Giáo án Lớp 3 - Tuần 16 - Năm học 2009-2010 - Phạm Thị Trinh

Giáo án Lớp 3 - Tuần 16 - Năm học 2009-2010 - Phạm Thị Trinh

I. MỤC TIÊU

A - Tập đọc

1. Đọc thành tiếng

-Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : giặc Mĩ, thị xã, san sát, nườm nượp, lăn tăn, vùng vẫy, tuyệt vọng, ướt lướt thướt, hốt hoảng, sẵn lòng ,

-Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

-Đọc trôi chảy được toàn bài và phân biệt được lời dẫn chuyện và lời của nhân vật.

2. Đọc hiểu

-Nêu lại được nghĩa của các từ ngữ trong bài : sơ tán, sao sa, công viên, tuyệt vọng,.

-Nhớ nội dung và ý nghĩa của câu chuyện : Câu chuyện ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của những người dân làng quê sẵn sàng giúp đỡ người khác, hi sinh vì người khác và lòng thuỷ chung của người thành phố với những người sẵn sàng giúp đỡ mình lúc khó khăn, gian khổ.

B - Kể chuyện

-Dựa vào gợi ý kể lại được toàn bộ câu chuyện.

-Theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

-Tranh minh hoạ bài tập đọc

 

doc 29 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 999Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 16 - Năm học 2009-2010 - Phạm Thị Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch soạn giảng tuần 16
(Từ ngày 08/12- 12 /12/ 2008)
Thứ 
 ngày
Tiết
Môn
Tên bài dạy
Thứ 2
08/12
1
Tập đọc
Đôi bạn 
2
TĐ-K chuyện
3
Toán
Luyện tập chung 
4
Thủ công
Cắt ,dán chữ E
5
HĐTT
Thứ 3
09/12
1
Toán 
Làm quen với biểu thức .
2
Chính tả 
Nghe - viết : Đôi bạn 
3
Thể dục 
4
Aâm nhạc 
5
TNXH
Hoạt động công nghiệp , thương mại .
Thứ 4
10/12
1
Tập đọc 
Về quê ngoại 
2
Toán 
Tính giá trị của biểu thức 
3
Đạo đức 
Biết ơn thương binh liệt sĩ .(t1)
4
Tập viết
Ôn chữ hoa :M
Thứ 5
11/12
1
LT&C
Từ ngữ về thành thị , nông thôn . Dấu phẩy 
2
Chính tả 
Nhớ – viết : Về quê ngoại 
3
Mĩ thuật
2
Toán 
Tính giá trị của biểu thức (tt)
Thứ 6
12/12
1
T. làm văn
Nghe kể : Kéo cây lúa lên .Nói về thành thị , nông thôn
2
Thể dục 
3
TNXH
Làng quê và đô thị .
4
Toán
Luyện tập. 
5
SHTT
Thứ hai , ngày 8 tháng 12 năm 2008 
Tiết 1-2 : TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN 
ĐÔI BẠN
I. MỤC TIÊU 
A - Tập đọc
1. Đọc thành tiếng
-Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : giặc Mĩ, thị xã, san sát, nườm nượp, lăn tăn, vùng vẫy, tuyệt vọng, ướt lướt thướt, hốt hoảng, sẵn lòng ,
-Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
-Đọc trôi chảy được toàn bài và phân biệt được lời dẫn chuyện và lời của nhân vật.
2. Đọc hiểu
-Nêu lại được nghĩa của các từ ngữ trong bài : sơ tán, sao sa, công viên, tuyệt vọng,...
-Nhớ nội dung và ý nghĩa của câu chuyện : Câu chuyện ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của những người dân làng quê sẵn sàng giúp đỡ người khác, hi sinh vì người khác và lòng thuỷ chung của người thành phố với những người sẵn sàng giúp đỡ mình lúc khó khăn, gian khổ.
B - Kể chuyện
-Dựa vào gợi ý kể lại được toàn bộ câu chuyện.
-Theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
-Tranh minh hoạ bài tập đọc 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Tập đọc
1. Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Nhà rông ở Tây Nguyên. 
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy - Học bài mới.
* Giới thiệu bài 
- Yêu cầu HS mở SGK trang 129 và đọc tên chủ điểm, quan sát tranh chủ điểm .
- Giới thiệu chủ điểm .
-Giới thiệu bài 
* Hoạt động 1 : Luyện đọc 
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt
b) HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
-Hướng dẫn đọc từng câu .
- Hướng dẫn đọc từng đoạn 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
-3 HS đọc và trả lời câu hỏi 
-Lớp nhận xét .
-Đọc tên chủ điểm ,quan sát tranh 
-Nghe GV giới thiệu bài.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- HS nhìn bảng đọc nối tiếp.
- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối đến hết bài. 
- 3 HS đọc từng đoạn nối tiếp .
- HS luyện đọc theo cặp .
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
-Mời HS đọc chú giải .
* Hoạt động 2 : HD tìm hiểu bài 
- GV gọi HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1 và hỏi : Thành và Mến kết bạn với nhau vào dịp nào ?
- Giảng : Vào những năm 1965 đến 1973, giặc Mĩ không ngừng ném bom phá hoại miền Bắc, nhân dân thủ đô và các thành thị ở miền Bắc đều phải sơ tán về nông thôn, chỉ những người có nhiệm vụ mới ở lại thành phố.
- Hỏi : Mến thấy thị xã có gì lạ ?
- Ở công viên, Mến đã có hành động gì đáng khen ?
- Hỏi : Qua hành động này, em thấy Mến có đức tính gì đáng quý ?
- Hãy đọc câu nói của người bố và cho biết em hiểu như thế nào về câu nói của bố ?
-Tìm những chi tiết nói lên tình cảm thuỷ chung của gia đình Thành đối với những người giúp đỡ mình.
 Kết luận : Câu chuyện cho ta thấy phẩm chất tốt đẹp của những người làng quê, họ sẵn sàng chia sẻ khó khăn với người khác, sẵn sàng hi sinh cứu người và lòng thuỷ chung của người thành phố đối với những người đã giúp đỡ mình.
* Hoạt động 3 : Luyện đọc lại bài 
 - GV chọn đọc mẫu đoạn 2 trong bài, sau đó yêu cầu HS chọn đọc lại một đoạn trong bài.
- Nhận xét và cho điểm HS.
-Mỗi nhóm 1 HS thi đọc tiếp nối.
-1 HS đọc chú giải cuối bài
-HS đặt câu với từ tuyệt vọng.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Đọc thầm và trả lời : Thành và Mến kết bạn với nhau từ ngày nhỏ, khi giặc Mĩ ném bom miền Bắc, gia đình Thành phải rời thành phố sơ tán về quê Mến ở nông thôn.
- Nghe GV giảng.
-HS nêu 
- Khi chơi ở công viên, nghe tiếng kêu cứu, Mến lập tức lao xuống hồ cứu một em bé đang vùng vẫy tuyệt vọng.
- Mến dũng cảm và sẵn sàng cứu người, bạn còn rất khéo léo trong khi cứu người.
- HS đọc và nêu 
- HS trả 
-Tự luyện đọc theo cặp .
-3 đến 4 HS đọc một đoạn trước lớp.
-Cả lớp theo dõi và nhận xét.
Kể chuyện
* Hoạt động 4 : Xác định yêu cầu 
 - Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện trang 132, SGK.
* Hoạt động 5 : Kể chuyện 
 - Gọi HS kể mẫu đoạn 1.
- Nhận xét phần kể chuyện của HS.
-Yêu cầu HS chọn một đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu và gợi ý.
- 1 HS khá kể, cả lớp theo dõi và nhận xét .
- Kể chuyện theo cặp.
-Gọi HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện. 
-Mời HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét và cho điểm HS.
3 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét. 
-1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện
3.Củng cố, dặn dò 
- Hỏi : Em có suy nghĩ gì về người thành phố (người nông thôn) ?
- Nhận xét tiết học.
- HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
- 2 đến 3 HS trả lời theo suy nghĩ của từng em.
*******************
Tiết 3: TOÁN 
LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu:
-Củng cố kĩ năng thực hiện phép nhân , chia và giải bài toán có 2 phép tính
-HS thực hiện phép nhân , chia một cách nhanh , chính xác .
-HS yêu thích môn học 
II.Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ ghi bài tập 4, mô hình đồng hồ bài tập 5.
-Nháp , bảng con 
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS lên bảng làm lại bài 1 tiết trước 
- Nhận xét, chữa bài 
2. Bài mới:
* Giới thiệu : Nêu mục tiêu tiết học 
* Hoạt động : Luyện tập - Thực hành 
 * Bài 1
- Mời HS nêu y/c của bài
- Y/c hs tự làm bài
- Y/c HS nhắc lại cách tìm thừa số .
- Chữa bài và cho điểm hs
* Bài 2
- Gọi HS đọc y/c của bài
- Y/c HS tự làm bài 
- Lưu ý hs phép chia c, d là các phép chia có 0 ở tận cùng của 
* Bài 3
- Gọi hs đọc đề bài
- Có bao nhiêu mấy bơm ?
-Người ta đã bán đi bao nhiêu ?
-Tìm số mấy bơm còn lại, phải tìm gì trước 
-3HS lên bảng thực hiện 
-2 HS đọc 
- Hs làm vào nháp,4 HS lên bảng làm bài
-2HS nhắc lại.
-Đặt tính rồi tính 
- 4 HS lên bảng làm bài
-HS cả lớp làm vào bảng con. 
-Lớp nhận xét , chữ bài 
-3 HS đọc đề bài
-...36 máy bơm 
 số máy bơm .
-Tìm số máy bơm đã bán .
- Chữa bài và cho điểm hs
* Bài 4 ( Bỏ cột cuối –số đã cho là 4) 
- Y/c hs đọc cột đầu tiên trong bảng
- Muốn thêm 4 đơn vị cho 1 số ta làm thế nào?
- Muốn gấp 1 số lên 4 lần ta làm thế nào?
- Muốn bớt đi 4 đơn vị của 1 số ta làm thế nào?
- Muốn giảm 1 số đi 4 lần ta làm thế nào ?
- Y/c hs làm bài còn lại .
- Chữa bài và cho điểm hs
* Bài 5
- Y/c hs quan sát hình để tìm đồng hồ có 2 kim tạo thành góc vuông
- Y/c hs so sánh 2 góc của 2 kim đồng hồ còn lại với góc vuông
- Chữa bài và cho điểm hs
3. Củng cố, dặn dò
- Về nhà luyện tập thêm các bài toán có lliên quan đến phép nhân và phép chia
- Chuẩn bị tiết toán sau
- Nhận xét tiết học
- 1 HS lên bảng làm bài
Giải
Số máy bơm để bán là:
36 : 9 = 4 (chiếc)
Số máy bơm còn lại là:
36 – 4 = 32 (chiếc)
 Đáp số: 32 chiếc
-2HS đọc 
- Ta lấy số đó cộng với 4
- Ta lấy số đó nhân với 4
- Ta lấy số đó trừ đi 4
- Ta lấy số đó chia cho 4
- Hs làm vào vở, 3 hs lên bảng làm bài 
- Đồng hồ A
- Góc do 2 kim của đồng hồ B tạo thành nhỏ hơn 1 góc vuông 
- Góc do 2 kim đồng hồ C tạo thành lớn hơn 1 góc vuông
********************
Tiết 4: THỦ CÔNG 
CẮT, DÁN CHỮ E
I.Mục tiêu :HS
-Nhớ các bước cách kẻ, cắt, dán chữ E
-Kẻ, cắt, dán được chữ E đúng quy trình kĩ thuật 
- Có hứng thú trong việc cắt chữ , yêu thích lao động 
II.Đồ dùng dạy học :
- Mẫu chữ E cắt đã dán và mẫu chữ E được cắt từ giấy màu 
-Giấy thủ công , thước kẽ , bút chì , kéo thủ công , hồ dán
III.Hoạt động lên lớp : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra dụng cụ học tập 
2.Bài mới: 
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
-Giáo viên giới thiệu mẫu chữ E .
- Yêu cầu HS quan sát để rút ra nhận xét: 
_ Nét chữ rộng 1 ô
_ Chữ E có nửa phía trên và nửa phía dưới giống nhau.Nếu gấp đôi chữ E theo chiều ngang thì nửa trên và nửa dưới của chữ trùng khít nhau (giáo viên dùng mẫu chữ rời để gấp đôi theo chiều ngang để HS quan sát ).
*Hoạt động 2 :Giáo viên hướng dẫn mẫu.
-GV dùng giấy màu vừa thực hiện vừa hướng dẫn HS
 +Bước 1 : Kẻ chữ E 
_Lật mặt trái của tờ giấy thủ công, kẻ, cắt một hình chữ nhật có chiều dài 5 ô, rộng 2 ô rưỡi 
 +Bước 2 : Cắt chữ E
- Gấp đôi hình chữ nhật đã kẻ chữ E theo đường dấu giữa ( mắt trái ra ngoài ) .Cắt theo đường kẻ nửa chữ E bỏ phần gạch chéo .Mở ra được chữ E như chữ mẫu 
+Bước  ...  3 : Vẽ tranh
+ Mục tiêu : Khắc sâu và tăng thêm hiểu biết của học sinh về đất nước.
+ Cách tiến hành : 
_ Giáo viên nêu chủ đề: Hãy vẽ về thành phố, (thị xã) , nông thôn quê em.
_ Yêu cầu mỗi học sinh vẽ một tranh, nếu chưa xong có thể về nhà vẽ tiếp , kì sau nộp.
_ Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3.Củng cố -Dặn dò : 
-GV tóm tắt nội dung bài .
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài : An toàn khi đi xe đạp .
-3HS trình bày 
-Lớp nhận xét 
_ Học sinh hoạt động theo nhóm 4.
_ Đại diện vài nhóm lên trình bày kết quả thảo luận .
-Các nhóm khác bổ sung.
_ Học sinh chú ý lắng nghe.
_ Từng nhóm thảo luận.
-Một số nhóm trình bày kết quả.
_ Từng nhóm liên hệ về nghề nghiệp và hoạt động chủ yếu của nhân dân nơi đang sống.
_ Học sinh chú ý lắng nghe.
_ Học sinh thực hành vẽ.
_ HS đọc phần bài học trong SGK.
*******************
Tiết 4 : TOÁN 
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
-Củng cố và rèn luyện kĩ năng tính giá trị của các biểu thức .
-Thực hiện tính giá trị một cách chính xác .
-HS yêu thích môn học 
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi sẵn bài 3
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu lại cách tính giá trị biểu thức có nhân , chia , cộng , trừ .
-Sửa lại bài tập 1 tiết trước 
- Nhận xét cho điểm
2. Bài mới:
*Giới thiệu :Nêu mục tiêu tiết học 
* Hoạt động : Luyện tập - Thực hành
* Bài 1
- Mời HS đọc y/c 
- Hướng dẫn :Khi thực hiện tính giá trị của mỗi biểu thức, em cần đọc kĩ biểu thức để xem biểu thức có những dấu tính nào phải áp dụng vào quy tắc nào để tính cho đúng 
- Y/c hs nhắc lại cách tính 2 biểu thức trong phần a)
- Chữa bài và cho điểm hs
* Bài 2
- Nêu y/c của bài
- Yêu cầu Hs làm bài vào vở
- Y/c hs nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức khi có các phép tính cộng trừ nhân chia
* Bài 3
- Nêu y/c 
- Y/c hs làm bài
- Cho hs ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
- Chữa bài
* Bài 4
- Mời hs đọc y/c 
- Hướng dẫn : đọc biểu thức , tính giá trị của biểu thức ra giấy nháp,tìm số chỉ giá trị của biểu thức có trong bài, sau đó nối biểu thức với số đó
-GV nhận xét , kết luận.
3. Củng cố, dặn dò
- nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức .
- Về nhà luyện tập thêm về tính giá trị của biểu thức 
- Chuẩn bị tính giá trị của biểu thức (tt)
-3HS 
-HS nhận xét 
-2HS đọc 
- Hs làm vào vở, 4hs lên bảng làm bài
a) 125 – 85 + 80 = 40 + 80 
 = 120
 21 x 2 x 4 = 42 x 4 
 = 168
b) 68 + 2 – 10 = 70 – 10 
 = 60
 147 : 7 x 6 = 21 x 6
 = 126
- Hs làm vào vở, 4hs lên bảng làm bài
 a) 81 : 9 + 10 = 9 + 10 
 = 19
 20 x 9 : 2 = 180 : 2
 = 90
 11 x 8 – 60 = 88 – 60
 = 28
 12 + 7 x 9 = 12 + 63 
 = 75
- Hs tự làm bài
-4HS lần lượt lên bảng chữa bài 
-Lớp nhận xét , chữa bài .
-1,2 hs đọc y/c 
-HS thi làm nhanh .
**********************
Tiết 5 SINH HOẠT CUỐI TUẦN
I/ Mục tiêu:
 -Nhận xét đánh giá hoạt động tuần qua của lớp .
 -HS nắm được những nết cơ bản của tuần sau.
II / Nội dung
1/ Nhận xét hoạt động của lớp tuần qua.
 a/ Về học tập :
 * Ưu điểm :-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 * Khuyết điểm:---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 b/ Về nội quy trường lớp
 * Ưu điểm:-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
 	* Khuyết điểm:-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 2/ Kế hoạch tuần sau:
 - Thực hiện học tập theo thời khoá biểu.
 - Thực hiện tốt nội quy của trường lớp.
 - Thi đua chào mừng 13 /12 
------------o0o-------------
Kí duyệt
 Khối trưởng Ban giám hiệu
Bổ sung 2 tiết thể dục tuần 16 
MÔN: THỂ DỤC LỚP 3
Tiết 1 BÀI 31 : ÔN BÀI TẬP RÈN LUYỆN TƯ THẾ VÀ KĨ NĂNG 
VẬN ĐỘNG CƠ BẢN – ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ 
I. Mục tiêu:
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
- Ôn đi vượt chướng ngại vật, đi chuyển hướng phải, trái. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác 
- Chi trò chơi : “ Đua ngựa”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động
II. Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: sân trường sạch sẽ.
- Phương tiện: 1 còi, dụng cụ, kẻ sẵn vạch cho tiết học
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
1. Phần mở đầu: 
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
- Chạy chậm vòng tròn xung quanh sân 
- Khởi động các khớp 
- Chơi trò chơi : “Kết bạn”.
- Ôn bài thể dục phát triển chung 
2. Phần cơ bản: 
- Ôn tập hợp hàng ngang dóng hàng điểm số 
- Lớp trưởng chọn các vị trí khác nhau để tập hợp liên hoàn các động tác 
- Chia 4 tổ để tập luyện do tổ trưởng điều khiển
- Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp, đi chuyển hướng phải, trái do GV điều khiển
- Chia 4 tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển
- GV quan sát sửa động tác HS thực hiện sai
- Từng tổ biểu diễn tập hơph hàng ngang, dóng hàng điểm số. GV nhận xét đánh giá
- Chơi trò chơi “ Đua ngựa”
- GV cho HS khởi động kĩ các khớp nêu trò chơi,nhắc lại cách phi ngựa, cách quay vòng, cử HS làm trọng tài và thay nhau làm người chỉ huy. Tiếp theo cho cả lớp cùng chơi. Kết thúc GV biểu dương đội thắng cuộc đội thua phải đi như con vịt
3. Phần kết thúc: 
- Đứng tại chỗ vỗ tay theo nhịp và hát 
- GV cùng HS hệ thống bài
- GV dặn HS ôn bài tập RLTTCB để chuẩn bị kiểm ta
1-2phút
1 phút
1-2 phút
2 phút
6-8 phút
3 lần
6-8 phút
1 lần
6-8 phút
1 phút
1 phút
1 phút
- HS tập hợp thành 4 hàng dọc. 
 €€€€ 
 €€€€ 
 €€€€ 
 €€€€	
 €€€€
 €€€€
 GV
- Chuyển thành đội hình chơi
 €€€€ 
 €€€€ 
 €€€€ 
 €€€€
 €€€€
 GV
******************
Tiết 2 BÀI 32 : ÔN BÀI TẬP RÈN LUYỆN TƯ THẾ VÀ KĨ NĂNG 
VẬN ĐỘNG CƠ BẢN – ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ
I. Mục tiêu:
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số. đi vượt chướng ngại vật, đi chuyển hướng phải, trái. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
- Chi trò chơi : “ Con cóc là cậu ông trời”. Yêu cầu biết cách chơi và chơi tương đối chủ động
II. Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: sân trường sạch sẽ.
- Phương tiện: 1 còi, dụng cụ, kẻ sẵn vạch cho tiết học
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
1. Phần mở đầu: 
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
- Chạy chậm vòng tròn xung quanh sân 
- Khởi động các khớp 
- Chơi trò chơi : “Tìm người chỉ huy”.
2. Phần cơ bản: 
- Ôn tập hợp hàng ngang dóng hàng điểm số đi vượt chướng ngại vật thấp, đi chuyển hướng phải, trái
- GV điều khiển cho cả lớp thực hiện các nội dung 
- Chia 4 tổ để tập luyện do tổ trưởng điều khiển
- GV quan sát sửa động tác HS thực hiện sai
- Từng tổ biểu diễn tập hơph hàng ngang, dóng hàng điểm số đi vượt chướng ngại vật thấp, đi chuyển hướng phải, trái. GV nhận xét đánh giá, tổ nào tập kém hơn phải nắm tay thành vòng tròn vừa nhảy và hát “học tập đội bạn – chúng ta cùng học tập đội bạn”
- Chơi trò chơi “Con cóc là cậu ông trời”
- GV cho HS khởi động kĩ các khớp, ôn cách bật nhảy sau đó mới cho chơi chính thức
 3. Phần kết thúc: 
- Đứng tại chỗ vỗ tay theo nhịp và hát 
- GV cùng HS hệ thống bài
- GV nhận xét giờ học
- GV dặn HS ôn các nội dung để chuẩn bị kiểm ta
1-2phút
1 phút
1-2 phút
2 phút
10-12phút
2 lần
6-8 phút
5-7 phút
1 phút
1 phút
2-3 phút
- HS tập hợp thành 4 hàng dọc. 
 €€€€ 
 €€€€ 
 €€€€ 
 €€€€	
 €€€€
 €€€€
 GV
- Chuyển thành đội hình chơi
 €€€€ 
 €€€€ 
 €€€€ 
 €€€€ 
 €€€€
 €€€€
 GV 
***********************

Tài liệu đính kèm:

  • docT16.doc