Giáo án Lớp 3 (tuần 16) - Trường tiểu học Xuân Bình

Giáo án Lớp 3 (tuần 16) - Trường tiểu học Xuân Bình

Tuần 16

Đạo đức

BIẾT ƠN THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ

I/.Yêu cầu:

1.HS hiểu:

-Thương binh liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc.

-Những việc các em cần làm để tỏ lòng biết ơn các thương binh liệt sĩ.

-Học sinh làm những công việc để tỏ lòng biết ơn các thương binh liệt sĩ.

-Học sinh có thái độ tôn trọng, biết ơn các thương binh, gia đình liệt sĩ.

II /Chuẩn bị:

-GV + HS: Vở BT ĐĐ 3.

-Một số bài hát, bài thơ, câu chuyện, về chủ đề bài học.

III/ Các hoạt động dạy học:

 

doc 39 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1086Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 (tuần 16) - Trường tiểu học Xuân Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Đạo đức
BIẾT ƠN THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ
I/.Yêu cầu:
1.HS hiểu:
-Thương binh liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc.
-Những việc các em cần làm để tỏ lòng biết ơn các thương binh liệt sĩ.
-Học sinh làm những công việc để tỏ lòng biết ơn các thương binh liệt sĩ.
-Học sinh có thái độ tôn trọng, biết ơn các thương binh, gia đình liệt sĩ.
II /Chuẩn bị:
-GV + HS: Vở BT ĐĐ 3.
-Một số bài hát, bài thơ, câu chuyện,về chủ đề bài học.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.KTBC:
- Em hiểu thương binh liệt sĩ là người như thế nào?
-Chúng ta cần phải có thái độ như thế nào đối với các thương binh liệt sĩ?
-Nhận xét HS trả lời.
3.Bài mới:
 Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Xem tranh và kể những anh hùng.
*Mục tiêu: Giúp HS hiểu rõ hơn về gương chiến đấu, hi sinh của các anh hùng, liết sĩ thiếu niên.
*Cách tiến hành:
-GV chia nhóm và phát cho mỗi nhóm một tranh của Trần Quốc Toản, Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Kim Đồng; yêu cầu các nhóm thảo luận và cho biết :
+Người trong tranh là ai?
+Em biết gì về gương chiến đấu hi sinh của người anh hùng, liệt sĩ đó?
+Hãy hát hoặc đọc 1 bài thơ về người anh hùng, liệt sĩ đó.
ðGV tóm tắt lại gương chiến đấu hi sinh của các anh hùng liệt sĩ trên và nhắc nhở HS học tập theo các tấm gương đó.
-HS đọc bài và TLCH
-HS lắng nghe.
-Nhận đồ dùng học tập (Tranh), sau đó thảo luận. Các nhóm thảo luận.
-Đại diện từng nhóm lên trình bày 
-Các nhóm khác nhận xét – bổ sung.
-Lắng nghe và ghi nhớ.
Hoạt động 2:Báo cáo kết quả điều tra tìm hiểu về các hoạt động đền ơn đáp nghĩa các thương binh, liệt sĩ ở địa phương .
*Mục tiêu: Giúp HS hiểu rõ về các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa, các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương và có ý thức tham gia hoặc ủng hộ hoạt động đó.
*Cách tiến hành:
-Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.
-Nhận xét bổ xung.
Hoạt động 3:HS hát múa kể chuyện về chủ đề biết ơn thương binh liệt sĩ.
*Mục tiêu: Học sinh có thái độ tôn trọng, biết ơn các thương binh, gia đình liệt sĩ.
*Cách tiến hành:
-Yêu cầu HS trình bày.
ðKết luận:TBLS là những ngừoi đã hi sinh sương máu vì tổ quốc.Chúng ta cần ghi nhớ và đền đáp công lao to lớn đó bằng những việc làm thiết thực của mình.
4. Củng cố – dặn dò:
HS kể tên một số anh hùng thương binh liệt sĩ mà em biết
-Nhận xét tiết học.
-GDTT cho HS và HD HS thực hành.
- Mỗi nhóm HS sưu tầm, tìm hiểu về nền văn hoá, về cuộc sống và học tập, về nguyện vọng...của thiếu nhi một số nước để tiết sau giới thiệu trước lớp.
-Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
-Các nhóm khác nhận xét,bổ xung.
-Cá nhân thực hiện theo tinh thần xung phong.
-HS thực hiện.
Tập đọc – kể chuyện:
ĐÔI BẠN
I/. Yêu cầu:
Đọc đúng: 
- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẩn do ảnh hưởng của phương ngữ: nườm nượp, ướt lướt thướt, lăn tăn, san sát, 
-Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
-Đọc trôi chạy được toàn bài và phân biệt được lời dẫn chuyện và lời của nhân vật.
Đọc hiểu:
-Hiểu nghĩa từ: sơ tán, sao sa, công viên, tuyệt vọng,.
-Nắm được cốt truyện: Câu chuyện ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của những người dân làng quê sẵn sàng giúp đỡ người khác, hi sinh vì người khác và lòng thuỷ chung của người thành phố với những người sẵn sàng giúp đỡ mình lúc khó khăn gian khổ.
Kể chuyện: 
-Dựa vào gợi ý kể lại được toàn bộ câu chuyện.
 -Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.
II/Chuẩn bị:
-GV:Tranh minh họa bài tập đọc. 
-Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. 
-HS: SGK , xem trước nội dung bài
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định: 
2/ KTBC: 
-YC HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Nhà rông ở Tây Nguyên.
-Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung. 
3/ Bài mới: 
 Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc.
*Mục tiêu : Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẩn do ảnh hưởng của phương ngữ
*Cách tiến hành: 
-Giáo viên đọc mẫu một lần. Giọng đọc thong thả, nhẹ nhàng tình cảm. 
-Giáo viên hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
-Đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, từ dễ lẫn. 
-Hướng dẫn phát âm từ khó: 
-Đọc từng đọan và giải nghĩa từ khó. 
-Chia đoạn.(nếu cần)
-YC 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài, sau đó theo dõi HS đọc bài và chỉnh sửa lỗi ngắt giọng cho HS.
-HD HS tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài. HS đặt câu với từ tuyệt vọng.
-YC 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn. 
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
-YC lớp đồng thanh (nếu cần)
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
*Mục tiêu :Tìm hiểu nội dung bài học.
*Cách tiến hành: 
-Gọi HS đọc lại toàn bài trước lớp
°Tìm hiểu đọan 1.
 ? Thành và Mến kết bạn với nhau vào dịp nào?
ðChốt ý: Vào những năm 1965 đên 1973, giặc Mĩ không ngừng ném bom phá hoại miền Bắc, nhân dân thủû đô và các thành thị ở miền Bắc đều phải sơ tán về nông thôn, chỉ những người có nhiệm vụ mới ở lại thành phố.
-Mến thấy thành phố có gì lạ?
-Ra thị xã Mến thấy cái gì cũng lạ nhưng em thích nhất là ở công viên. Cũng chính ở công viên, Mến đã có một hành động đáng khen để lại trong lòng những người bạn thành phố sự khâm phục. Vậy ở công viên, Mến đã có hành động gì đáng khen?
-Qua hành động này, em thấy Mến có đức tính gì đáng quí?
-Hãy đọc câu nói của người bố và cho biết em hiểu như thế nào về câu nói của bố?
-YC HS nêu câu hỏi 5 và thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi này: Tìm những chi tiết nói lên tình cảm thuỷ chung của gia đình Thành đối với những người giúp đỡ mình.
ðGV kết luận: Câu chuyện cho ta thấy phẩm chất tốt đẹp của những người làng quê, họ sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ khó khăn gian khổ với người khác, sẵn sàng hi sinh cứu người và lòng thuỷ chung của người thành phố đối với những người giúp mình.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
*Mục tiêu : Đọc trôi chạy được toàn bài và phân biệt được lời dẫn chuyện và lời của nhân vật.
*Cách tiến hành: 
-GV chọn 1 đoạn trong bài và đọc trước lớp.
-Gọi HS đọc các đoạn còn lại.
-Tổ chức cho HS thi đọc theo đoạn.
-Nhận xét chọn bạn đọc hay nhất. 
Hoạt động 4:Kể chuyện:
*Mục tiêu :Kể lại được câu chuyện.
*Cách tiến hành: 
 Xác định YC:
-Gọi 1 HS đọc YC SGK.
 Kể mẫu:
- GV gọi HS khá kể mẫu đoạn 1.
-Nhận xét phần kể chuyện của HS.
Kể theo nhóm:
-YC HS chọn 1 đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe.
Kể trước lớp:
-Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện. Sau đó gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
-Nhận xét và cho điểm HS. 
4.Củng cố-Dặn dò: 
? em có suy nghĩ gì về người thành phố (người nông thôn)? 
? Mến đã làm vịêc gì khiến mọi người khâm phục?
? Tình cảm của đôi bạn này như thế nào?
-Khen HS đọc bài tốt, kể chuyện hay, khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân cùng nghe.
-Về nhà học bài, chuẩn bị bài học tiếp theo.
-2 học sinh lên bảng trả bài cũ. 
-HS lắng nghe và nhắc tựa.
-Học sinh theo dõi giáo viên đọc mẫu. 
-Mỗi học sinh đọc một câu từ đầu đến hết bài.(2 vòng)
-HS đọc theo HD của GV: nườm nượp, ướt lướt thướt, lăn tăn, san sát, tuyệt vọng, 
-1 học sinh đọc từng đọan trong bài theo hướng dẫn của giáo viên. 
-3 HS đọc: Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu câu.
VD: Người làng quê như thế đấy,/ con ạ. // Lúc đất nước còn chiến tranh, / họ sẵn lòng sẻ nhà / sẻ cửa.// Cứu người, / họ không hề ngần ngại.//
-HS trả lời theo phần chú giải SGK.
-HS đặt câu: 
-Mỗi học sinh đọc 1 đọan thực hiện đúng theo yêu cầu của giáo viên: 
-Mỗi nhóm 3 - 4 học sinh, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm.
- 2 nhóm thi đọc nối tiếp.
-HS đồng thanh theo tổ.
-1 HS đọc, lớp theo dọi SGK.
-1 học sinh đọc đọan 1 cả lớp theo dõi bài.
-từ lúc còn nhỏ, khi giặc Mĩ ném bom miền Bắc, gia đình Thành phải rời thành phố, sơ tán về quê Mến ở nông thôn.
-HS lắng nghe.
-Mến thấy cái gì ở thị xã cũng lạ, thị xã có nhiều phố, phố nào nhà ngói cũng san sát, cái cao, cái thấp chẳng giống những ngôi nhà ở quê Mến; những dòng xe cộ đi lại nườm nượp; đêm đèn điện sáng như sao sa.
-Khi chơi ở công viên, nghe tiếng kêu cứu, Mến lập tức lao xuống hồ cứu một em bé đang vùng vẫy tuyệt vọng.
-Mến dũng cảm và sẵn sàng cứu người, bạn còn rất kheo léo trong khi cứu người.
-Câu nói của bố khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người làng quê, họ sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ khó khăn gian khổ với người khác, khi cứu người họ không hề ngần ngại.
-HS thảo luận và trả lời: Gia đình Thành tuy đã về thị xã nhưng vẫn nhớ gia đình Mến. Bố Thành về lại nơi sơ tán đón Mến ra chơi. Thành đã đưa bạn đi thăm khắp nơi trong thị xã. Bố Thành luôn nhớ và dành những suy nghĩ tốt đẹp cho Mến và những người dân quê.
-HS lắng nghe.
-HS theo dõi GV đọc.
-2 HS đọc. 
-HS xung phong thi đọc.
-1 HS đọc YC, HS khác đọc lại gợi ý.
-1 HS kể cả lớp theo dõi và nhận xét.
+ Bạn ngày nhỏ: Ngày Thành và Mến còn nhỏ, khi giặc Mĩ ném bom miền Bắc, gi ... S: Bảng con
III /. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
-Gọi HS lên bảng đọc và viết các từ cần chú ý phân biệt trong tiết chính tả trước.
-Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới:
 Giới thiệu bài. 
Tiết chính tả này các em sẽ nhớ và viết lại 10 dòng thơ đầu trong bài thơ Về quê ngoại và làm BT phân biệt ch/ tr hoặc thanh hỏi / thanh ngã. 
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả.
*Mục tiêu : Nghe- viết chính xác đoạn từ Em về quê ngoại nghỉ hè....thuyền trôi êm êm trong bài thơ Về quê ngoại.. Trình bày đúng đẹp thể thơ lục bát.
*Cách tiến hành: 
°Trao đổi về nội dung bài viết.
-GV đọc đoạn thơ 1 lượt.
-Hỏi: Bạn nhỏ thấy ở quê có những gì lạ?
°Hướng dẫn cách trình bày:
-Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? 
-Trình bày thể thơ này như thế nào?
-Trong đoạn thơ những chữ nào được viết hoa?
°Hướng dẫn viết từ khó:
-Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
-Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
°Viết chính tả.(Nhớ viết)
-GV theo dõi quan sát HS viết bài.
°Soát lỗi.
°Chấm bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
*Mục tiêu : Làm đúng các bài tập chính tả: phân biệt ch/ tr hoặc thanh hỏi / thanh ngã. 
*Tiến hành:
Bài 2.: 
a: Điền tr/ ch:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS tự làm.
-Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
b. Tiến hành tương tự phần a. 
Đặt dấu hỏi hay dấu ngã trên các chữ in đậm? Giải câu đố?
-Nhận xét ghi điểm cho HS.
4.Củng cố, dặn dò:
-YCHS đọc lại bài thơ đã viết
Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
Những chữ nào được viết hoa?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học thuộc các câu thơ, ca dao ở BT 2, HS nào viết xấu, sai từ 6 lỗi trở lên phải viết lại bài và chuẩn bị bài sau.
-1 HS đọc cho 3 HS viết bảng lớp, HS dưới lớp viết vào vở nháp.
- cơn bão, vẻ mặt, sữa, sửa soạn, châu chấu, 
-HS lắng nghe, nhắc lại.
-Theo dõi GV đọc, 3 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ.
- Ở quê có đầm sen nở ngát hương, gặp trăng, gặp gió bất ngờ, con đường đất rực màu rơm phơi, bóng tre rợp mát, vầng trăng như lá thuyền trôi.
- Thể thơ lục bát.
- Dòng 6 chữ viết lùi vào 1 ô, dòng 8 chữ viết sát lề.
-Những chữ đầu dòng thơ.
- hương trời, ríu rít, con đường, vầng trăng, ríu rít, rực màu, . 
-Đọc: 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
-HS thực hiện dưới sự HD của GV.
-Tự nhớ lại đoạn thơ và viết vào vở.
-Đổi chéo vở và dò bài.
-Nộp 5 -7 bài chấm điểm nhận xét.
-1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
-3 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào nháp.
-Đọc lại lời giải và làm bài vào vở.
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
-HS đọc yêu cầu, giải miệng:
Cái gì mà lưỡi bằng gang
Xới lên mặt đất những hàng thẳng băng
Giúp nhà có gạo để ăn
Siêng làm thì lưỡi sáng bằng mặt gương.
(Là cái lưỡi cày)
Thuở bé em có hai sừng
Đến tuổi nửa chừng mặt đẹp như hoa
Ngoài hai mươi tuổi đã già
Gần ba mươi lại mọc ra hai sừng.
 (Là mặt trăng vào những ngày đầu tháng, giữa tháng, cuối tháng )
-HS trả lời
-Lắng nghe, về nhà thực hiện.
	Tập làm văn
Nghe kể: KÉO CÂY LÚA LÊN
NÓI VỀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN.
I /Yêu cầu:
-Nghe và kể lại được câu chuyện Kéo cây lúa lên. Biết nghe và nhận xét lời bạn kể.
-Kể đươc những điều em biết về nông thôn hoặc thành thị dựa theo gợi ý. Nói thành câu, dùng từ đúng.
II Chuẩn bị:
-GV:Tranh minh hoạ truyện Kéo cây lúa lên (SGK).
-Tranh ảnh về cảnh nông thôn hoặc thành thị.
-HS: VBT, xem trước nội dung bài
III/ Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 2 HS lên bảng YC kể lại câu chuyện Giấu cày và giới thiệu về tổ của em.
-Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện.
*Mục tiêu : Nghe và kể lại được câu chuyện Kéo cây lúa lên. Biết nghe và nhận xét lời bạn kể.
*Cách tiến hành: 
-GV đính tranh.
-GV kể 2lần.
? Truyện này có những nhân vật nào?
? Khi thấy lúa ở ruộng nhà mình xấu, chàng ngốc đã làm gì? 
? Chị vợ ra đồng thấy kết quả ra sao?
? Vì sao lúa nhà anh ngốc lại bị héo.
? Câu chuyện buồn cười ở điểm nào?
-Gọi HS kể lại câu chuyện trước lớp.
-YC 2 HS ngồi cạnh kể lại câu chuyện cho nhau nghe
-Gọi 2 – 3 HS kể lại câu chuyện.
-Theo dỏi, nhận xét và ghi điểm cho HS.
Hoạt động 2: Thực hành .
*Mục tiêu : Kể đươc những điều em biết về nông thôn hoặc thành thị dựa theo gợi ý. Nói thành câu, dùng từ.
*Cách tiến hành: 
Bài tập 2: Kể những điều em biết về nông thôn hoặc thành thị.
-GV giúp HS hiểu gợi ý a của bài: Các em có thể kể những điều mình biết về nông thôn hay thành thị nhờ 1 chuyến đi chơi (về thăm quê, đi thăm quan,.. xem chương trình ti vi, nghe 1 ai đó kể chuyện
-YC HS suy nghĩ lựa chọn đề tài viết về nông thôn hay thành thị.
-Gọi 1 HS khá dựa theo gợi ý kể mẫu trước lớp.
-YC HS kể theo cặp.
-Gọi 5 HS kể trước lớp, lớp theo dõi nhận xét và ghi điểm.
4/ Củng cố –Dặn dò:
YCHS kể lại câu chuyện.
Câu chuyện có những nhân vật nào?
Khi thấy cây lúa nhà mình bị héo , chàng ngốc đã làm gì?
HS kể những gì em biết về nông thôn, thành thị?
-Nhận xét và biểu dương những HS học tốt. -Về nhà suy nghĩ thêm về nôïi dung, cách diễn đạt của bài kể về thành thị hoặc nông thôn. Chuẩn bị tốt bài TLV tuần 17: Viết thư cho bạn kể những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn.
-2 HS lên bảng thực hiện YC. HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
-Lắng nghe.
-Cả lớp đọc thầm và quan sát tranh. 
-HS theo dõi. 
-Chàng ngốc và vợ.
-Kéo cây lúa lên cho cao hơn lúa ruộng nhà bên cạnh.
-Cả ruộng lúa nhà mình héo rũ.
-Cây lúa bị kéo lên, đứt rễ, nên héo rũ.
-Chàng ngốc kéo lúa lên làm lúa chết hết, lại tưởng mình đã làm cho lúa ruộng nhà mọc nhanh hơn.
3-4 HS thi kể kại câu chuyện trước lớp
-Kể chuyện theo cặp.
-HS đọc yêu cầu của bài và phần gợi ý.
-Đọc thầm gợi ý và nêu đề tài mình chọn.
-1 HS làm mẫu. Dựa vào câu hỏi gợi ý trên bảng, tập nói trước lớp để cả lớp nhận xét về nội dung và cách diễn đạt.
+Tuần trước em được xem 1 chương trình ti vi kể về 1 bác nông dân làm kinh tế trang trại giỏi. Em là người thành phố, ít được đi chơi, nhìn trang trại rộng rãi của bác nông dân, em thích lắm. Em thích nhất cảnh gia đình bác vui vẻ nói cười khi đánh bắt cá dưới cái ao rất rộng và lắm cá, cảnh 2 con trai của bác bằng tuổi như chúng em cưỡi trên 2 con bò vàng rất đẹp, tay cầm roi dẫn đàn bò đi ăn cỏ trên sườn đê.
-Kể cho bạn nghe những điều em biết về thành thị và nông thôn.
-Cả lớp bình chọn những bạn nói về thành thị hoặc nông thôn hay nhất.
-HS kể
-HS trả lời
-HS thực hiện
Toán: (Tiết 80)
 LUYỆN TẬP
I/. Yêu cầu: Giúp HS củng cố về tính giá trị của biểu thức có dạng:
-Chỉ có các phép tính cộng, trư.ø 
-Chỉ có các phép tính nhân, chia.
-Có các phép tinh cộng, trừ, nhân, chia.
II/ Chuẩn bị :
-GV: Bảng phụ, SGK
-HS : Bảng con, SGK
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra các bài tập đã giao về nhà tiết trước.
-Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung.
3/ Bài mới: 
 Giới thiệu bài. 
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập.
*Mục tiêu : Giúp HS củng cố về tính giá trị của biểu thức.
*Cách tiến hành: 
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài.
-HD: Khi thực hiện tính giá trị của mỗi biểu thức, em cần đọc kĩ biểu thức để xem biểu thức có những dấu tính nào và phải áp dụng qui tắc nào để tính cho đúng.
-YC HS nhắc lại cách tính giá trị của các biểu thức .
ðChốt:Vận dụng các quy tắc tính giá trị biểu thức theo thứ tự từ trái sang phải.
Bài 2: GV gợi ý:
-Tiến hành tương tự như bài tập 1.
-YC HS nhắc lại cách tính giá trị biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
-Chữa bài, ghi điểm cho HS.
ðChốt: Vận dụng quy tắc tính giá trị biểu thức nhân chia trước cộng trừ sau.
Bài 3:
-Cho HS tự làm bài, sau đó YC 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở cho nhau để kiểm tra bài của nhau.
-Chữa bài.
-Nhận xét.
ðChốt: Tương tự như bài 1và 2.
Bài 4:Trò chơi.Nối biểu thức với giá trị của nó.
-Hướng dẫn: Đọc biểu thức, tính giá trị của biểu thức tìm số chỉ giá trị của biểu thức có trong bài, sau đó nối biểu thức với số đó.
-Chữa bài, ghi điểm cho HS.
4/ Củng cố, dặn dò: 
YCHS nêu lại quy tắc tính giá trị biểu thức
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà xem lại bài và giải ở vở. 
-Ôn lại các bài toán về tính giá trị của biểu thức.
-3 học sinh lên bảng làm bài.
-Nghe giới thiệu. 
-HS đọc yêu cầu của bài.
-4 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở.
a. 125 – 85 + 80 = 40 + 80
 = 120
 21 x 2 x 4 = 42 x 4 
 = 168
 147 : 7 x 6 = 21 x 6 
 = 126
-HS làm bài:
VD: 375 – 19 x 3 = 375 - 57
 = 318
 306 + 93 : 3 = 306 + 31
 = 337
-Làm bài và kiểm tra bài của bạn.
 a.81 : 9 + 10 = 9 + 10 
 = 19
 20 x 9 : 2 = 180 : 2
 = 90
b. 11 x 8 – 60 = 88 – 60
 = 28
 12 + 7 x 9 = 19 x 9
 = 171
-HS tự làm bài.
-Đại diện 2 dãy lên thực hiện trò chơi
-HS nhận xét chéo
-4 HS trả lời
-HS thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 16.doc