Giáo án Lớp 3 Tuần 21 - Trường TH Phú Lương 2

Giáo án Lớp 3 Tuần 21 - Trường TH Phú Lương 2

TOÁN

LUYỆN TẬP

I.Mục tiêu:

-Kiến thức: Biết cộng nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm đều có 4 chữ số.

- Kĩ năng: Củng cố về việc thực hiện phép cộng các số có đến bốn chữ số và giải bài toán bằng hai phép tính.

- Thái độ: Yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy học:

- SGK, giáo án

III. Các hoạt động dạy học

A.Kiểm tra bài cũ:(3’)

- Nêu quy trình cộng các số có đến 4 chữ số ? (2HS)

- HS + GV nhận xét.

B. Bài mới:

 

doc 33 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 621Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 21 - Trường TH Phú Lương 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm 201
TOÁN
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: 
-Kiến thức: Biết cộng nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm đều có 4 chữ số.
- Kĩ năng: Củng cố về việc thực hiện phép cộng các số có đến bốn chữ số và giải bài toán bằng hai phép tính.
- Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
SGK, giáo án
III. Các hoạt động dạy học
A.Kiểm tra bài cũ:(3’)
- Nêu quy trình cộng các số có đến 4 chữ số ? (2HS)
- HS + GV nhận xét.
B. Bài mới:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
30’
Giới thiệu bài
HĐ 1: Làm bài tập
Bài 1:
- GV viết lên bảng phép cộng 
5000 + 3000
- HS quan sát
- GV yêu cầu HS tính nhẩm 
- HS tính nhẩm - nêu kết quả
5000 + 3000 = 8000
- GV gọi HS nêu lại cách tính ?
- Vài HS nêu 
5 nghìn + 3 nghìn = 8 nghìn 
Vậy 5000 + 3000 = 8000 
- GV cho HS tự làm các phép tính khác rồi chữa bài. 
5000 + 5000 =10000
6000+ 2000 = 8000
4000 +5000 =9000
- GV viết bảng phép cộng 
6000 +500
- HS quan sát tính nhẩm 
- GV gọi HS nêu cách tính 
- HS nêu cách cộng nhẩm 
VD: 60 trăm + trăm = 65 trăm 
- GV nhận xét 
Vậy 6000 +500 = 6500 
- Các phép tính còn lại cho HS làm vào bảng con 
2000 + 400 = 2400
9000 + 900 = 9900
300 + 4000 = 4300
. Bài 2 : Củng cố về đặt tính và cộng số có đến 4 chữ số 
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm bảng con.
2541 3348 4827 805
- GV sửa sai cho HS sau mỗi lần giơ bảng
4238 936 2634 6475
677 6284 7461 7280
. Bài 3 
* Củng cố về giải toán bằng 2 phép tính 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS nêu cách làm - làm vào vở bài tập 
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
Tóm tắt 
Bài giải
Đội 1: 410 kg
Đội 2: gấp đôi đội 1
 Đội hai hái được là:
 410x 2= 820(kg)
Cả hai đội:....kg?
 Cả hai đội hái được là:
 820+210=1230(kg)
Bài 4:
Gv nêu yêu cầu 
Yêu cầu HS tự vẽ và xác định trung điểm.
 Đáp số: 1230 kg
-HS nghe.
- HS tự vẽ và xác định trung điểm.
1’
C. Củng cố - dặn dò:
- Nêu cách tính nhẩm các số tròn nghìn ?
(2HS)
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
IV. Bổ sung:
Thứ ngày tháng năm 201
TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN
ÔNG TỔ NGHỀ THÊU
I. Mục tiêu:
A. Tập đọc:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý các từ ngữ: lầu, lọng, lẩm nhẩm, nếm,nặn, chè lam
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới được chú giải cuối bài: Đi sứ,lọng, bức trướng, chè lam, nhập tâm, bình an vô sự
- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo; chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu của người Trung Quốc và dạy lại cho dân ta.
B. Kể chuyện:
1. Rèn kỹ năng nói: Biết khái quát, đặt đúng tên cho từng đoạn văn của câu truyện. Kể lại được 1 đoạn của câu chuyện, lời kể tự nhiên, giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện, lời kể tự nhiên, giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện.
2. Rèn kỹ năng nghe đọc:
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ truyện trong SGK
- Một sản phẩm thêu đẹp (nếu có)
III. Các hoạt động dạy học:
Tập đọc
KTBC:(5’) 
- Đọc bài: “ Chú ở bên Bác Hồ”và trả lời câu hỏi về ND mỗi đoạn (3 HS)
- HS + GV nhận xét.
B. Bài mới:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
17’
*Giới thiệu bài. Trực tiếp
HĐ 1: Luyện đọc:
a. GV đọc diễn cảm toàn bài 
- GV hướng dẫn cách đọc giải nghĩa từ 
- Đọc từng câu 
- HS nối tiếp đọc từng câu
- Đọc từng đoạn trước lớp 
- HS đọc 
- HS giải nghĩa từ mới
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- HS đọc theo N5 
- Cả lớp đọc đồng thanh 1 lần 
15’
HĐ 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 
- Yêu cầu học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi.
* HS đọc thầm đoạn 1, 2 + trả lời
- Hồi nhỏ Trần Quốc Khái ham học hỏi như thế nào?
- Trần Quốc Khái học cả khi đốn củi, lúc kéo vó tôm
- Nhờ chăm chỉ học tập Trần Quốc Khái đã thành đạt như thế nào ?
- Ôn đỗ tiến sĩ, trở thành vị quan to trong triều đình.
- Khi Trần Quốc Khái đi sứ Trung Quốc, vua TQ đã nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam ?
- Vua cho dựng lầu cao mời Trần Quốc Khái lên chơi, rồi cất thang xem ông làm thế nào?
* HS đọc Đ3,4
- ở trên lầu cao, Trần Quốc Khái đã làm gì để sống?
- Bụng đói ông đọc 3 chữ "Phật trong lòng", hiểu ý ông bẻ tay tượng phật nếm thử mới biết 2 pho tượng được năn bằng bột chè lam
- Trần Quốc Khái đã làm gì để không bỏ phí thời gian ?
- ông mày mò quan sát 2 cái lọng và bức trướng thêu, nhớ nhập tâm cách thêu trướng và làm lọng.
- Trần Quốc Khái đã làm gì để xuống đất bình an vô sự ?
- Ông bắt chước những con dơi, ông ôm lọng nhảy xuống đất bình an vô sự 
* HS đọc Đ5:
- Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu ?
- Vì ông là người đã truyền dạy cho nhân dân nghề thêu .
- Nội dung câu chuyện nói điều gì ? 
- Ca ngợi Trần Quốc Khái là người thông minh ham học hỏi.
10’
HĐ 3: Luyện đọc lại
- GV đọc đoạn 3
- HS nghe 
- HD học sinh đọc đoạn 3
- 3 - 4 HS thi đọc đoạn văn.
Nhận xét
- 1HS đọc cả bài 
- HS nhận xét
21’
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ
2. HD học sinh kể chuyện 
a. Đặt tên cho từng đoạn văn của câu chuyện 
- HS nghe
a. GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS đọc yêu cầu + mẫu đoạn 1
- GV gọi HS nêu 
- HS đọc thầm, suy nghĩ, làm bài cá nhân
- GV viết nhanh lên bảng những câu HS đặt đúng, hay.
- HS tiếp nối nhau nêu tên mình đã đặt cho Đ1,2,3,4,5.
- GV nhận xét 
VD: Đ1: Cậu bé ham học 
Đ2: Thử tài
Đ3: Tài trí của Trần Quốc Khái
Đ4: Xuống đất an toàn 
Đ5: Truyền nghề cho dân 
b. Kể lại một đoạn của câu chuyện:
- Mỗi HS chọn 1 đoạn để kể lại 
- GV nhận xét - ghi điểm
- 5HS nối tiếp nhau thi kể 5 đoạn
- HS nhận xét 
3’
C. Củng cố dặn dò:
- Qua câu chuyện này em hiểu điều gì ?
( 2HS nêu)
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau
- Lắng nghe
IV. Bổ sung:
Thứ ngày tháng năm 201
TOÁN
PHÉP TRỪ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10000
I. Mục tiêu:
-Kiến thức: Biết thực hiện phép trừ các số trong phạm vi 10000 (bao gồm đặt tính rồi tính đúng).
- Kĩ năng: HS thực hiện trừ các số trong phạm vi 10000 và củng cố về ý nghĩa phép trừ qua giải bài toán có lời văn bằng phép trừ.
- Thái độ: Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
Bài cũ: (5’) 2HS lên bảng làm 2 phép tính 
	256 	471
	125	168
- HS + GV nhận xét.
B. Bài mới:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
10’
Giới thiệu bài: ghi tên bài
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tự thực hiện phép trừ 8652 - 3917
- GV viết bảng 8652 - 3917 = ?
- Lắng nghe
- HS quan sát 
- GV gọi HS nêu nhiệm vụ phải thực hiện
- 1HS nêu
- HS nêu cách thực hiện phép cộng 
- GV gọi HS tính 
- 1HS lên bảng thực hiện và nêu cách trừ.
- Vài HS nhắc lại 
8652
3917
4735
- Vậy muốn trừ số có 4 chữ số cho số có 4 chữ số ta làm như thế nào?
- HS nêu quy tắc 
- Nhiều HS nhắc lại.
20’
Hoạt động 2: Thực hành.
a. Bài 1: * Củng cố về trừ số có 4 chữ số.
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS nêu cách thực hiện 
- HS làm bảng con
- GV sửa sai cho HS sau mỗi lần giơ bảng
8263 7563 8090
5319 4908 7131 
2944 2655 959
b. Bài 2: * Củng cố về kĩ năng đặt tính và tính kết quả phép trừ số có 4 chữ số 
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập
- HS làm vào vở + 2HS lên bảng 
- GV gọi HS đọc bài, NX 
6491 8695 9996 2340
- GV nhận xét chung
2574 2772 6669 312
3917 5913 3327 1828
c. Bài 3: Củng cố về ý nghĩa của phép trừ qua giải toán có lời văn bằng phép trừ.
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập 
- 1HS phân tích bài toán 
- HS làm vào vở + 1HS lên bảng làm bài 
Tóm tắt
Bài giải
Cửa hàng có: 4550kg đường
Cửa hàng còn lại số kg đường là:
Đã bán: 1935kg đường
4550-1935= 2615(kg)
Còn :..kg đường?
Đáp số: 2615 kg đường
d. Bài 4: Củng cố về vẽ và xác định trung điểm của đoạn thẳng.
- GV gọi HS nêu yêu cầu
- 2HS nêu yêu cầu bài tập
- HS làm nháp + 1HS lên bảng làm.
- GV gọi HS nêu lại cách thực hiện.
- HS đọc kết quả nêu lại cách thực hiện 
- HS nhận xét 
- GV nhận xét 
1’
C. Củng cố dặn dò:
- Nêu qui tắc trừ số có 4 chữ số cho số có 4 chữ số ?
- 2HS nêu
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
* Đánh giá tiết học
IV.Bổ sung:
Thứ ngày tháng năm 201
CHÍNH TẢ
 ÔNG TỔ NGHỀ THÊU
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: HS biết trình bày đoạn văn trong truyện Ông tổ nghề thêu.
- Kĩ năng: Nghe viết chính xác, trình bày đúng và đẹp đoạn 1 trong truyện Ông tổ nghề thêu ; Làm đúng bài tập điền các âm, dấu thanh dễ lẫn; tr/ch; dấu hỏi/dấu ngã.
- Thái độ: Có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Đồ dùng dạy học:
- SGK, giáo án
- VBT TV3
III. Các hoạt động dạy học:
A. KTBC:(4’)
- GV đọc gầy guộc, sáng suốt (HS viết bảng con).
- HS + GV nhận xét.
B. Bài mới:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
22’
 Giới thiệu bài
Nêu MĐ, YC của tiết học
HĐ 1: HD học sinh nghe viết:
a. HD học sinh chuẩn bị.
- HS nghe 
- GV đọc đoạn chính tả 
- 2 HS đọc lại 
- GV hướng dẫn cách trình bày.
+ Nêu cách trình bày 1 bài chính tả thuộc thể loại văn bản?
- 1HS nêu 
- GV đọc 1 số tiếng khó: Trần Quốc Khái, vó tôm, triều đình, tiến sĩ .
- HS luyện viết vào bảng con
- GV sửa sai cho HS 
b. GV đọc bài chính tả 
- HS nghe viết vào vở 
- GV quan sát, uốn nắn cho HS 
c. Chấm, chữa bài.
- GV đọc lại bài 
- HS đổi vở soát lỗi
- GV thu bài chấm điểm.
7’
HĐ 2: HD làm bài tập 
* Bài 2 (b)
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2 HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm bài
- HS làm bài cá nhân 
- GV gọi HS đọc bài làm 
- HS đọc bài làm:
Nhỏ-đã- nổi tiếng-tuổi-đỗ-tiến sĩ-hiểu rộng- cần mẫn-lịch sử- cả thơ-lẫn văn xuôi- của.
- HS nhận xét 
- GV nhân xét, ghi điểm 
- 3-4HS đọc lại đoạn văn đã điền đủ dấu thanh.
1’
4. Củng cố - dặn dò:
- NX bài viết của HS 
- Lắng nghe
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
IV. Bổ sung:
Thứ ngày tháng năm 201
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
THÂN CÂY
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: HS biết nhận dạng và kể tên được một số thân cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò, thân gỗ, thân thảo.
- Kĩ năng: Phân loại một số cây theo cách mọc của thân (đứng, leo, bò) và theo cấu tạo của thân (thân gỗ, thân thảo).
- Thái độ: Yêu thích môn học, yêu quý, bảo vệ và biết chăm sóc cây xanh (ở nhà, ở trường)
* Các KNS cơ bản được GD:
- KN tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát và so sánh đặc điểm của một số loại thân cây
- Tìm kiếm phân tích tổng hợp thông tin để biết giái trị của thân cây với đời sống của cây, đời sống động vật và con người
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK 78, 79
- SGK, bảng ... gười và động vật.
+ GV gọi các nhóm trình bày
- Đại diện các nhóm trình bày 
- Nhóm khác bổ sung.
* Kết luận:
Thân cây được dùng làm thức ăn cho con người và động vật hoặc để làm nhà đóng đồ dùng
Liên hệ thực tế 
Nêu những việc làm để chăm sóc và bảo vệ cây xanh ở trường và ở nhà.
2’
3. Dặn dò
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau 
- Lắng nghe
IV. Bổ sung:
Thứ 	ngày 	 tháng năm 201
ĐẠO ĐỨC
TÔN TRỌNG KHÁCH NƯỚC NGOÀI
( GIẢM TẢI)
NGHE KỂ CHUYỆN BÁC HỒ VỚI THIẾU NIÊN NHI ĐỒNG
1. Đến thăm trường thiếu nhi miền Nam.
Nghe tin Bác đến thăm trường thiếu nhi miền Nam, các cô chú phụ trách trường tíu tít chuẩn bị, trang hoàng hội trường đón Bác.
Khi Bác đến, tất cả mọi người ùa ra đón Bác và đưa Bác đến hội trường đã được chuẩn bị cờ, hoa lộng lẫy. Nhưng Bác đề nghị dẫn Bác đến nhà bếp và phòng ngủ xem các cháu có được ăn no, ngủ ấm và chăm sóc chu đáo không. Sau đó Bác lấy ra một gói kẹo lớn chia đều cho các cháu. Đang nhìn các cháu ăn kẹo, Bác chợt nhận ra có 1 cháu đang đứng ở góc phòng, nét mặt buồn xo. Bác gọi lại hỏi:
- Cháu tên là gì? Vì sao lại đứng ở đây?
- Cháu tên là Tộ. Vì cháu phạm lỗi, tay bẩn không rửa nên các cô chú phạt, không cho nhận kẹo của Bác.
Bác cười bảo bạn Tộ đi rửa tay rồi chia kẹo cho Tộ, sau đó Bác dạy:
- Từ nay, cháu phải luôn giữ gìn đôi tay cho sạch nhé. Bàn tay con người rất đáng quý.
Bạn Tộ rất cảm động trước sự chăm sóc ân cần của Bác. Từ đấy, bạn luôn giữ đôi tay sạch sẽ và rửa tay sạch trước khi ăn.
2. Thiếu nhi Tiệp Khắc với Bác Hồ.
Trong một lần đến thăm nước Tiệp Khắc, Bác Hồ được tiếp một đoàn thiếu nhi Tiệp Khắc đến thăm Bác. Cháu nào cũng muốn đứng cạnh Bác nên đã chen chúc, tranh giành nhau rất dữ. Để ổn định trật tự, Bác đã nẩy ra sáng kiến hỏi các cháu:
- Các cháu thấy Bác gầy hay mập?
Các cháu trả lời:
- Bác gầy lắm ạ.
Bác lại hỏi:
- Vậy các cháu có muốn Bác gầy không?
Các cháu đồng thanh trả lời:
- Không ạ
Bác nói tiếp:
- Vậy các cháu đừng chen nhau hôn Bác nữa. Hãy cử 1 đại biểu đến hôn Bác thôi.
Sau câu nói của Bác, tất cả đều trật tự và cử bạn đội trưởng thay mặt tất cả đến hôn Bác. Bác ôm hôn bạn đội trưởng và cảm ơn các bạn thiếu nhi Tiệp Khắc. Còn các chú bảo vệ thì lại cảm ơn Bác vì Bác đã có sáng kiến duy trì được trật tự mà vẫn giữ được tình cảm yêu quý của thiếu nhi Tiệp Khắc với Bác Hồ.
Thứ 	ngày 	 tháng năm 201
CHÍNH TẢ 
(Nhớ - viết)
BÀN TAY CÔ GIÁO
Mục tiêu:
Kiến thức: Biết trình bày đúng thể thơ 4 chữ
Kĩ năng: Nhớ viết lại chính xác,trình bày đúng,đẹp bài thơ Bàn tay cô giáo (thơ 4 chữ).
Thái độ: Có ý thức rèn chữ, giữ vở.
Đồ dùng dạy học: SGK, giáo án
Các hoạt động dạy và học:
KTBC: 5’
Gọi 3HS viết bảng lớp(lớp viết bảng con) các từ sau: đổ mưa, đỗ xe, ngã
Nhận xét, ghi điểm
Bài mới:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
22’
Giới thiệu bài:
- Nêu MĐ, YC của tiết học
HĐ 1: HD viết chính tả
a. HD học sinh chuẩn bị:
- HS nghe 
- Gọi HS đọc bài thơ
- 2HS đọc lại - cả lớp mở SGK theo dõi và ghi nhớ.
- GV hỏi:
+ Bài thơ có mấy khổ ?
- 5 khổ thơ 
+ Mỗi dòng thơ có mấy chữ ?
- Có 4 chữ 
+ Chữ đầu câu thơ phải viết như thế nào? cách trình bày ?
- Chữ đầu dòng viết hoa và lùi vào 3 ô, để cách 1 dòng khi trình bày.
- GV đọc một số tiếng khó: giấy trắng, chiếc thuyền, sóng lượn rì rào?
- HS nghe luyện viết vào bảng con 
b. HS nhớ viết, tự viết lại bài thơ
- GV gọi HS đọc 
- 2HS đọc lại bài thơ.
- GV yêu cầu HS đọc ĐT 
- Cả lớp đọc Đt
- HS viết bài thơ vào vở.
5’
HĐ 2: HD làm bài tập 
-GV chọn BT2b
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập
- 1HS đọc đoạn văn 
- HS làm bài tập vào nháp 
- GV cho HS chơi trò chơi tiếp sức.
- 2 nhóm HS (mỗi nhóm 5 em ) lên chơi trò chơi.
- Đại diện các nhóm đọc kết quả 
- Cả lớp + GV nhận xét về chính tả, phát âm, tốc độ bài làm, kết luận nhóm thắng cuộc.
- Gọi HS đọc đoạn văn đã điền dấu câu
- Vài HS đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh 
- HS làm bài vào vở.
b. ở đâu-cũng –những-kĩ sư-kĩ thuật-kĩ sư-sản xuất-xã hội-bác sĩ-chữa bệnh
1’
Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Lắng nghe
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
Bổ sung:
Thứ 	ngày 	 tháng năm 201
TOÁN
THÁNG NĂM
I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Làm quen với các đơn vị đo thời gian; tháng, năm; biết được một năm có 12 tháng.
- Kĩ năng: + Nêu tên gọi các tháng trong 1 năm
+ Biết số ngày trong từng tháng.
+ Biết xem lịch (tờ lịch tháng, năm)
-Thái độ: Yêu thích môn học, biết quý trọng thời gian.
II. Đồ dùng dạy học : SGK
- Tờ lịch năm 2014(nếu có)
III. Các hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ:(5’)
- 1 tuần lễ có bao nhiêu ngày? (1HS)
- HS + GV nhận xét.
B.Bài mới:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
10’
Giới thiệu bài: Ghi bảng
 Hoạt động 1: Giới thiệu các tháng trong năm và số ngày trong từng tháng.
* HS nắm được các tháng (12 tháng) và số ngày trong từng tháng.
a. GT tên gọi các tháng trong năm:
- GV giới thiệu tờ lịch năm 2006.
- Lắng nghe
- HS nghe quan sát 
- Lịch ghi các tháng năm 2006. Ghi các ngày trong tháng?
+ Một năm có bao nhiêu tháng?
- HS quan sátb tờ lịch trong SGK -> 12 tháng 
+ Nêu tên các tháng?
- 1HS nêu - vài HS nhắc lại. 
b. Giới thiệu số ngày trong từng tháng;
+ Tháng 1 có bao nhiêu ngày?
- HS quan sát phần lịch T1
- Có 31 ngày 
- GV ghi bảng
- Tháng 2 có bao nhiêu ngày ?
- Có 28 ngày 
* Tháng 2 có 28 ngày nhưng có năm có 29 ngày chẳng hạn như năm 2004 vì vậy T2 có 28 hay 29 ngày 
- HS tiếp tục quan sát và nêu từ T3 - T12
20’
 Hoạt động 2: Thực hành 
* Bài tập 1: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm nháp - nêu kết quả 
+ Tháng này tháng mấy ? tháng sau là tháng mấy ?
- Tháng này là tháng 1, tháng sau là tháng 2 
+ Tháng 1 là bao nhiêu ngày ?
- Có 31 ngày 
+ Tháng 3 có bao nhiêu ngày ?
- Có 31 ngày 
+ Tháng 6 có bao nhiêu ngày ? 
- Có 30 ngày 
+ Tháng 7 có bao nhiêu ngày ? 
- 31 ngày 
+ Tháng 10 có bao nhiêu ngày ?
- 31 ngày 
+ Tháng 11 có bao nhiêu ngày ? 
- 30 ngày 
- HS nhận xét
- GV nhận xét 
* Bài tập 2:
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm nháp 
- Trả lời 
+ Ngày 19 tháng 8 là thứ mấy ?
+ Ngày cuối cùng của tháng 8 là thứ mấy 
+ Tháng 8 có bao nhiêu ngày chủ nhật ?
+ Chủ nhật cuối cùng của tháng 8 vào ngày nào?
- HS nhận xét
- GV nhận xét 
1’
C. Củng cố dặn dò:
- 1năm có bao nhiêu tháng ? (1HS)
- 1HS nêu
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe
IV.Bổ sung:
TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA: O,Ô,Ơ
I. Mục tiêu:
Củng cố cách viết các chữ hoa O, Ô, Ơ thông qua bài tập ứng dụng:
1. Viết tên riêng Lãn Ông bằng cỡ chữ nhỏ
2. Viết câu ca dao ối Quảng Bá, cá Hồ Tây/ Hàng Đào tơ lụa làm say lòng người bằng chữ cỡ nhỏ.
* GDBVMT: Giáo dục tình yêu đất nước qua câu ca dao. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu chữ viết hoa O, Ô, Ơ.
- Các chữ Lãn Ông và câu ca dao viết trong dòng kẻ ô li.
III. Các hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ: 5’
Gọi 2HS viết bảng lớp Nguyễn Văn Trỗi, Người, lớp viết bảng con
Nhận xét, ghi điểm
Bài mới:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
Giới thiệu bài -ghi đầu bài .
- HS lắng nghe 
10’
HĐ 1:HD học sinh viết trên bảng con
a. Luyện viết chữ hoa
- GV yêu cầu HS mở sách quan sát 
- HS quan sát 
+ Tìm các chữ hoa có trong bài ?
L, Ô, Q, B, H, T, Đ
- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết 
- HS tập viết các chữ O, Ô, Ơ, Q, trên bảng con 
- GV quan sát sửa sai
b. Luyện viết từ ứng dụng 
- GV gọi HS nhắc lại từ ứng dụng 
- 2 HS đọc
- GV giới thiệu tên riêng Lãn Ông 
- HS nghe
- GV đọc Lãn Ông 
- GV quan sát sửa sai
- HS viết trên bảng con Lãn Ông
c. Luyện viết câu ứng dụng
- GV gọi HS đọc
- GV giải thích câu ứng dụng, câu ca dao
- HS đọc câu ứng dụng 
- HS nghe
* GDBV-MT: Đây là những câu thơ nói về tình yêu, đất nước. Vậy các con phải biết giữ gìn và bẩo vệ quê hương đất nước. 
- GV đọc ổi , Quảng Tây 
- GV sửa sai
- HS viết bảng con 
- HS nghe 
18’
HĐ 2: HD học sinh viết vở TV
- GV nêu yêu cầu 
- GV quan sát, uốn nắn cho HS
- HS viết bài vào vở 
Chấm, chữa bài
- Nhận xét bài viết 
1’
Củng cố dặn dò:
- Về nhà viết hoàn thiện bài 
- Lắng nghe
IV.Bổ sung:
SINH HOẠT LỚP TUẦN 21
I/ Mục tiêu:
- Đánh giá các hoạt động tuần 21.
- Triển khai các hoạt động tuần 22.
- Sinh hoạt văn nghệ.
II/ Chuẩn bị:
Nắm vững tình hình lớp trong tuần 21 và kế hoạch tuần 22, kế hoạch nghỉ Tết.
Một số bài hát, trò chơi tập thể
III/ Các hoạt động:
1 Kiểm điểm công tác tuần 21.
a- Lớp trưởng lên nhận xét các vấn đề chung diễn biến trong tuần.
b- Lớp phó học tập lên nhận xét về vấn đề học tập của lớp trong tuần.
c- Ba tổ trưởng nhận xét về tổ mình phụ trách.
d- Giáo viên:
* Nề Nếp:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*. Học tập: 
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
* Các hoạt động khác: 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
2.Các hoạt động tuần 22:
 + Khắc phục những vấn đề còn tồn tại trong tuần và phát huy những ư điểm đã đạt được.
- Vệ sinh sạch sẽ.
- Thực hiện tốt nề nếp.
- Tham gia nghiêm túc các hoạt động của trường , Đội
- Tiếp tục thi đua: Rèn chữ, rèn đọc và dành nhiều điểm cao. Nói lời hay làm việc tốt.
- Chuẩn bị để nghỉ Tết Nguyên Đán an toàn.
3. Sinh hoạt văn nghệ:

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 21lop 3.doc