Giáo án Lớp 3 Tuần 17 - Thứ 2, 3 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Giáo án Lớp 3 Tuần 17 - Thứ 2, 3 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Môn: Đạo đức

Tiết 17 Bài: BIẾT ƠN THƯƠNG BINH LIỆT SĨ (Tiết 2)

I – MỤC TIÊU:

Biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương, đất nước.

Kính trọng, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng.

Tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ do nhà trường tổ chức.

II - TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

- Vở bài tập đạo đức 3.

Một số bài hát về chủ đề bài học.

 

doc 25 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1048Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 17 - Thứ 2, 3 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 12 / 12/ 2009
 Ngày dạy: Thứ hai: 14 / 12/ 2009
TUẦN 17
+
TIẾT TRONG NGÀY
MÔN
BÀI
1
Đạo đức
Biết ơn thương binh liệt sĩ. ( Tiết 2 )
2
Tập đọc-KC
Mồ Côi xử kiện.
3
Tập đọc-KC
Mồ Côi xử kiện.
4
Toán
Tính giá trị biểu thức.
5
Hoạt động T.T
Môn: Đạo đức
Tiết 17 Bài: BIẾT ƠN THƯƠNG BINH LIỆT SĨ (Tiết 2)
TUẦN 17
I – MỤC TIÊU: 
Biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương, đất nước.
Kính trọng, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
Tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ do nhà trường tổ chức.
II - TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Vở bài tập đạo đức 3.
Một số bài hát về chủ đề bài học.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Ổn định: Hát + điểm danh.
2. Kiểm tra bài cũ:
1 học sinh: Em hiểu thương binh liệt sĩ là những người như thế nào ? - Thương binh, liệt sĩ là những người đã dũng cảm hi sinh tính mạng hoặc một phần thân thể mình để giành độc lập tự do hoà bình cho Tổ quốc.
1 học sinh: Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với các thương binh liệt sĩ ? - Chúng ta cần phải kính trọng và biết ơn các thương binh, gia đình liệt sĩ.
Giáo viên nhận xét – đánh giá.
3. Bài mới: Giới thiệu bài.
 Hoạt động 1: Xem tranh và kể về những người anh hùng.
Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu rõ hơn về gương chiến đấu, hi sinh của các anh hùng liệt sĩ thiếu niên.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giáo viên chia nhóm và cho mỗi nhóm thảo luận 1 tranh về Trần Quốc Toản, Lí Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Kim Đồng.
 Người trong tranh là ai?
 Em biết gì về gương chiến đấu hy sinh của người anh hùng, liệt sĩ đó?
Hãy hát hoặc đọc 1 bài thơ về người anh hùng, liệt sĩ đó.
Giáo viên tóm tắt lại các gương chiến đấu hi sinh của các anh hùng liệt sĩ trên và nhắc học sinh học tập và noi theo các tấm gương đó.
Học sinh nhận nhóm và thảo luận.
Tên người anh hùng trong tranh.
Trần Quốc Toản, Lí Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Kim Đồng.
 Nói về gương chiến đấu hi sinh của người anh hùng liệt sĩ trong tranh.
 Hát, đọc một bài thơ về họ.
Đại diện từng nhóm lên trình bày.
Nhóm khác nhận xét bổ sung.
Hoạt động 2: Báo cáo kết qủa điều tra tìm hiểu về các hoạt động đền ơn đáp nghĩa các thương binh, gia đình liệt sĩ ở địa phương.
*Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu rõ về các hoạt động đền ơn đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương và có ý thức tham gia hoặc ủng hộ các hoạt động đó.
Bước 1: Gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả điều tra tìm hiểu.
Khu phố 11 em biết những ai là thương binh?
Phường Lộc Phát đã xây dựng nhà tình nghĩa cho thương binh nào?
Hằng năm vào ngày 27 / 7 khu phố đi quyên góp ủng hộ cho những ai?
Bước 2 : Sau phần trình bày của mỗi nhóm, cả lớp nhận xét, bổ sung.
 Bước 3 : Giáo viên nhận xét, bổ sung và nhắc nhở học sinh tích cực ủng hộ, tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở địa phương.
 * Hoạt động 3 : Học sinh múa hát, đọc thơ, kể chuyện, về chủ đề biết ơn thương binh, liệt sĩ .
* Kết luận chung : Thương binh, liệt sĩ là những người đã hy sinh xương máu vì Tổ quốc. Chúng ta cần ghi nhớ và đền đáp công lao to lớn đó bằng những việc làm thiết thực của mình.
Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả điều tra tìm hiểu.
Khu phố 11 em biết những người thương binh là: Ông Bảy, ông Du
Phường Lộc Phát đã xây dựng nhà tình nghĩa cho Ông Bảy là thương binh. 
Hằng năm vào ngày 27 / 7 khu phố đi quyên góp ủng hộ cho những người thương binh, gia đình liệt sĩ.
Lớp nhận xét bổ sung.
Học sinh múa hát, đọc thơ, kể chuyện về chủ đề biết ơn thương binh liệt sĩ.
- Bài hát : Nhớ ơn liệt sĩ, Dấu chân tròn trên cát
4. Củng cố: - Thương binh, liệt sĩ họ là những người như thế nào? (là những người đã hi sinh xương máu của mình để giành độc lập tự do hoà bình cho Tổ quốc.
Chúng ta cần ghi nhớ và đền đáp công ơn của họ bằng cách nào? (Bằng những việc làm thiết thực của mình). 
Các em có được cuộc sống yên bình ngồi học như ngày nay là nhờ vào những gương chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc của các anh hùng liệt sĩ đã dũng cảm để giành độc lập tự do hoà bình cho Tổ quốc. Các em biết làm những công việc phù hợp với sức mình trong trường, trong lớp , trong địa phương để tỏ lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.
5. Dặn dò: Về sưu tầm, tìm hiểu về nền văn hóa về cuộc sống và học tập, về nguyện vọng của thiếu nhi một số nước để tiết sau giới thiệu trước lớp.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương - nhắc nhở.
-------------------------------0--------------------------
.
Môn: Tập đọc - Kể chuyện
Tiết 49,50 Bài: MỒ CÔI XỬ KIỆN
TUẦN 17
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
A-TẬP ĐỌC
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: chú ý các từ ngữ: vùng quê nọ, nông dân, công đường, vịt rán, miếng cơm nắm, hít hương thơm; giảy nảy, trả tiền, lạch cạch, phiên xử...
Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật (chủ quán, bác nông dân, Mồ Côi), đọc đúng lời thoại giữa ba nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu.
Hiểu nghĩa các từ khó được chú thích ở cuối bài (Công đường, bồi thường)
Hiểu nội dung: Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
B-KỂ CHUYỆN
1. Rèn kĩ năng nói: Kể được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa
Học sinh khá giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện.
2. Rèn kĩ năng nghe.
Giáo dục học sinh thật thà, tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ người khác.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Bài cũ : 
Gọi học sinh lên đọc thuộc lòng bài “Về quê ngoại” và trả lời câu hỏi của bài.
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng
A-TẬP ĐỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Luyện đọc.
Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
+ Đọc từng câu.
Giáo viên theo dõi sữa lỗi phát âm cho học sinh.
+ Đọc từng đoạn.
Cho học sinh luyện đọc từng đoạn trước lớp, kết hợp giải nghĩa từ : công đường, bồi thường (SGK).
Người như thế nào gọi là Mồ Côi ?
Cho học sinh đặt câu với từ bồi thường.
Giáo viên nhận xét, sửa sai.
Cho học sinh luyện đọc từng đoạn trong nhóm.
Hướng dẫn tìm hiểu bài.
Câu chuyện có những nhân vật nào ?
Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì ?
Giảng: Vụ án thật kó phân xử, phải xử sao cho công bằng, bảo vệ được bác nông dân bị oan, làm cho chủ quán bẽ mặt mà vẫn phải “tâm phục, khẩu phục”.
Tìm câu nêu rõ lí do của bác nông dân ?
Khi bác nông dân nhận có hít hương thơm của thức ăn trong quán. Mồ Côi phán thế nào ?
Thái độ của bác nông dân thế nào khi nghe lời phán xử ?
Tại sao Mồ Côi bảo bác nông dân xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần ?
Mồ Côi đã nói gì để kết thúc phiên toà ?
Giảng: Mồ Côi xử trí thật tài tình, công bằng đến bất ngờ làm cho chủ quán tham lam không thể cãi vào đâu được và bác nông dân chắc là rất sung sướng, thở phào nhẹ nhõm.
Em hãy thử đặt tên khác cho truyện?
Luyện đọc lại.
Giáo viên nhận xét.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài.
Học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.
Đọc từ chú giải cuối bài.
Mồ Côi : Người bị mất cha (mẹ) hoặc cả cha lẫn mẹ khi còn bé.
Ví dụ: Bác lái xe tải phải bồi thường 2 triệu đồng cho người chủ chiếc xe bị bác đâm phải.
Đọc từng đoạn trong nhóm.
3 nhóm học sinh thi đọc 3 đoạn của bài.
1 học sinh đọc cả bài.
Chủ quán, bác nông dân, Mồ Côi.
Về tội bác nông dân vào quán hít hơi thơm của lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền.
Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm. Tôi không mua gì cả.
Bác nông dân phải bồi thường, đưa 20 đồng để quan tòa phân xử.
Bác giảy nảy lên: tôi có đụng chạm gì đến thức ăn trong quán đâu mà phải trả tiền?
Xóc 2 đồng bạc 10 lần mới đủ số tiền 20 đồng.
Bác này đã bồi thường cho chủ quán đủ số tiền: Một bên “Hít mùi thịt”; một bên “nghe tiếng bạc”. Thế là công bằng.
Vị quan toà thông minh./ Phiên xử thú vị./ Bẽ mặt kẻ tham lam/ Ăn hơi trả tiếng.
1 học sinh giỏi đọc đoạn 3.
2 nhóm, mỗi nhóm 4 em tự phân vai đọc truyện trước lớp.
Cả lớp nhận xét bình chọn bạn kể hay.
KỂ CHUYỆN
1. Giáo viên nêu nhiệm vụ: Dựa vào 4 tranh minh họa, kể lại toàn bộ câu chuyện Mồ Côi xử kiện.
2. Hướng dẫn kể toàn bộ câu chuyện theo tranh.
Yêu cầu học sinh quan sát tranh
Giáo viên nhận xét 
Giáo viên và cả lớp nhận xét và bình chọn bạn kể hay nhất.
Học sinh quan sát 4 tranh minh hoạ ứng với nội dung 3 đoạn trong truyện.
1 học sinh giỏi kể mẫu đoạn 1.
Học sinh tập kể các tranh còn lại theo nhóm
3 học sinh tiếp nối nhau thi kể lại từng đoạn của truyện theo các tranh 1,2,3,4
3. Củng cố : - Gọi 2 học sinh nói về nội dung truyện.
Giáo viên củng cố lại bài, giáo dục học sinh: Những người nông dân không chỉ sẵn sàng giúp người, cứu người, thật thà, tốt bụng, họ còn rất thông minh, tài trí như chàng Mồ Côi trong chuyện.
4. Dặn dò : Về tập kể lại câu chuyện.
----------------------------------0------------------------------
Môn: Toán
Tiết 81 Bài: TÍNH G ... để đan thành bàn, ghế.
2 học sinh đọc lại bài - Lớp đọc thầm.
Trăng óng ánh trên hàm răng, đậu vào đáy mắt, ôm ấp mái tóc bạc của các cụ gì, thao thức như canh gác trong đêm.
Bài được tách thành 2 đoạn - 2 lần xuống dòng, chữ đầu dòng viết hoa, lùi vào 1 ô.
Học sinh viết chữ khó, dễ sai vào bảng con : vầng trăng, lũy tre làng, mát rượi, giấc ngủ, canh gác.
Học sinh nghe- viết bài vào vở.
Học sinh soát bài.
Học sinh đổi vở soát và sửa lỗi.
Bài tập 2 a: Học sinh đọc đề bài - nêu yêu cầu của đề.
 Em chọn những tiếng nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống ? Giải câu đố.
Học sinh tự làm bài.
Học sinh làm tiếp sức - đọc lại bài.
Lời giải:
- ( gì / dì, rẻo / dẻo, ra / da, duyên / ruyên )
Cây gì gai mọc đầy mình
Tên gọi như thể bồng bềnh bay lên
Vừa thanh, vừa dẻo, lại bền
Làm ra bàn ghế, đẹp duyên bao người ? 
 (Là cây mây).
- ( gì / rì, díu dan / ríu ran )
Cây gì hoa đỏ như son
Tên gọi như thể thổi cơm ăn liền
Tháng ba, đàn sáo huyên thuyên
Ríu ran đến đậu đầy trên các cành?
 ( Là cây gạo )
3. Củng cố: Nhận xét bài làm của học sinh. - Giáo viên rút kinh nghiệm về cách viết bài chính tả.
Bài 2b : Dành cho học sinh khá giỏi. Học sinh thi trả lời miệng.
Những tiếng trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống là: Mắc , bắc, gặt, mặc, ngắt.
4. Dặn dò: Về sửa lỗi (Nếu sai).
Học thuộc lòng các câu đố và câu ca dao ở bài tập 2.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương – nhắc nhở.
-------------------------------------0----------------------------
TUẦN 
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Môn : Thể dục 
Tiết 33 Bài : BÀI TẬP RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN - 
TRÒ CHƠI “CHIM VỀ TỔ”
I - MỤC TIÊU :
- Tiếp tục ôn tập các động tác đội hình đội ngũ và rèn luyện tư thế cơ bản đã học. Chơi trò chơi “Chim về tổ”.
- Học sinh thực hiện các động tác tương đối chính xác, tham gia chơi trò chơi tương đối chủ động.
- Học sinh học nghiêm túc, tự giác, tích cực.
	II - ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN :
	- Sân trường, còi, kẻ sẵn vạch chuẩn bị cho tập đi chuyển hướng phải, trái. 
	III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Phần
Nội dung giảng dạy
Định lượng
Tổ chức lớp
Mở đầu
Cơ bản
Kết thúc
1. Ổn định : - Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung bài học : Tiếp tục ôn tập các động tác đội hình đội ngũ và rèn luyện tư thế cơ bản đã học. Chơi trò chơi “Chim về tổ
- Cho học sinh chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân.
- Cho học sinh khởi động : Xoay khớp cổ tay, cổ chân, hông, gối, cánh tay.
- Cho học sinh chơi trò chơi “Làm theo hiệu lệnh”.
- Cho học sinh ôn bài thể dục phát triển chung.
2. Kiểm tra bài cũ: Cho 1 tổ tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi vượt chướng ngại vật thấp ; đi chuyển hướng phải, trái.
Giáo viên nhận xét - Đánh giá.
3. Bài mới: * Tiếp tục ôn tập các động tác đội hình đội ngũ và rèn luyện tư thế cơ bản đã học.
- Cho cả lớp thực hiện dưới sự chỉ huy của cán sự lớp, giáo viên theo dõi giúp đỡ.
- Cho học sinh tập phối hợp các động tác : tập hợp hàng ngang, dóng hàng, quay phải, quay trái, đi đều, đi chuyển hướng phải, trái 
- Giáo viên nhận xét.
* Chơi trò chơi “Chim về tổ”.
- Giáo viên nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, sau đó cho học sinh chơi thử 1 lần.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi. Sau vài lần chơi thì thay đổi vị trí của các em đứng làm “Tổ” sẽ làm “Chim” và ngược lại.
- Giáo viên nhận xét trò chơi.
4. Củng cố: - Cho học sinh đứng tại chỗ vỗ tay, hát.
- Giáo viên hệ thống lại bài.
5. Dặn dò: Ôn các nội dung ĐHĐN và RLTTCB đã học .
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
1’
1’
2’
1’
 3’
10 - 12’
2- 3 lần
5-7’
5 – 7’
 1’
1’
 1’
*LT
 * * * * * * *
 * TT
 XP
 CB
 x 
 x x
	 x	 x x x x 
 x x
 x 
* LT
- Củng cố cho học sinh về tính giá trị của biểu thức (các dạng đã học) củng cố về giải toán.
- Rèn cho học sinh kỹ năng tính giá trị của biểu thức và kỹ năng giải toán.
- Học sinh cẩn thận khi làm toán.
	II. Đồ dùng dạy học :
	- Bảng phụ ghi nội dung bài tập 4, phiếu bài tập cá nhân ghi bài tập 4.
	III. Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định :	 Hát.
2. Bài cũ : 5 phút ( Hoàng, Vũ, Trung)
Gọi 1 số học sinh nêu các quy tắc đã học về tính giá trị của biểu thức.
- Giáo viên kiểm tra vở bài tập của học sinh.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
3. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Củng cố về tính giá trị của biểu thức các dạng đã học (22 phút)
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức: 7 phút
a. 324 – 20 + 61 = 304 + 61 b. 21 x 3 : 9 = 63 : 9
 = 365 = 7
188 + 12 – 50 = 200 – 50 40 : 2 x 6 = 20 x 6
 = 150 = 120
- Cho học sinh tính nhẩm và nêu kết quả.
- Học sinh tính nhẩm và nêu kết quả.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài, gọi 1 số học sinh nhắc lại cách làm.
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức(5 phút)
a. 15 + 7 x 8 = 15 + 56 b. 90 + 28 : 2 = 90 + 14
 = 71 = 104
 201 + 39 : 3 = 201 + 13 564 – 10 x 4 = 564 - 40
 = 214 = 524
- Cho học sinh làm bài theo nhóm.
- Học sinh làm bài theo nhóm.
- Cho các nhóm lên trình bày, học sinh khác nhận xét.
- Các nhóm lên trình bày, học sinh khác nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài trên bảng, gọi 1 số em nhắc lại quy tắc tính giá trị của biểu thức.
- 1 số em nhắc lại quy tắc tính giá trị của biểu thức.
Bài 3: Tính giá trị của biểu thức: 5 phút
a. 123 x (42 – 40) = 123 x 2 b. 72 : (2 x 4) = 72 : 8
 = 246 = 9
 (100 + 11) x 9 = 111 x 9 64 : (8 : 4) = 64 : 2
 = 999 = 32
- Cho học sinh làm bài vào vở, gọi 4 học sinh lên bảng làm bài.
- Học sinh làm bài vào vở, 4 học sinh lên bảng làm bài.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài. Gọi 1 số học sinh nhắc lại cách thực hiện.
Bài 4: Mỗi số trong ô vuông là giá trị của biểu thức nào?( 5 phút)
- Giáo viên treo bảng phụ, cho học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Cho học sinh làm phiếu bài tập.
- Học sinh làm phiếu bài tập.
- Gọi 2 học sinh lên thi nối biểu thức với giá trị tương ứng của nó.
- 2 học sinh lên thi nối biểu thức với giá trị tương ứng của nó.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
230 là giá trị của biểu thức 90 + 70 x 2
 36 là giá trị của biểu thức 86 – (81 – 31)
280 là giá trị của biểu thức 56 x (17 – 12)
 50 là giá trị của biểu thức (142 – 42) : 2
121 là giá trị của biểu thức 142 – 42 : 2
* Hoạt động 2 : Củng cố về giải toán (8 phút)
Bài 5: Cho học sinh đọc bài toán.
- Học sinh đọc bài toán.
- Cho học sinh nêu cách giải bài toán.
- Học sinh nêu cách giải bài toán.
- Giáo viên nhận xét,
Cách 1: Tính số hộp. Sau đó tính số thùng bánh.
Cách 2: Tính số bánh được xếp trong mỗi thùng. Sau đó tính số thùng bánh.
- Cho học sinh giải bài toán vào vở, gọi 2 học sinh lên giải bài toán theo 2 cách.
- Học sinh giải bài toán vào vở, 2 học sinh lên giải bài toán theo 2 cách.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
Cách 1: Bài giải
Số hộp bánh có là:
800 : 4 = 200 (hộp)
Số thùng bánh có tất cả là:
200 : 5 = 40 (thùng)
 Đáp số : 40 thùng bánh
Cách 2: Bài giải
Số bánh được xếp trong mỗi thùng là:
4 x 5 = 20 (bánh)
Số thùng bánh có là:
800 : 20 = 40 (thùng)
 Đáp số : 40 thùng bánh
4) Củng cố : 	- Cho học sinh nhắc lại các quy tắc về tính giá trị của biểu thức(các dạng đã học).	
- Giáo viên hệ thống lại kiến thức và nhận xét tiết học.
5) Dặn dò : 	 Về nhà làm lại các bài tập, học thuộc quy tắc.
TUẦN 
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Môn: Đạo đức
Tiết 17 Bài: ÔN TẬP HỌC KÌ I
I-Mục tiêu
Giúp học sinh ôn lại các kiến thức đã học để chuẩn bị thi hết học kì I.
II-Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ:
1 học sinh: Thương binh liệt sĩ là những người như thế nào?
1 học sinh: Chúng ta cần làm gì để tỏ lòng biết ơn họ?
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
-Thế nào là tự làm lấy việc của mình?
-Tự làm lấy việc của mình giúp em điều gì?
-Em cần làm gì đối với ông bà, cha mẹ?
-Vì sao phải quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ?
-Thế nào là chia sẻ vui buồn cùng bạn?
-Biết chia sẻ vui buồn cùng bạn sẽ giúp em điều gì?
-Tự làm lấy công việc của mình là cố gắng tự làm lấy công việc của bản thân mà không dựa dẫm vào người khác.
-Tự làm lấy công việc của mình giúp em mau tiến bộ và không làm phiền người khác.
-Em cần quan tâm chăm sóc ông, bà cha mẹ.
-Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ để cuộc sống gia đình thêm hòa thuận, đầm ấm, hạnh phúc.
-Chia sẻ vui buồn cùng bạn là khi bạn có chuyện vui cần chúc mừng chung vui với bạn, khi bạn gặp chuyện buồn, cần an ủi, động viên và giúp bạn bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
-Tình bạn thêm thân thiết, gắn bó. Niềm vui sẽ được nhân lên, nỗi buồn sẽ vơi đi nếu được thông cảm, chia sẻ.
3. Củng cố: Tự làm lấy công việc của mình giúp em điều gì? -Tự làm lấy công việc của mình là cố gắng tự làm lấy công việc của bản thân mà không dựa dẫm vào người khác.
4. Dặn dò: Về ôn bài-chuẩn bị kiểm tra hết học kì I.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở
------------------------------------0-------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 17, thu 2,3.doc