Giáo án môn Toán Lớp 3 - Tuần 26 - Năm 2012

Giáo án môn Toán Lớp 3 - Tuần 26 - Năm 2012

 LUYỆN TẬP

I/ MỤC TIÊU :

- Biết cách sử dụng tiền Việt Nam với các mệnh giá đã học.

- Biết cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng.

- Biết giải bài toán liên quan đến tiền tệ.

* Bài tập cần làm : Bài 1; Bài 2 (a, b); Bài 3; Bài 4.

II/ CHUẨN BỊ :

- Bảng phụ ghi bài tập 4.

 

doc 8 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 18/01/2022 Lượt xem 456Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán Lớp 3 - Tuần 26 - Năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ ngày tháng năm 2012 
 .
 ..
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn : Toán Tuần 26
 LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU : 
- Biết cách sử dụng tiền Việt Nam với các mệnh giá đã học. 
- Biết cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng. 
- Biết giải bài toán liên quan đến tiền tệ. 
* Bài tập cần làm : Bài 1; Bài 2 (a, b); Bài 3; Bài 4. 
II/ CHUẨN BỊ :
- Bảng phụ ghi bài tập 4. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
4’
30’
3’
1. Bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b.Hướng dẫn học sinh thực hành 
Bài 1: 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các ví và đọc số tiền có trong mỗi ví.
+ Muốn biết chiếc ví nào có nhiều tiền nhất, ta làm như thế nào ?
Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả
Giáo viên cho lớp nhận xét
* Chốt : Muốn biết chiếc ví nào có nhiều tiền nhất, ta phải tìm được mỗi chiếc ví có bao nhiêu tiền.
Bài 2(a, b) 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Yêu cầu HS làm bài.
- GV cho HS cử đại diện 2 dãy lên thi đua sửa bài.
Bài 3: Xem tranh rồi trả lời câu hỏi
Cho HS đọc yêu cầu bài 
Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh rồi nêu giá từng đồ vật.
Giáo viên giảng: mua vừa đủ tiền tức là mua hết tiền không thừa không thiếu
Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời phần a:
+ Bạn Mai có bao nhiêu tiền ?
+ Mai có vừa đủ tiền để mua được cái gì ?
Giáo viên cho học sinh làm bài.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình.
Giáo viên nhận xét.
Bài 4: 
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Để tính được cô bán hàng phải trả lại cho mẹ bao nhiêu tiền ta phải biết được những gì ?
Vậy chúng ta phải tính được số tiền mẹ mua hàng trước, sau đó mới tính được số tiền cô bán hàng phải trả lại cho mẹ.
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò :
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài học sau.
- HS đọc
+ Ta phải tìm được mỗi chiếc ví có bao nhiêu tiền.
Học sinh đọc kết quả 
+ Chiếc ví thứ nhất có 6300 đồng. 
+ Chiếc ví thứ hai có 3600 đồng. 
+ Chiếc ví thứ ba có 10 000 đồng. 
+ Chiếc ví thứ tư có 9700 đồng. 
Phải lấy ra các tờ giấy bạc nào để được số tiền ở bên phải. 
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Lớp nhận xét
Học sinh đọc
Học sinh nêu
-Bạn Mai có 3000 đồng
Mai có vừa đủ tiền để mua được một cái kéo.
HS làm bài.
Cá nhân
-Nam có 7000 đồng. Nam có vừa đủ tiền để mua được bút và kéo (hoặc sáp màu và thước kẻ)
HS đọc 
+ Mẹ mua hộp sữa hết 6700 đồng và một gói kẹo hết 2300 đồng. Mẹ đưa cho cô bán hàng 10000 đồng. Hỏi cô bán hàng phải trả lại cho mẹ bao nhiêu tiền ? 
+ Hỏi cô bán hàng phải trả lại cho mẹ bao nhiêu tiền ? 
+ Để tính được cô bán hàng phải trả lại cho mẹ bao nhiêu tiền ta phải biết được số tiền mẹ mua hàng là bao nhiêu. 
- HS làm bài
Bài giải
 Số tiền mẹ mua hàng là:
 6700 + 2300 = 9000 ( đồng )
 Số tiền cô bán hàng phải trả lại cho mẹ:
 10000 – 9000 = 1000 ( đồng )
 Đáp số: 1000 đồng
Rút kinh nghiệm – Bổ sung : ............................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Thứ ngày tháng năm 2012 
 ...
 .......
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn : Toán Tuần 26
LÀM QUEN VỚI THỐNG KÊ SỐ LIỆU
I/ MỤC TIÊU :
- Bước đầu làm quen với dãy số liệu. 
- Biết xử lí số liệu và lập được dãy số liệu (ở mức độ đơn giản). 
* Bài tập cần làm : Bài 1; Bài 3. 
II/ CHUẨN BỊ :
- Bảng phụ ghi sẵn BT1. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
4’
15’
16’
3’
1. Bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs 
2. Bài mới
a Giới thiệu bài: Làm quen với thống kê số liệu 
b. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Làm quen với dãy số liệu 
* Hình thành dãy số liệu
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh trong SGK và hỏi:
+ Hình vẽ gì ?
+ Chiều cao của các bạn Anh, Phong, Ngân, Minh là bao nhiêu ?
Giáo viên giới thiệu: các số đo chiều cao của các bạn Anh, Phong, Ngân, Minh: 122cm, 130cm, 127cm, 118cm được gọi là dãy số liệu.
* Làm quen với thứ tự và số hạng của dãy số liệu
Giáo viên hỏi:
+ Số 122cm đứng thứ mấy trong dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn ?
+ Số 130cm đứng thứ mấy trong dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn ?
+ Số 127cm đứng thứ mấy trong dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn ?
+ Số 118cm đứng thứ mấy trong dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn ?
+ Dãy số liệu này có mấy số ?
+ Hãy xếp tên các bạn học sinh theo thứ tự chiều cao từ cao đến thấp.
+ Hãy xếp tên các bạn học sinh theo thứ tự chiều cao từ thấp đến cao.
+ Chiều cao của bạn nào cao nhất ?
+ Chiều cao của bạn nào thấp nhất ?
+ Phong cao hơn Minh bao nhiêu xăng-ti-mét?
+ Những bạn nào cao hơn bạn Anh ?
+ Bạn Ngân cao hơn những bạn nào ? 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành 
Bài 1: 
GV gọi HS đọc yêu cầu. 
+ Bài toán cho ta dãy số liệu như thế nào ?
+ Bài toán yêu cầu điều gì ?
Giáo viên cho học sinh trao đổi nhóm đôi. 
Gọi học sinh hỏi-đáp
Giáo viên nhận xét.
* Chốt : Phải quan sát tìm hiểu kĩ thông tin trong dãy số liệu để làm bài cho đúng.
Bài 3: 
GV gọi HS đọc yêu cầu
Giáo viên cho học sinh quan sát hình minh hoạ bài
Cho học sinh đọc số gao trong 5 bao. 
Giáo viên cho học sinh làm bài 
Gọi học sinh trình bày bài làm 
Giáo viên nhận xét. 
* Chốt : Phải quan sát tìm hiểu kĩ thông tin trong dãy số liệu để làm bài cho đúng.
3.Củng cố, dặn dò :
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài học sau.
- Học sinh quan sát và trả lời 
+ Hình vẽ 4 bạn học sinh, có số đo chiều cao của 4 bạn.
+ Chiều cao của các bạn Anh, Phong, Ngân, Minh là 122cm, 130cm, 127cm, 118cm. 
+ Số 122cm đứng thứ nhất trong dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn 
+ Số 130cm đứng thứ hai trong dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn 
+ Số 127cm đứng thứ ba trong dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn 
+ Số 118cm đứng thứ tư trong dãy số liệu về chiều cao của bốn bạn 
+ Dãy số liệu này có 4 số 
+ Phong, Ngân, Anh, Minh 
+ Minh, Anh, Ngân, Phong 
+ Chiều cao của bạn Phong cao nhất
+ Chiều cao của bạn Minh thấp nhất
+ Phong cao hơn Minh 12cm
+ Những bạn cao hơn bạn Anh là Ngân, Phong
+ Bạn Ngân cao hơn bạn Anh và Minh 
HS đọc 
+ Dãy số liệu về chiều cao của 4 bạn Dũng, Hà, Hùng Quân là 129cm, 132cm, 125cm, 135cm. 
+ Bài toán yêu cầu dựa vào dãy số liệu trên, hãy trả lời các câu hỏi. 
Học sinh trao đổi nhóm đôi. 
HS hỏi-đáp trước lớp. 
HS đọc 
Học sinh quan sát 
50kg; 35kg; 60kg; 45kg; 40kg. 
Học sinh làm bài
-Theo thứ tự từ bé đến lớn là: 35kg; 40kg; 45kg; 50kg; 60kg. 
-Theo thứ tự từ lớn đến bé là: 60kg; 50kg; 45kg; 40kg; 35kg.
Rút kinh nghiệm – Bổ sung : ............................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Thứ ngày tháng năm 2012 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn : Toán Tuần 26
LÀM QUEN VỚI THỐNG KÊ SỐ LIỆU (tiếp theo)
I/ MỤC TIÊU :
- Biết những khái niệm cơ bản của bảng số liệu thống kê : hàng, cột. 
- Biết cách đọc các số liệu của một bảng. 
- Biết cách phân tích các số liệu của một bảng. 
* Bài tập cần làm : Bài 1; Bài 2. 
II/ CHUẨN BỊ :
- Bảng phụ kẻ bảng thống kê bài tập 1 và 2. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
4’
2’
29’
3’
1.Bài cũ : Làm quen với thống kê số liệu 
- GV cho HS trả lời các câu hỏi BT4 – tiết 127. 
- Nhận xét. 
2.Các hoạt động :
a.Giới thiệu bài: Làm quen với thống kê số liệu 
b.Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Làm quen với thống kê số liệu 
* Hình thành bảng số liệu
Gia đình
Cô Mai
Cô Lan
Cô Hồng
Số con
2
1
2
- Giáo viên cho học sinh quan sát bảng số trong SGK và hỏi:
+ Bảng số liệu có những nội dung gì ?
+ Bảng có mấy cột và mấy hàng ?
+ Hàng thứ nhất của bảng cho biết gì ?
+ Hàng thứ hai của bảng cho biết gì ?
- Bảng trên là bảng thống kê về số con của ba gia đình. Bảng này gồm có 4 cột và 2 hàng. Hàng thứ nhất nêu tên của các gia đình được thống kê, hàng thứ hai nêu số con của các gia đình có tên trong hàng thứ nhất.
* Đọc bảng số liệu
- Giáo viên hỏi:
+ Bảng thống kê số con của mấy gia đình ?
+ Gia đình cô Mai có mấy người con ?
+ Gia đình cô Lan có mấy người con ?
+ Gia đình cô Hồng có mấy người con ?
+ Gia đình nào có ít con nhất ?
+ Những gia đình nào có số con bằng nhau ?
* Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành 
Bài 1: 
- GV gọi HS đọc yêu cầu. 
+ Bảng số liệu có những nội dung gì ?
+ Bảng có mấy cột và mấy hàng ?
+ Hàng thứ nhất của bảng cho biết gì ?
+ Hàng thứ hai của bảng cho biết gì ?
+ Bài toán yêu cầu điều gì ?
- Giáo viên cho học sinh làm bài 
- Gọi học sinh trình bày bài làm
- Giáo viên nhận xét.
* Chốt : Cần tìm hiểu kĩ các thông tin trong bảng để trả lời câu hỏi
Bài 2 : (Tến hành tương tự bài 1)
3.Củng cố, dặn dò :
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài học sau.
- Học sinh quan sát và trả lời 
+ Bảng số liệu đưa ra tên của các gia đình và số con tương ứng của mỗi gia đình.
+ Bảng có 4 cột và 2 hàng
+ Hàng thứ nhất của bảng cho biết tên của các gia đình.
+ Hàng thứ hai của bảng cho biết số con của mỗi gia đình 
+ Bảng thống kê số con của ba gia đình: gia đình cô Mai, cô Lan, cô Hồng.
+ Gia đình cô Mai có 2 người con
+ Gia đình cô Lan có 2 người con
+ Gia đình cô Hồng có 2 người con
+ Gia đình cô Lan có ít con nhất
+ Những gia đình có số con bằng nhau là gia đình cô Mai và cô Hồng.
- HS đọc 
+ Bảng số liệu đưa ra tên các lớp được thống kê và số học sinh giỏi của từng lớp.
+ Bảng có 5 cột và 2 hàng
+ Hàng thứ nhất của bảng cho biết tên các lớp được thống kê.
+ Hàng thứ hai của bảng cho biết số học sinh giỏi của từng lớp. 
+ Bài toán yêu cầu hãy dựa vào bảng số liệu trả lời câu hỏi. 
- Học sinh làm bài
Lớp 3B có 13 HS giỏi. Lớp 3D có 15 HS giỏi. 
Lớp 3C có nhiều hơn lớp 3 A 7 HS giỏi. 
Lớp 3D có nhiều HS giỏi nhất. Lớp 3B có ít HS giỏi nhất? 
Rút kinh nghiệm – Bổ sung : ............................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Thứ ngày tháng năm 2012 
 ...
 ...
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn : Toán Tuần 26
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU :
- Biết đọc, phân tích và xử lí số liệu của một dãy và bảng số liệu đơn giản. 
* Bài tập cần làm : Bài 1; Bài 2; Bài 3. 
II/ CHUẨN BỊ :
- Bảng phụ kẻ bảng thống kê số liệu BT1 và BT2. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
4’
2’
29’
3’
1.Bài cũ : Làm quen với thống kê số liệu 
- GV cho HS trả lời các câu hỏi BT3 tiết 128
- Nhận xét vở HS
2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Luyện tập 
b.Hướng dẫn thực hành: 
Bài 1 : 
- GV gọi HS đọc yêu cầu. 
- Hướng dẫn cách làm.
- Nhận xét
* Chốt : Để làm đúng bài này hãy đọc kĩ nội dung bài tập và điền vào ô trống cho đúng.
Bài 2: 
- Cho HS làm bài. 
-Nhận xét.
* Chốt : Để làm đúng bài này hãy quan sát kĩ dãy số liệu và trả lời cho đúng.
Bài 3: 
- Cho HS đọc và chọn đáp án đúng. 
- Nhận xét
* Chốt : Để làm đúng bài này hãy quan sát kĩ dãy số liệu và trả lời cho đúng.
3.Củng cố, dặn dò :
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài học sau.
- HS đọc 
Năm
2001
2002
2003
Số thóc
4200kg
3500kg
5400kg
- HS làm bài.
- Số cây thông và bạch đàn năm 2003 bản Na trồng được tất cả là: 
2540 + 2515 = 5055 (cây)
- HS chọn:
A. 9 số. 
C. 60
Rút kinh nghiệm – Bổ sung : ...........................................................................................
.
 Thứ ngày tháng năm 2012 
 .
 .....
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn : Toán Tuần 27
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
I/ MỤC TIÊU :
 TËp trung vµo viÖc ®¸nh gi¸:
	+ X¸c ®Þnh sè liÒn tr­íc hoÆc liÒn sau cña sè cã bèn ch÷ sè; x¸c ®Þnh sè lín nhÊt hoÆc bÐ nhÈttong mét nhãm cã bèn sè, mçi sè cã ®Õn bèn ch÷ sè.
	+ §Æt tÝnh vµ thùc hiÖn c¸c phÐp tÝnh: céng, trõ c¸c sè cã bèn ch÷ sè cã nhí hai lÇn kh«ng liªn tiÕp; nh©n (chia) sè cã bèn ch÷ sè víi sè (cho) sè cã mét ch÷ sè.
	+ §æi sè ®o ®é dµi cã tªn hai ®¬n vÞ ®o thµnh sè ®o cã mét tªn ®¬n vÞ ®o; x¸c ®Þnh mét ngµy nµo ®ã trong mét th¸ng lµ ngµy thø mÊy trong tuÇn lÔ.
	+ BiÕt sè gãc vu«ng trong mét h×nh
	+ Gi¶i bµi to¸n b»ng hai phÐp tÝnh.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1.GV giao đề :
2. Nhắc nhở HS
3. HS làm bài ( Làm theo đề chung của cả khối)
4. Thu bài
- HS lắng nghe
- HS làm bài.
Rút kinh nghiệm – Bổ sung : ...........................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_toan_lop_3_tuan_26_nam_2012.doc