Giáo án Lớp 3 - Tuần 18 - Trường Tiểu học số 2 Cát Minh

Giáo án Lớp 3 - Tuần 18 - Trường Tiểu học số 2 Cát Minh

▪ Rèn kĩ năng đọc :

Kiểm tra lấy điểm Tập đọc :

- HS đọc thông các bài tập đọc đã học từ đầu năm lớp 3 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 65 chữ / phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ).

- Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu : HS trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.

- Rèn kĩ năng viết chính tả qua bài chính tả nghe – viết : Rừng cây trong nắng.

II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Phiếu viết tên các bài Tập đọc ở SGK.

- Bảng lớp viết sẵn bài tập 2 và 3 (t2 ).

 

doc 21 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 722Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 18 - Trường Tiểu học số 2 Cát Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, 01 / 01 / 2007
Tiết 1 : HĐTT :
Tiết 2+3 : Tập đọc 
 Bài : ĐỌC THÊM : QUÊ HƯƠNG – CHÕ BÁNH KHÚC CỦA DÌ TÔI
 ÔN TẬP – KIỂM TRA TẬP ĐỌC (T1 + T2) 	 
I / MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
▪ Rèn kĩ năng đọc :
Kiểm tra lấy điểm Tập đọc :
- HS đọc thông các bài tập đọc đã học từ đầu năm lớp 3 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 65 chữ / phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ).
- Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu : HS trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Rèn kĩ năng viết chính tả qua bài chính tả nghe – viết : Rừng cây trong nắng.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Phiếu viết tên các bài Tập đọc ở SGK.
- Bảng lớp viết sẵn bài tập 2 và 3 (t2 ).
III / LÊN LỚP :
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-2’
18-20’
5-6’
14-15’
4-5’
5-6’
5-6’
8-10’
1-2’
1/ Ổn định tổ chức :
Kiểm tra sĩ số, hát tập thể.
2/ Kiểm tra :
- Kiểm tra nửa số HS trong lớp.
- Gọi HS lần lượt bốc thăm bài đọc.
- Yêu cầu HS chuẩn bị bài trong 2 phút.
- HS đọc một đoạn trong bài và trả lời câu hỏi có nội dung trong đoạn vừa đọc.
- GV nhận xét, đánh giá.
3/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1 : Viết chính tả : Rừng cây trong nắng.
- GV đọc toàn bài viết.
- Gọi 2 HS đọc lại.
* uy nghi : có dáng vẻ tôn nghiêm, gợi sự tôn kính.
* tráng lệ : đẹp lộng lẫy.
? Đoạn văn tả cảnh gì ?
- Yêu cầu HS đọc thầm bài viết và tập viết các chữ dễ viết sai ra nháp.
3/ HS viết bài : 
- GV đọc bài cho HS viết vào vở.
4/ chấm, chữa bài :
- GV chấm 5 – 7 bài để nhận xét, số còn lại thu về nhà chấm.
Bài 2 : Tìm hình ảnh so sánh trong các câu văn.
* nến : vật để thắp sáng, làm bằng mỡ hay sáp. Còn gọi là đèn sáp.
* dù : vật như chiếc ô để che nắng, che mưa cho khách ở trên bãi biển.
- Gọi HS nêu các sự vật được so sánh với nhau, GV gạch chân các từ chỉ sự vật đó.
Bài 3 : Từ “biển” trong câu có ý nghĩa gì ?
Từ trong biển lá xanh rờn, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời.
- GV nhận xét, bổ sung.
- Gọi vài em đọc lại câu văn.
* Tổ chức cho HS đọc thêm bài : Quê hương ; Chõ bánh khúc của dì tôi.
5/ Củng cố – dặn dò :
- Dặn HS ôn lại các bài Học thuộc lòng để kiểm tra lấy điểm ; xem trước các bài tập
trong các tiết ôn tập.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số. Bắt bài hát .
- HS bốc thăm bài đọc và chuẩn bị.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS theo dõi ở SGK.
- 2 HS đọc bài.
- HS lắng nghe.
- Tả cảnh đẹp của rừng cây trong nắng, có nắng vàng óng ; rừng cây uy nghi, tráng lệ ; mùi hương lá tràm thơm ngát ; tiếng chim vang xa, vọng lên bầu trời cao xanh thẳm.
- HS đọc thầm và tập viết từ khó.
- HS viết bài vào vở.
- Cả lớp nộp bài. 
- HS lắng nghe.
- HS nêu :
a) Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời như những cây nến khổng lồ.
b) Đước mọc san sát, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi.
- Ý nói lượng lá trong rừng tràm bạt ngàn trên một diện tích rộng lớn khiến ta tưởng như đang đứng trước một biển lá.
- Vài HS đọc lại câu văn.
- HS lắng nghe và thực hiện.
& RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
Tiết 4 : Toán :
 Bài : CHU VI HÌNH CHỮ NHẬT 	
I / MỤC TIÊU :
Giúp HS :
- Nắm được quy tắc tính chu vi hình chữ nhật.
- Vận dụng quy tắc để tính chu vi hình chữ nhật (biết chiều dài, chiều rộng của nó) và làm quen với giải toán có nội dung hình học (liên quan đến tính chu vi hình chữ nhật)
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Vẽ sẵn một hình chữ nhật có kích thước 3 dm, 4 dm ở bảng lớp.
III / LÊN LỚP :
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3-4’
10-12’
19-20’
1-2’
1/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS nêu đặc điểm của hình chữ nhật.
- GV nhận xét, đánh giá.
2/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
Xây dựng quy tắc tính chu vi hình chữ nhật
- GV vẽ hình ở bảng :
- Yêu cầu HS tính chu vi của hình tứ giác trên
- Vẽ hình :
- Cho hình chữ nhật ABCD có chiều dài 4 cm, chiều rộng 3 cm. Tính chu vi hình chữ nhật đó.
- Yêu cầu HS nêu cách tính.
Chu vi hình chữ nhật ABCD là :
 4 + 3 + 4 + 3 = 14 (cm)
Hoặc : (4 + 3) Í 2 = 14 (cm)
? Em có thể nêu cách tính chu vi hình chữ nhật ?
Vậy : Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng rồi nhân với 2 (cùng đơn vị đo).
- Gọi vài HS nhắc lại.
3/ Luyện tập :
Bài 1 : Tính chu vi hình chữ nhật.
a) Chiều dài 10 cm, chiều rộng 5 cm.
b) Chiều dài 2 dm, chiều rộng 13 cm.
? Ở câu b ta cần làm gì trước khi áp dụng công thức tính chu vi hình chữ nhật ?
- Gọi 2 HS làm ở bảng, các HS khác làm vào vở.
Bài 2 : Giải toán có lời văn
- Gọi 1 HS đọc đề toán.
- Gọi 1 HS giải ở bảng, các HS khác làm vào vở.
- Gọi vài em nêu kết quả giải.
Bài 3 : Tìm kết quả đúng.
- Yêu cầu HS quan sát hình ở SGK, GV nêu từng kết quả ở bài tập, HS tìm và ghi kết quả đúng ra bảng con.
- GV nhận xét, đánh giá.
4/ Củng cố – dặn dò :
- Dặn HS làm bài tập ở vở ; chuẩn bị bài tiếp theo.
- 2 HS nêu đặc điểm của hình chữ nhật.
- HS theo dõi ở bảng.
- Lấy : 5 + 4 + 3 + 2 = 14 (cm)
- HS quan sát ở bảng.
- Lấy : 4 + 3 + 4 + 3 = 14 (cm)
- Lấy số đo chiều dài cộng với số đo chiều rộng rồi nhân với 2.
- Vài HS nhắc lại quy tắc.
- Ta đổi 2 dm = 20 cm
- 2 HS làm ở bảng :
a) Chu vi hình chữ nhật là :
(10 + 5) Í 2 = 30 (cm)
Đáp số : 30 cm
b) Chu vi hình chữ nhật là :
(13 + 20) Í 2 = 66 (cm)
Đáp số : 66 cm
- 1 HS đọc đề toán.
Giải :
Chu vi mảnh đất là :
(35 + 20) Í 2 = 110 (cm)
Đáp số : 110 cm
- Kết quả đúng : Câu c
- HS lắng nghe và thực hiện.
& RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
Thứ ba, 02 / 01 / 2007
Tiết 1 : Chính tả :
 Bài : ĐỌC THÊM : LUÔN NGHĨ ĐẾN MIỀN NAM
 ÔN TẬP – KIỂM TRA TẬP ĐỌC (T3) 	
I / MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm Tập đọc.
- Luyện tập điền vào giấy tờ in sẵn : Điền đúng nội dung vào giấy mời (cô) thầy hiệu trưởng đến dợ liên hoan với lớp chào mờng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11. 
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Phiếu viết tên từng bài Tập đọc đã học.
- Vở bài tập.
III / LÊN LỚP :
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-2’
2-3’
9-10’
9-10’
9-10’
1-2’
1/ Ổn định tổ chức :
- Kiểm tra sĩ số, hát tập thể.
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
- Kiểm tra số HS.
- Gọi HS lần lượt bốc thăm bài đọc và chuẩn bị trong 2 phút.
- Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi ở SGK.
- GV ghi điểm cho từng em.
* Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 2 : Điền vào giấy tờ in sẵn.
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm mẫu giấy mời.
Lưu ý : 
* Mỗi em phải đóng vai lớp trưởng viết giấy mời thầy hiệu trưởng.
* Bài tập này giúp các em thực hành viết giấy mời đúng nghi thức. Em phải điền vào giấy mời những lời lẽ trân trọng, ngắn gọn. Nhớ ghi rõ ngày, tháng, địa điểm.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi 1 HS điền miệng nội dung giấy mời.
* Tổ chức cho HS đọc thêm bài : Luôn nghĩ đến miền Nam.
4/ Củng cố – dặn dò :
- Dặn HS hoàn thiện bài tập ở vở và chuẩn bị bài tiếp theo.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số. Bắt bài hát.
- HS lần lượt bốc thăm và chuẩn bị bài.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS đọc thầm mẫu giấy mời.
- HS lắng nghe.
 Giấy mời
Kính gửi : Thầy hiệu trưởng trường tiểu học
 An Tân.
Lớp 3 C trân trọng kính mời thầy
Tới dự : buổi liên hoan chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 –11 – 2006
Tại : phòng học lớp 3 C
Chúng em rất mong được đón thầy.
 Ngày 17 – 11 – 2006 
 TM lớp
 Lớp trưởng
- HS lắng nghe và thực hiện.
& RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
Tiết 2 : Toán :
 Bài : CHU VI HÌNH VUÔNG 	
I / MỤC TIÊU :
Giúp HS :
- Biết cách tính chu vi hình vuông (Lấy độ dài 1 cạnh nhân với 4)
- Vận dụng quy tắc để tính chu vi một số hình có dạng hình vuông.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Vẽ sẵn hình vuông có cạnh dài 3 dm lên bảng.
III / LÊN LỚP :
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3-4’
8-10’
18-19’
1-2’
1/ Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS trả lời : Thế nào là hình vuông 
- Kiểm tra vở bài tập của HS nhóm 1 &ø4.
- GV nhận xét, đánh giá.
2/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
Giới thiệu cách tính chu vi hình vuông.
- GV nêu : Cho hình vuông có cạnh 3 dm. hãy tính chu vi hình vuông đó.
? Muốn tính chu vi hình vuông ta làm thế nào 
Ghi : 3 + 3 + 3 + 3 = 12 (dm)
Hay : 3 Í 4 = 12 (dm)
Þ Muốn tính chu vi hình vuông ta lấy độ dài một cạnh nhân với 4.
- Gọi vài HS nhắc lại.
3/ Luyện tập :
Bài 1 : Viết vào ô trống theo mẫu.
- GV kẻ bảng như SGK, gọi HS thực hiện.
- GV làm mẫu cột thứ nhất.
- Gọi 3 HS thực hiện 3 cột còn lại, các HS khác làm vào vở 
Bài 2 : Giải toán có lời văn.
- Gọi 1 HS đọc đề toán.
Tóm tắt :
Đoạn dây uốn thành hình vuông cạnh 10 cm.
Tính độ dài đoạn dây.
? Bài toán hỏi gì ?
? Bài toán cho biết gì ?
? Tính độ dài đoạn dây nghĩa là tính gì ?
? Muốn tính chu vi hình vuông đó ta làm thế nào ?
- Gọi 1 HS làm ở bảng, các em khác làm vào vở.
Bài 3 : Giải toán có lời văn
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
Tóm tắt :
Mỗi viên gạch hình vuông có cạnh 20 cm
Tính chu vi hình chữ nhật ghép bởi 3 viên gạch.
? Bài toán hỏi gì ?
? Bài toán cho biết gì ?
? Muốn tính chu vi hình chữ nhật này em làm thế nào ?
H ... iệc gì ? Vì sao ta phải tích cực tham gia việc trường, việc lớp ?
? Hàng xóm láng giềng là những ai ? Vì sao ta phải quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng ?
? Thương binh, liệt sĩ là những ai ? Vì sao ta phải biết ơn họ ? Em đã làm gì để thể hiện lòng biết ơn đó ?
& RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
Tiết : Mĩ thuật :
Thứ năm, 04 / 01 / 2007
Tiết 1 : Thể dục :
Tiết 2 : Tập đọc :
 Bài : ĐỌC THÊM : BA ĐIỀU ƯỚC ; ÂM THANH THÀNH PHỐ
 ÔN TẬP – KIỂM TRA HỌC THUỘC LÒNG (T7) 	
I / MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm Học thuộc lòng.
- Ôn luyện về dấu chấm, dấu phẩy.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Phiếu ghi tên từng bài Học thuộc lòng.
- Vở bài tập Tiếng Việt.
III / LÊN LỚP :
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-2’
1’
7-8’
9-10’
13-15’
1-2’
1/ Ổn định tổ chức :
- Kiểm tra sĩ số, hát tập thể.
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
* Kiểm tra lấy điểm Học thuộc lòng.
- Gọi số HS còn lại bốc thăm bài đọc và chuẩn bị trong 2 phút.
- Gọi từng em trình bày bài trước lớp.
- GV ghi điểm cho từng em.
* Ôn tập :
Bài 2 : Điền dấu chấm, dấu phẩy.
- Gọi 1 HS đọc nội dung bài tập.
- GV ghi câu chuyện : Người nhát nhất lên 
bảng.
- Yêu cầu HS đọc câu chuyện.
Þ Khi đặt dấu chấm vào đoạn văn, các em nhớ viết hoa chữ đầu câu tiếp theo.
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
- 1 HS sửa bài ở bảng.
- Gọi một số HS đọc lại đoạn văn ghi đúng dấu câu ở bảng.
? Có đúng là người bà trong truyện này rất nhát không ? Câu chuyện đáng cười ở điểm nào ?
- GV chốt lại ý đúng để HS ghi nhớ.
- Gọi HS đọc lại câu chuyện.
* Tổ chức cho HS đọc thêm bài : Ba điều ước ; Âm thanh thành phố.
4/ Củng cố – dặn dò :
- Dặn HS ôn thật kĩ để kiểm tra CKI ; dặn HS làm lại các bài tập ở các tiết ôn tập.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số. Bắt bài hát.
- HS bốc thăm bài đọc và chuẩn bị bài.
- Từng HS đọc bài.
- 1 HS đọc nội dung bài tập 2.
- HS theo dõi ở bảng.
- HS đọc chuyện.
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS sửa bài ở bảng.
 NGƯỜI NHÁT NHẤT
Một cậu bé được bà dẫn đi chơi phố. Lúc về, cậu nói với mẹ :
 - Mẹ ạ, bây giờ con mới biết là bà nhát lắm.
Mẹ ngạc nhiên :
 - Sao con lại nói thế ?
Cậu bé trả lời :
 - Vì cứ mỗi khi qua đường, bà lại nắm chặt lấy tay con.
- HS đọc đoạn văn ở bảng.
- Bà lo cho cháu nên nắm chặt tay cháu khi qua đường, sợ cháu đi không khéo sẽ bị tai nạn vì đường rất đông xe cộ. Cậu bé không hiểu lại tưởng bà nắm chặt tay mình vì bà rất nhát. Đây cũng chính là điểm đáng buồn cười của câu chuyện.
- 1 HS đọc lại câu chuyện.
- HS lắng nghe và thực hiện.
& RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
Tiết 3 : Toán :
 Bài : LUYỆN TẬP CHUNG 	
I / MỤC TIÊU :
Giúp HS :
- Ôn tập hệ thống các kiến thức đã học ở nhiều bài về phép tính nhân, chia trong bảng ; nhân, chia số có hai ba chữ số (cho) số có một chữ số ; tính giá trị của biểu thức.
- Củng cố cách tính chu vi hình vuông, hình chữ nhật, giải toán về tìm một phần mấy của một số.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng phụ ghi tóm tắt bài toán 4.
III / LÊN LỚP :
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2-3’
4-5’
6-7’
7-8’
8-9’
5-6’
1-2’
1/ Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra vở bài tập của HS nhóm 1 và 3.
- GV nhận xét, đánh giá.
2/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1 : Tính nhẩm.
- GV ghi lần lượt từng phép tính lên bảng, gọi - HS nêu kết quả.
Bài 2 : Tính.
- Gọi HS thực hiện ở bảng, các em khác làm vào bảng con.
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 3 : Giải toán có lời văn.
- Gọi 1 HS đọc đề toán.
Tóm tắt :
Vườn cây hình chữ nhật có : 
Dài : 100 m
Rộng : 60 m
Chu vi : . . . m ?
- Gọi 1 HS nêu quy tắc tính chu vi hình chữ nhật.
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
81 m
bán
còn
Bài 4 : Giải toán có lời văn.
- 1 HS đọc đề toán.
Tóm tắt :
? Bài toán hỏi gì ?
? Bài toán cho biết gì ?
? Muốn biết số vải còn lại em phải biết gì ?
? Muốn biết số vải đã bán em làm thế nào ?
? Muốn biết số vải còn lại em làm thế nào ?
- Yêu cầu HS làm vào vở.
Bài 5 : Tính giá trị của biểu thức.
- Gọi 3 HS làm ở bảng, các em khác làm vào bảng con.
- GV nhận xét, đánh giá.
4/ Củng cố – dặn dò :
- Dặn HS chuẩn bị kiểm tra CKI.
- HS trình vở để GV kiểm tra.
9 Í 5 = 45 63 : 7 = 9
3 Í 8 = 24 40 : 5 = 8
6 Í 4 = 24 45 : 9 = 5
2 Í 8 = 16 81 : 9 = 9
. . . . . . . . . . . . . . 
- 1 HS đọc đề toán.
- HS theo dõi ở bảng.
- 1 HS nhắc lại.
Giải :
Chu vi vườn cây hình chữ nhật là :
(100 + 60) Í 2 = 320 (m)
Đáp số : 320 m
- 1 HS đọc đề toán.
- Hỏi cuộn vải còn bao nhiêu mét ?
- Cuộn vải dài 81 m ; đã bán số vải .
- Phải biết cuộn vải dài bao nhiêu mét ; đã bán bao nhiêu mét ?
- Lấy : 81 : 3 = 27 (m)
- Lấy : 81 – 27 = 54 (m)
Giải :
Số vải đã bán là :
81 : 3 = 27 (m)
Số vải còn lại là :
81 – 27 = 54 (m)
Đáp số : 54 m
25 Í 2 + 30 = 50 + 30
 = 80
75 + 15 Í 2 = 75 + 30
 = 105
70 + 30 : 3 = 70 + 10
 = 80
- HS lắng nghe và thực hiện.
& RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
Tiết 4 : Thủ công :
 Bài : CẮT, DÁN CHỮ VUI VẺ 	
I / MỤC TIÊU :
- HS biết vận dụng kĩ năng kẻ, cắt, dán chữ đã học ở các bài trước để cắt, dán được chữ VUI VẺ đúng quy trình kĩ thuật.
- HS yêu thích sản phẩm cắt, dán chữ.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Mẫu chữ VUI VẺ đã hoàn chỉnh.
III / LÊN LỚP :
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-2’
5-6’
24-26’
1-2’
1/ Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
- GV nhận xét, đánh giá.
2/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
- Gọi 1 HS nhắc lại các bước tiến hành cắt, dán chữ VUI VẺ.
3/ Thực hành :
- Yêu cầu cả lớp thực hành cắt, dán chữ VUI VẺ.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS để các em hoàn thành sản phẩm của mình.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của từng cá nhân, từng nhóm.
4/ Củng cố – dặn dò :
- Dặn HS chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau.
- HS để đồ dùng trên bàn cho GV kiểm tra.
- 1 HS nhắc lại :
Bước 1 : Kẻ, cắt, các chữ cái của chữ VUI VẺ.
Bước 2 : Dán chữ VUI VẺ.
- HS thực hành cắt, dán chữ.
- HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
-HS lắng nghe và thực hiện.
& RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
Tiết 5 : Tự nhiên – Xã hội :
 Bài : VỆ SINH MÔI TRƯỜNG 	
I / MỤC TIÊU :
Sau bài học, HS biết :
- Nêu tác hại của rác thải đối với sức khỏe con người.
- Thực hiện những hành vi đúng để tránh ô nhiễm do rác thải gây ra đối với môi trường sống.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Các hình như SGK.
III / LÊN LỚP :
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3-4’
28-30’
1-2’
1/ Kiểm tra bài cũ :
- GV nhận xét sơ về kiến thức đạt được của HS trong tiết ôn tập vừa qua.
2/ Bài mới :
Ø Giới thiệu và ghi đề bài :
▪ Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm.
+ Mt : HS biết được sự ô nhiễm và tác hại của rác thải đối với sức khỏe con người.
+ Th : Yêu cầu các nhóm thảo luận theo gợi ý sau :
? Hãy nói cảm giác của các bạn khi đi qua đống rác ?
? Rác có hại như thế nào ?
? Những sinh vật nào thường sống ở đống rác, chúng có hại gì đối với sức khỏe con người ?
- Gọi vài nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
ÄKL : Trong các loại rác, có những loại rác dể bị thối rữa và chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Chuột, gián, ruồi, . . . thường sống ở nơi có rác. Chúng là các con vật trung gian truyền bệnh cho người.
▪ Hoạt động 2 : Làm việc theo cặp.
+ Mt : HS nói được những việc làm đúng và những việc làm sai trong việc thu gom rác thải.
+ Th : 
- Yêu cầu HS quan sát hình SGK vừa chỉ vừa nói việc làm đúng, sai.
- Gọi vài cặp trình bày trước lớp.
? Cần phải làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng ?
? Em đã làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng ?
? Hãy nêu cách xử lí rác ở địa phương em ?
ÄKL : Có nhiều cách xử lí rác hợp vệ sinh : có thể chôn, đốt rác, ủ rác để làm phân bón ; các rác thải có thể tái chế : ni lông, sắt, thủy tinh.
▪ Hoạt động 3 : Sáng tác các hoạt cảnh ngắn để đóng vai.
- Yêu cầu 2 tổ sáng tác các hoạt cảnh ngắn về chủ đề : Vệ sinh môi trường để đóng vai thể hiện hoạt cảnh.
- Gọi lần lượt từng tổ thể hiện.
- Cả lớp nhận xét, góp ý.
- GV nhận xét tuyên dương tổ thể hiện hoạt cảnh tốt, có chất lượng.
3/ Củng cố – dặn dò :
- Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
- HS lắng nghe.
- Khi đi qua đống rác ta thấy rất hôi thối, khó chịu . . .
- Rác chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh, rất ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
- Các con vật : chuột, gián, ruồi, . . . thường sống ở các đống rác. Chúng là những con vật trung gian truyền bệnh cho con người.
- HS quan sát hình và trao đổi theo cặp.
- HS trao đổi trước lớp.
- Ta phải quét dọn nhà cửa, đường làng  sạch sẽ, thu gom rác thải bỏ đúng nơi qui định.
- HS lần lượt nêu các việc mình đã làm.
- Thu gom rác lại và đốt ; ủ rác làm phân ; chôn rác  .
- HS thảo luận theo tổ, sáng tác hoạt cảnh, phân vai thể hiện hoạt cảnh đó.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện.
& RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
Thứ sáu, 05 / 01 / 2007
Tiết 1 : Chính tả :
 KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CK I
Tiết 2 : Nhạc :
Tiết 3 : Tập làm văn : 
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CK I
Tiết 4 : Toán :
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CK I

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN -18- C.doc