Toán
ÔN TẬP (Tiết 2)
I.Mục tiêu :
- Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1
- Tìm được những hình ảnh so sánh trong bài văn (BT2)
II. Đồ dùng dạy – học:
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc.
- Bảng ghi sẵn bài tập 2 và 3.
III. Các hoạt động dạy – học:
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 18 THỨ NGÀY MÔN TÊN BÀI DẠY Thứ hai 18/12/2011 Chào cờ Toán Tập đọc Kể chuyện chào cờ đầu tuần Ôn tập(tiết 2) Ôn tập học kỳ i (tiết 1) Ôn tập học kỳ i (tiết 1) thứ ba 19/12/2011 Toán Chính tả Tập viết Thủ công Chu vi hình chữ nhật Ôn tập (tiết 3) Ôn tập (6) Cắt, dán chữ -vui vẻ(tiết 2). thứ tư 20/12/2011 Toán Tập đọc Luyện từ và câu Tự nhiên & xã hội Chu vi hình vuông Ôn tập ( tiết 5) Ôn tập (tiết 4) Ôn tập và kiểm tra học kì i thứ năm 21/12/2011 Toán Chính tả Đạo đức Tự nhiên & xã hội Luyện tập Kiểm tra viết (tiết 8 ) Thực hành kỹ năng giữa kỳ i Vệ sinh môi trường thứ sáu 22/12/2011 SHTT Toán Tập làm văn Snh hoạt sao Luyện tập chung Kiểm tra đọc ( tiết 7 ) Thứ hai ngày 18 tháng 12 năm 2011 Toán ÔN TẬP (Tiết 2) I.Mục tiêu : - Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1 - Tìm được những hình ảnh so sánh trong bài văn (BT2) II. Đồ dùng dạy – học: - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc. - Bảng ghi sẵn bài tập 2 và 3. III. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Ổn định: 1. Kiểm tra bài cũ 2. Bài mới: 2.1/ Giới thiệu bài: - GV nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng. 2.2/ Kiểm tra tập đọc: - Tiến hành tương tự như tiết 1. (KT 1/3 lớp). 2.3/ Ôn luyện về so sánh: Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Gọi HS đọc 2 câu văn ở bài tập 2. - Hỏi: Nến dùng để làm gì? - Giải thích: Nến là vật để thắp sáng, làm bằng mỡ hay sáp, ở giữa có bấc, có nơi còn gọi là sáp hay đèn cầy. - Cây (cái) dù giống như cái ô: cái ô dùng để làm gì? - Giải thích: Dù là vật như chiếc ô dùng để che nắng, mưa cho khách trên bãi biển. - Yêu cầu HS tự làm. - Gọi HS chữa bài. GV gạch một gạch dưới các hình ảnh so sánh, gạch hai gạch dưới từ so sánh: + Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời như những cây nến khổng lồ. + Đước mọc san sát, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. 2.4/ Mở rộng vốn từ: Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Gọi HS đọc câu văn. - Gọi HS nêu ý nghĩa của từ biển. - Chốt lại và giải thích: Từ biển trong biển lá xanh rờn không có nghĩa là vùng nước mặn mênh mông trên bề mặt trái đất mà chuyển thành nghĩa một tập hợp rất nhiều sự vật: lượng lá trong rừng tràm bạt ngàn trên một diện tích rộng khiến ta tưởng như đang đứng trước một biển lá. - Gọi HS nhắc lại lời GV vừa nói. - Yêu cầu HS làm bài vào vở. 3. Củng cố, dặn dò: - Gọi HS đặt câu có hình ảnh so sánh. - Nhận xét câu HS đặt. - Dặn HS về nhà ghi nhớ nghĩa của từ biển trong biển lá xanh rờn và chuẩn bị bài sau. -HS lắng nghe - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - 2 HS đọc. - Nến dùng để thắp sáng. - Dùng để che nắng, che mưa. - HS tự làm vào nháp. - 2 HS chữa bài. - HS làm bài vào vở. Những thân cấy tràm vươn thẳng lên trời. như những cấy nến khổng lồ Đước mọc san sát thẳng đuột. như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - 2 HS đọc câu văn trong SGK. - 5 HS nói theo ý hiểu của mình. - 3 HS nhắc lại. - HS tự viết vào vở. - 5 HS đặt câu. ************************************ Tập đọc kể chuyện ÔN TẬP HỌC KỲ I (Tiết 1) I.Mục tiêu : - Đọc dúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/ phút) ; trả lời được một câu hỏi nội dung đoạn, bài ; thuộc được hai đoạn thơ đã học ở HKI - Nghe - viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng quy định bài CT (tốc độ viết khoảng 60 chữ/ 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài II . Đồ dùng dạy – học: - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc. - Bảng phụ ghi sẵn bài tập. III . Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Ổn định: 1. Kiểm tra bài cũ 2. Bài mới: 2.1/ Giới thiệu bài: -Nêu mục tiêu của tiết học và ghi bảng. 2.2/ Kiểm tra tập đọc: (KT khoảng 1/3 lớp) - Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc. - Gọi HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc. - Gọi HS nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi. - Cho điểm trực tiếp từng HS. 2.3/ Viết chính tả: - GV đọc đoạn văn một lượt. - GV giải nghĩa các từ khó. + Uy nghi : dáng vẻ tôn nghiêm, gợi sự tôn kính. + Tráng lệ : vẻ đẹp lộng lẫy. - Hỏi: Đoạn văn tả cảnh gì? - Rừng cây trong nắng có gì đẹp? - Đoạn văn có mấy câu? - Trong đoạn văn những chữ nào được viết hoa? - Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được. - GV đọc thong thả đoạn văn cho HS chép bài. - GV đọc lại bài cho HS soát lỗi. - Thu, chấm bài. - Nhận xét một số bài đã chấm. 3. Củng cố, dặn dò - Dặn HS về nhà tập đọc và trả lời các câu hỏi trong các bài tập đọc và chuẩn bị bài sau. - Lần lượt từng HS gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị. - Đọc và trả lời câu hỏi. -Theo dõi và nhận xét. - Theo dõi GV đọc sau đó 2 HS đọc lại. - Đoạn văn tả cảnh đẹp của rừng cây trong nắng. - Có nắng vàng óng ánh, rừng cây uy nghi, tráng lệ; mùi hương lá tràm thơm ngát, tiếng chim vang xa, vọng lên bầu trời cao xanh thẳm. - Đoạn văn có 4 câu. - Những chữ đầu câu. - Các từ: uy nghi, tráng lệ, vươn thẳng, mùi hương, vọng mãi, xanh thẳm,... - 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở nháp. - Nghe GV đọc và chép bài. - Đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi, chữa bài. ************************************ Thứ ba ngày 19 tháng 12 năm 2011 Toán CHU VI HÌNH CHỮ NHẬT I.Mục tiêu : - Nhớ quy tắc tính chu vi hình chữ nhật và vận dụng để tính được chu vi hình chữ nhật (biết chiều dài, chiều rộng). - Giải toán có nội dung liên quan đến tính chu vi hình chữ nhật. II.Đồ dùng dạy học: - Thước thẳng, phấn màu. III.Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Ổn định: 1. Kiểm tra bài cũ -Kiểm tra về nhận, diện các hình đã học. Đặc Điểm của hình vuông,hình chữ nhật. -Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS. 2. Bài mới 2.1/ Giới thiệu bài: -Nêu mục tiêu giờ học và ghi tên bài lên bảng. 2.2/ Hướng dẫn xây dựng công thức tính chu vi hình chữ nhật: a)Ôn tập về chu vi các hình: -GV vẽ lên bảng hình tứ giác MNPQ có độ dài các cạnh lần lượt là 6cm, 7cm, 8cm, 9cm và yêu cầu HS tính chu vi của hình này. -Vậy muốn tính chu vi của một hình ta làm như thế nào? b).Tính chu vi hình chữ nhật: -Vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD có chiều dài là 4cm, chiều rộng là 3cm. -Yêu cầu hs tính chu vi của hình chữ nhật ABCD. -Yêu cầu hs tính tổng của 1 cạnh chiều dài và 1 cạnh chiều rộng ( ví dụ: cạnh AB và cạnh BC). -Hỏi:14 cm gấp mấy lần 7cm? -Vậy chu vi của hình chữ nhật ABCD gấp mấy lần tổng của 1 cạnh chiều rộng và 1 cạnh chiều dài? -Vậy khi muốn tính chu vi của hình chữ nhật ABCD ta có thể lấy chiều dài cộng với chiều rộng, sau đó nhân với 2. Ta viết là (4+3) x 2 = 14. -HS cả lớp đọc quy tắc tính chu vi hình chữ nhật. -Lưu ý: HS là số đo chiều dài và chiều rộng phải được tính theo cùng một đơn vị đo. 2.3 Luyện tập – thực hành Bài 1: -Nêu yêu cầu của bài toán và yêu cầu HS làm bài. -Yêu cầu HS nêu lại cách tính chu vi hình chữ nhật. -Chữa bài và cho điểm HS. Bài 2: -Gọi 1 HS đọc đề bài. -Bài toán cho biết những gì? -Bài toán hỏi gì? -HD: Chu ví mảnh đất là chu vi HCN có chiều dài 35m, chiều rộng 20m. -YC HS làm bài. -Chữa bài và cho điểm HS. Bài 3: -HDHS tính chu vi của hai hình chữ nhật, sau đó SS hai chu vi với nhau và chọn câu trả lời đúng. 3. Củng cố- dặn dò: - Y/c HS nhắc lại quy tắc tính chu vi HCN -YC HS về luyện tập thêm về tính chu vi HCN. -Nhận xét tiết học -3HS làm bài trên bảng. -Nghe giới thiệu. - HS thực hiện yêu cầu của GV.chu vi hình tứ giác MNPQ là: 6cm + 7cm + 8cm + 9cm = 30cm. -Ta tính tổng độ dài các cạnh của hình đó. -Quan sát hình vẽ. -Chu vi của hình chữ nhật ABCD là: 4cm + 3cm + 4cm + 3cm = 14cm -Tổng của 1 cạnh chiều dài với 1 cạnh chiều rộng là: 4cm + 3cm = 7cm. -14cm gấp 2 lần 7cm. - Chu vi của hình chữ nhật ABCD gấy 2 lần tổng độ dài của 1 cạnh chiều rộng và 1 cạnh chiều dài. - HS tính lại chu vi hình chữ nhật ABCD theo công thức. -HS đọc qui tắc SGK. -2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. a. Chu vi hình chữ nhật là: (10+ 5) x2 = 30 (cm) b. Chu vi hình chữ nhật là: (27+13) x 2 = 80 (cm). -Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 35cm, chiều rộng 20cm. Tính chu vi mảnh đất đó . -Mảnh đất hình chữ nhật. Chiều dài 35 m, chiều rộng 20m. - Chu vi của mảnh đất. Bài giải: Chu vi của mảnh đất đó là: (35+ 20) x2 =110 (m) Đáp số :110m. -Chu vi HCN ABCD là: (63 + 31) x 2 = 188 (m) -Chu vi HCN MNPQ là: (54 + 40) x 2 = 188 (m) -Vậy chu vi hình CN ABCD bằng chu vi HCN MNPQ. - 2 – 3 nêu ************************************ Chính tả ÔN TẬP (Tiết 3) I.Mục tiêu : - Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1 - Điền đúng nội dung vào Giấy mời, theo mẫu (BT2) II. Đồ dùng dạy – hoc: - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc đã học. - Bài tập 2 phô tô 2 phiếu to và số lượng phiếu nhỏ bằng số lượng HS. - Bút dạ. III. Các hoạt động dạy-học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Ổn định: 1. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS 2. Bài mới: 2.1/ Giới thiệu bài: - Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng. 2.2/ Kiểm tra tập đọc: - Tiến hành tương tự như tiết 1. Kiểm tra số HS còn lại. 2.3/ Luyện tập viết giấy mời theo mẫu: Bài tập 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Gọi 1 HS đọc mẫu giấy mời. - Phát phiếu cho HS, nhắc HS ghi nhớ nội dung của giấy mời như: lời lẽ ngắn gọn, trân trọng, ghi rõ ngày tháng. - Gọi HS đọc lại giấy mời của mình, HS khác nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS ghi nhớ mẫu giấy mời để viết khi cần thiết. -HS lăng nghe. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - 1 HS đọc mẫu giấy mời trên bảng. - Tự làm bài vào phiếu, 2 HS lên viết phiếu trên bảng. - 3 HS đọc bài. Mẫu: GIẤY MỜI Kính gửi: Thầy Hiệu Trưởng trường TH Lộc An. Lớp 3A trân trọng kính mời thầy (cô). Tới dự: Buổi liên hoan chào mừng ngày nhà giáo VN 20/11. Vào hồi: 8 giờ, ngày 19/11/2004. Tại phòng học lớp 3A. Chúng em rất mong được đón thầy (cô). Ngày 16 tháng 11 măm 2008 Lớp trưởng Hoàng Minh Thái ************************************ Tập viết ÔN TẬP (6) I.Mục tiêu : - Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1 - Bước đầu viết được một bức thư thăm hỏi người thân hoặc người mà em quý mến (BT2) II. Đồ dùng dạy- học: - Phiếu ghi sẵn tên, đoạn văn có yêu cầu học thuộc lòng từ T1 đến tuần 17. - Phô tô đủ mẫu đơn xin cấp lại th ... ống nhau hay khác nhau? -Khi ta đến làm việc ở mỗi cơ quan cần chú ý điều gì? -Kết luận: Hằng ngày xung quanh chúng ta có rất nhiều HĐ của các cơ quan khác nhau. Những công việc HĐ đó để phục vụ nhân dân cả nước về vật chất và tinh thần. Chúng ta cần chú ý cùng tham gia và làm việc đúng qui định để công việc đạt kết quả cao. 3. Củng cố, dặn dò: -Nhận xét tiết học. -GD tư tưởng cho HS. -Về nhà học bài và chuẩn bị cho bài sau HS nhắc lại. Sản phẩm nông nghiệp Sản phẩm công nghiệp Sản phẩm thông tin liên lạc. -Thực hiện YC của GV. +Mỗi đội được nhận một nhóm các sản phẩm. Sau thời gian 5 phút, hai HS đó gắn các SP vào đúng chỗ bảng phụ của đội mình. Đội nào nhanh sẽ thắng cuộc, lớp QS nhận xét bổ sung. -Nhóm 2: Sản phẩm nông nghiệp Sản phẩm công nghiệp Sản phẩm thông tin liên lạc. Lợn gà Dứa Chè Than đá Sắt ,Thép Máy vi tính Phim ảnh Bản tin Báo. -HS trả lời: HĐ thương mại. -Em phải biết giữ gìn, bảo vệ, trân trọng các sản phẩm và người lao động. -HS trả lời: Mỗi cơ quan có HĐ, công việc riêng, không giống nhau. -Phải làm đúng việc đi đúng giờ qui định, lịch sự ở mọi nơi và tôn trọng người làm việc. -Lắng nghe và ghi nhận. ************************************ Thứ năm ngày 21 tháng 12 năm 2011 Toán LUYỆN TẬP I.Mục tiêu : - Biết tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông qua việc giải toán có nội dung hình học II. Các hoạt động trên lớp: Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Ổn định: 1. Kiểm tra bài cũ -KT học thuộc lòng quy tắc tính chu vi HCN, hình vuông. -Nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: 2.1/ Giới thiệu bài Nêu mục tiêu giờ học và ghi lên bảng. 2.2/ Hướng dẫn luyện tập Bài 1: (a)Gọi HS đọc YC đề bài. -YC HS tự làm bài. -Chữa bài và cho điểm HS. Bài 2: - Gọi HS đọc YC đề bài. -Hướng dẫn: Chu vi của khung bức tranh chính là chu vi của hình vuông có cạnh 50cm. -Số đo cạnh viết theo đơn vị xăng-ti-mét, đề bài hỏi theo đơn vị mét nên sau khi tính chu vi theo xăng-ti-mét phải đổi ra mét. Bài 3: - Gọi HS đọc YC đề bài. -Bài toán cho biết gì? -Bài toán hỏi gì? -Muốn tính cạnh của hình vuông ta làm ntn? Vì sao? -YC HS làm bài. - Nhận xét và chữa bài Bài 4: - Gọi HS đọc YC đề bài. -Vẽ sơ đồ bài toán. -Bài toán cho biết gì? -Hỏi: Nửa chu vi của HCN là gì? -Bài toán hỏi gì? -Làm thế nào để tính được chiều dài của HCN? -YC HS làm bài. 3. Củng cố – Dặn dò: -YC HS về nhà ôn lại các bảng nhân chia đã học, nhân chia số có ba chữ số với số có một chữ số , tính chu vi HCN, hình vuông,để KT cuối HKI. Nhận xét tiết học. -3 HS lên bảng. -Nghe giới thiệu và nhắc tựa. -1 HS đọc đề bài. -1 HS lên bảng làm bài, lớp làm VBT, sau đó đổi vở KT chéo. Bài giải: a.Chu vi HCN đó là: (30 + 20) x 2 = 100 (m) Đáp số: 100m -Khung của một bức tranh là hình vuông có cạnh 50cm. Hỏi chu vi bức tranh đó là bao nhiêu mét? -HS làm bài, sau đó đổi cheo vở KT. Bài giải: Chu vi của khung hình đó là: 50 x 4 = 200 (cm) Đổi 200cm = 2m Đáp số: 2m - HS đọc -Tính cạnh của hình vuông, biết chu vi hình vuông là 24cm. -Chu vi của hình vuông là 24cm. -Cạnh của hình vuông. -Ta lấy chu vi chia cho 4. Vì chu vi bằng cạnh nhân với 4, nên cạnh bằng chu vi chia cho 4. -1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở. Bài giải: Cạnh của hình vuông đó là: 24 : 4 = 6(cm) Đáp số: 6cm -1 HS đọc đề SGK. -Bài toán cho biết nửa chu vi của HCN là 60m và chiều rộng là 20m -Nửa chu vi của HCN chính là tổng của chiều dài và chiều rộng của HCN đó. -Chiều dài của HCN? -Lấy nửa chu vi trừ đi chiều rộng đã biết. -1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở BT. Bài giải: Chiều dài HCN là: 60 – 20 = 40 (m) Đáp số: 40m ************************************ Chính tả KIỂM TRA VIẾT (TIẾT 8 ) ************************************ Đạo đức THỰC HÀNH KỸ NĂNG GIỮA KỲ I I .Mục tiêu: - Củng cố về những kiến thức và kĩ năng đã học từ bài 1 đến bài 8. - HS biết liên hệ thực tế và thực hiện các hành vi chuẩn mực đạo đức đã học thông qua các bài tập, tình huống cụ thể II . Đồ dùng dạy học - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Giới thiệu bài và ghi bảng (1-2’) 2.Ôn tập, hệ thống nội dung các bài học: (8-10’) ?Nêu tên các bài đạo đức đã học? + Đưa câu hỏi, yêu cầu H thảo luận nhóm đôi trả lời : 1. Tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào? Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác? 2. Thế nào là giữ lời hứa? Vì sao phải giữ lời hứa? 3. Thế nào là tự làm lấy việc của mình? Liên hệ bản thân? 4. Vì sao phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em?.... ->Chốt các kiến thức trọng tâm của mỗi bài học. 3.Thảo luận nhóm: (10-12’) - GV đưa bài tập trắc nghiệm Điền Đ, S vào và giải thích: a. Thăm hỏi, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ là việc làm của người lớn. b. Chào hỏi lễ phép khi gặp hàng xóm c. Tham gia việc trường, việc lớp mang lại niềm vui cho em..... ->Chốt các hành vi, việc làm đúng (b,c,d) 4. Cñng cè ,dÆn dß: (2-3’) - GV nhËn xÐt tiÕt häc. - HS nêu tên 8 bài đạo đức đã học (từ bài 1 đến bài 8). - HS thảo luận nhóm 2. - Các nhóm trình bày. -> Nhận xét bổ sung? - Liên hệ thực tế bản thân. - HS làm bài CN - Nêu ý kiến, giải thích. - Nhận xét, bổ sung ************************************ Tự nhiên và xã hội VỆ SINH MÔI TRƯỜNG I.Mục tiêu : - Nêu tác hại của rác thải và thực hiện đổ rác đúng nơi quy định. II. Đồ dùng dạy học - Tranh ảnh sưu tầm được về rác thải, cảnh thu gom và xử lý rác thải. - Các hình trong SGK trang 68, 69. III.Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Ổn định: 1. Kiểm tra bài cũ 2.Bài mới: 2.1/ Giớ thiệu bài : Ghi tên bài. 2.2/ Giảng bải Hoạt động 1:Thảo luận nhóm. * Mục tiêu: HS biết được tác hại và sự ô nhiễm của rác thải đối với sức khoẻ con người. * Tiến hành: -GV chia nhóm và YC các nhóm quan sát hính 1, 2 trang 68 SGK và trả lới theo gợi ý: ?Hãy nói cảm giác của bạn khi đi qua đống rác? ?Những sinh vật nào thường sống ở đống rác, chúng có hại gì đối với sức khoẻ con người? -GV gợi ý: Rác nếu vứt bừa bãi sẽ là vật trung gian truyền bệnh. -Xác chết súc vật vứt bừa bãi sẽ bị thối rữa sinh nhiều mầm bệnh và còn là nơi để một số sinh vật sinh sản và truyền bệnh như: Chuột, ruồi, muỗi,, gây ô nhiễm môi trường. -GV kết kuận: Trong các loại rác, có các loại rác dễ bị thối rữa và chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Chuột, gián, ruồi, thường sống ở nơi có rác. Chúng là những con vật trung gian truyền bệnh cho người. Hoạt động 2:Làm việc theo cặp: * Mục tiêu: HS nói được những việc làm đúng và những việc làm sai trong việc thu gom rác thải. * Tiến hành: -Từng cặp HS quan sát các hình trong SGK trang 69 và những tranh ảnh sưu tầm được, đồng thời trả lời theo gợi ý: Chỉ và nói việc làm nào đúng, việc làm nào sai, giải thích. -GV gợi ý: +Cần phải làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng? +Em đã làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng? +Hãy nêu cách xử lý rác ở địa phương em. -Lắng nghe nhắc lại. -HS chia thành 4 nhóm cùng quan sát và thảo luận, trả lời câu hỏi: -HS các nhóm nêu ý kiến của nhóm mình. +Cảm thấy hôi thối, khó chịu,. +Chuột, ruồi, muỗi, -Các nhóm khác nghe và bổ sung (nếu có). -HS lắng nghe ghi nhận. -Các nhóm quan sát, sau đó đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. -Các nhóm có thể liên hệ đến môi trường nơi các em đang sống: đường phố, xóm làng, ************************************ Thứ sáu ngày 22 tháng 12 năm 2011 Sinh hoạt tập thể SINH HOẠT SAO Tập họp từng sao điểm số báo cáo Hát nhi đồng ca Từng sao báo cáo tình hình học tập và các hoạt động khác cho sao trưởng trực Sao trưởng trực báo cáo cho GV phụ trách Sinh hoạt sao múa tập thể, cho trò chơi Tập họp vòng tròn lớn kiểm tra chủ đề, chủ điểm,trò chơi múa tập thể Tập họp hàng dọc hô 4 lời hứa của nhi đồng GVPT nhận xét tiết sinh hoạt ************************************ Toán LUYỆN TẬP CHUNG I.Mục tiêu : - Biết làm tính nhân, chia trong bảng ; nhân (chia) số có hai, ba chữ số với (cho) số có một chữ số. - Biết tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông, giải toán về tìm một phần mấy của một số. II. Các hoạt động dạt học Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Ổn định 1. Kiểm tra bài cũ -KT học thuộc lòng quy tắc tính chu vi HCN, hình vuông. -Nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: 2.1/ Giới thiệu bài Nêu mục tiêu giờ học và ghi lên bảng. 2.2/ Hướng dẫn luyện tập Bài 1: HS nêu YC bài tập. -YC HS tự làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để KT bài của nhau -Chữa bài và cho điểm HS. Bài 2: Gọi HS đọc YC đề bài. -YC HS tự làm bài. -Chữa bài, YC HS nêu cách tính của một số phép tính cụ thể trong bài. -Nhận xét và cho điểm HS. Bài 3: - Gọi HS đọc YC đề bài, sau đó YC HS nêu cách tính chu vi HCN và làm bài. -Bài toán cho biết gì? -Bài toán hỏi gì? -Chấm 10 bài. Bài 4: - Gọi HS đọc YC đề bài. -Bài toán cho biết những gì? -Bài toán hỏi gì? -Muốn biết sau khi đã bán một phấn ba số vải thì còn lại là bao nhiêu mét vải ta phải biết được gì? -YC HS làm bài. -GV chữa bài , ghi điểm cho HS. Bài 5: YC HS nhắc lại cách tính giá trị biểu thức rồi làm. -Nhận xét chữa bài cho HS. 3. Củng cố – Dặn dò: -YC HS về nhà ôn lại các bảng nhân chia đã học, nhân chia số có hai, ba chữ số với số có một chữ số , tính chu vi HCN, hình vuông,để KT cuối HKI. Nhận xét tiết học. -3 HS lên bảng. -Nghe giới thiệu và nhắc tựa. -1 HS đọc đề bài. -Làm bài và KT bài của bạn. -1 HS đọc đề bài. -2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào VBT. -1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở. Bài giải: Chu vi mảnh vườn HCN là: (100 + 60) x 2 = 320 (m) Đáp số: 320m -1 HS đọc bài. -Có 41m vải, đã bán một phần ba số vải. -Bài toán hỏi số mét vải còn lại sau khi bán. -Ta phải biết được bán được bao nhiêu mét vải, sau đó lấy số vải ban đầu trừ đi số mét vải đã bán. -1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở BT. Bài giải: Số mét đã bán là: 81 : 3 = 27 (m) Số mét vải còn lại là: 81 – 27 = 54 (m) Đáp số: 54m -HS nêu sau đó làm bài: a) 25 x 2 +30 = 50 +30 = 80 b) 75 + 15 x 2 = 75 + 30 = 105 c) 70 + 30 : 2 = 70 + 15 = 85 -Lắng nghem ghi nhận và thực hiện. ************************************ Tập làm văn KIỂM TRA ĐỌC ( TIẾT 7 ) ********************************************************************************
Tài liệu đính kèm: