Giáo án Lớp 3 - Tuần 18 - Trần Thị Tuyết

Giáo án Lớp 3 - Tuần 18 - Trần Thị Tuyết

TẬP ĐỌC

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 1)

I. Yêu cầu cần đạt:

 - Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút); trả lời được 1 CH về nội dung đoạn, bài; thuộc được 2 đoạn thơ đã học ở HKI.

 - Nghe – viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng quy trình bài chính tả (tốc độ viết khoảng 60 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài.

 - HSKG: Đọc tương đối lưu loát đoạn văn, thơ (tốc độ trên 60 tiếng/phút); viết đúng và tương đối đẹp bài CT (tốc độ trên 60 chữ/15 phút).

II. Đồ dùng dạy - học: Phiếu viết tên các bài TĐ (không có yêu cầu HTL) trong sách TV3 T1.

 

doc 16 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 358Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 18 - Trần Thị Tuyết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18
Thứ 2 ngày 31 tháng 12 năm 2012 
(Dạy bù vào sáng thứ 4ngày 02/1/2013)
Tập đọc
Ôn tập CUốI HọC Kì I (Tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút); trả lời được 1 CH về nội dung đoạn, bài; thuộc được 2 đoạn thơ đã học ở HKI.
	- Nghe – viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng quy trình bài chính tả (tốc độ viết khoảng 60 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài.
	- HSKG: Đọc tương đối lưu loát đoạn văn, thơ (tốc độ trên 60 tiếng/phút); viết đúng và tương đối đẹp bài CT (tốc độ trên 60 chữ/15 phút).
II. Đồ dùng dạy - học: Phiếu viết tên các bài TĐ (không có yêu cầu HTL) trong sách TV3 T1.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài. 2’
- GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2. Kiểm tra tập đọc. (Khoảng 1/4 số HS trong lớp). 10’
	- Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc, sau đó ôn bài 1 – 2 phút.
	- HS đọc 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
	- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc, HS trả lời – GV nhận xét, ghi điểm.
- Những em nào chưa đạt cho HS tiếp tục về nhà học hôm sau kiểm tra lại.
3. Hướng dẫn viết chính tả (BT2). 18’
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị.
	- GV đọc 1 lần đoạn văn Rừng cây trong nắng; 2 HS đọc lại, cả lớp theo dõi.
	- GV giải nghĩa 1 số từ khó: uy nghi, tráng lệ.
	- Giúp HS nắm nội dung bài chính tả - GV hỏi: Đoạn văn tả cảnh gì?
	- HS tự đọc thầm đoạn văn, ghi nhớ những chữ mình dễ mắc lỗi khi viết. GV nhắc HS chú ý các từ ngữ: uy nghi, tráng lệ, vươn thẳng, xanh thẳm...
b. GV đọc cho HS viết bài.
c. Chấm, chữa bài.
4. Tổ chức cho HS luyện đọc thêm : Quê hương và Chõ bánh khúc của dì tôi.7’ 
- GV đọc mẫu.
- HS đọc nối tiếp câu- đọc nối tiếp từng đoạn
- HS luyện đọc trong nhóm
- Thi đọc cá nhân- Bình chọn bạn đọc tốt nhất.
5. Củng cố, dặn dò. 3’
	GV nhận xét tiết học. Nhắc HS về nhà tiếp tục luyện đọc để kiểm tra.
Tập đọc Kể CHUYệN
Ôn tập CUốI HọC Kì I (Tiết 2)
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút); trả lời được 1 CH về nội dung đoạn, bài; thuộc được 2 đoạn thơ đã học ở HKI (HSKG đọc tương đối lưu loát đoạn văn, thơ (tốc độ trên 60 tiếng/phút)).
	- Tìm được những hình ảnh so sánh trong câu văn (BT2).
- Dành cho HS khá, giỏi: HS khá,giỏi đọc tương đối lưu loát đoạn văn, đoạn thơ(tốc độ trên 60 tiếng/phút ); viết đúng và tương đối đẹp bài chính tả(tốc độ trên 60 chữ /15 phút).
II. Đồ dùng dạy - học: Phiếu viết tên từng bài tập đọc trong SGK TV3 T1.
	- Bảng lớp viết sẵn hai câu văn ở BT2 và câu văn ở BT3. 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài. 2’’
- GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2. Kiểm tra tập đọc. (Khoảng 1/4 số HS trong lớp). 10’
	- Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc, sau đó ôn bài 1 – 2 phút.
	- HS đọc 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
	- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc, HS trả lời – GV nhận xét, ghi điểm.
- Những em nào chưa đạt cho HS tiếp tục về nhà học hôm sau kiểm tra lại.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập. 15’
Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu của bài (Tìm hình ảnh so sánh trong các câu sau).
	- GV giải nghĩa từ: nến, dù.
	- HS làm bài cá nhân, phát biểu ý kiến. GV gạch dưới những từ ngữ chỉ sự vật được so sánh với nhau trong từng câu văn viết trên bảng lớp, chốt lại lời giải đúng. Cả lớp làm bài vào VBT.
- Ví dụ :
 Sự vật A Từ so sánh Sự vật B
Những thân cây tràm như những cây nến
Bài tập 3: - HS đọc yêu cầu của bài (Từ biển trong câu sau có ý nghĩa gì?).
	- HS suy nghĩ sau đó phát biểu ý kiến. GV chốt lại lời giải đúng (biển lá: lượng lá trong rừng tràm bạt ngàn trên một diện tích rộng lớn).
4. Tổ chức cho HS luyện đọc thêm bài: Luôn nghĩ đến miền Nam 7’
 - GV đọc mẫu.
- HS đọc nối tiếp câu- đọc nối tiếp từng đoạn
- HS luyện đọc trong nhóm
- Thi đọc cá nhân- Bình chọn bạn đọc tốt nhất.
5. Củng cố, dặn dò. 3’
	GV khen ngợi những HS học tốt; Nhắc những HS chưa kiểm tra đọc về nhà tiếp tục luyện đọc.
Toán
Chu vi hình chữ nhật
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Nhớ quy tắc tính chu vi hình chữ nhật và vận dụng để tính được chu vi hình chữ nhật (biết chiều dài, chiều rộng).
	- Giải toán có nội dung liên quan đến tính chu vi hình chữ nhật.
- Các bài tập cần làm: Bài 1,2,3.
II. Đồ dùng dạy - học: Vẽ sẵn 1 hình chữ nhật có kích thước 3dm, 4dm.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’
- Nêu đặc điểm của hình chữ nhật?
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy bài mới: 28’
1. Xây dựng quy tắc tính chu vi hình chữ nhật
a. Ôn tập về chu vi các hình: M 2dm 
	 N
- GV vẽ lên bảng hình tứ giác MNPQ với 
kích thước như hình bên. 4dm
	- Yêu cầu HS tính chu vi của hình này:	 3dm	
	2 + 3 + 5 + 4 = 14 (dm) 
	+ Vậy muốn tính chu vi của một hình ta 
làm thế nào? Q 5dm P
b. Tính chu vi hình chữ nhật: 
	- Vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD có chiều dài 4dm, chiều rộng 3dm.
	- HS tính chu vi hình chữ nhật ABCD: A 4dm B
 4 + 3 + 4 + 3 = 14 (dm)
 Yêu cầu HS tính tổng độ dài cạnh AB và CD (4 + 3 = 7dm) 3dm
	- 14cm gấp mấy lần 7cm?
	- Vậy chu vi của hình chữ nhật ABCD gấp mấy D C
lần tổng của một cạnh chiều dài và một cạnh chiều rộng? (2 lần);
Ta viết là : (4 + 3) x 2 = 14 (cm)
	- Vậy muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm thế nào?
 - HS nêu quy tắc: Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng (cùng đơn vị đo) rồi nhân với 2.
2. Thực hành
Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS vận dụng trực tiếp công thức tính chu vi để tính kết quả.
- Hs trao đổi theo cặp làm bài rồi chữa bài.
a) Chu vi hình chữ nhật là: b) Đổi 2dm = 20cm
 (10 + 5) x 2 = 30 (cm) Chu vi hình chữ nhật là:
 Đáp số: 30cm. (20 + 13) x 2 = 66 (cm)
 Đáp số: 66cm.
Bài 2: Cho HS đọc đề toán.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Gọi 1 HS lên giải ở bảng phụ ,cả lớp làm vào vở- đọc kết quả - nhận xét.
. Bài giải
Chu vi mảnh đất hình chữ nhật là:
(35 + 20) x 2 = 110 (m)
 Đáp số: 110m
Bài 3: - Cho HS đọc yêu cầu bài. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. Hướng dẫn HS tính chu vi từng hình rồi mới so sánh.
 Chu vi hình chữ nhật ABCD là.
 ( 63 + 31) x 2 = 188(m)
 Chu vi hình chữ nhật MNPQ là.
 ( 54 + 40 ) x 2 = 188(m)
- Vậy chu vi hai hình chữ nhật bằng nhau.
- HS khoanh vào ý C.
C. Chấm bài – Nhận xét, dặn dò. 5’
	- GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS.
	- Dặn HS ghi nhớ quy tắc tính chu vi hình chữ nhật vừa học.
Đạo đức
Thực hành kỹ năng cuối học kỳ I
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Củng cố các kiến thức, kỹ năng đã học trong học kỳ I.
	- Thực hành xử lý một số tình huống.
II. Đồ dùng dạy - học: Phiếu ghi các câu hỏi ôn tập, các tình huống ứng xử.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Hái hoa dân chủ.
	- HS lên bốc phiếu có ghi các câu hỏi về nội dung các bài học từ đầu năm đến nay. Thảo luận N2 rồi trình bày trước lớp.
1. Thiếu nhi cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ?
2. Thế nào là giữ lời hứa? Vì sao phải giữ lời hứa?
3. Thế nào là tự làm lấy việc của mình? ích lợi của việc đó?
4. Để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em chúng ta cần phải làm những việc gì?
5. Vì sao bạn bè cần quan tâm chia sẻ vui buồn cùng nhau?
6. Thế nào là tích cực tham gia việc lớp, việc trường và vì sao cần phải tích cực tham gia việc lớp, việc trường?
7. Thế nào là quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng? Sự cần thiết phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng?
8. Thương binh, liệt sỹ là những người như thế nào?
9. Chúng ta cần phải có thái độ như thế nào đối với các thương binh, liệt sỹ?
	- GV kết luận các nội dung cần ghi nhớ.
Hoạt động 2: Xử lý tình huống.
	- GV phát cho mỗi nhóm 1 tình huống. HS thảo luận theo nhóm 4.
	- Các nhóm thảo luận và đưa ra cách ứng xử phù hợp.
	- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp; các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
	- GV nhận xét, kết luận.
* GV nhận xét tiết học, dặn dò.
Thứ 3 ngày 01 tháng 1 năm 2012
(Dạy bù vào sáng thứ 5 ngày 03/1/2013)
Âm nhạc
Toán
Chu vi hình vuông
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Nhớ quy tắc tính chu vi hình vuông (độ dài cạnh nhân 4).
	- Vận dụng quy tắc để tính được chu vi hình vuông và giải bài toán có nội dung liên quan đến chu vi hình vuông.
- Các bài tập cần làm: Bài 1,2,3,4.
II. Đồ dùng dạy học: Vẽ sẵn một hình vuông có cạnh 3dm lên bảng.
III. Các hoạt động dạy - học: 
A. Bài cũ:5’
- Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm thế nào ?
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy bài mới: 28’ A B
1. Giới thiệu cách tính chu vi hình vuông 3dm
	- GV vẽ hình vuông ABCD có cạnh 3dm lên bảng.
Yêu cầu HS tính chu vi hình vuông này . D C 
	- GV: Muốn tính chu vi hình vuông ABCD ta làm thế nào?
 (HS trả lời: 3 + 3 + 3 + 3 = 12 (dm))
	- Từ đó GV cho HS tính chu vi hình vuông ABCD là: 3 x 4 = 12 (dm)
	- KL: Muốn tính chu vi hình vuông ta lấy độ dài một cạnh nhân với 4.
	- HS đọc thuộc quy tắc.
2. Thực hành
Bài 1: Yêu cầu HS tự tính chu vi hình vuông rồi điền kết quả vào ô trống trong bảng (Theo mẫu).
Cạnh hình vuông
 8 cm
 12 cm
 31 cm
 15 cm
Chu vi hình vuông
8 x 4 =32(cm)
Bài 2: HS hiểu độ dài đoạn dây đồng chính là chu vi hình vuông uốn được (có cạnh 10cm). HS tự trình bày vào vở rồi chữa bài.
Bài giải
Độ dài đoạn dây đồng là:
10 x 4 = 40 (cm)
 Đáp số: 40cm.
Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu bài và quan sát hình ở SGK trang 88.
- Củng cố cho HS cách đo độ dài hình vuông rồi tính chu vi.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
Cho HS nhận xét: Cạnh dài hình chữ nhật gồm 3 cạnh viên gạch, chiều dài hình chữ nhật là 20 x 3 = 60(cm). Chiều rộng hình chữ nhật là đọ dài một cạnh viên gạch (20cm). Sau đó áp dụng công thức tính chu vi hình chữ nhật để tính.
 Giải:
 Chiều dài hình chữ nhật là.
 20 x 3 = 60(cm).
 Chu vi hình chữ nhật là.
 (60 + 20) x 2 = 160 (cm).
 Đáp số: 160 cm 
Bài 4: Yêu cầu HS đo độ dài cạnh hình vuông (bằng 3cm) rồi tính chu vi hình vuông đó.
Giải: Chu vi hình vuông MNPQ là.
 3 x 4 = 12( cm).
 Đáp số:12 cm.
C. Chấm bài – Nhận xét, dặn dò. 5’
	- GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS.
	- Dặn HS ghi nhớ quy tắc tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông.
Luyện từ và câu
Cô Mĩ Hoa dạy
Tự nhiên và xã hội
Ôn tập học kỳ I (tiếp theo)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nêu tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh và cách giữ vệ sinh các cơ quan đó.
- Kể được một số hoạt động nông nghiệp, công ... 
Bài 4: GV hướng dẫn HS giải bài toán theo 2 bước:
	+ Tìm số mét vải đã bán: 81 : 3 = 27 (m)
	+ Tìm số mét vải còn lại: 81 – 27 = 54 (m)
Bài 5 (dành cho HSKG): - Gọi 1 vài HS nhắc lại quy tắc tính giá trị của biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
	- HS tự tính giá trị của biểu thức. Sau đó, mời 3 HS lên bảng chữa bài; cả lớp và GV nhận xét.
Hoạt động 3: Chấm bài, nhận xét – Dặn dò.
	GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS; Dặn dò.
Tiếng Việt
Kiểm tra định kỳ
A. Nghe - viết: Anh Đom Đóm (từ đầu đến ngon giấc).
B. Tập làm văn:
	Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể về việc học tập của em trong học kì I.
Thứ 6 ngày 7 tháng 1 năm 2011
(Dạy bù vào chiều thứ 3/4/1)
Tự nhiên và xã hội
Vệ sinh môi trường
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Nêu tác hại của rác thải và thực hiện đổ rác đúng nơi quy định.
II. Đồ dùng dạy - học:
	Các hình trong SGK trang 68, 69; Tranh ảnh sưu tầm về rác thải, cảnh thu gom và xử lý rác thải.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
	- GV chia nhóm 4 và yêu cầu các nhóm quan sát H1, 2 (T68) và TLCH:
	+ Hãy nói cảm giác của bạn khi đi qua đống rác. Rác có hại như thế nào?
	+ Những sinh vật nào thường sống ở đống rác, chúng có hại gì đối với sức khoẻ con người?
	- Một số nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
	GV nêu thêm những hiện tượng về sự ô nhiễm của rác thải ở những nơi công cộng và tác hại đối với sức khoẻ con người.
Kết luận: Trong các loại rác, có những loại dễ bị thối rữa và chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Chuột, gián, ruồi... thường sống ở nơi có rác. Chúng là những con vật trung gian truyền bệnh cho người.
Hoạt động 2: Làm việc theo cặp.
	- Từng cặp HS quan sát các hình trong SGK (T69) và những tranh ảnh sưu tầm được, trả lời theo gợi ý: Chỉ và nói việc làm nào đúng, việc làm nào sai?
	- Một số nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. GV có thể gợi ý tiếp:
	+ Cần phải làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng?
	+ Em đã làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng?
	+ Hãy nêu cách xử lý rác ở địa phương em?
	- Các nhóm có thể liên hệ đến môi trường nơi các em đang sống.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
	GV nhận xét tiết học. Nhắc HS có ý thức giữ vệ sinh môi trường. 
Thủ công
Cắt, dán chữ Vui ve (Tiết 2)
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Biết cách kẻ, cắt, dán chữ vui ve.
	- Kẻ, cắt, dán được chữ vui ve. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Các chữ dán tương đối phẳng, cân đối.
	- Với HS khéo tay: Kẻ, cắt, dán được chữ vui ve. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Các chữ dán phẳng, cân đối.
II. Chuẩn bị: Mẫu chữ Vui ve – Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ Vui ve.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: HS thực hành cắt, dán chữ VUI VE.
	- GV kiểm tra HS cách kẻ, cắt, dán chữ Vui ve.
	- GV nhận xét và nhắc lại các bước kẻ, cắt, dán chữ theo quy trình:
	+ Bước 1: Kẻ, cắt các chữ cái của chữ VUI VE.
	+ Bước 2: Dán thành chữ Vui ve.
	- GV tổ chức cho HS thực hành cắt, dán chữ. Trong quá trình HS thực hành, GV quan sát, uốn nắn, giúp đỡ những HS còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.
	- Nhắc HS dán các chữ cho cân đối, đều, phẳng, đẹp.
	- Sau khi HS dán chữ xong, GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
	- GV đánh giá sản phẩm của HS.
Hoạt động 2: Nhận xét, dặn dò.
	GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập. Dặn HS ôn bài trong chương II 
“Cắt, dán chữ cái đơn giản” để kiểm tra.
Toán
Kiểm tra định kì (Cuối HKI)
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Biết nhân, chia nhẩm trong phạm vi các bảng tính đã học; bảng chia 6, 7.
	- Biết nhân số có 2, 3 chữ số với số có 1 chữ số (có nhớ 1 lần), chia số có 2, 3 chữ số cho số có 1 chữ số (chia hết và chia có dư).
	- Biết tính giá trị biểu thức số có đến hai dấu phép tính.
	- Tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông; giải bài toán có 2 phép tính.
II. Đề bài:
1. Tính nhẩm:
	6 x 5	18 : 3	42 : 7	9 x 5
	3 x 9	64 : 8	72 : 9	56 : 7
	8 x 4	4 x 4	28 : 7	7 x 9
2. Đặt tính rồi tính:
	54 x 3	306 x 2	856 : 4	734 : 5
3. Tính giá trị của biểu thức:
	a. 14 x 3 : 7	b. 42 + 18 : 6 
4. Một cửa hàng có 96kg đường, đã bán số đường đó. Hỏi cửa hàng còn phải bán bao nhiêu kg đường?
5. Khoanh tròn các chữ đặt trước câu trả lời đúng .
a. Chu vi hình chữ nhật có chiều dài 15cm, chiều rộng 10cm là:
	A. 25 cm	B. 35 cm	C. 40 cm	D. 50 cm
b. Chu vi hình vuông có cạnh 9m là:
	A. 18m	B. 81m	C. 36m	D. 27m
III. Cách đánh giá:
Bài 1 (2đ): Mỗi phép tính đúng được 0,15 điểm .
Bài 2 (2đ): Đặt tính và tính đúng mỗi phép tính được 0,5 điểm.
Bài 3 (1đ): Tính đúng và trình bày đẹp mỗi biểu thức được 0,5 điểm.
Bài 4 (3đ): Mỗi phép tính + lời giải đúng được 1,25 điểm; Đáp số: 0,5 điểm.
Bài 5 (2đ): a) Khoanh vào D được 1 điểm.
	 b) Khoanh vào C được 1 điểm.
Hoạt động tập thể
Kiểm điểm cuối tuần
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong học kì I.
- Bình xét thi đua.
- Nêu kế hoạch của học kì II.
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong học kì I
a. GV nhận xét những ưu, khuyết điểm của HS trong HKI:
- Nêu những thành tích của lớp đã đạt được trong HKI; Tuyên dương những học sinh có nhiều tiến bộ, có ý thức trong học tập và các hoạt động khác như: em Liên, Đạt, Nhung, Bắc, Lam,....
- Nhắc nhở những HS còn phạm nhiều khuyết điểm như: không thuộc bài khi đến lớp, hay quên sách vở, hay nói chuyện riêng, ý thức học tập chưa tốt.
b. Bình xét thi đua.
Hoạt động 2: Kế hoạch học kì II
- Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập học kỳ II của HS.
	- Tiếp tục tăng cường công tác bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu.
	- Tham gia tốt các hoạt động của nhà trường.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị sách, vở cho tuần tới.
Luyện từ và CÂU
Ôn tập CUốI HọC Kì I (Tiết 3)
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút); trả lời được 1 CH về nội dung đoạn, bài; thuộc được 2 đoạn thơ đã học ở HKI (HSKG đọc tương đối lưu loát đoạn văn, thơ (tốc độ trên 60 tiếng/phút)).
- Điền đúng nội dung vào Giấy mời theo mẫu (BT2).
II. Đồ dùng dạy - học: Phiếu viết tên từng bài tập đọc của HKI.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài. 2’
2. Kiểm tra tập đọc (1/4 số HS): 13’Thực hiện như tiết 1.
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc, sau đó ôn bài 1 – 2 phút.
	- HS đọc 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
	- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc, HS trả lời – GV nhận xét, ghi điểm.
- Những em nào chưa đạt cho HS tiếp tục về nhà học hôm sau kiểm tra lại.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập. 10’
Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu bài tập và mẫu giấy mời (VBT).
	- GV nhắc nhở HS trước khi làm bài.
 + Mỗi em phải đóng vai lớp trưởng để viết giấy mời thầy hiệu trưởng.
 + Bài tập này giúp các em thực hành viết giấy mời đúng nghi thức. Em phải điền vào giấy mời những lời lẽ trân trọng, ngắn gọn. Nhớ ghi rõ ngày , giờ , địa điểm.
- GV mời 2 HS điền miệng nội dung vào giấy mời.
	- HS viết giấy mời vào mẫu in sẵn trong VBT.
4. Tổ chức cho HS luyện đọc thêm bài: 7’ Vàm Cỏ Đông
- GV đọc mẫu.
- HS đọc nối tiếp câu- đọc nối tiếp từng khổ thơ
- HS luyện đọc trong nhóm
- Thi đọc cá nhân- Bình chọn bạn đọc tốt nhất.
5. Củng cố, dặn dò. 3’
	GV nhắc HS ghi nhớ mẫu giấy mời, thực hành viết khi cần thiết.
Toán
Luyện tập
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông qua việc giải toán có nội dung hình học.
- Các bài tập cần làm: Bài 1(a),2,3,4.
- Dành cho HS khá,giỏi: Bài 1(b).
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ. 5’
	- Gọi 3 – 4 HS nhắc lại quy tắc tính chu vi hình chữ nhật và chu vi hình vuông.
2. Luyện tập. 25’
Bài 1: a, HS tự giải bài này, sau đó 1 em lên bảng chữa bài. Cả lớp và GV nhận xét.
Bài giải
Chu vi hình chữ nhật là:
(30 + 20) x 2 = 100 (m)
Đáp số: 100m
b, HSKG: HS thực hiện tương tự bài a.
Bài 2: Yêu cầu HS tính được chu vi hình vuông theo cm, sau đó đổi thành mét.
Bài giải
Chu vi của khung bức tranh hình vuông là:
50 x 4 = 200(cm)
200cm = 2m
 Đáp số: 2m.
Bài 3: GV hướng dẫn để HS biết: “Chu vi hình vuông bằng độ dài cạnh nhân với 4, suy ra cạnh hình vuông bằng chu vi chia cho 4”.
Bài giải
Độ dài cạnh hình vuông là:
24 : 4 = 6(cm)
 Đáp số: 35cm
Bài 4: GV vẽ hình như trong SGK lên bảng; giải thích: “Chiều dài cộng với chiều rộng là nửa chu vi hình chữ nhật”. Từ đó có cách giải bài toán:
Bài giải
Chiều dài hình chữ nhật là:
60 – 20 = 40(m)
 Đáp số: 40m.
3. Chấm bài, nhận xét – Dặn dò. 5’
	GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS.
	chính tả
Ôn tập cuối học kì i (Tiết 4)
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút); trả lời được 1 CH về nội dung đoạn, bài; thuộc được 2 đoạn thơ đã học ở HKI (HSKG đọc tương đối lưu loát đoạn văn, thơ (tốc độ trên 60 tiếng/phút)).
- Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào ô trống trong đoạn văn (BT2).
II. Đồ dùng dạy - học: Phiếu ghi tên từng bài TĐ. Bảng phụ viết nội dung BT2.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài. 2’
2. Kiểm tra tập đọc. 13’ (Số HS còn lại): Thực hiện như tiết 1.
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc, sau đó ôn bài 1 – 2 phút.
	- HS đọc 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
	- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc, HS trả lời – GV nhận xét, ghi điểm.
- Những em nào chưa đạt cho HS tiếp tục về nhà học hôm sau kiểm tra lại.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập. 10’
Bài tập 2: - Một HS đọc yêu cầu của bài; 1 HS đọc chú giải từ ngữ khó trong SGK.
	- Cả lớp đọc thầm đoạn văn, trao đổi theo cặp. GV nhắc HS chú ý viết hoa những chữ đầu câu sau khi đã điền dấu chấm.
	- GV mời 1 HS lên bảng làm. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nứt nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phầp phều lắm gió, lắm giông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống chọi nổi. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chùm, thành rặng. Rễ phải dài, phải cắm sâu vào lòng đất.
4. Tổ chức cho HS luyện đọc thêm bài: 7’ Một trường tiểu học ở vùng cao
- GV đọc mẫu.
- HS đọc nối tiếp câu- đọc nối tiếp từng đoạn văn.
- HS luyện đọc trong nhóm
- Thi đọc cá nhân- Bình chọn bạn đọc tốt nhất.
5. Củng cố, dặn dò. 3’
	GV yêu cầu cả lớp về nhà đọc lại đoạn văn trong BT2; đọc lại những bài tập đọc có yêu cầu HTL trong SGK để chuẩn bị cho tiết kiểm tra sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_18_tran_thi_tuyet.doc