe giới thiệu
2. Hướng dẫn học sinh viết
* Giáo viên đưa mẫu M, T, B
- Học sinh quan sát
* GV viết mẫu, vừa viết vừa qui định viết
- Học sinh quan sát
- Viết bảng
- 2 học sinh lên bảng, lớp viết bảng con 
* Nêu từ ứng dụng
- Học sinh đọc Mạc Thị Bưởi
- Em biết gì về Mạc Thị Bưởi?
- HS nêu
- Viết bảng
- 2 học s ... gắt câu trong đoạn văn
Tự nhiên xã hội
Ôn tập học kỳ I
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh
- Tiếp tục củng cố các kiến thức đã học.
- Củng cố các k/ năng có liên quan.
- Củng cố ‏‎ thức giữ gìn SR và t/g vào các h/đ.
II. Chuẩn bị:
- Các bảng ghi tên sản phẩm hàng hoá.
- Biển xanh đỏ ghi chữ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hđ1: Trò chơi “Ai lựa chọn nhanh nhất”
- G/viên chuẩn bị các tấm bìa ghi tên các hàng hoá (chia thành 2 nhóm):
- N 1: Gạo, tôm các, đỗ tương, dầu mỏ, giấy, quần áo, thư, bưu phẩm, tin tức.
- Treo bảng phụ có nội dung: (2 bên)
SP nông nghiệp
SP công nghiệp
SP T.tin liên lạc
- N 2: Lợn, gà, dứa, chè, than đá, sắt thép, máy vi tính, phim ảnh, bản tin, báo.
- Chia lớp thành 2 đội, yêu cầu mỗi đội cử 2 thành viên lập đội chơi, tổ chức cho học sinh, nhận xét, bổ sung.
+ Mỗi đội nhận được 1 nhóm sản phẩm, sau 5 phút hai đội gắn các sản phẩm vào đúng chỗ bảng phụ của mình.
+ Đội nào trả lời nhanh hơn, đội đó thắng cuộc..
2. Hđ2: Trò chơi: Ghép đôi “Việc gì ở đâu”?
- Chuẩn bị các biển đeo cho học sinh.
+ Biển màu đỏ ghi các cơ quan, địa điểm: UBND, bệnh viện, trường học, bưu điện, trung tâm thông tin, trụ sở công an, công viên xí nghiệp.
+ Biển màu xanh ghi các công việc, hđ, vui chơi, thư giản, giữ gìn an ninh trật tự, chuyển phát tin tức, gửi thư- liên lạc, học tập, khám- chữa bệnh, điều hành mọi hoạt động của địa phương, sản xuất hàng hoá.
- Gọi 8 hs lên chơi lần 1, 4 học sinh đeo biển đỏ, 4 học sinh khác đeo biển xanh.
- Sau hiệu lệnh của giáo viên, các h/s phải nhanh chóng tìm bạn của mình sao cho bạn đeo biển đỏ có nội dung phù hợp với bạn đeo biển xanh. Cặp nào tìm ra nhanh nhất và đúng sẽ được phần thưởng.
- Gọi 8 học sinh khác lên chơi lần 2.
3. Củng cố, dặn dò:
Ôn lại nội dung đã học.
tập đọc
Ôn tập học kỳ(tiết 5 )
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra học thuộc lòng:
+ Nội dung: 17 bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 17.
+ Khả năng đọc thành tiếng: đọc thuộc lòng các bài thơ, đoạn văn, tốc độ tối thiệu 70 chữ/ 1 phút, biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
+ Khả năng đọc hiểu: Trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Ôn luyện về cách viết đơn.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Phiếu ghi sẵn tên, đoạn văn có yêu cầu học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 17.
- Vở bài tập tiếng việt.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. G/t bài: Ghi đầu bài
2. Kiểm tra học thuộc lòng:
- Gọi học sinh nhắc lại tên các bài có yêu cầu học thuộc lòng.
- Học sinh nhắc lại: Hai bàn tay em, khi mẹ vắng nhà, quạt cho bà ngủ, mẹ vắng nhà ngày bão, mùa thu của em, ngày khai trường, Nhớ lại buổi đầu đi học, bận, tiếng ru, quê hương, vẽ quê hương, cảnh đẹp non sông, Vàm Cỏ Đông, Nhớ Việt Bắc, Nhà bố ở, Về quê ngoại, Anh Đom Đóm.
- Cho học sinh lên bảng gắp thăm bài đọc.
- Lần lượt học sinh gắp thăm bài về chỗ chuẩn bị.
- Gọi h/s trả lời 1 câu hỏi về bài.
- Đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi.
3. Ôn luyện về viết đơn:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- 1 học sinh đọc yêu cầu sách giáo khoa.
- Gọi học sinh đọc lại mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
- 2 học sinh đọc lại mẫu đơn trang 11 sách giáo khoa
- Mẫu đơn hôm nay các em viết có gì khác với mẫu đơn đã học?
- Đây là mẫu đơn xin cấp lại thẻ đọc sách vì đã bị mất.
- Yêu cầu học sinh tự làm.
- Làm vào vở bài tập
- Gọi học sinh đọc đơn của mình và học sinh khác nhận xét.
- 5 đến 7 h/s đọc lá đơn của mình.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn h/s ghi nhớ mẫu đơn và chuẩn bị giấy để tiết sau viết thư.
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh củng cố về:
- Tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông.
- Giải các bài toán có nội dung hình học.
II. Chuẩn bị:
Bài tập luyện tập.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KTBC:
- Kiểm tra các bài tập đã giao về nhà của tiết 87.
- 3 học sinh làm bài trên bảng.
- Nhật xét, chữa bài và cho điểm học sinh.
2. Dạy- học bài mới:
2.1. G/t: Ghi đầu bài.
2.2. Luyện tập:
* Bài 1:
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
- 1 học sinh đọc
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- 1 h/s làm, lớp làm vở bài tập
Giải
a) Chu vi hình chữ nhật là:
(30 + 20) x 2 = 100 (m)
b) Chu vi hình chữ nhật là:
 (15 +8) x 2 = 46 (cm)
Đáp số: a) 100
 b) 46cm
- Chữa bài và cho điểm học sinh.
* Bài 2:
- Gọi 1 học sinh đọc đầu bài.
- 1 học sinh đọc
- HD: chu vi của khung bức tranh chính là chu vi của hình vuông có cạnh 50cm.
- Lưu ‏‎ ý phải đổi
- Học sinh làm bài:
Giải:
Chu vi của khung tranh là:
50 x 4 = 200(cm)
 = 2m
 Đáp số: 2m
* Bài 3:
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Chu vi của hình vuông là 24cm
- Bài toán hỏi gì?
- Cạnh của hình vuông
- Muốn tính cảnh của hình vuông ta làm như thế nào? vì sao?
- Lấy chu vi chia cho 4 vì chu vi bằng cạnh nhân với 4 nên cạnh bằng chu vi chia cho 4.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- 1 học sinh lên bảng làm bài, lớp làm vỡ bài tập.
Giải
Cạnh của hình vuông là:
24: 4 = 6(cm)
Đáp số 6cm
* Bài 4:
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
- Vẽ sơ đồ bài toán.
- Bài toán cho biết những gì?
- Nửa chu vi hình chữ nhật là 60m và chiều rộng là 20m.
- Nửa chu vi của hình chữ nhật là gì?
- Là tổng của chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật đó.
- Bài toán hỏi gì?
- Chiều dài của hình chữ nhật.
- Làm thế nào để tính được chiều dài của hình chữ nhật?
- Lấy nửa chu vi trừ đi chiều rộng đã biết.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- 1 học sinh lên bảng làm bài, lớp làm vở bài tập.
Giải
Chiều dài hình chữ nhật là:
60 – 20 = 40(m)
Đáp số: 40m
- Chữa bài và cho điểm học sinh.
3. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu học sinh ôn lại các bảng nhân, chia đã học.
- Nhận xét tiết học.
Tự nhiên - xã hội
vệ sinh môi trường
I. Mục tiêu:
Sau bài học, học sinh biết:
- Nêu tác hại của rác thải đối với sức khỏe con người.
- Thực hiện những hành vi đúng để tránh ô nhiễm do rác thải gây ra đối với môi trường sống.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Tranh ảnh sưu tầm được về rác thải, cảnh thu gom và xử lý rác thải. 
- Các hình trong sách giáo khoa trang 68, 69.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. G/t: Ghi đầu bài
2. Các hoạt động:
2.1. Hoạt động 1: thảo luận nhóm.
* B1: Thảo luận:
- Chia nhóm và gợi ý ‏‎để học sinh thảo luận bằng các câu hỏi quan sát hình 1 và hình 2:
+ Hãy nói cảm giác của bạn khi đi qua đống rác?
+ Thấy ôi thối, buồn nôn.
+ Rác có hại như thế nào?
+ Làm bẩn, gây ô nhiễm môi trường
+ Những sinh vật nào thường sống ở đống rác, chúng có hại gì đối với sức khoẻ con người?
+ Ruồi, muỗi, chuột truyền bệnh cho con người.
* B2: Yêu cầu các nhóm trả lời
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét để bổ sung.
- GV nhận xét,kết luận 
2.2. HĐ2: Làm việc theo cặp:
*B1: Từng cặp h/s quan sát các hình trong sách giáo khoa trang 69 và những ảnh sưu tầm được.
- Học sinh trả lời những việc làm đúng, việc làm sai.
*B2: Một số nhóm trình bày kq thảo luận:
- Nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung.
- Cần phải làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng?
- Em đã làm gì để giữ gìn vệ sinh nơi công cộng?
- Hãy nêu cách xử l‏‎ rác ở địa phương em?
3.3. Hoạt động 3: Hát bài hát về vệ sinh môi trường
- Học sinh trình bày trước lớp.
- Giáo viên nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Dặn học sinh về nhà thực hiện tốt vệ sinh mội trường
Thứ năm ngày 8 tháng 1năm 2008
Luyện từ và câu
Ôn tập học kỳ 1(tiết 6 )
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra học thuộc lòng
- Ôn luyện về dấu chấm, dấu phẩy.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Phiếu ghi sẵn tên các bài HTL từ tuần 1 đến tuần 17.
- 4 từ phiếu viết sẵn bài tập 2 và bút dạ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu: Ghi đầu bài.
2. Kiểm tra học thuộc lòng:
Tiến hành như tiết 5
* Cho hs đọc thêm bài : Ba điều ước , Âm thanh thành phố
3. Ôn luyện về dấu chấm, dấu phẩy:
- Gọi học sinh đọc thêm chuyện vui “Người nhát nhất”
- Học sinh đọc thầm để hiểu nội dung chuyện.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- 4 học sinh đọc bài trên lớp.
- Hỏi: Bà có phải là người nhát nhất không? vì sao?
- Bà không phải là người nhát nhất mà lo cho cậu bé khi đi ngang qua đông xe cộ.
- Chuyện đáng cười ở điểm nào?
- Cậu bé không hiểu bà lo cho mình lại cứ nghĩ là bà rất nhát.
Người nhát nhất
 Một cậu bé được bà dẫn đi chơi phố. Lúc về, cậu nói với mẹ:
- Mẹ ạ, bây giờ con mới biết là bà nhát lắm. 
 Mẹ ngạc nhiên:
- Sao con lại nói thế?
 Cậu bé trả lời:
- Vì cứ mỗi khi qua đường, bà lại nắm chặt tay con.
4. Củng cố, dặn dò
- Dặn học sinh về nhà kể câu chuyện vui “Người nhát nhất”
- Làm trước tiết luyện tập và để chuẩn bị kiểm tra.
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh củng cố về:
- Phép nhân, chia trong bảng, phép nhân, chia các số có 2, 3 chữ số cho số có 1 chữ số.
- Tính giá trị của biểu thức.
- Tính chu vi hình vuông, hình chữ nhật; Giải toán về tìm 1 phần mấy của 1 số.
II. Chuẩn bị: 
Bài tập luyện tập
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra các bài tập đã giao về nhà của tiết 88.
- 3 học sinh làm bài trên bảng
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh.
2. Dạy- học bài mới:
2.1. Giới thiệu: Ghi đầu bài.
2.2. Luyện tập:
* Bài 1
- Y/c tự làm bài, sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- Làm bài và kiểm tra bài của bạn
- Giáo viên chấm bài 1 số học sinh.
*Bài 2:
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- 2 hs l ên bảng làm bài, cả lớp làm vở 
- Chữa bài, yêu cầu 1 số học sinh nêu cách tính của 1 số phép tính cụ thể trong bài.
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
* Bài 3:
- Gọi 1 hs đọc đề bài, sau đó yêu cầu hs nêu cách tính chu vi hình chữ nhật và làm bài.
- 1 hs lên bảng làm bài, lớp làm vở .
Giải
Số m vải đã bán là:
81: 3 = 27 (m)
Số m vải còn lại là:
81 – 27 = 54(m)
Đáp số: 54m
* Bài 5:
- Yêu cầu h/s nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức rồi làm bài.
a) 25 x 2 + 30 = 50 + 30 = 80
 b) 75 + 15 x 2 = 75 + 30 = 105
 c) 70 + 30 : 2 = 70 +15 = 85
3. Củng cố, dặn dò:
Dặn về nhà ôn tập thêm về phép nhân, chia trong bảng, nhân chia ngoài bảng đã học.
Chính tả
Kiểm tra đọc 
(Theo đề chung của trường)
Tập làm văn
 Kiểm tra viết
 ( Theo đề chung của trường ) 
 **************
Toán
Kiểm tra kỳ 1 theo đề của nhà trường
*************

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 16 + 17.doc