Giáo án Lớp 3 - Tuần 17 - Trường Tiểu học số 2 Cát Minh

Giáo án Lớp 3 - Tuần 17 - Trường Tiểu học số 2 Cát Minh

 I/Mục đích yêu cầu:

 -GV-HS Thực hiện tốt việc chào cờ đầu tuần .

 - Sinh hoạt theo chủ điểm: Học và làm theo gương anh bộ đội cụ Hồ

 A/Chào cờ: (20)

 -Giáo viên chủ nhiệm điều khiển chào cờ .

 -Nêu những ưu khuyết điểm trong tuần và hướng sửa đổi khắc phục .

 B/Sinh hoạt tập thể (15)

 

doc 33 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 733Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 17 - Trường Tiểu học số 2 Cát Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 29 Tháng 12 năm 2008
 Tuần 17
: Tiết 1 :CHÀO CỜ- HĐTT :
 I/Mục đích yêu cầu:
 -GV-HS Thực hiện tốt việc chào cờ đầu tuần .
 - Sinh hoạt theo chủ điểm: Học và làm theo gương anh bộ đội cụ Hồ 
 A/Chào cờ: (20’)
 -Giáo viên chủ nhiệm điều khiển chào cờ .
 -Nêu những ưu khuyết điểm trong tuần và hướng sửa đổi khắc phục .
 B/Sinh hoạt tập thể (15’)
TL
 Hoạt động GV
 Hoạt động HS
 1’
12’
1’
1/Oânr định tổ chức:
2 /Sinh hoạt sao nhi:
 -Tiếp tục ôn đội hình đội ngũ : xếp hàng nhanh,
Quay phải ,quay trái ,quay đằng sau ,giậm chân tại chỗ .
-Tập múa hát bài: Bông hồng tặng mẹ.Sao của em .
-Tuyên dương sao(học tập) có nhiều điểm 10
3/Nhận xét lớp:
-Lớp hát
-Lớp thực hiện theo yêu cầu .
-Học sinh lắng nghe .
RÚT KINH NGHIỆM
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------`
Tiết 2: Thể dục:
 (Giáo viên chuyên đảm nhiệm)
Tiết 3+4 : Tập đọc – Kể chuyện :
 Bài : MỒ CÔI XỬ KIỆN 	(Trang 139)
	 “Truyện cổ tích Nùng”
I / MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
▪ Rèn kĩ năng đọc :
- Đọc đúng các từ ngữ : vùng quê, chủ quán, hai mươi, tuy, mười, tuyên bố ; biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật, đọc đúng lời thoại giữa các nhân vật.
- Hiểu nghĩa các từ : công đường, bồithường.
- Nắm được ý nghĩa của chuyện : Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi. Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thàbằng cách xử kiện rất thông minh, tài trí và công bằng.
▪ Rèn kĩ năng nói :
- HS kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh họa. Giọng kể tự nhiên, phân biệt được lời các nhân vật.
▪ Rèn kĩ năng nghe :
- HS lắng nghe bạn kể, biết nhận xét giọng kể của bạn, biết kể tiếp lời bạn.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh họa câu chuyện như SGK.
- Bảng phụ ghi đoạn 3 để hướng dẫn đọc.
III / LÊN LỚP :
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-2’
4-5’
50’
10-12’
20’
1-2’
1/ Ổn định tổ chức :
Kiểm tra sĩ số, hát tập thể.
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 3 HS đọc trong bài “Về quê ngoại” và trả lời câu hỏi ở SGK.
- GV nhận xét, đánh giá.
3/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
- GV đọc mẫu toàn bài
- Hướng dẫn HS quan sát tranh.
- Gọi HS đọc nối tiếp câu.
- GV hướng dẫn HS đọc từ khó : vùng quê, chủ quán, mười, hai mươi, mười, tuyên bố.
- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trong bài.
Yêu cầu HS giải nghĩa từ mới có trong đoạn vừa đọc.
? Em hiểu thế nào là mồ côi ?
Þ Chàng thanh niên trong bài này mất cả cha lẫn mẹ nên đặt tên là Mồ Côi, vì vậy ta phải viết hoa tên riêng này.
- HS đọc nối tiếp đoạn theo nhóm.
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn.
- Gọi1 HS đọc cả bài.
Tìm hiểu bài :
- 1 HS đọc đoạn 1.
? Câu chuyện có những nhân vật nào ?
? Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì ?
Þ Vụ án thật là khó xử, phải xử sao cho công bằng, bảo vệ được bác nông dân bị oan, làm cho chủ quán phải bẽ mặt mà phải “tâm phục, khẩu phục”
- Gọi 1 HS đọc đoạn 2.
? Tìm câu nói rõ lí lẽ của bác nông dân ?
? Khi bác nông dân có hít hương thơm của thức ăn trong quán, Mồ Côi phán thế nào ?
? Thái độ của bác nông dân thế nào khi nghe lời phán xử ?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, 3.
? Tại sao Mồ Côi bảo bác nông dân xóc hai đồng tiền đủ mười lần ?
? Mồ Côi nói gì để kết thúc phiên tòa ?
Þ Mồ Côi xử trí thật tài tình, công bằng đến bất ngờ làm cho chủ quán tham lam không thể cãi vào đâu được và bác nông dân chắc là sung sướng, thở phào nhẹ nhõm.
? Em thử đặt một tên khác cho truyện.
4/ Luyện đọc lại :
- GV đọc mẫu đoạn 3.
Hướng dẫn HS đọc đoạn 3.
- Gọi vài em thi đọc đoạn 3.
- Cả lớp nhận xét, đánh giá.
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp cả bài theo vai.
Kể chuyện :
Þ Dựa vào gợi ý, các em hãy kể lại một đoạn chuyện :
Hướng dẫn kể :
Þ Các em cần quan sát kĩ 4 tranh minh họa ứng với 3 đoạn chuyện, có thể kể ngắn gọn sát với nội dung tranh, cũng có thể thêm, bớt câu chữ cho phù hợp. . . 
- Gọi 1 HS kể mẫu.
- Gọi HS lần lượt kể nối tiếp câu chuyện.
- Cả lớp theo dõi để nhận xét, đánh giá.
5/ Củng cố – dặn dò :
- Gọi vài HS nêu nội dung câu chuyện.
- Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số. Bắt bài hát .
- 3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS theo dõi ở SGK.
- HS quan sát tranh.
- Từng em lần lượt đọc bài.
- HS luyện đọc từ khó.
- 3 HS đọc bài và giải nghĩa từ.
- Mồ côi : người mất cha, mẹ hoặc mất cả cha và mẹ gọi là mồ côi.
- HS lắng nghe.
- HS đọc bài theo nhóm. Nhóm trưởng theo dõi, sửa sai cho các bạn trong nhóm.
- 3 HS đọc bài.
- 1 HS đọc bài.
- 1 HS đọc bài.
- Có các nhân vật : Mồ Côi, chủ quán, bác nông dân.
- Chủ quán kiện về việc bác nông dân vào quán hít mùi thơm lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền.
- 1 HS đọc đoạn 2.
- Câu nói : Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm. Tôi không mua gì cả.
- Mồ Côi bảo bác nông dân phải bồi thường, đưa 20 đồng để quan tòa phân xử.
- Bác giãy nảy lên : Tôi có đụng chạm gì thức ăn trong quán đâu mà phải trả tiền.
- HS đọc thầm đoạn 2 , 3.
- Xóc 2 đồng bạc đủ mười lần mới đủ số tiền 20 đồng.
- Mồ Côi nói : “Bác này đã bồi thường cho chủ quán đủ số tiền : Một bên “hít mùi thịt”, một bên “nghe tiếng bạc”. Thế là công bằng”
- Các tên : Vị quan tòa thông minh / Phiện xử thú vị / Bẽ mặt kẻ tham lam / Aên “hơi” trả “tiếng”.
- HS theo dõi ở bảng phụ.
- HS thi đọc.
- 4 HS đọc bài.
- HS lắng nghe.
- 1 HS kể mẫu : Ngày xưa, có một lão chủ quán tham lam dẫn một bác nông dân đến gặp Mồ Côi đòi xử kiện việc bác nông dân hít mùi thơm ở quán của lão ấy. . .
- HS lần lượt kể chuyện.
- Ca ngợi Mồ Côi thông minh, tài trí. . .
- HS lắng nghe và thực hiện.
& RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
Tiết 5 : Toán :
 Bài : TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC 	
I / MỤC TIÊU :
Giúp HS :
- Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc () và ghi nhớ quy tắc tính giá trị của biểu thức dạng này.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng phụ ghi quy tắc tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc.
III / LÊN LỚP :
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
3-4’
30’
10-12’
18-20’
1-2’
1/ Ổn định tổ chức :
Kiểm tra sĩ số, hát tập thể.
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra vở bài tập của HS nhóm 3, 1.
- GV nhận xét, đánh giá.
3/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
GV nêu quy tắc tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc đơn.
Ghi : 30 + 5 : 5
? Nêu cách thực hiện.
Þ Muốn thực hiện phép cộng 30 + 5 trước rồi mới chia cho 5 sau, ta có thể kí hiệu như thế nào.
- Yêu cầu HS thảo luận.
Þ Muốn thực hiện phép tính 30 + 5 trước rồi chia cho 5 sau, người ta viết thêm kí hiệu dấu ngoặc () vào như sau : (30 + 5) : 5
Nếu biểu thức có dấu ngoặc thì trước tiên phải thực hiện phép tính trong ngoặc.
Þ Biểu thức : (30 + 5) : 5 đọc là : “mở ngoặc, 30 cộng 5, đóng ngoặc, chia cho 5”
- Gọi HS nêu cách tính.
- Gọi vài HS nhắc lại cách tính.
- Ghi : 3 Í (20 – 10 ) 
- Gọi HS nêu cách làm.
- Cả lớp đọc đồng thanh quy tắc.
4/ Luyện tập :
Bài 1 : Tính giá trị của biểu thức
- Gọi lần lượt 2 HS thực hiện ở bảng, các HS khác làm vào bảng con.
Bài 2 : Tính giá trị của biểu thức.
- Gọi lần lượt 2 HS làm ở bảng, các HS khác làm vào bảng con.
Bài 3 : Giải toán có lời văn.
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
Tóm tắt :
Có : 240 quyển sách
Xếp đều vào 2 tủ, mỗi tủ 4 ngăn.
Mỗi ngăn : . . . quyển sách ?
 ? Bài toán cho biết gì ?
? Bài toán hỏi gì ?
? Muốn biết số sách ở mỗi ngăn ta phải biết gì ?
? Muốn biết số sách ở mỗi tủ ta làm thế nào ?
? Muốn biết số sách ở mỗi ngăn ta làm thế nào ?
- Gọi 1 HS giải ở bảng, cả lớp làm vào vở.
Þ Ta cũng có thể tìm số ngăn của 2 tủ, sau đó tìm số sách ở mỗi ngăn.
? Muốn tìm số ngăn của 2 tủ em làm thế nào 
? Muốn tìm số sách ở mỗi ngăn em làm thế nào ?
- Gọi 1 HS làm ở bảng, các em khác làm vào vở.
5/ Củng cố – dặn dò :
- Dặn HS làm bài tập ở vở ; chuẩn bị bài tiếp theo.
- HS trình vở để GV kiểm tra.
- Lấy 5 chia 5 trước, sau đó lấy 30 cộng 1 bằng 31.
- HS thảo luận về cách thực hiện phép tính GV vừa nêu.
- HS lắng nghe.
(30 + 5) : 5 = 35 : 5
 = 7
- HS nhắc lại.
3 Í (20 – 10 ) = 3 Í 10
 = 30
- HS đọc đồng thanh quy tắc.
25 – (20 – 10 ) = 25 – 10 
 = 15
80 – (30 + 25) = 80 – 55 
 = 25
(65 + 15) Í 2 = 80 Í 2
 = 160
48 : (6 : 3) = 48 : 2
 = 24
(74 – 14 ) : 2 = 60 : 2
 = 30
81 : (3 Í 3) = 81 : 9
 = 9
- 1 HS đọc đề toán.
- Có 240 quyển sách, xếp đều vào 2 tủ mỗi tủ 4 ngăn.
 - Hỏi mỗi ngăn có mấy quyển sách ?
- Phải biết số sách ở mỗi tủ.
- Lấy : 240 : 2 = 120 (quyển)
- Lấy : 120 : 4 = 3 (quyển)
Giải :
Số sách ở mỗi tủ là :
240 : 2 = 120 (quyển)
Số sách ở mỗi ngăn là :
120 : 4 = 3 (quyển)
Đáp số : 3 quyển sách.
- Lấy : 4 Í2 = 8 (ngăn)
- Lấy : 240 : 8 = 30 (quyển)
Giải :
Số ngăn của 2 tủ là :
4 Í2 = 8 (ngăn)
Số sách ở mỗi ngăn là :
240 : 8 = 30 (quyển)
Đáp số : 30 quyển sách.
- HS lắng nghe và thực hiện.
& RÚT KINH NGH ... hình vuông bằng bìa.
- Ê-ke, thước kẻ.
III / LÊN LỚP :
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2-3’
30’
12-13’
19-20’
1-2’
1/ Ổn định tổ chức :
- Kiểm tra sĩ số, hát tập thể.
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS nhắc lại đặc điểm của hình chữ nhật.
- Kiểm tra vở bài tập của HS nhóm 1 và 3.
- GV nhận xét, đánh giá.
3/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
Giới thiệu hình vuông.
- GV vẽ hình vuông lên bảng :
Þ Đây là hình vuông ABCD.
- Gọi 1 HS dùng ê-ke kiểm tra các góc của hình vuông
- Gọi 1 HS khác đo độ dài các cạnh của hình vuông ở bảng.
Þ Hình vuông có 4 góc vuông
 Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau.
- GV đưa ra một số hình bằng bìa, yêu cầu HS nhận biết hình nào là hình vuông, hình nào không phải là hình vuông.
- Yêu cầu HS tìm các đồ vật xung quanh có dạng hình vuông.
4/ Luyện tập :
Bài 1 : Trong các hình sau, hình nào là hình vuông ?
- Gọi HS chỉ ra hình vuông và hình không phải là hình vuông và giải thích.
Bài 2 : Đo và cho biết độ dài của mỗi hình vuông.
- Yêu cầu HS đo hình ở SGK và nêu kết quả.
Bài 3 : Kẻ thêm một đoạn thẳng để được hình vuông.
- GV vẽ hình như SGK, gọi HS vẽ thêm đoạn thẳng để được hình vuông.
Bài 4 : Vẽ theo mẫu.
- GV vẽ mẫu ở bảng.
- Yêu cầu HS vẽ vào vở.
5/ Củng cố – dặn dò :
- Dặn HS làm bài tập ở vở ; chuẩn bị bài tiếp theo
- 2 HS nhắc lại đặc điểm hình chữ nhật.
- HS trình vở để GV kiểm tra.
- HS theo dõi ở bảng.
- 1 HS kiểm tra các góc của hình vuông.
- 1 HS đo độ dài các cạnh của hình vuông.
- HS quan sát và nêu nhận xét.
- HS tìm các đồ vật có dạng hình vuông và nêu.
- Hình EGHI là hình vuông vì có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau.
- Hình MNPQ không phải là hình vuông vì 4 góc không phải là hình vuông.
- Hình ABCD không phải là hình vuông vì 4 cạnh không bằng nhau.
- HS đo và nêu kết quả :
Hình vuông ABCD có cạnh 3 cm ;
Hình vuông MNPQ có cạnh 4 cm.
- HS vẽ hai hình vuông như mẫu vào vở.
- HS lắng nghe và thực hiện.
RÚT KINH NGHIỆM
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 3 : Tập làm văn : 
Bài : VIẾT VỀ THÀNH THỊ – NÔNG THÔN
I / MỤC TIÊU :
- Rèn kĩ năng viết : Dựa vào nội dung bài Tập làm văn miệng ở tuần trước, HS viết được một lá thư cho bạn kể những điều em biết về thành thị (hoặc nông thôn) : Thư trình bày đúng thể thức, đủ ý (Em có những hiểu biết về thành thị, nông thôn nhờ đâu ? Cảnh vật, con người ở đó có gì đáng yêu ? Điều gì khiến em thích nhất ?), dùng từ, đặt câu đúng.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng lớp viết trình tự mẫu của lá thư.
- Dòng đầu thư : Nơi viết. . .ngày. . .tháng. . . năm. . .
- Lời xưng hô với người nhận thư.
- Nội dung thư.
- Cuối thư : Lời chào, chữ kí và tên.
III / LÊN LỚP :
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1’
2-3’
 30’
9-10’
18-20’
1-2’
1/ Ổn định tổ chức :
- Kiểm tra sĩ số, hát tập thể.
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS.
- Gọi 3 HS đọc bài viết về thành thị, nông thôn của mình.
- GV nhận xét, đánh giá.
3/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
Hướng dẫn HS làm bài tập
- Gọi 2 HS đọc yêu cầu bài tập.
- Gọi 1 HS đọc trình tự của một lá thư đã viết ở bảng.
- Gọi 1 HS khá nói mẫu một đoạn đầu của lá thư.
- GV nhắc nhở HS :
- Các em cần viết bức thư khoảng 7 câu hoặc dài hơn ; trình bày đúng thể thức, nội dung thư hợp lí. . . 
4/ Luyện tập :
- Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.
- GV theo dõi, gợi ý, giúp đỡ những em HS yếu để các em làm được bài.
- Gọi một số em đọc thư trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, góp ý.
5/ Củng cố – dặn dò :
- Dặn HS ôn bài chuẩn bị kiểm tra CKI.
- 3 HS đọc bài viết của mình.
- 2 HS đọc yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc trình tự của một lá thư.
- 1 HS khá nói mẫu :
 An Tân, ngày. . . tháng. . . năm. . .
 Nga thân mến !
 Khi đọc báo, xem ti vi, mình biết phố xá rất ồn ào, náo nhiệt bởi muôn vàn âm thanh của rất nhiều hoạt động khác nhau. Mình đã tận mắt chứng kiến cảnh nhộn nhịp, sôi động đó ở thành phố Quy Nhơn nhân dịp bố mẹ mình đưa mình đi chơi vào hè năm ngoái. . . 
- HS làm bài vào vở.
- HS đọc bài viết của mình.
- HS lắng nghe và thực hiện.
& RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
Tiết 4 : Thủ công :
 Bài : CẮT, DÁN CHỮ VUI VẺ 	
I / MỤC TIÊU :
- HS biết vận dụng kĩ năng kẻ, cắt, dán chữ đã học ở các bài trước để cắt, dán chữ VUI VẺ.
- Kẻ, cắt, dán được chữ VUI VẺ đúng quy trình kĩ thuật.
- HS yêu thích sản phẩm cắt, dán chữ.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Mẫu chữ VUI VẺ.
- Giấy, kéo, thước, bút chì, hồ dán.
III / LÊN LỚP :
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2-3’
7-8’
22-23’
1-2’
1/ Ổn định tổ chức :
- Kiểm tra sĩ số, hát tập thể.
2/ Kiểm tra bài cũ :
- GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
- GV nhận xét, đánh giá.
3/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
▪ Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét. 
+ Th :
- Cho HS quan sát mẫu chữ VUI VẺ.
? Nêu khoảng cách giữa các con chữ trong mỗi chữ.
? Khoảng cách giữa các chữ ?
▪ Hoạt động 2 : GV hướng dẫn mẫu
+ Th :
Bước 1 : Kẻ, cắt các chữ cái của chữ VUI VẺ và dấu hỏi.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách kẻ, cắt các chữ cái : V, U, I, E.
Þ Cắt dấu hỏi : Kẻ dấu hỏi trong 1 ô như hình bên. Cắt theo đường kẻ, bỏ phần gạch chéo.
Bước 2 : Dán chữ VUI VẺ
- Kẻ một đường chuẩn, sắp xếp các chữ đã cắt được trên đường chuẩn. Giữa các chữ cái trong chữ VUI và chữ VẺ cách nhau 1 ô ; giữa chữ VUI và chữ VẺ cách nhau 2 ô. Dấu hỏi dán ở phía trên chữ E.
- Bôi hồ vào mặt trái của từng chữ và dán vào vị trí đã ướm. Dán các chữ cái trước, dán dấu hỏi sau.
- Miết nhẹ các chữ vừa dán cho phẳng.
4/ Thực hành :
- Tổ chức cho HS cắt chữ VUI VẺ.
- GV theo dõi, giúp đỡ cho các em còn lúng túng để các em cắt được chữ.
- HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của từng cá nhân, từng nhóm.
5/ Củng cố – dặn dò :
- Dặn HS chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau.
- HS trình đồ dùng lên bàn để GV kiểm tra.
- HS quan sát mẫu chữ.
- Khoảng cách giữa các con chữ là 1 ô li ; 
- Khoảng cách giữa các chữ là 2 ô li.
- HS nhắc lại cách kẻ, cắt các chữ đã học.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn cách dán chữ.
- HS thực hành cắt, dán chữ VUI VẺ.
- HS trưng bày sản phẩm theo nhóm của mình.
- HS lắng nghe và thực hiện.
& RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
Tiết 5 –HĐTT
 SINH HOẠT CUỐI TUẦN 17
I/Mục tiêu:
--Tổng kết đánh giánhững việc đã làm được và những việc còn tồn tại trong tuần qua.
-Rèn cho các em có thói quen sinh hoạt tập thể .
-Giáo dục cho các em tinh thần phê vàtự phê.
-Đề ra phương hướng và biện pháp tuần đến.
II/Chuẩn bị :
* GV: Những nhận xét hoạt động tuần 17 và kế hoạch tuần 18.
* HS:Các báo cáo về những hoạt trong tuần qua.
III/Lên lớp: 
TL
 Hoạt động giáo viên
 Hoạt động học sinh
 1’
 5’
30’
3’
1/Oån định tổ chức:
2/Kiểm tra:
-Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3/Giới thiệu nội dungvà tiến hành sinh hoạt
-Giáo viên giới thiệu tiết sinh hoạt cuối tuần..
a)Đánh giá hoạt động tuần qua:
-Giáo viên yêu cầu lớp trưởng chủ trì tiết sinh hoạt, Gvlàm cố vấn.
-Giáo viên ghi chép các công việc đã thực hiện tốt và chưa hoàn thành trong tuần.
-Đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại còn mắc phải.
b)Phổ biến kế hoạch tuần 17:
-Giáo viên phổ biến kế hoạch hoạt động cho tuần tới.
* Về đạo đức:Thực hiện tốt theo chủ điểm tháng tuần17:Kính yêu anh bộ đội cụ Hồ.
* Về học tập: Tiếp tục thi đua học tập tốt, từng tổ thi đua giành nhiều điểm 10, lập thành tích chào mừng ngày thành lập Quân ĐộiNhân dân Việt Nam -Giúp đỡ học sinh yế kém.Truy bài 15’ đầu giờ.
* Về lao động: Vệ sinh trường lớp và vệ sinh cá nhân sạch sẽ,chăm sóc và trồng cây bóng mát.
*Về công tác khác: Không ăn quà vặt, tiếp tục thu các khoảng còn lại.thực hiện tốt an toàn giao thông.
4/ Củng cố dặn dò:
-Nhận xét nhắc nhở về nhà thực hiện tốt.
-Lớp hát
-Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ cho tiết sinh hoạt.
-Các tổ ổn định để chuẩn bị cho tiết sinh hoạt. 
-Lớp trưởng yêu cầucác tổ lần lượt lên báo cáo các hoạt của tổ mình.
-Lớp trưởng báo cáo chung về hoạt động của lớp trong tuần qua.
-Các tổ trưởng ghi kế hoạch để thực hiện theo kế hoạch. 
-Học sinh lắng nghe rồi thực hiện. 
RÚT KINH NGHIỆM
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN -17- C.doc