Giáo án Lớp 3 - Tuần 17 - Trường tiểu học Phan Đình Phùng

Giáo án Lớp 3 - Tuần 17 - Trường tiểu học Phan Đình Phùng

A - Tập đọc

1. Đọc thành tiếng

Bước đầu biết đđọc phân biệt lời dẫn chuyện vớiø lời của các nhân vật.

2. Đọc hiểu

Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện : Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, tài trí của Mồ Côi. ( TL đđược các câu hỏi trong SGK)

B - Kể chuyện

Dựa vào tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn câu chuyện.

Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.

• HS khá- giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện.

* GDKNS: -Tư duy sáng tạo.

-Ra quyết định: giải quyết vấn đề

 

doc 38 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 753Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 17 - Trường tiểu học Phan Đình Phùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch báo giảng tuần 17
( Từ ngày 12/12 - 16/12/2011)
Thứ
Tiết 
Môn dạy 
Tên bài dạy 
Hai 
12/12/2011
81
33
17
49, 50
SHDC
Tập đọc - KC
Tập đọc - KC
Toán
Đạo đức
Mồ côi xử kiện 
Mồ côi xử kiện 
Tính giá trị của biểu thức (TT)
Bieát ôn thöông binh, lieät só (T2)
Ba 
13/12/2011
33
51
82
33
Chính tả 
Âm nhạc
Toán
Thể dục
Nghe – viết: Vầng trăng quê em
Học hát: Tự chọn.
Luyện tập
BTRLTTCB – troø chô: Chim veà toå 
Tư 
14/12/2011
17
17
83
17
Tập đọc
Luyện từ & câu 
Toán 
Mĩ thuật
TNXH
Anh đom đóm
Ôn về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu .
Luyện tập chung 
Veõ tranh đề tài chú bộ đội.
An toàn khi đi xe đạp 
Năm 
15/12/2011
34
34
84
17
Tập viết
TNXH
Thủ công 
Toán 
Ôn chữ hoa N 
Ôn tập và kiểm tra HKI
Cắt dán chữ vui vẽ. ( Tiết 1)
Hình chữ nhật 
Sáu 
16/12/2011
17
85
17
34
17
Chính tả 
Tập làm văn 
Toán 
Thể dục 
Sinh HTT
Nghe – viết: Âm thanh – thành phố 
Viết về thành thị nông thôn 
Hình vuông 
Ôn ĐHĐN và bài TDRLTTCB 
Thứ hai, ngày 12 Tháng 12 năm 2011.
 Tập đọc - Kể chuyện
Tiết 49 – 50. MỒ CÔI XỬ KIỆN
I. MỤC TIÊU
A - Tập đọc
1. Đọc thành tiếng
Bước đầu biết đđọc phân biệt lời dẫn chuyện vớiø lời của các nhân vật.
2. Đọc hiểu
Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện : Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, tài trí của Mồ Côi. ( TL đđược các câu hỏi trong SGK)
B - Kể chuyện
Dựa vào tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn câu chuyện.
Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.
HS khá- giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện.
* GDKNS: 	-Tư duy sáng tạo. 
-Ra quyết định: giải quyết vấn đề 
 -Lắng nghe tích cực 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Tập đọc
1. Ổn định
1. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- Yêu cầu 2 HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Về quê ngoại.. 
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
* Giới thiệu bài (1phút)
- Trong giờ tập đọc này chúng ta cùng đọc và tìm hiểu câu chuyện Mồ Côi xử kiện. Qua câu chuyện, chúng ta sẽ được thấy sự thông minh, tài trí của chàng Mồ Côi, nhờ sự thông minh, tài trí này mà chàng Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà trước sự gian trá của tên chủ quán ăn.
* Hoạt động 1: Luyện đọc (30 phút)
 Mục tiêu:
- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : công đường, vịt rán, miếng cơm, giãy nảy, trả tiền,...
- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : công trường, bồi thường,...
 Cách tiến hành:
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt, chú ý 
+ Giọng người dẫn chuyện : thong thả, rõ ràng.
+ Giọng chủ quán : vu vạ gian trá.
+ Giọng bác nông dân khi kể lại sự việc thì thật thà phân trần, khi phải đưa ra đồng bạc thì ngạc nhiên.
+ Giọng của Mồ Côi : nhẹ nhàng thong thả, tự nhiên khi hỏi han chủ quán và bác nông dân ; nghiêm nghị khi bảo bác nông dân xóc bạc ; oai vệ trong lời phán xét cuối cùng.
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài, sau đó theo dõi HS đọc bài và chỉnh sửa lỗi ngắt giọng cho HS.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài.
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
* Hoạt động 2: HD tìm hiểu bài (8 )
 Mục tiêu
- HS trả lời được câu hỏi
- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện : 
 Cách tiến hành:
-GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Trong truyện có những nhân vật nào ?
- Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì ?
- Theo em, nếu ngửi hương thơm của thức ăn trong quán có phải trả tiền không ? Vì sao ?
- Bác nông dân đưa ra lí lẽ thế nào khi tên chủ quán đòi trả tiền ?
- Lúc đó Mồ Côi hỏi bác thế nào ?
- Bác nông dân trả lời ra sao ?
- Chàng Mồ Côi phán quyết thế nào khi bác nông dân thừa nhận là mình đã hít mùi thơm của thức ăn trong quán ?
- Thái độ của bác nông dân như thế nào khi chàng Mồ Côi yêu cầu bác trả tiền ?
- Chàng Mồ Côi đã yêu cầu bác nông dân trả tiền chủ quán bằng cách nào ?
- Vì sao chàng Mồ Côi bảo bác nông dân xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần ?
- Vì sao tên chủ quán không được cầm 20 đồng của bác nông dân mà vẫn phải tâm phục, khẩu phục ?
- Như vậy, nhờ sự thông minh, tài trí chàng Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà. Em hãy thử đặt một tên khác cho câu chuyện.
* Hoạt động 3 : Luyện đọc lại ( 8)
 Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy được cả bài và biết phân biệt lời dẫn chuyện và 
Cách tiến hành:
- GV chọn đọc mẫu một đoạn trong bài, sau đó yêu cầu HS luyện đọc lại bài theo vai.
- Yêu cầu HS đọc bài theo vai trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm HS.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- HS nhìn bảng đọc các từ ngữ cần chú ý phát âm đã nêu ở mục tiêu.
- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV.
- Đọc từng đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và khi đọc các câu khó :
- Bác này vào quán của tôi / hít hết mùi thơm lợn quay,/ gà luộc, / vịt rán/ mà không trả tiền.// Nhờ Ngài xét cho.//
- Bác này đã bồi thường cho chủ quán đủ số tiền.// Một bên / "hít mùi thịt", / một bên / "nghe tiếng bạc".// Thế là công bằng.//
- Yêu cầu HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ mới. HS đặt câu với từ bồi thường.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Mỗi nhóm 3 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm.
- 2 nhóm thi đọc tiếp nối.
- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
- Truyện có 3 nhân vật là Mồ Côi, bác nông dân và tên chủ quán.
- Chủ quán kiện bác nông dân vì bác đã vào quán ngửi hết mùi thơm của lợn quay, gà luộc, vịt rán mà lại không trả tiền.
- 2 đến 3 HS phát biểu ý kiến.
- Bác nông dân nói : "Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm. Tôi không mua gì cả."
- Mồ Côi hỏi bác có hít hương thơm của thức ăn trong quán không ?
- Bác nông dân thừa nhận là mình có hít mùi thơm của thức ăn trong quán.
- Chàng yêu cầu bác phải trả đủ 20 đồng cho chủ quán.
- Bác nông dân giãy nảy lên khi nghe Mồ Côi yêu cầu bác trả 20 đồng cho chủ quán.
- Chàng Mồ Côi yêu cầu bác cho đồng tiền vào cái bát, úp lại và xóc 10 lần.
- Vì tên chủ quán đòi bác phải trả 20 đồng, bác chỉ có 2 đồng nên phải xóc 10 lần thì mới thành 20 đồng (2 nhân 10 bằng 20 đồng).
- Vì Mồ Côi đưa ra lí lẽ một bên "hít mùi thơm", một bên "nghe tiếng bạc", thế là công bằng.
- 2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận theo cặp để đặt tên khác cho câu chuyện, sau đó đại diện HS phát biểu ý kiến. Ví dụ : 
+ Đặt tên là : Vị quan toà thông minh vì câu chuyện ca ngợi sự thông minh, tài trí của Mồ Côi trong việc xử kiện.
+ Đặt tên là : Phiên toà đặc biệt vì lí do kiện bác nông dân của tên chủ quán và cách trả nợ Mồ Côi bày ra cho bác nông dân thật đặc biệt.
- 4 HS tạo thành một nhóm và luyện đọc bài theo các vai : Mồ Côi, bác nông dân, chủ quán.
- 2 nhóm đọc bài, cả lớp theo dõi và bình chọn nhóm đọc hay.
 Kể chuyện
* Hoạt động 4: Xác định yêu cầu (1 )
 Mục tiêu:
- Dựa vào tranh minh hoa kể lại được toàn bộ câu chuyện.
Cách tiến hành:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu 1 của phần kể
chuyện trang 132, SGK.
* Hoạt động 5 : Kể mẫu (3 phút)
- Dựa vào tranh minh hoa ïkể lại được toàn bộ câu chuyện.
Cách tiến hành:
- Gọi HS kể mẫu nội dung tranh 1. Nhắc HS kể đúng nội dung tranh minh hoạ và truyện, ngắn gọn và không nên kể nguyên văn như lời của truyện.
- Nhận xét phần kể chuyện của HS.
* Hoạt động 6: Kể trong nhóm ( 10)
- Dựa vào tranh minh hoa ïkể lại được toàn bộ câu chuyện.
- Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.
Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS chọn một đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe.
 Hoạt động 7: Kể trước lớp (10 phút)
 Mục tiêu:
- Dựa vào tranh minh hoa kể lại được toàn bộ câu chuyện.
- Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.
Cách tiến hành:
- Gọi 4 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện. Sau đó, gọi 4 HS kể lại toàn bộ câu chuyện theo vai.
- Nhận xét và cho điểm HS.
- 1 HS đọc yêu cầu, 1 HS khác đọc lại gợi ý.
- 1 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét : Xưa có chàng Mồ Côi thông minh được dân giao cho việc xử kiện trong vùng. Một hôm, có một lão chủ quán đưa một bác nông dân đến kiện vì bác đã hít mùi thơm trong quán của lão mà không trả tiền.
- Kể chuyện theo cặp.
- 4 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét. 
Củng cố, dặn dò (2 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
 Toán
Tiết 81. TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC ( tiếp)
I. Mục tiêu:
 Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( ) và ghi nhớ quy tắc tính giá trị của biểu thức dạng này. Làm BT 1, 2, 3.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng lớp ghi sẵn BT 1, 2
III. Hoạt động dạy học:
1. ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Gọi hs lên làm bài 1,2,3/85VBT
- Nhận xét cho điểm hs
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 Hoạt động : Hướng dẫn tính giá trị của biểu thức đơn giản có dấu ngoặc ( 12) 
Mục tiêu:
Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( ) và ghi nhớ quy tắc 
Cách tiến hành:
- Viết lên bảng hai biểu thức:
 30 + 5 : 5 và (30 + 5) : 5
- Yêu cầu HS suy nghĩ để tìm cách tính giá trị của hai biểu thức nói trên
- Yêu cầu HS tìm điểm khác nhau giữa hai biểu thức
- Giới thiệu: Chính điểm khác nhau này dẫn đến cách tính giá trị của hai biểu thức khác nhau
- Nêu cách tính giá trị của biểu thức có chứa dấu ngoặc “Khi tính giá trị của biểu thức có chứa dấu ngoặc thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc " 
 - Yêu cầu HS so sánh giá trị của biểu thức trên với biểu thức: 30 + 5 : 5 = 31
HD học sinh thực hiện tính giá trị biểu thức: 3 x( 20-10) Tiến hành tương tự như biểu thức trên.
Yêu cầu HS nhận xét và nêu cách thực hiện.
Kết luận:
Vậy khi tính giá trị của biểu thức chúng ta cần xác định đúng dạng của biểu thức đó, sau đó thực hiện phép tính theo thứ tự 
 Hoạt động 2: Luyện tập Thực hành (12’) 
 Mục tiêu:
Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc 
 Cách tiến hành:
* Bài 1.- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài
- Cho hs nhắc lại cách làm bài,sau đó y/c hs tự làm bài
* Bài 2
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài
- Y/c hs làm bài vào ... ỗi chính tả.
Chấm, chữa bài
Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. GV đọc chậm rãi, chỉ từng chữ trên bảng để HS dò lại. GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. Sau mỗi câu GV hỏi :
+ Bạn nào viết sai chữ nào?
GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài. Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết
Yêu cầu HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt : bài chép (đúng / sai ), chữ viết ( đúng / sai, sạch /bẩn, đẹp /xấu ), cách trình bày ( đúng / sai, đẹp / xấu )
Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. ( 10’ )
 Mục tiêu : giúp học sinh làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn : ui / uôi, d / gi / r 
 Phương pháp : thực hành 
 Bài tập 1 : Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình.
5 từ có vần ui
5 từ có vần uôi
Củi, cặm cụi, bụi, bùi, dụi mắt, húi tóc, mủi lòng, xui khiến, tủi thân, núi 
Chuối, buổi, cuối cùng, dòng suối, đuối sức, nuôi nấng,hạt muối, cao tuổi ..
Bài tập 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần a
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình.
Có nét mặt, hình dáng, tính nết, màu sắc,  gần như nhau : 
Phần còn lại của cây lúa sau khi gặt :
Truyền lại kiến thức, kinh nghiệm cho người khác :
4. Củng cố- dặn dò:
Nhận xét tiết học.
Viết lại các chữ viết sai mỗi chữ 1 dòng.
Hát
Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.
- Học sinh nghe GV đọc
2 – 3 học sinh đọc. 
Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô.
Đoạn văn này có 3 câu 
Học sinh đọc
Các chữ đầu đoạn, đầu câu, các địa danh, tên người Việt Nam, tên người nước ngoài, tên tác phẩm.
Học sinh viết vào bảng con
Cá nhân 
HS chép bài chính tả vào vở
Học sinh sửa bài 
Học sinh giơ tay.
HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
- Ghi vào chỗ trống trong bảng :
Tìm và viết vào chỗ trống các từ chứa tiếng bắt đầu bằng d, gi hoặc r, có nghĩa như sau :
Giống 
Rạ 
Dạy 
Tập làm văn
Tiết 17. VIẾT VỀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN 
I. Mục tiêu : 
 Viết được một bức thư ngắn cho bạn ( khoảng 10 câu) để kể những điều đã biết về thành thị, nông thôn.
II. Chuẩn bị :
 GV : bảng lớp viết trình tự mẫu của một lá thư ( trang 83, SGK ) : Dòng đầu thư; Lời xưng hô với người nhận thư ; Nội dung thư ; Cuối thư : Lời chào, chữ kí họ và tên. 
 HS : Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
2.Bài cũ : ( 4’ ). Nói về thành thị, nông thôn.
Giáo viên gọi 2 học sinh lên nói về thành thị, nông thôn. 
Nhận xét 
3.Bài mới :
Giới thiệu bài: Viết về thành thị, nông thôn (1)
Hướng dẫn viết thư : Viết về thành thị, nông thôn ( 33’ )
Mục tiêu : Dựa vào bài tập làm văn miệng tuần 16, học sinh viết được một lá thư cho bạn kể được những điều em biết về nông thôn hoặc thành thị : thư trình bày đúng thể thức, đủ ý (Em có những hiểu biết đó nhờ đâu? Cảnh vật, con người ở đó có gì đáng yêu? Điều gì khiến em thích nhất?); dùng từ, đặt câu đúng
Phương pháp : thực hành 
Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu 
+ Bài tập yêu cầu em điều gì ?
Giáo viên hướng dẫn : Dựa vào bài tập làm văn miệng tuần 16, các em hãy viết một lá thư cho bạn kể được những điều em biết về nông thôn hoặc thành thị. Mục đích chính là để kể cho bạn nghe được những điều em biết về nông thôn hoặc thành thị nhưng em vẫn cần viết theo đúng hình thức của một bức thư và cần thăm hỏi tình hình của bạn, tuy nhiên nội dung này cần ngắn gọn, chân thành.
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách trình bày của một bức thư
Yêu cầu cả lớp viết thư
- Gọi 1 học sinh khá giỏi đọc bức thư của mình trước lớp
Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn bạn nói về thành thị và nông thôn hay nhất. 
Hát
Học sinh trình bày 
Cá nhân
Bài tập yêu cầu em viết được một lá thư cho bạn kể được những điều em biết về nông thôn hoặc thành thị.
- Học sinh nhắc lại 
Học sinh thực hành viết thư 
Cá nhân 
4.Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
 GV nhận xét tiết học.
 Chuẩn bị : Ôn tập học kì I
 Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính
Bài mẫu:
 Long Thạnh, ngày 16 tháng 12 năm 2011
 Minh Thư thân mến!
 Ngày Quốc Khánh 2 – 9 vừa qua, ba mẹ cho mình ra thăm bác Hai ở Bạc Liêu. Ba mẹ dẫn mình đi thăm nhiều nơi ở Bạc Liêu, giúp mình hiểu thêm bao điều thật hấp dẫn ở thành phố Bạc Liêu.
 Minh Thư có biết không, đường phố ở Bạc Liêu lúc nào cũng tấp nập xe cộ. Những tòa nhà cao to như chạm tới trời xanh, người người vào ra tấp nập. Khi mẹ mình dừng lại để hỏi đường, ai cũng trả lời rất dịu dàng, lịch sự. Buổi tối ngày lễ hôm ấy thật thú vị vì ba mẹ mình cho mình đi xem bắn pháo hoa ở công viên Trần Huỳnh . Được thấy những bông hoa lớn sáng rực trên bầu trời đêm, mình càng yêu vẽ đẹp của thành phố bạc Liêu.
 Mình mong sẽ có ngày hai đứa chúng mình cùng được ra bạc Liêu để biết thêm nhiều điều mới mẻ về Thành phố Bạc Liêu thân yêu.
 Thân ái chào Minh Thư
 Thi
 Phạm Ngọc Thi
Toán
Tiết 85. HÌNH VUÔNG
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết một số yếu tố( đỉnh,à cạnh và góc) của hình vuông.
- Vẽ được hình vuông đơn giản( trên giấy kẻ ô vuông)
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3, Bài 4.
II. Đồ dùng dạy học:
- Một số mô hình về hình vuông
- Thước thẳng , ê ke
III. Hoạt động dạy học:
1. ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút )
- Gọi hs lên bảng làm bài 1,2/93 VBT
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm hs
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 Hoạtđộng1: Giới thiệu hình vuông( 12’) 
 Mục tiêu:
Nhận biết được hình vuông qua đặc điểm về cạnh và góc của nó 
 Cách tiến hành:
- Vẽ lên bảng 1 hình vuông, 1 hình tròn, 1 hình chữ nhật,1 hình tam giác
- Yêu cầu HS đoán về góc ở các đỉnh của hình vuông (theo em ,các góc ở các đỉnh của hình vuông là các góc như thế nào ?)
- Yêu cầu HS dùng ê ke kiểm tra kết quả ước lượng góc sau đó đưa ra kết luận: hình vuông có 4 góc ở đỉnh đều là góc vuông
 - Yêu cầu HS ước lượng và so sánh độ dài các cạnh của hình vuông, sau đó dùng thước đo để kiểm tra lại
- Yêu cầu HS suy nghĩ, liên hệ để tìm các vật trong thực tế có dạng hình vuông
- Yêu cầu HS tìm điểm giống nhau và khác nhau của hình vuông và hình chữ nhật
 Kết luận: Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau 
 Hoạt động 2: Luyện tập Thực hành (12’)
 Mục tiêu:
Vẽ hình vuông đơn giản
 Cách tiến hành:
* Bài 1
- Gọi HS nêu yêu cầu bải
- Yêu cầu HS làm bài 
- Nhận xét và cho điểm 
* Bài 2
- Gọi HS nêu yêu cầu bài
Yêu cầu HS nêu lại cách đo độ dài đoạn thẳng cho trước sau đó làm bài
* Bài 3
- Gọi HS nêu yêu cầu bài
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài
- Chữa bài và cho điểm hs
* Bài 4
- Yêu cầu HS vẽ hình trong SGK vào vở
*4. Củng cố, dặn dò( 2’)
- Hỏi hs về đặc điểm của hình vuông 
- Về nhà làm bài 1, 2/95 VBT
- Nhận xét tiết học
- Hs tìm và gọi tên hình vuông trong các hình vẽ Gv đưa ra 
- Các góc ở các đỉnh của hình vuông đều là góc vuông
- Độ dài 4 cạnh bằng nhau
- Khăn mùi xoa, viên gạch hoa lát nền 
1 HS nêu yêu cầu bải
- HS dùng thước và ê ke để kiểm tra từng hình, sau đó báo cáo kết quả cho Gv 
 + Hình ABCD là hình chữ nhật, không phải là hình vuông 
 + Hình MNPQ không phải là hình vuông vì các góc ở đỉnh không phải là góc vuông
 + Hình EGHI là hình vuông vì hình này có 4 góc ở đỉnh là 4 góc vuông, 4 cạnh của hình bằng nhau
- Đo rồi cho biết độ dài cạnh của mỗi hình vuông:
- Làm bài, báo cáo kết quả
 + Hình ABCD có độ dài cạnh là 3cm
 + Hình MNPQ có độ dài cạnh là 4cm
- Kẻ thêm một đoạn thẳng để được hình vuông:
- Vẽ được các hình 
1 HS nêu yêu cầu bài
Cả lớp vẽ hình vào vở.
Thể dục
Tiết 34. Ôn đội hình đội ngũ và thể dục rèn luyện
tư thế cơ bản
I. Mục tiêu : 
-Biết cách đi vượt chướng ngại vật thấp.
-Biết cách đi chuyển hướng phải, trái đúng, thân người tự nhiên.( có thể không dạy đi chuyển hướng phải, trái)
-Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II. Địa điểm phương tiện :
- Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh nơi tập 
- Phương tiện : dụng cụ, kể sẵn các vật cho tập đi.
III. Các hoạt động dạy học :
Nội dung
Phương pháp tổ chức
A. Phần mở đầu :
1. Nhận lớp : 
ĐHTT:
- Cán sự báo cáo sĩ số 
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
 X x x x
 X x x x
2. Khởi động: 
- Chạy chậm theo 1 hàng dọc 
- Trò chơi kéo cưa lừa sẻ 
B. Phần cơ bản : 
ĐHÔT : 
1. Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều theo 1 - 4 hàng dọc .
 X x x x
 X x x x 
- Lần 1 GV điều khiẻn - HS tập 
- Các lần sau GV chia tổ cho lớp trưởng điều khiển .
2. Ôn đi vượt chướng ngại vật, đi chuyển hướng phải, trái .
- Đội hình ôn như đội hình TT 
- GV điều khiển 
- Từng tổ trình diễn 
3. Chơi trò chơi : Mèo đuổi chuột 
- GV nhắc lại cách chơi, luật chơi 
- GV cho HS chơi 
ĐHTC : 
- GV quan sát, HS thêm 
C. Phần kết thúc :
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát 
- GV cùng HS hệ thống bài 
- GV nhận xét tiết học và giao bài tập vè nhà .
ĐHXL : 
 - GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
 x x x x
 x x x
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp tuần 17
I. Mục tiêu
	- HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong tuần 17
	- Có ý thức sửa sai những điều mình vi phạm, phát huy những điều mình làm tốt
	- GDHS có ý thức trong học tập và trong mọi hoạt động
II Nội dung sinh hoạt.
 I. Học sinh:
1. Ổn định lớp (có thể hát tập thể, hát cá nhân,).
2. Lớp trưởng giới thiệu, điều khiển diễn biến của tiết sinh hoạt lớp.
3. Các tổ trưởng nhận xét từng mặt hoạt động trong tuần qua về: đạo đức, học tập, các nề nếp, tác phong, thể dục, vệ sinh, chấp hành nội quy
4. Các lớp phó nhận xét từng mặt theo sự phân công.
5. Cả lớp tham gia ý kiến.
6. Lớp trưởng đánh giá chung: 
- Tuyên dương, khen ngợi, động viên nhắc nhở các bạn.
- Tổ chức bình chọn học sinh xuất sắc, tổ xuất sắc.
- Triển khai công tác tuần 18.
 II. Giáo viên:
1.Nhận xét chung qua phần đánh giá của lớp trưởng (động viên, nhắc nhở, khen ngợi học sinh).
2.Giải pháp thực hiện trong tuần 18:
- Thực hiện kế hoạch tuần 18 theo kế hoạch của nhà trường. 
- Sau phần học sinh tự quản, có thể xen vào phần vui chơi, văn nghệ,hoặc sinh hoạt theo chủ điểm, kết hợp giáo dục theo chủ điểm
	 	 Duyệt của tổ chuyên môn
	....
	....
 Ngày........Tháng.......Năm 20...... 
 	 Tổ trưởng chuyên môn 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3E tuan 17 cktkn.doc