Giáo án Lớp 3 - Tuần 18 - Năm học 2009-2010 - Phạm Thị Trinh

Giáo án Lớp 3 - Tuần 18 - Năm học 2009-2010 - Phạm Thị Trinh

I. Mục tiêu

* Ôn tập và kiểm tra đọc (lấy điểm)

- Nội dung : Các bài tập đọc đã học từ tuần 10 đến tuần 17.

- Kĩ năng đọc thành tiếng : Phát âm rõ, biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Kĩ năng đọc hiểu : trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.

* Rèn kĩ năng viết chính tả qua bài : Rừng cây trong nắng.

-Trình bày đúng bài chính tả.

-HS có ý thức giữ gìn sách vở sạch đẹp.

II. Đồ dùng dạy - học

-Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 10- 17.

 

doc 27 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1102Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 18 - Năm học 2009-2010 - Phạm Thị Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch soạn giảng tuần 18
(Từ ngày 22 -26/12/ 2008)
Thứ 
 ngày
Tiết
Môn
Tên bài dạy
Thứ 2
22/12
1
Mĩ thuật 
2
TĐ
Ôn tâp HKI ( t1)
3
TĐ-K chuyện
Ôn tâp HKI ( t2)
4
Toán
Chu vi hình chữ nhật
5
HĐTT
Thứ 3
23/12
1
Toán 
Chu vi hình vuông
2
Chính tả 
Ôn tâp HKI ( t3)
3
Đạo đức 
Thực hành kĩ năng HKI
4
Thể dục 
Bài 35
Thứ 4
24/12
1
Tập đọc 
Ôn tâp HKI ( t4)
2
LT&C
Ôn tâp HKI ( t5)
3
Thủ công
Cắt ,dán chữ VUI VẺ (tt)
4
Toán 
Luyện tập 
5
TNXH
Ôn tập HKI.
Thứ 5
25/12
1
T. làm văn
 Ôn tâp HKI ( t 6).
2
Toán 
Luyện tập chung 
3
Tập viết
Kiểm tra HKI ( đọc)
4
TNXH
Vệ sinh môi trường
Thứ 6
26/12
1
Chính tả 
Luyện tập chung ( viết )
2
Toán
Kiểm tra định kì HKI .
3
Thể dục 
Bài 36 
4
Aâm nhạc 
5
SHTT
Thứ hai , ngày 22 tháng 12 năm 2008
Tiết 1: MĨ THUẬT 
******************
Tiết 1: TẬP ĐỌC 
ÔN TẬP CUỐI HKI (tiết 1)
I. Mục tiêu
* Ôn tập và kiểm tra đọc (lấy điểm) 
- Nội dung : Các bài tập đọc đã học từ tuần 10 đến tuần 17.
- Kĩ năng đọc thành tiếng : Phát âm rõ, biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Kĩ năng đọc hiểu : trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
* Rèn kĩ năng viết chính tả qua bài : Rừng cây trong nắng.
-Trình bày đúng bài chính tả.
-HS có ý thức giữ gìn sách vở sạch đẹp.
II. Đồ dùng dạy - học
-Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 10- 17.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Giới thiệu bài 
- Nêu mục tiêu của tiết học và ghi bảng.
* Hoạt động 1: Ôn tập và kiểm tra tập đọc 
- Mời HS lên bảng bốc thăm bài đọc.
- Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Nhận xét và cho điểm từng HS.
* Hoạt động 2: Viết chính tả (15 phút)
 - GV đọc đoạn văn một lượt bài chinha tả.
- Mời HS đọc 
- GV giải nghĩa các từ khó.
+ Uy nghi : dáng vẻ tôn nghiêm, gợi sự tôn kính.
+ Tráng lệ : vẻ đẹp lộng lẫy.
- Hỏi : Đoạn văn tả cảnh gì ?
- Rừng cây trong nắng có gì đẹp ?
- Đoạn văn có mấy câu ?
- Trong đoạn văn những chữ nào được viết hoa ?
- Yêu cầu HS tìm các từ khó dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
- GV đọc thong thả đoạn văn cho HS chép bài.
- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi. 
- Thu, chấm bài.
- Nhận xét một số bài đã chấm.
3. Củng cố, dặn dò
- Dặn HS về nhà tập đọc và trả lời các câu hỏi trong các bài tập đọc và chuẩn bị bài sau.
- 6 HS bốc thăm chọn bài, về chỗ chuẩn bị.
- HS lần lượt đọc bài và trả lời 1, 2 câu hỏi.
- HS dưới lớp luyện đọc thêm bài Quê hương ( tuần 10 ) , Chõ bánh khúc của dì tôi( tuần 11)
-Theo dõi GV đọc.
- 2 HS đọc lại.
- Tả cảnh đẹp của rừng cây trong nắng.
- Có nắng vàng óng, rừng cây uy nghi, tráng lệ ; mùi hương lá tràm thơm ngát, tiếng chim vang xa, vọng lên bầu trời cao xanh thẳm.
- Đoạn văn có 4 câu.
- Những chữ đầu câu.
- Các từ : uy nghi, tráng lệ, vươn thẳng, mùi hương, vọng mãi, xanh thẳm,...
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở nháp.
- Nghe GV đọc và chép bài.
- Đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi, chữa bài.
*********************
Tiết 2: TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
 ÔN TẬP CUỐI HKI (tiết 2)
I. Mục tiêu
*Kiểm tra đọc :
- Nội dung : Các bài tập đọc đã học từ tuần 10 đến tuần 17.
- Kĩ năng đọc thành tiếng : Phát âm rõ, biết ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Kĩ năng đọc hiểu : trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc
*Ôn luyện cách so sánh.
*Ôn luyện về mở rộng vốn từ.
II. Đồ dùng dạy - học
* Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
* Hoạt động 1: Ôn tập và kiểm tra tập đọc 
- Mời HS lên bảng bốc thăm bài đọc.
- Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Nhận xét và cho điểm từng HS.
* Hoạt động 2 : Ôn luyện về so sánh 
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS đọc 2 câu văn ở bài tập 2.
- Yêu cầu HS tự làm.
- Gọi HS chữa bài. 
-GV và HS nhận xét chữa bài . 
+ Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời như những cây nến khổng lồ.
+ Đước mọc san sát, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi.
- Hỏi : Nến dùng để làm gì ?
- Giải thích : nến là vật để thắp sáng, làm bằng mỡ hay sáp, ở giữa có bấc, có nơi còn gọi là sáp hay đèn cầy.
- Hỏi: Cái dù dùng để làm gì ?
- Giải thích : dù là vật như chiếc ô dùng để che nắng, mưa cho khách trên bãi biển.
* Hoạt động 3 : Mở rộng vốn từ (7 phút)
 Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS đọc câu văn.
- Gọi HS nêu ý nghĩa của từ biển.
- Chốt lại và giải thích : Từ biển trong biển lá xanh rờn chỉ một lượng lá trong rừng tràm bạt ngàn trên một diện tích rộng khiến ta tưởng như đang đứng trước một biển lá.
- Gọi HS nhắc lại lời GV vừa nói.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
3. Củng cố, dặn dò 
- Gọi HS đặt câu có hình ảnh so sánh.
- Nhận xét câu HS đặt.
- Dặn HS về nhà ghi nhớ nghĩa từ biển trong biển lá xanh rờn và chuẩn bị bài sau.
-6 HS bốc thăm chọn bài, về chỗ chuẩn bị.
- HS lần lượt lên bảng đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi.
- HS dưới lớp luyện đọc thêm bài Luôn nghĩ đến miền Nam ( tuần 12 ) ,Vàm Cỏ Đông( tuần 13)
- 2-3 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 2 HS đọc.
- HS tự làm vào vở nháp.
- 2 HS chữa bài.
- HS làm bài vào vở.
- Nến dùng để thắp sáng.
- Dùng để che nắng, che mưa.
- 2-3HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 2 HS đọc câu văn trong SGK.
- 5 HS nói theo ý hiểu của mình.
- 3 HS nhắc lại.
- HS tự viết vào vở.
- 2-3 HS đặt câu.
*******************
Tiết 3: TOÁN 
CHU VI HÌNH CHỮ NHẬT
I.Mục tiêu:HS
- Nhớ và nhắc lại được quy tắc tính chu vi hình chữ nhật
- Aùp dụng quy tắc vào thực hành tính chu vi hình chữ nhật và làm quen với giải toán có nội dung hình học.
- Yêu thích môn học.
II.Đồ dùng dạy học:
 -GV 1 HCN kích thước 3dm, 4 dm
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ: 
-Nêu đặc điểm của hình vuông 
- HS làm lại bài 1, 2 tiết trước 
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS
2.Bài mới:
*Giới thiệu bài : nêu mục tiêu tiết học
* Hoạt động 1 : Ôn tập về chu vi các hình 
- GV vẽ lên bảng hình tứ giác MNPQ có độ dài các cạnh lần lượt là: 6cm, 7cm, 8cm, 9cm và y/c HS tính chu vi của hình này
- Vậy muốn tính chu vi của hình ta làm như thế nào?
-Kết luận:Muốn tính chu vi của hình ta tính tổng độ dài các cạnh của hình đó.
* Hoạt động 2 : HD tính chu vi hình chữ nhật 
- Vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD có chiều dài là 4cm, chiều rộng là 3cm
- Y/c HS tính chu vi của hcn ABCD
- Gợi ý : hình chữ nhật cũng làmột hình tứ giác .
- GV gợi ý 4cm + 3cm+ 4cm + 3cm tức là(4+3) được gấp lên hai lần ,nghĩa là (4+3) x 2=14 (cm)
- Mời HS dựa vào cách tính , nêu quy tắc tính diện tích hình chữ nhật.
-Kết luận: Muốn tính chu vi HCN ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng (cùng đơn vị đo) rồi nhân với 2
*Hoạt động 3 : Luyện tập - Thực hành Mục tiêu:
* Bài 1
- Nêu y/c của bài toán và y/c hs nhắc lại.
-Y/c hs nêu lại cách tính chu vi HCN
-Yêu cầu HS làm bài 
- Chữa bài và cho điểm hs
* Bài 2
- Gọi hs đọc đề bài
- Bài toán cho biết những gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Hướng dẫn: chu vi mảnh đất chính là chu vi HCN có chiều dài 35cm, chiều rộng 20 cm
-Y/c hs làmbài
-Chữa bài và cho điểm hs
* Bài 3
- Mời HS nêu y/c của bài
- Hướng dẫn hs :Tính chu vi của 2 hình chữ nhật, sau đó so sánh 2 chu vi với nhau và chọn câu hỏi trả lời đúng
3. Củng cố, dặn dò 
- Muốn tính chu vi HCN ta phải làm gì ?
- Về nhà làm bài 1,2/97 VBT
- Nhận xét tiết học
-2HS nêu 
-2 hs làm bài miệng 
- HS tính
Chu vi hình tứ giác MNPQ là: 6cm + 7cm + 8cm + 9cm = 30 cm
- Ta tính tổng độ dài các cạnh của hình đó
- HS nhắc lại.
- Quan sát hình vẽ
- HS tính và nêu kết quả:
4cm + 3cm+ 4cm + 3cm = 14cm
-vài HS nêu
- HS nhắc lại qui tắc
-2 HS nhắc lại.
-1 -2 HS nêu lại.
- HS làm bài vào nháp,2 HS lên bảng làm bài
a) Chu vi hình chữ nhật là:
(10+5) x 2 = 30 (cm)
b)Chu vi hình chữ nhật là:
(27+13) x 2 = 80 (cm)
-2-3 HS đọc
- Mảnh đất HCN chiều dài 35cm, chiều rộng 20 cm
- Chu vi của mảnh đất
- Hs làm bài vào nháp , 1 HS lên bảng làm bài
Giải:
Chu vi của mảnh đất đó là:
(35+20) x 2=110 (m)
Đáp số:110 m
-2 HS nêu.
- HS thi làm nhanh.
- Chu vi hình chữ nhật ABCD là:
(63 + 31) x 2 =188 (m)
- Chu vi hình chữ nhật MNPQ là:
(54 + 40) x 2 =188 (m)
Vậy chu vi hcn ABCD bằng chu vi hcn MNPQ
*******************
Tiết 5: HĐTT
*******************
Thứ ba,ngày 23 tháng 12 năm 2008
Tiết 1: TOÁN 
CHU VI HÌNH VUÔNG
I.Mục tiêu: HS
-Nhớ và nhắc lại cách tính chu vi hình vuông 
-Aùp dụng quy tắc để tính chu vi một số hình có dạng hình vuông.
-Yêu thích môn học .
II.Đồ dùng dạy học:
 GV :Vẽ sẵn 1 hình vuông có cạnh 3dm
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu lại cách tính chu vi hình chữ nhật
- Gọi hs lên bảng làm bài 1tiết trước 
- Nhận xét chữa bài và cho điểm HS 
2.Bài mới:
*Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu tiết học 
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn xây dựng công thức tính chu vi hình vuông :
- ... ề học tập :
 * Ưu điểm :-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 * Khuyết điểm:-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 b/ Về nội quy trường lớp
 * Ưu điểm:------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 
 	* Khuyết điểm:-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
2/ Kế hoạch tuần sau:
 - Thực hiện học tập theo thời khoá biểu.
 - Thực hiện tốt nội quy của trường lớp.
- Thông báo kết quả học tập học kì I.
-Gặp phụ huynh học sinh yếu 
 3/ Rèn luyện học sinh yếu :
-Rèn kĩ năng đọc,viết , chu vi hình chữ nhật và chu vi hình vuông.
------------o0o-------------
Kí duyệt
 Khối trưởng Ban giám hiệu
AN TOÀN GIAO THÔNG 
Bài 1: GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 
I: Mục tiêu :
-HS nhớ và kể lại được hệ thống giao thông đường bộ và tên vàcác loại đường giao thông đường bộ .
-HS nhớ và nêu được điều kiện , đặc điểm của các loại đường giao thông đường bộ về mặt an toàn và chưa an toàn .
-Phân biệt được các loại đường bộ và biết cách đi trên những con đường đó một cách an toàn .
-Có ý thức chấp hành đúng quy định về GTĐB.
II Đồ dùng Dạy- Học :
Tranh ảnh trong tài liệu An toàn giao thông 
III.Các hoạt động Dạy – Học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Hoạt động 1: Giới thiệu :
-Nêu mục đích của việc học an toàn giao thông
-Nêu mục tiêu của bài học.
-HS theo dõi
2/ Hoạt động 2: giới thiệu các loại đường bộ 
- Yêu cầu HS quan sát tranh và bằng sự hiểu biết của mình kể tên các loại đường giao thông đường bộ .
-Vâïy hệ thống giao thông đường bộ nước ta gồm những loại đường nào ?
-GV nhận xét , kết luận : Hêï thống giao thông đường bộ nước ta gồm có các loại đường: đường quốc lộ ,đường tỉnh ( tỉnh lộ ) ,đường huyện ,đường đô thị ,đường làng xã. 
-HS quan sát và thảo luận nhóm đôi
- Vài HS trình bày.
-HS nhận xét , bổ sung.
-HS trả lời .
-HS nhắc lại.
3-Hoạt động 3: Đường giao thông an toàn và chưa an toàn .
-Yêu cầu HS thảo luận theo câu hỏi :
+ Theo em con đường như thế nào là đảm bảo an toàn giao thông?
+ Con đường như thế nào là chưa đảm bảo an toàn giao thông?
-Mời các nhóm trình bày .
-GV nhận xét kết luận về con đường an toàn và chưa an toàn khi giao thông.
- Hỏi : vì sao con đường đủ điều kiện an toàn mà vẫn xảy ra tai nạn giao thông?
-GV giaó dục HS ý thức chấp hành luật giao thông.
-HS thảo luận theo nhóm đôi.
-Đại diện nhóm trình bày .
- Lớp nhận xét , bổ sung ý kiến .
-Do ý thức của người tham gia giao thông kém , không chấp hành đúg quy định về luật giao thông .
4-Hoạt động 4: Các quy định khi giao thông trên đường bộ.
 -GV nêu vấn đề :
+ Khi em đi từ đường nhỏ ra đường lớn , em đi như thế nào ?
-GV kết luận và hỏi tiếp :khi đi trên đường lộ em phải đi như thế nào cho đúng ?
-GV kết luận :Đi sát lề đường bên phải , không đùa nghịch khi tham gia giao thông , ngồi dưới lòng đường ,không qua đường nơi có vật cản , qua đường đúng nơi quy định 
-Vài HS nêu .
-HS nêu .
-HS nhắc lại
5 / Nhận xét – dặn dò :
-HS về thực hiện đi đúng quy định khi tham gia giao thông đường bộ 
*******************
Bài 2: GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT 
I: Mục tiêu :
-HS nhớ và kể lại được nội dung của 2 nhóm biển báo giao thông đường bộ thông qua màu sắc .
-HS nêu được ý nghĩa các biển báo : 204,210 , 211, 423, a,b,434,443,424.
-Có ý thức chấp hành đúng những quy định về GTĐS.
II Đồ dùng Dạy- Học :
Tranh ảnh các biển báo trong tài liệu An toàn giao thông 
III.Các hoạt động Dạy – Học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1 / Kiểm tra bài cũ :
-Vì sao tàu hoả phải có đường riêng?
-Nêu an toàn khi giao thông trên đường sắt?
-GV nhận xét , tuyên dương.
-2-3 HS nêu
2/ Dạy bài mới 
-HS theo dõi
a/ Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu bài học
b/ Hoạt động 2: Đặc điểm của giao thông đường sắt .
-Hỏi : để vận chuyển hàng hoá ,ngoài ôtô, xe máy , tàu thuyền người ta còn dùng phương tiện giao thông nào để vận chuyển hàng hoá ?
 +Tàu hoả ( xe lửa ) đi trên đường gì ?
+ Vậy đường sắt là đường như thế nào ?
-GV kết luận : đường sắt là đường dành riêng cho tầu hoả ( xe lửa )
- Vì sao tàu hoả phải có đường riêng?
-Khi gặp tình huống nguy hiểm , tàu hoả có dừng lại ngay được không?
-GV kết luận : Tàu hoả chạy nhanh nên không thể dừng ngay , vì vậy tàu hoả cần có đường riêng và những quy định riêng.
-HS quan sát tranh 
- Vài HS trả lời : xe lửa
-Xe lửa đi trên đường sắt .
- Có hai thanh sắt hai bên gọi là đường ray , tàu chạy trên hai thanh sắt đó .
-HS nhắc lại.
-Vì tàu có nhiều toa nối thành một đoàn dài chở nặng, chaỵ nhanh.
- Tàu không dừng ngay lại được, vì tàu dài và chạy nhanh.
c.Hoạt động 3: Giới thiệu hệ thống giao thông đường sắt 
-GV dùng Bản đồ Tự nhiên Việt Nam giới thiệu hệ thống đường sắt nước ta.
-GV giới thiệu tầm quan trọng của đường sắt và tàu hoả.
d.Hoạt động 4:những quy định đảm bảo an giao thông đường sắt .
-Hỏi : Các em có thấy đường sắt cắt ngang đường bộ chưa ? ở đâu?
-GV dùng Bản đồ Tự nhiên Việt Nam giới thiệu điểm đường sắt cắt ngang đường bộ .
-Khi đường sắt chạy cắt ngang đường bộ ta phải đi như thế nào ?
-Kể những tai nạn có thể xảy ra trên đường sắt ?
-Nêu những nguyên nhân có thể gây nguy hiểm cho tàu hoả ?
-GV nhận xét kết luận về những quy định an toàn của đường sắt 
-GV giáo dục HS ý thức chấp hành luật giao thông.
-HS quan sát và nêu lại.
-HS nêu.
-HS quan sát , vài HS chỉ trên bản đồ
- Lớp nhận xét , bổ sung ý kiến .
-cần tránh xa và đợi tàu hoả đi qua mới được đi.
-vui chơi, thả diều trên đường sắt , họp chợ , đứmg bên đường sắt khi tàu chay qua.
-Ném đá nên tầu khi tàu đang chạy , đặt vật cản trên đường ray
3 / Nhận xét – dặn dò :
-HS về thực hiện luật giao thông khi đi tham gia giao thông
********************
Bài 3: BIỂN BÁO GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I: Mục tiêu :
-HS nhớ và kể lại được 2 nhóm biển báo giao thông đường bộ: biển báo nguy hiểm , biển báo chỉ dẫn.
-Nêu lại được ý nghĩa của các biển báo : 204,210,211,423,a,b,434,443,424.
-Có ý thức chấp hành đúng những quy định về ATGT.
II Đồ dùng Dạy- Học :
Tranh ảnh ,biển báo trong tài liệu An toàn giao thông 
III.Các hoạt động Dạy – Học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1 / Kiểm tra bài cũ :
-Vì sao tàu hoả phải có đường riêng?
-Làm gì để phòng tránh tai nạn đường sắt ?
-GV nhận xét , tuyên dương.
-2-3 HS nêu
2/ Dạy bài mới 
-HS theo dõi
a/ Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu bài học
b/ Hoạt động 2: Ôn tập biển báo chỉ dẫn .
-Cho HS quan sát 3 biển báo giao thông đã học ở lớp 2 , yêu cầu HS nêu tên và ý nghĩ của các biển báo đó .
-GV kết luận : đó là biển báo : đường cấm , đường dành cho người đi bộ,đường dành cho xe lớn 
-HS quan sát tranh theo nhóm đôi
- Vài HS trả lời 
-Lớp nhận xét 
c.Hoạt động 3: Tìm hiểu biển báo giao thông. 
*biển báo nguy hiểm
-GV cho HS quan sát các biển báo , yêu cầu HS nhận xét về hình dáng ,màu sắc , và hình vẽ chỉ dẫn trong biển báo .
-Hỏi : Nêu ý nghĩa của các biển báo .
-GV nhận xét và chốt lại ý nghĩa của các biển báo nguy hiểm . 
* Biển báo chỉ dẫn :Thực hiện tương tự như phần biển báo nguy hiểm .
-GV kết luận : biển báo chỉ dẫn có hình vuông hay hình chữ nhâït , nền màu xanh lam bên trong có các kí hiệu hoặc chỉ dẫn màu trắng ( hoặc màu vàng ) để chỉ dẫn cho người đi đường làm theo hoặc cần biết . 
-GV giáo dục HS ý thức chấp hành luật giao thông.
-HS quan sát tảo luận theo cặp .
-Đại diện HS nêu nhận xét.
- HS trả lời 
-HS quan sát và nhận biết các biển báo chỉ dẫn.
-HS nhắc lại.
3 / Nhận xét – dặn dò :
-HS về thực hiện luật giao thông khi đi tham gia giao thông
********************

Tài liệu đính kèm:

  • docT18.doc