Giáo án Lớp 3 - Tuần 18 - Năm học 2009-2010 - Hoàng Thị Quy

Giáo án Lớp 3 - Tuần 18 - Năm học 2009-2010 - Hoàng Thị Quy

I. Mục tiêu

- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học ( tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/ phút) , trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được 2doạn thơ đã học ở HKI. HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ( tốc độ trên 60 tiếng/ phút)

- Nghe viết dúng, trình bày sạch sẽ, đúng quy định bài CT(tốc độ viết khoảng 60 chữ/15 phút ) không mắc quá 5 lỗi trong bài. HS khá, giỏi viết tương đối đẹp bài chính tả( tốc độ trên 60 chữ/ 15 phút)

II.Đồ dùng dạy học:Phiếu ghi tên các bài tập đọc đã học.

III. Các hoạt động dạy học

A.Bài cũ4/

B.Bài mới32/

1.Giới thiệu bài

2. Đọc bài đọc thêm " Quê hương "." Chõ bánh khúc của dì tôi".

- GV gọi từng HS lên đọc bài.

GV đặt một câu hỏi về đoạn vừa đọc yêu cầu HS trả lời.

3. Kiểm tra đọc.

*MT : Kiểm tra đọc được 6 em đọc đúng và đọc hiểu.

*Cách tiến hành.

- GV gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài

- GV đặt một câu hỏi về đoạn vừa đọc yêu cầu HS trả lời.

- GV đánh giá cho điểm.

 

doc 16 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1048Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 18 - Năm học 2009-2010 - Hoàng Thị Quy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18
Thứ hai ngày 21 tháng 12 năm 2009
Tiếng việt
ôn tập cuối học kỳ I ( tiết 1 )
I. Mục tiêu 
- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học ( tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/ phút) , trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được 2doạn thơ đã học ở HKI. HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ( tốc độ trên 60 tiếng/ phút)
- Nghe viết dúng, trình bày sạch sẽ, đúng quy định bài CT(tốc độ viết khoảng 60 chữ/15 phút ) không mắc quá 5 lỗi trong bài. HS khá, giỏi viết tương đối đẹp bài chính tả( tốc độ trên 60 chữ/ 15 phút)
II.Đồ dùng dạy học:Phiếu ghi tên các bài tập đọc đã học.
III. Các hoạt động dạy học
A.Bài cũ4/
B.Bài mới32/
1.Giới thiệu bài
2. Đọc bài đọc thêm " Quê hương "." Chõ bánh khúc của dì tôi".
- GV gọi từng HS lên đọc bài.
GV đặt một câu hỏi về đoạn vừa đọc yêu cầu HS trả lời.
3. Kiểm tra đọc.
*MT : Kiểm tra đọc được 6 em đọc đúng và đọc hiểu.
*Cách tiến hành.
- GV gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài
- GV đặt một câu hỏi về đoạn vừa đọc yêu cầu HS trả lời.
- GV đánh giá cho điểm.
4. Viết chính tả bài " Rừng cây trong nắng".
*MT: HS viết đúng trình bày sạch đẹp bài.
*Cách tiến hành.
- GV đọc diễn cảm đoạn 3 bài chính tả một lượt " Rừng cây trong nắng”.
- GV giải nghĩa từ khó " uy nghi", Tráng lệ...
- GV hướng dẫn HS nắm nội dung đoạn viết, hỏi: Đoạn văn tả cảnh gì ?
- Hướng dẫn HS nhận xét chính tả.
b.GV đọc cho HS viết bài
- HS chép bài vào vở.
- HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở.
c.Chấm, chữa bài: GV chấm điểm một số bài, nhận xét sửa lỗi sai cơ bản của HS
C.Củng cố - Dặn dò 4/- GV nhận xét giờ học. Dặn về đọc bài và chuẩn bị bài sau.
Tiếng việt
ôn tập cuối học kỳ I ( tiết 2)
I.Mục tiêu: 
- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học ( tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/ phút) , trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được 2doạn thơ đã học ở HKI. HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ( tốc độ trên 60 tiếng/ phút)
- Tìm được những hình ảnh so sánh trong câu văn( BT2).
II. Đồ dùng dạy học:Phiếu ghi tên các bài tập đọc đã học.
III. Các hoạt động dạy học
 A. Bài cũ 5/
 B. Bài mới 32/
1. Giới thiệu bài
2. Đọc bài đọc thêm "Luôn nghĩ đến Miền Nam"; " Vàm cỏ đông ".
- GV gọi từng HS lên đọc bài.
- GV đặt một câu hỏi về đoạn vừa đọc yêu cầu HS trả lời.
- Lớp theo dõi nhận xét.
- GV đánh giá.
3. Kiểm tra đọc.
*MT : Kiểm tra đọc được 8 em đọc đúng và đọc hiểu.
*Cách tiến hành.
- GV gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài
- HS đọc thành tiếng các yêu cầu của bài.
- GV đặt một câu hỏi về đoạn vừa đọc yêu cầu HS trả lời.
- Lớp nhận xét Sự vật được so sánh: Những thân cây tràm so sánh những cây nến khổng lồ. Cây đước so sánh với cây dù.
- GV đánh giá cho điểm.
4. Làm bài tập 2
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập2
- Gọi 2 HS đọc thành tiếng các câu hỏi .
- Gọi HS trao đổi theo cặp hoặc nhóm nhỏ.
- Gọi HS trình bày.
- GV nhận xét bài, chốt lại lời giải đúng.
5.Bài tập 3 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Cho HS làm bài cá nhân- GV gọi HS trình bày.
- GV nhận xét chốt lại ý đúng.
C.Củng cố - Dặn dò 3/
- Gv nhận xét giờ học
- Về đọc bài và chuẩn bị bài sau.
Toán (Tiết 86)
 Chu vi hình chữ nhật 
I.Mục tiêu
- Nhớ quy tắc tính chu vi hình chữ nhật và vận dụng để tính được hình chữ nhật ( biết chiều dài và chiều rộng) .
- Giải toán có nội dung liên quan đến tính chu vi hình chữ nhật .
II.Đồ dùng dạy học:Các mô hình có dạng hình chữ nhật.
III. Các hoạt động dạy học
A.Bài cũ4/ - H : Thế nào là hình vuông ?
- GV đưa một số mô hình cho HS nhận biết hình vuông.
B. Bài mới32/
1.GV giới thiệu bài
2. Xây dựng quy tắc tính chi vi hình chữ nhật
- GV HD HS tính chu vi tứ giác MNPQ .
- Gọi HS trình bày.
- GV nhận xét kết luận
GVvẽ hình chữ nhật lên bảng và giới thiệu: Đây là chữ nhật có kích thước như hình vẽ.
- Tính chu vi hình chữ nhật ta làm thế nào?
HS làm bài: Tính chu vi hình chữ nhật: 4 + 3 + 4 + 3 = 14 ( dm ) 
 Hoặc: ( 4 + 3 ) x 2 = 14 ( dm ).
- GV nêu quy tắc (SGK- 87)
Gọi HS nhắc lại.
3. Thực hành:
 Bài 1:- 2 HS đọc lại bài toán
- H: Em nêu yêu cầu của bài toán?
- HS áp dụng qui tắc tính chu vi hình chữ nhật để làm bài vào vở – 1 HS lên bảng làm bài – NX
Bài 2 :- GV gọi HS đọc bài toán
- H: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? 
- H: Muốn tính chu vi mảnh đất đó ta làm thế nào?
- HS làm bài vào vở – 1HS lên bảng thực hiện - GV nhận xét, chữa bài. 
- H: Bài toán này thuộc dạng toán nào đã học?
Bài 3:- H: Bài tập yêu cầu gì?
- Muốn biết chu vi hình nào lớn hơn hình nào ta phải làm gì? 
- GV cho HS tính chu vi của từng hình rồi so sánh chu vi của hai hình – GV gọi HS nêu bài làm- GV nhận xét.
C.Củng cố - Dặn dò 3/
H: Nêu cách tính chu vi hình chữ nhật?
- GV nhận xét giờ học.
- Về hoàn chỉnh bài và học bài.
Đạo Đức (Tiết 18)
 ôn tập thực hành 
I.Mục tiêu
 	- HS nắm được nội dung kiến thức của những bài đã học trong học kỳ I.
 	- Biết đồng ý và ủng hộ những hành vi và hành động tốt.
 	- Biết phê phán những biểu hiện không tốt.
II. Đồ dùng dạy học
III.Các hoạt động dạy học
 A.Tổ chức lớp 1/
B. Bài cũ 3/
C. Bài mới 29/
1.Giới thiệu bài 
2. HĐ1 : Hệ thống lại những nội dung đã học .
*MĐ : HS nhớ lại những nội dung đã học ở học kỳ I .
* Cách tiến hành
- GV nêu yêu cầu làm việc nhóm 4.
+ Kể lại những nội dung đã học ở học kỳ 1?
+ Nêu nội dung cần ghi nhớ của từng bài ?
- Lớp thảo luận nêu nội dung
GV gọi HS trình bầy.
GV nhận xét
3.HĐ2 : HS trình bầy, giới thiệu về một số tình huống có liên quan đến bài học.
- HS làm việc theo nhóm.`
- GV gọi HS đại diện trình bày, giới thiệu các tình huống, nêu về một công việc mà các em yêu thích.
- HDHS thảo luận ,trả lời
GV nhận xét.
- Nhận xét những em thực hiện tốt các nhiệm vụ.
4.Hoạt động nối tiếp :
Xem bài học tiếp sau
C.Củng cố - Dặn dò3/
- GV nhận xét giờ học
- Thực hiện nội dung bài học
Thứ ba ngày 22 tháng 12 năm 2009
Tiếng việt
ôn tập cuối học kỳ I ( tiết 3)
I. Mục tiêu 
- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học ( tốc độ đọc khoảng 60
 tiếng/ phút) , trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được 2doạn thơ đã học ở HKI. HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ( tốc độ trên 60 tiếng/ phút)
- Điền đúng nội vào giấy mời theo mẫu ( BT2).
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu ghi tên các bài tập đọc đã học.
III. Các hoạt động dạy học
 A. Bài cũ : Không kiểm tra
 B. Bài mới35 /
1.Giới thiệu bài
2. Đọc bài đọc thêm " Một trường tiểu học vùng cao"; " Nhà bố ở ".
GV gọi từng HS lên đọc bài.
GV đặt một câu hỏi về đoạn vừa đọc yêu cầu HS trả lời.
GV đánh giá.
3. Kiểm tra đọc.
MT : Kiểm tra đọc được 8 em đọc đúng và đọc hiểu.
Cách tiến hành.
GV gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài
GV đặt một câu hỏi về đoạn vừa đọc yêu cầu HS trả lời.
GV đánh giá cho điểm.
4.Làm bài tập 2
- GV nêu yêu cầu của bài mẫu giấy mời.
- HS trao đổi theo cặp hoặc nhóm nhỏ.
- HS viết giấy mời vào giấy in sẵn.
- Gọi HS nêu nối tiếp.
- GV Nhận xét bài, chốt lại lời giải đúng.
C.Củng cố - Dặn dò 3/
H: Giờ học hôm nay em đã ôn tập những nội dung nào?
- GV nhận xét giờ học
- Về đọc bài và chuẩn bị bài sau.
Toán (Tiết số 87)
Chu vi hình vuông
I. Mục tiêu
- Nhớ quy tắc tính chu vi hình vuông (độ dài một cạnh nhân 4 ).
- Vận dụng quy tắc để tính được chu vi hình vuông và giải bài toán có nội dung liên quan đến chu vi hình vuông.
II.Đồ dùng dạy học: Các mô hình có dạng hình chữ nhật.
III. Các hoạt động dạy học
A.ổn định tổ chức1/
B. Bài cũ4/- H : Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm thế nào ?
 - Tính chu vi hình chữ nhật có chiều dài là 15 cm, chiều rộng là 8 cm.
 - HS làm bài vào vở nháp – 1 HS lên bảng thực hiện – GV nhận xét ghi điểm.
C. Bài mới32/
1.GV giới thiệu bài
2. Giới thiệu cách tính chi vi hình vuông:
H:Nêu cách tính chu vi hình chữ nhật? 
- GV nhận xét kết luận
- GV vẽ hình vuông lên bảng và giới thiệu: 
- Đây là hình vuông có kích thức như hình vẽ.
H: Hình vuông có cạnh là mấy dm?
- HS làm bài cá nhân .
 QT: Muốn tính chu vi hình hình vuông ta lấy chiều dài một cạnh rồi nhân với 4.
3. Thực hành
 Bài 1: - H: Bài tập yêu cầu gì?
 - HS làm bài vào vở – GV gọi một HS lên bảng làm bài.
 - GV gọi HS nhận xét chốt lời giải đúng.
 - H: Để làm được bài tập này ta cần áp dụng quy tắc nào?
Bài 2 :- H: Bài tập yêu cầu gì?
- H: Muốn tính độ dài của đoạn dây đó ta làm thế nào?
- HS làm bài vào vở – GV gọi một HS lên bảng làm bài.
- GV gọi HS nhận xét chốt lời giải đúng.
* GV củng cố nội dung.
Bài 3 :- HS đọc đề, xác định yêu cầu rồi làm bài cá nhân. GV gọi HS đọc bài làm rồi chữ bài chung cả lớp.
Bài 4: GV cho HS đo độ dài của hình rồi tính chu vi hình vuôngvào vở – 1 HS nêu bài làm - GV nhận xét.
C.Củng cố - Dặn dò 3/
H: Em nêu nội dung bài học hôm nay?
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về hoàn chỉnh bài và học bài.
Tự nhiên xã hội (Tiết 35)
 ôn tập học kỳ I ( tiếp)
I. Mục tiêu
- Nêu tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết, nước tiểu, thần kinh và cách giữ vệ sinh các cơ quan đó.
- Kể một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc và giới thiệu về gia đình của em.
II. Đồ dùng dạy học
Các hình các cơ quan trong cơ thể người.
III.Các hoạt động dạy học
A. Bài cũ: Không kiểm tra
B. Bài mới:30/
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn ôn tập
a. Quan sát hình theo nhóm.
*MT: HS kể về một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc.
*Cách tiến hành:
- GV cho HS thảo luận nhóm 4
- Quan sát hình theo nhóm cho biết các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc có trong hình 1,2,3,4 trang 67 SGK.
- Em hãy kể tên các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc ở địa phương em mà em biết?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày .
Lớp nhận xét.
*GV kết luận
b. Làm việc cá nhân.
- GV cho từng em vẽ sơ đồ và giới thiệu về gia đình mình.
- Gọi HS lên giới thiệu.
- GV và cả lớp theo dõi nhận xét.
C.Củng cố - Dặn dò 5/
H: Giờ học hôm nay em ôn tập những nội dung gì?
- Thực hiện tốt nội dung bài học.
Thứ tư ngày 23 tháng 12 năm 2009
Tiếng việt
ôn tập cuối học kỳ I( tiết 4)
I. Mục tiêu 
- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học ( tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/ phút) , trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được 2doạn thơ đã học ở HK ... H: Nửa chu vi của hình vuông là tổng độ dài của những cạnh nào?
- HS làm bài vào vở – 1 HS lên bảng làm bài - GV nhận xét.
C.Củng cố - Dặn dò 3/
H: Giờ học hôm nay áp dụng những dạng toán nào để giải?
- Về hoàn chỉnh bài và học bài.
Tiếng việt
ôn tập cuối học kỳ I ( tiết 5)
I. Mục tiêu 
- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học ( tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/ phút) , trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được 2doạn thơ đã học ở HKI. HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ( tốc độ trên 60 tiếng/ phút)
- Bước đầu viết được Đơn xin cấp lại thẻ đọc sách (BT2).
II. Đồ dùng dạy học:Phiếu ghi tên các bài tập đọc đã học.
III. Các hoạt động dạy học
 A.Bài cũ: Không kiểm tra
 B.Bài mới:36/
1.Giới thiệu bài
2. Kiểm tra học thuộc lòng .
*MT : Kiểm tra học thuộc lòng, đọc đúng và đọc hiểu.
*Cách tiến hành.
GV gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài
GV đặt một câu hỏi về đoạn vừa đọc yêu cầu HS trả lời.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
Lớp theo dõi nhận xét.
- GV đánh giá cho điểm.
3. Làm bài tập 2
- GV nêu yêu cầu.
- GV nêu yêu cầu của bài mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
+ Cho HS viết bài.
- Gọi HS nêu nối tiếp.
- GV nhận xét bài, chốt lại lời giải đúng.
C.Củng cố - Dặn dò 4/
- GV nhận xét giờ học
- Về hoàn chỉnh bài và học bài. 
Thứ năm ngày 24 tháng 12 năm 2009
Tiếng việt 
ôn tập cuối học kỳ I ( tiết 6)
I. Mục tiêu 
- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học ( tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/ phút) , trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài; thuộc được 2doạn thơ đã học ở HKI. HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ( tốc độ trên 60 tiếng/ phút)
- Bước đầu viết được một bức thư thăm hỏi người thân hoặc người mà em quý mến ( BT2).
II.Đồ dùng dạy học:Phiếu ghi tên các bài tập đọc đã học.
III. Các hoạt động dạy học
 A. Bài cũ : Không kiểm tra
 B. Bài mới: 35/
1.Giới thiệu bài
2. Kiểm tra học thuộc lòng .
*MT : Kiểm tra học thuộc lòng, đọc đúng và đọc hiểu.
*Cách tiến hành.
- GV gọi từng HS lên bốc thăm chọn bài
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi về đoạn vừa đọc.
- GV đánh giá cho điểm.
3. Bài tập 2
- GV nêu yêu cầu.
- GV nêu yêu cầu của bài đối tượng viết thư; nội dung viết thư.
- HS làm bài vào vở
- Cho HS viết bài.
- Gọi HS nêu nối tiếp.
- GV Nhận xét bài, chốt lại lời giải đúng.
4.Bài tập 3
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Cho HS làm bài cá nhân, Và trình bày.
H:H có đúng là người bà trong câu chuyện này nhát không? Câu chuyện đáng cười ở điểm nào?
GV nhận xét chốt lại ý đúng.
C.Củng cố - Dặn dò 4/
H: Giờ học hôm nay luyện tập những nội dung nào?
- Về hoàn chỉnh bài và học bài.
Toán (Tiết 89)
 Luyện tập chung
I. Mục tiêu
- Biết làm tính nhân, chia trong bảng; nhân (chia) số có hai, ba chữ số với ( cho) số có 1 chữ số.
- Tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông, giải toán về tìm một phần mấy của một số.
II. Đồ dùng dạy học
Các mô hình có dạng hình chữ nhật.
III. Các hoạt động dạy học
A.Bài cũ 5/
Bài toán : Tính chiều rộng hình chữ nhật, biết nửa chu vi hình chữ nhật là 50 m, chiều dài hình chữ nhật là 30 m.
- 1 HS lên bảng làm bài – lớp làm bài vào vở nháp.
B. Bài mới 32/
1.GV giới thiệu bài
2. Luyện tập
Bài 1: - GV nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào vở. 
Bài 2 :- HS nêu yêu cầu.
- HS rồi làm vào vở cột 1, 2, 3; khuyến khích HS khá, giỏi làm cả bài.
- 1HS lên bảng chữa bài.
-? Nêu cách thực hiện phép nhân? Thực hiện phép chia có gì khác phép nhân?
Bài 3:- 2 HS đọc bài toán
- H : Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?
- H : Muốn tính chu vi vườn cây ta làm thế nào ?
- lên bảng lớp thực hiện. ta làm thế nào?n?HS tự làm bài vào vở – 1 HS lên bảng lớp thực hiện.
- Lớp nhận xét 
Bài 4: - 2 HS đọc bài toán
- H : Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?
- H: Muốn biết cuộn vải còn bao nhiêu mét ta làm thế nào?
- H: Nêu cách tìm số mét vải đã bán?
- 1 HS lên bảng làm bài – lớp làm bài vào vở – GV nhận xét
H: Để giải bài tập này em đã áp dụng những dạng toán nào đã học?
Bài 5: Khuyến khích HS khá, giỏi làm.
H: bài toán yêu cầu gì?
- Muốn tính giá trị của biểu thức trên ta làm thế nào?
- HS làm bài vào vở , GV hướng dẫn thêm học sinh làm bài.
C.Củng cố - Dặn dò 3/ - Giờ học hôm nay em đã áp dụng những dạng toán nào để giải?
Dặn HS về nhà làm bài tập trong VBT
Âm nhạc (tiết 18)
Tập biểu diễn
I.Mục tiêu
- Tập biểu diễn một vài bài hát đã học.
II . Đồ dùng dạy học
 - Một số nhạc cụ
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức lớp : (1phút )Lớp hát .
 2. KTBC : (3phút )
- Gọi học sinh hát bài : Cây đa Bác Hồ.
- Lớp và GV nhận xét.
 3. Bài mới : (30phút)
 a. GV giới thiệu bài.
 b. Giảng bài
 *HĐ1: Ôn các bài hát đã học.
 - Nêu tên những bài hát đã học từ đầu năm đến nay ?
- HD HS hát ôn lại các bài hát đã học, khi hát có thể kết hợp:
 + Gõ đệm theo các kiểu đã học.
 + Hát kết hợp động tác phụ hoạ.
 + Thực hiện bài hát với trò chơi.
- GV quan sát HD thêm.
* HĐ2: Tập biểu diễn
- GV gọi lần lượt từng HS, nhóm HS lên biểu diễn.
- HS luyện hát múa ,biểu diễn , kết hợp với gõ đệm.
- Lớp nghe, quan sát và nhận xét.
- GV khen ngợi , khuyến khích HS biểu diễn mạnh dạn, tự tin.
- GV nhận xét nhữmg HS đã hoàn thành và hoàn thành tốt các bài hát trong học kỳ I.
4. Củng cố –Dặn dò : (2phút)
 - GV nhận xét giờ học.
 - Dặn HS học thuộc các bài hát, chuẩn bị giờ sau.
Tiếng việt
Kiểm tra (Đọc- hiểu, luyện từ và câu)
I.Mục tiêu
- HS trả lời các câu hỏi về nội dung bài văn Đường vào bản em
- Kiểm tra HS kiến thức về luyện từ và câu
II. Chuẩn bị
GV đề bài kiểm tra
III. Đề bài
Đọc bài văn Đường vào bản (Tiết 7 ôn tập – SGK) ghi dấu x vào trước ý đúng
1.Đoạn văn trên miêu tả cảnh vùng nào?
…Vùng núi
…Vùng biển
…Vùng đồng bằng
2. Mục đích chính trong đoạn văn trên là tả cái gì?
… Tả con suối
… Tả con đường
… Tả ngọn núi
3. Vật gì nằm ngang đường vào bản?
… Một ngọn núi
… Một rừng vầu
… Một con suối
4. Đoạn văn trên có mấy hình ảnh so sánh?
… Một hình ảnh
… Hai hình ảnh 
… Ba hình ảnh
5. Trong các câu dưới đây câu nào không có hình ảnh so sánh?
… Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm, tung bọt trắng xoá như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản.
… Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác và cũng dẫ từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ.
… Con đường men theo một bãi vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa.
IV. Hướng dẫn đánh giá: Mỗi câu trả lời đúng 1 điểm
Câu1: ý a
Câu2: ý b
Câu 3: ý c
Câu 4: ý b
Câu 5: ý b
Thứ sáu ngày 25 tháng 12 năm 2009
Tiếng việt
Kiểm tra viết ( chính tả - tập làm văn)
I. Mục tiêu
- Kiểm tra HS nghe- viết một đoạn văn
- Viết đoạn văn ngắn kể về việc học tập của em trong học kỳ 1 
II.Chuẩn bị
GV ra đề bài kiểm tra
III. Các hoạt động dạy – học
* GV phát bài kiểm tra cho HS
- HS làm xong bài GV thu bài chấm điểm
A. Chính tả( Nghe - viết):
	(12 phút)
GV đọc cho HS viết bài:
B. Tập làm văn: ( 28 phút)
 Hãy viết một đoạn văn ngắn( từ 7 đến 10 câu) kể về việc học tập của em trong học kỳ 1
*Hướng dẫn cách đánh giá
1. Chính tả: 5 điểm
- Hai lỗi sai trừ 1 điểm
- HS viết bài đúng song dáng chữ chưa đẹp, trình bày bài không đẹp trừ tối đa 0,5 điểm.
2. Tập làm văn:5 điểm
Toán (Tiết 90)
 Kiểm tra định kì ( cuối học kỳ I)
I. Mục tiêu: Tập trungvào việc đánh giá:
	- Biết nhân, chia nhẩm trong phạm vi các bảng tính đã học. 
- Biết nhân số có hai, ba chữ số với số có một chữ số( có nhớ một lần), chia số có hai, ba chữ số cho số có một chữ số ( chia hết và chia có dư). 
- Biết tính giá trị của biểu thức số có đến hai dấu phép tính.
- Tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông.
- Xem đồng hồ, chính xác đến 5 phút.
- Giải bài toán có hai phép tính.
II. Chuẩn bị:GV làm bài kiểm tra cho HS
III.Các hoạt động dạy – học 
A. Đề bài
Bài 1: Tính nhẩm
 6 x 5 = 18:3 = 72 : 9 =	 56 : 7 =
 3 x 9 =	 64 : 8 =	9 x 5 = 28 : 7 =
 8x 4 =	 42 : 7 =	4 x 4 = 7 x 9 =
Bài 2: Đặt tính rồi tính
54 x 3 306 x 2 856 : 4	734 : 5
Bài 3: Tính giá trị của biểu thức
a) 14 x 3 : 7 b) 42 + 18 : 6
Bài 4: Một cửa hàng có 96 kg đường, đã bán được . Hỏi cửa hàng bán được bao nhiêu ki- lô - gam đường?
Bài 5: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
A)Chu vi hình chữ nhật có chièu dài 15 cm, chiều rộng 10 cm là:
a) 25cm b) 35 cm c)40cm d) 50 cm
B) 16 giờ là:
a) 4 giờ sáng b) 4 giờ chiều
B. Hướng dẫn đánh giá
+ Bài 1: 2 điểm
+ Bài 2: 2 điểm
+ Bài 3: 1 điểm
+ Bài 4: 4 điểm
+ Bài 5: 2 điểm
Tự nhiên xã hội (Tiết 36)
 Vệ sinh môi trường
I.Mục tiêu:- Nêu tác hại của rác thải và thực hiện đổ rác đúng nơi quy định
II.Đồ dùng dạy- học
	- Tranh ảnh sưu tầm về rác thải, cảnh thu gom và xử lý rác thải. 	
- Các hình trong SGK trang 68, 69.
III.Các hoạt động dạy- học 
A. Bài cũ: Không kiểm tra
B. Bài mới 30/
1.Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
* Mục tiêu: HS biết được sự ô nhiễm và tác hại của rác thải đối với sức khoẻ con người.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: Thảo luận nhóm.
- GV chia nhóm HS và HD HS quan sát các hình ở trang 68 SGK và trả lời:
- Hãy nói cảm giác của bạn khi đi qua đống rác. Rác có hại như thế nào?
- Những sinh vật nào chúng thường sống ở đống rác, chúng có hại gì đối với sức khoẻ con người?
Bước 2: - Cho HS các nhóm báo cáo kết quả học tập.
 - GV hoặc các nhóm khác bổ sung.
 - Gọi HS các nhóm khác nhận xét bạn trình bày.
 * GV kết luận.
2.Hoạt động 2: Làm việc theo cặp.
*Mục tiêu: HS nói được những việc làm đúng, những việc làm sai trong việc thu gom rác thải.
*Cách tiến hành: 
Bước 1: GV nêu yêu cầu và HD HS quan sát các hình ở trang 69 SGK
Bước 2: - Cho HS các nhóm báo cáo kết quả học tập.
 - GV hoặc các nhóm khác bổ sung.
 - Gọi HS các nhóm khác nhận xét bạn trình bày.
 * GV kết luận.
3. Hoạt động 3:Tập sáng tác bài hát theo nhạc có sẵn, hoặc những hoạt động ngắn để đóng vai.
-ếng việt  GV gọi HS nêu một số đoạn thơ nói về giữ vệ sinh.
- Cho HS tập sáng tác thành bài hát...
Ví dụ: Bài "Chúng cháu yêu cô lắm "
+ Cô dạy chúng cháu giữ vệ sinh.
+ Cô dạy chúng cháu vui học hành....
- GV gọi một số HS đọc mục bạn cần biết.
C.Củng cố - Dặn dò 3/- GV nhận xét giờ học
- Dặn thực hiện tốt nội dung bài học giữ sạch môi trrường.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3 tuan 18(13).doc