Giáo án Lớp 3 Tuần 16 - Trường TH & THCS Húc Nghì

Giáo án Lớp 3 Tuần 16 - Trường TH & THCS Húc Nghì

TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN:

ĐÔI BẠN

I. Yêu cầu:

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu ND: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở nông thôn và tình cảm thủy chung của người ở thành phố với những người đã giúp mình trong gian khổ, khó khăn (trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4).

KC: Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo gợi ý.

II. Đồ dùng dạy học:

Tranh minh họa phóng to.

 

doc 18 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 713Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 16 - Trường TH & THCS Húc Nghì", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Thứ hai	Ngày soạn: 04/12/2010
Ngày dạy: 06/12/2010
Tập đọc- Kể chuyện:
Đôi bạn
I. Yêu cầu: 
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu ND: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở nông thôn và tình cảm thủy chung của người ở thành phố với những người đã giúp mình trong gian khổ, khó khăn (trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4).
KC: Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo gợi ý.
II. Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh họa phóng to.
III. Các hoạt động dạy học: 
Tập đọc
A. Ổn định tổ chức:
B. Bài cũ: 
C. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc: 
- Giáo viên đọc mẫu - đọc từng câu Đọc từng đoạn
+ Giảng từ mới: Phần chú giải
+ Đặt câu với từ: Sơ tán, tuyệt vọng. Đọc từng đoạn trong nhóm
Đọc đoạn 1
Hai em nối tiếp nhau đọc đoạn 2 và 3
3- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài:
-Cả lớp đọc thầm đoạn 1, trả lời? Thành và Mến muốn kết bạn vào dịp nào?
- Lần đầu ra thị xã chơi, Mến thấy thị xã có gì lạ?
- 1 HS đọc đoạn 2, lớp đọc thầm. ở công viên có những trò chơi gì? ở công viên Mến có hành động gì đáng khen?
- Qua hành động này, em thấy Mến có đức tính gì đáng quí?
Cả lớp đọc thầm đoạn 3, trả lời.
Em hiểu câu nói của người bố như thế nào?
+ Tìm những chi tiết nói lên tình cảm của gia đình Thành đối với những người đã giúp đỡ mình? 
4- Luyện đọc lại:
Giáo viên đọc diễn cảm đoạn 2, Hướng dẫn học sinh đọc đoạn 3.
Một vài học sinh thi đọc đoạn 3.
Một học sinh đọc cả bài.
Kể chuyện
Giáo viên giao nhiệm vụ: 
Hướng dẫn học sinh kể chuyện:
Mở bảng phụ ghi gợi ý, học sinh nhìn bảng đọc.
Một học sinh kể mẫu đoạn 1.
Từng cặp học sinh kể.
3 học sinh tiếp nối nhau thi kể 3 đoạn.
1 học sinh kể toàn chuyện.
3- Củng cố – dặn dò:
Nhận xét giờ học. Dặn dò học sinh: Em nghĩ gì về những người sống ở làng quê sau khi học bài này?
Về nhà tiếp tục tập kể toàn bộ câu chuyện.
********************
Toán:
Luyện tập chung
I. Yêu cầu: 
- Giúp h/s củng cố về kĩ năng thực hiện tính nhân, chia số có ba chữ số với số có một chữ số. 
- Giải bài toán có hai phép tính liên quan đến tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, SGK
III. Các hoạt động dạy học:
A- Bài cũ: 
- 1 em làm bài 4, 1 em làm bài 5.
- GV nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới: 
1.Giới thiệu bài.
Bài 1: Học sinh thực hiện phép nhân	 
Chẳng hạn:	324
	x 3
	972
Học sinh thực hiện phép nhân để tìm thừa số (nhắc lại cách tìm)
Bài 2: Học sinh đặt tính rồi tính trong các trường hợp:
	684	6	Lần chia thứ 2 có dư
	845	7	Lần chia thứ nhất và thứ 3 có dư
	630	9	Thương có 0 tận cùng, phép chia hết.
	842	4	Thương có 0 tận cùng, phép chia có dư.
Bài 3: Gồm 2 bước giải
Tìm số máy bơm đã bán? (36 : 9= 4 cái)
Tìm số máy bơm còn lại (36 – 4 = 32 cái)
Bài 5: Học sinh quan sát 2 kim đồng hồ để nhận ra hình ảnh góc vuông (A) góc không vuông (B, C).
III.Củng cố - dặn dò: 
- GV hệ thống lại bài. Dặn HS về nhà làm các bài tập ở vở bài tập.
- Tuyên dương những HS học tốt
********************
Đạo đức:
Biết ơn thương binh, liệt sĩ(T1)
I. Mục tiêu: 
- Biết công lao của các thương binh liệt sĩ đối với quê hương đất nước.
- Kính trọng, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập đạo đức lớp 3. Một số bài hát về chủ đề bài học
III. Các hoạt động dạy học:
Khởi động: H/S hát tập thể bài hát Em nhớ các anh
Hoạt động 1: Phân tích truyện
+ Mục tiêu: H/S hiểu thế nào là thương binh, liệt sĩ, có thái độ biết ơn đối với 	các thương binh và gia đình liệt sĩ.
+ Cách tiến hành:
1/ GV kể chuyện: Một chuyến đi bổ ích
2/ HS trả lời theo câu hỏi: - Các bạn lớp 3A đi đâu vào ngày 27/7
- Qua câu chuyện trên, em hiểu thương binh, liệt sĩ là những người như thế 	nào?
- Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với thương binh, liệt sĩ?
3/ GV kết luận: 
Thương binh, liệt sĩ là những người hi sinh xương máu giành độc lập tự do cho Tổ quốc. Chúng ta cần phải kính trọng, biết ơn các thương 	binh và gia đình liệt sĩ.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
*Mục tiêu: HS phân biệt được một số việc cần làm để tỏ lòng biết ơn 	cácthương binh liệt sĩ.
+ Cách tiến hành:
1/ GV chia nhóm, và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận nội dung.
2/ Các nhóm thảo luận
3/ Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
4/ GV kết luận: Các việc a,b,c là những việc nên làm, việc d không nên làm
5/ HS tự liên hệ về những việc các em đã làm đối với thương binh và liệt sĩ.
IV. Củng cố - dặn dò: 
- Về sưu tầm các bài thơ, bài hát tranh ảnh về các gương chiến đấu hi sinh của các thương binh liệt sĩ.
********************
Thứ ba.	Ngày soạn 05/12/2010 
Ngày dạy: 07/12/2010
Toán:
làm quen với biểu thức
I. Mục tiêu: 
- HS làm quen với biểu thức và giá trị của biểu thức. 
- Tính giá trị của biểu thức đơn giản.
- Giáo dục HS yêu thích môn Toán
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, SGK
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Kiểm tra các bài tập đã giao về nhà
- GV nhận xét
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài
2. Giới thiệu về biểu thức: 
126 + 21; 62 - 11; 125 + 10 - 4; cho h/s đọc các biểu thức trên.
3. Giới thiệu về giá trị của biểu thức
H/s tính 126 + 51 = 177 177 gọi là giá trị của biểu thức 126 + 51 	tương tự cho h/s tính các biểu thức còn lại 62 - 11; 125 + 10 - 4
4. Luyện tập thực hành: 
Bài 1:
- Cho 2 h/s đọc to bài tập 1
- Đề bài yêu cầu gì? (tìm giá trị của mỗi biểu thức).
- 4 h/s lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở
- GV quan sát hướng dẫn HS yếu 
- GV nhận xét
Bài 2: 
- HS đọc yêu cầu bài
- G/v hướng dẫn h/s tìm giá trị của biểu thức sau đó tìm số chỉ giá trị của biểu thức nối với biểu thức.
- HS tự làm bài, sau đó 2 h/s ngồi cùng bàn đổi chéo vở để kiểm tra.
- GV nhận xét 
C. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét giờ học. Tuyên dương những HS học tốt 
- Dặn HS về nhà luyện tập thêm về tính giá trị của biểu thức, nhận xét tiết học.
*********************
Tự nhiên xã hội:
hoạt động công nghiệp, thương mại
I. Mục tiêu: 
- HS kể tên một số hoạt động công nghiệp, thương mại của tỉnh nơi em đang sống 
- Nêu được ích lợi của hoạt động công nghiệp, thương mại
GV nhận xét, đánh giá
II. Đồ dùng dạy học:
Các hình trang 60, 61 SGK, tranh ảnh về chợ hoặc cảnh mua bán ở chợ
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 
Gọi 2 h/s lên bảng trả lời câu hỏi kể tên một số hoạt động nông nghiệp. Nêu ích lợi của hoạt động nông nghiệp.
- GV nhận xét, đánh giá
B. Bài mới: 
Hoạt động 1: Làm việc theo cặp
*Mục tiêu: Biết được những hoạt động công nghiệp ở tỉnh, nơi em đang sống
*Cách tiến hành: Bước 1: Từng cặp h/s kể cho nhau nghe về hoạt động công 	nghiệp.
Bước 2: Một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung
GV kể thêm 1 số hoạt động như khai thác quặng kim loại, luyện thép
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
*Mục tiêu: Biết được các hoạt động công nghiệp và ích lợi của nó.
*Cách tiến hành: Bước 1, từng cá nhân quan sát hình trong sgk
Bước 2: Mỗi h/s nêu tên một hoạt động đã quan sát
Bước 3: Một số em nêu ích lợi của các hoạt động công nghiệp
* GV kết luận: Các hoạt động như khai thác than, dầu khí gọi là hoạt động công 	nghiệp.
Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm
*Mục tiêu: Kể được tên một số chợ, siêu thị, cửa hàng
*Cách tiến hành: Bước 1 chia nhóm
Bước 2: Một số nhóm trình bày kết quả thảo luận
Kết luận: Các hoạt động mua bán được gọi là hoạt động thương mại
Hoạt động 4: Chơi trò chơi bán hàng
*Mục tiêu: HS làm quen với hoạt động mua bán
Bước 1: G/v đặt tình huống cho các nhóm chơi đóng vai một người bán một số người mua
Bước 2: Một số nhóm đóng vai, các nhóm khác nhận xét
C. Củng cố - dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những nhóm học tốt
- Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
*********************
Âm nhạc:
Kể CHUYệN ÂM NHạC: Cá HEO
I. Mục tiêu : 
- Biết nội dung câu chuyện.
II. Chuẩn bị : 
- Nắm chắc câu chuyện để kể lại.
III. Lên lớp :
Hoạt động 1: Kể chuyện.
- Gv đọc cho các em nghe câu chuyện.
- Đọc lại từng đoạn ngắn và đặt câu hỏi cho hs trả lời theo nội dung câu chuyện.
Kết luận: Âm nhạc không chỉ có ảnh hưởng đối với con người mà còn có tác động tới một số loài vật.
Hoạt động 2: Giới thiệu tên 7 nốt nhạc.
	- Bảy nốt nhạc có tên là: Đô - Rê – Mi – Pha – Son – La – Si.
	- Cả lớp hát cả bài kết hợp vận động phụ họa.
*********************
Chính tả (N- V): 
đôI bạn
I. Mục tiêu:
 - Nghe viết chính xác, trình bày đúng đoạn 3 của 	truyện Đôi bạn
- Làm đúng bài tập phân biệt tr/ch, dấu hỏi/ dấu ngã
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, SGK
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 
Gọi 2 h/s lên bảng viết: Khung cửi, mát rượi, cưỡi ngựa, suởi ấm.
- GV nhận xét
B. Bài mới: 
1/ Giới thiệu bài
2/ Hướng dẫn nghe viết
a. GV đọc đoạn chính tả 2 h/s đọc lại. Cả lớp theo dõi SGK
- Đoạn viết có mấy câu? Những chữ nào trong đoạn viết hoa? Lời của bố viết 	thế nào?
b. GV đọc cho h/s viết bài
c. Chấm chữa bài
3/ Hướng dẫn h/s làm bài tập 
GV chọn cho h/s làm bài tập 2a hoặc 2b. Để điền đúng các cặp từ chỉ khác 	nhau âm đầu vào đúng chỗ trống trong câu, các em cần chú ý đến nghĩa của từ. Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
- GV nhận xét
4. Củng cố - dặn dò: 
GV nhận xét giờ học, khen những h/s viết bài tốt, ghi nhớ cách viết các từ ngữ trong bài tập 2. 
- Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Thứ tư.	Ngày soạn: 06/12/2010
Ngày dạy: 08/12/2010
Thể dục:
BT rèn luyện tư thế và KNVĐ cơ bản
********************
Tập đọc:
Về quê ngoại
I. Mục tiêu: 
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc thơ lục bát.
- Hiểu nội dung: Bạn nhỏ về thăm quê ngoại, thấy yêu thêm cảnh đẹp ở quê, Yêu những người nông dân làm ra lúa gạo. (Trả lời được các câu hỏi SGK, Thuộc 10 dòng thơ đầu).
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, SKG
III. Các hoạt động dạy học:
Bài cũ: 
B. Bài mới: 
1- Giới thiệu bài:
2- Hướng dẫn học sinh đọc:
Đọc mẫu, đọc nối tiếp (phát âm)
Đọc từng khổ
Từ mới: Hương trời, chân đất, quê ngoại, bất ngờ.
Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
Lớp đọc đồng thanh bài thơ.
3- Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Học sinh đọc thầm khổ thơ 1, trả lời câu hỏi: Bạn nhỏ ở đâu về thăm quê? Bạn nhỏ thấy ở quê có gì lạ?
Học sinh đọc khổ 2
 Bạn nhỏ nghĩ gì về người làm ra hạt gạo? Chuyến về thăm quê ngoại đã làm bạn nhỏ có gì thay đổi?
4- Học thuộc lòng: 
- Giáo viên đọc lại toàn b ... mì chính)
- Học sinh làm bài vào vở.
- Giáo viên theo dõi học sinh làm.
- GV chấm một số bài - Nhận xét
D.Củng cố - Dặn: 
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS học tốt
- Dặn HS về nhà làm các bài tập ở vở bài tập toán.
********************
Luyện từ và câu:
Từ ngữ về thành thị, nông thôn, dấu phẩy
I. Mục tiêu: 
- Nêu được một số từ ngữ nói về chủ điểm Thành thị và Nông thôn.
- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, SGK
III. Các hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 
- 2 HS làm bài tập 1, 3, lớp làm vào vở nháp
- GV nhận xét - ghi điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: 
- 1 em đọc yêu cầu của bài
- Học sinh trao đổi theo cặp.
- Mời đại diện kể, Kể tên một vùng quê mà em biết.
- GV nhận xét
Bài 2: 
- Học sinh đọc yêu cầu của bài tập, trao đổi y kiến.
- Giáo viên chốt lại tên một số sự vật và công việc tìm hiểu.
Bài 3: 
- Học sinh đọc yêu cầu của bài
- HS làm bài cá nhân, giáo viên kiểm tra học sinh làm bài.
- Dán 3 băng giấy lên bảng, mời 3 em lên thi làm bài đúng, nhanh.
- Lớp và giáo viên nhận xét, chữa bài.
- 4 em đọc lại đoạn văn sau khi đã điền đúng dấu phẩy.
C. Củng cố - dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học. Tuyên dương những HS học tốt
- Yêu cầu học sinh về nhà ôn lại đoạn văn của bài tập 3.
********************
thủ công:
cắt dán chữ e
I. Mục tiêu: 
- H/s biết cách kẽ, cắt, dán chữ E đúng qui trình kĩ thuật
II.Chuẩn bị: 
- Mẫu chữ E cắt đã dán và mẫu chữ E được cắt từ giấy màu có kích thước lớn đủ cho HS nhìn.
-HS giấy thủ công , thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán.
III.Cỏc hoạt động dạy - học: 
A.Bài cũ: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dựng học tập của HS
- GV nhận xét
B.Bài mới: 
Hoạt động 1: GV hướng h/s quan sỏt và nhận xột
-GV cho h/s quan sỏt mẫu chữ E và trả lời cõu hỏi
Chữ E cao mấy ụ, rộng mấy ụ. h/s chữ E rộng 1ụ.
Nửa phớa trờn và nửa phớa dưới của chữ E giống nhau. Nếu gấp đụi chữ E theo chiều ngang thỡ nửa trờn và dưới của chữ trựng khớt nhau.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu
-Bước 1: Kẻ chữ E.-
-Lật mặt sau tờ giấy thủ cụng, kẻ, cắt một hỡnh chữ nhật cú chiều dài 5 ụ rộng 2 ụ rưỡi.
-Chấm cỏc điểm đỏnh dấu hỡnh chữ E vào hỡnh chữ nhật. Sau đú kẻ chữ E theo cỏc điểm đó đỏnh dấu .
Bước 2: Cắt chữ E gấp đụi hỡnh chữ nhật đó kẻ chữ E theo đường dấu giữa. Sau đú cắt theo đường kẻ , bỏ phần gạch chộo . Mở ra được chữ E
Bước 3: Dỏn chữ E
Hoạt động 3: Học sinh thực cắt dỏn chữ E
C.Củng cố dặn dũ: 
GV nhận xột tỡnh hinh học tập của h/s. Tuyên dưong những HS có thái độ học tốt.
- Dặn HS chuẩn bị bài học sau.
********************
Thứ năm. 	Ngày soạn: 07/12/2010
Ngày dạy : 09/12/2010
Thể dục: 
Ôn bài tập RLTTCB về ĐH ĐN
********************
Toán:
Tính giá trị biểu thức (tiếp)
I. Yêu cầu:
- HS biết cách tính giá trị biểu thức có các phép tính cộng ,trừ , nhân , chia.
- áp dụng được cách tính giá trị biểu thức để xác định giá trị đúng, sai của biểu thức.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ,SGK
III. Đồ dùng dạy học:
A. Bài cũ:
- Kiểm tra các tiết bài tập đã giao về nhà của tiết 80.
- GV nhận xét, đánh giá
B. Bài mới: 
1. Giáo viên giới thiệu bài
- Giáo viên nêu quy tắc tính giá trị biểu thức có các phép tính “+, -, X, : “. Sau đó giúp học sinh nhớ quy tắc này.
60 + 35 : 5 = 
Trước tiên phải tính 35 : 5 được 7 sau đó mới làm phép cộng.
Học sinh nhắc lại: Thực hiện chia trước cộng sau.
80 – 10 x 4 = 86 – 40
	 = 46	=> Rút ra quy tắc.
2. Thực hành:	 
Bài 1: Giáo viên giúp học sinh tính giá trị của biểu thức đầu.
	253 + 10 x 4 = 253 + 40
	 = 293
- HS làm các bài còn lại vào vở nháp, sau đó gọi HS lên bảng trình bày.
- GV nhận xét
Bài 2: 
- HS nêu yêu cầu bài 
- GV tổ chức cho HS làm bài
- HS làm bài rồi đổi chéo bài kiểm tra.
- GV nhận xét
Bài 3: 
- HS nêu yêu cầu bài 
- HS tự làm bài, một em lên trình bày bài giải.
- GV và HS nhận xét
Bài 4: 
- HS nêu yêu cầu bài 
- Học sinh sử dụng bộ hình để ghép hình.
- GV quan tâm hướng dẫn HS 
- GV nhận xét
C. Củng cố - dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS có tinh thần học tốt
- Dặn HS làm các bài ở vở bài tập.
********************
TN - XH:
Làng quê và đô thị
I. Yêu cầu: 
- Nêu được một số đặc điểm của làng quê hoặc đô thị.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Các hình SGK (trang 62, 63)
III. Các hoạt động dạy học
A. Bài cũ: 
B. Bài mới;
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về phong cảnh nhà cửa, đường sá ở làng quê và đô thị.
+ Đại diện nhóm trình bày
+ Nhóm khác bổ sung.
Giáo viên rút ra kết luận chung.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
Tìm sự khác biệt về nghề nghiêp của người dân ở làng quê và đô thị.
Các nhóm trình bày
Giáo viên rút ra kết luận.
* Hoạt động 3: Vẽ tranh: Mỗi em vẽ một tranh về chủ đề: “Thị xã quê em”
C. Củng cố - dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài học sau.
********************
Chính tả (N-V):
Về quê ngoại
I. Yêu cầu: 
- Nhớ – viết đúng bài chính tả. Trình bày đúng hình thức thể thơ lục bát.
	 - Làm đúng BT 2a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II. Đồ dùng dạy học: 
- 3 tờ giấy khổ to BT2a
III. Các hoat động dạy- học: 
1. ổn định tổ chức: 
2. Bài cũ: Kiểm tra vở bàI tập ở nhà của h/s .Nhận xét ghi điểm.
3.Bài mới: 
- Giáo viên giới thiệu bài
Đọc mẫu 10 dòng đầu.
2 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ.
Cả lớp đọc thầm để ghi nhớ.
Giáo viên nhắc lại cách trình bày đoạn thơ theo thể lục bát.
Luyện viết tiếng khó vào bảng con: hương trời, ríu rít, rực màu, lá thuyền, êm đềm.
2. Hướng dẫn học sinh viết bài.
Học sinh đọc lại đoạn thơ trong sách giáo khoa để ghi nhớ.
Học sinh gấp sách để tự ghi nhớ lại đoạn thơ và ghi bài vào vở.
Dò lại bài, soát lỗi.
Thu chấm một số em, chữa lỗi.
3. Học sinh làm bài tập 2a vào vở.
(Công cha - trong nguồn – chảy ra- kính cha – cho – tròn – chữ hiếu)
4. Nhận xét giờ học - dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học .
- Dặn HS học thuộc lòng câu ca dao và 2 câu đố BT2.
Thứ sáu.	Ngày soạn : 08/12/2010
Ngày dạy: 10/12/2010
Tập làm văn:
 Nghe – kể: Kéo cây lúa lên Nói về thành thị, nông thôn
I. Yêu cầu: 
- HS nghe và kể lại được câu chuyện Kéo cây lúa lên. 
- Bước đầu biết kể về thành thị, nông thôn theo gợi ý.
II. Đồ dùng: 
- Tranh minh họa kéo cây lúa lên; một tranh ảnh vẽ nông thôn, thành thị.
III. Hoạt động dạy học
A.Bài cũ: 
Một em kể lại chuyện “ Giấu cày”; 2 em đọc lại bài giới thiệu về tổ em và các bạn trong tổ. 
- GV nhận xét
B. Bài mới: 
1. Giáo viên giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: 1 em đọc yêu cầu của bài.
Cả lớp đọc thầm gợi ý, quan sát tranh minh họa.Giáo viên kể lần 1, hỏi:
 Truyện này có những nhân vật nào?
Khi thấylúa ở ruộng nhà mình xấu, chàng ngốc đã làm gì?
Về nhà chàng khoe gì với vợ? Chị vợ ra đồng thấy kết quả ra sao?
Vì sao lúa nhà chàng ngốc bị héo?
Giáo viên kể lại lần 2,.
1 học sinh giỏi kể lại.
Từng cặp học sinh tập kể.
3, 4 học sinh thi kể lại câu chuyện trước lớp. Câu chuyện buồn cười ở chỗ nào?
Lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn bạn kể hay.
Bài 2: Một học sinh đọc yêu cầu của bài.
Cho học sinh chọn đề tài: Nông thôn hay thành thị.
Mời 1 em làm mẫu, dựa vào câu chuyện lên bảng tập nói trước lớp, nhận xét rút ra kinh nghiệm về nội dung cách kể chuyện diễn đạt.
Một số học sinh xung phong nói trước lớp.
Cả lớp bình chọn bạn nói hay nhất.
C. Củng cố – dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học. Tuyên dương những HS học tốt.
- Dặn HS chuẩn bị viết thư cho bạn kể những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn.
**********************
Toán:
Luyện tập
I. Yêu cầu: 
- Biết tính giá trị của biểu thức các dạng: Chỉ có phép cộng phép trừ ; chỉ có phép nhân phép chia ; có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, SGK
II. Các hoạt động dạy học:
A- Bài cũ: 
Kiểm tra bài tập đã giao về nhà.
- GV nhận xét, đánh giá 
B- Bài mới: 
1. Giáo viên giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1: Hướng dẫn học sinh khi thực hiện tính giá trị của mỗi biểu thức, em cần đọc kỹ biểu thức để xem biểu thức có những dấu tính nào và phải áp dụng quy tắc nào để tính cho đúng.
4 em lên bảng làm bài – cả lớp làm vở nháp.
- GV quan sát, hướng dẫn HS yếu 
- GV nhận xét
Bài 2: Tiến hành tương tự bài 1
- HS nêu yêu cầu bài
- GV tổ chức cho HS làm bài.
Bài 3: 
- HS nêu yêu cầu bài
- Học sinh tự làm bài cá nhân, sau đó yêu cầu 2 em học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- GV nhận xét 
Bài 4: Đọc biểu thức, tính giá trị biểu thức ra giấy nháp, tìm số chỉ giá trị biểu thức có trong bài sau đó nối biểu thức đó với số đó.
- GV quan sát hướng dẫn HS yếu 
- GV chấm , chữa bài 
3. Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học 
- Dặn HS về nhà làm bài tập ở vở bài tập toán. Chuẩn bị bài học sau.
**********************
Tập viết:
Ôn chữ hoa M
I. Mục tiêu: 
	- Viết đúng chữ hoa M (1 dòng), T, B (1 dòng), viết đúng tên riêng Mạc Thị Bưởi (1 dòng) và câu ứng dụng: Một cây.núi cao(1 lần) bằng chữ cở nhỏ.
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ viết câu ứng dụng
III. Các hoạt động dạy học:
Bài cũ: 
- HS viết lên bảng con chữ: Lê Lợi, Lựa Lời.
Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn HS viết
- Cho học sinh quan sát chữ mẫu.
- Tìm các chữ hoa có trong bài: M, T, B
- Giáo viên viết mẫu và nhắc lại cách viết.
- Học sinh viết chữ: M, T, B vào bảng con.
- Một em đọc từ ứng dụng: Mạc Thị Bưởi. Viết bảng con từ ứng dụng.
- Giúp học sinh hiểu nội dung câu tục ngữ.
- Viết bảng con chữ: Một, Ba
- Học sinh viết bài vào vở. Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở.Thu, chấm một số bài, tuyên dương.
C. Củng cố - dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà học thuộc lòng câu tục ngữ, hoàn thành phần luyện viết ở nhà.
********************
Mĩ thuật: 
Vẽ màu vào hình có sẵn
HĐTT:	SINH HOẠT SAO
I. Mục tiờu:
- HS ghi nhớ quy trỡnh sinh hoạt sao tự quản.
- Giỏo dục HS luụn cú ý thức trong giờ học tự quản.
II. Cỏc hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Học sinh ra sõn, sinh hoạt sao theo qui trỡnh mẫu
- Giỏo viờn hướng dẫn lại cho học sinh từng qui trỡnh sinh hoạt
- Học sinh thực hiện, giỏo viờn quan sỏt, giỳp đỡ học sinh cũn lỳng tỳng 
- Cho từng tổ thực hiện
- Giỏo viờn nhận xột, tuyờn dương 
* Hoạt động 2: Trũ chơi ''Qua đường lội''
- Giỏo viờn nờu lại cỏch chơi
- Học sinh thực hiện trũ chơi
- Giỏo viờn nhận xột
********************

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 16.doc