Đề tài Biện pháp quản lí chất lượng dạy-học ở Trường TH Khải Xuân-Huyện Thanh Ba-Tỉnh Phú Thọ

Đề tài Biện pháp quản lí chất lượng dạy-học ở Trường TH Khải Xuân-Huyện Thanh Ba-Tỉnh Phú Thọ

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Hoạt động dạy học là hoạt động trung tâm của trường. Đây là nhiệm vụ cơ bản và thiết yếu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Chính vì vậy nên mục đích nghiên cứu đề tài nhằm nắm bắt thực trạng dạy học, phân tích nguyên nhân cơ bản, đồng thời tìm ra những biện pháp tích cực tác động có hiệu quả để quản lý tốt hoạt động dạy học.

 

doc 35 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 445Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Biện pháp quản lí chất lượng dạy-học ở Trường TH Khải Xuân-Huyện Thanh Ba-Tỉnh Phú Thọ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Nội dung
trang
Mở đầu
3
I. Lý do chọn đề tài
3
II. Mục đích nghiên cứu
5
III. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
5
IV.Nhiệm vụ nghiên cứu 
5
V. Giả thuyết khoa học
5
VI. Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài
6
VII. Phương pháp nghiên cứu
6
Nội dung
7
Chương 1: Cơ sở lý luận
7
I. Một số khái niệm cơ bản
7
II. Quản lý hoạt động dạy học trường tiểu học
11
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học khải xuân – thanh ba – Phú thọ.
15
	I. Vài nét về địa bàn nghiên cứu. Đặc điểm của trường tiểu học Khải Xuân – Thanh Ba – Phú Thọ.
15
II. Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học của nhà trường.
18
Chương 3: Biện pháp quản lý chất lượng dạy- học ở trường tiểu học khải xuân – thanh ba – Phú thọ.
22
I. Căn cứ đề xuất biện pháp
22
II - Biện pháp quản lý chất lượng dạy- học ở trường tiểu học KhảI Xuân huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ:
22
Kết luận 
31
1. Kết luận
31
2. Kiến nghị
31
Tài liệu tham khảo
33
Mở đầu
I. Lý do chọn đề tài.
1. Lý do khách quan.
	Giáo dục - Đào tạo đóng vai trò chủ yếu trong việc giữ gìn, phát triển truyền bá nền văn minh nhân loại. Trong thời đại của cuộc cách mạng khoa học công nghệ ngày nay, tiềm năng trí tuệ trở thành động lực chính của sự tăng tốc phát triển, Giáo dục - Đào tạo được coi là nhân tố quyết định sự thành bại của mỗi quốc gia trên trường quốc tế và sự thành đạt của mỗi người trong cuộc sống của mình. Mỗi Quốc gia, mỗi con người có khẳng định được vị trí của mình hay không. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng học tập của dân chúng. Vì vậy, hiện nay không chỉ Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới đã đặt giáo dục vào vị trí quốc sách hàng đầu.
	Mỗi một cán bộ quản lý, mỗi một giáo viên trực tiếp giảng dạy phải cần xác định vị trí của giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư có lãi nhất vì nhiệm vụ của giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần tạo ra động lực thúc đẩy và là điều kiện cơ bản đảm bảo việc thực hiện Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. 
Chúng ta đã biết, chất lượng và hiệu quả của Giáo dục - Đào tạo là mục tiêu mà ngành giáo dục đã đề ra nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội nói chung và chất lượng dạy học nói riêng, là nhiệm vụ cơ bản, trọng tâm mà nhà trường phải đảm nhiệm.
	Hiện nay, chất lượng dạy và học đang là vấn đề quan tâm của xã hội, là một trong những tiêu chí hàng đầu để đánh giá sự phát triển của ngành Giáo dục - Đào tạo nói chung và trường Tiểu học nói riêng. Đây là vấn đề đang đặt ra cho hàng ngũ cán bộ quản lý phải nắm bắt kịp thời, phải thường xuyên theo dõi và đặc biệt quan tâm.
Trong những năm gần đây, vấn đề chất lượng dạy học đã được Đảng và Nhà nước, các cấp quản lý giáo dục đề cập khá thường xuyên, có nhiều chuyên đề, hội thảo khoa học, hội nghị giáo dục các cấp đã bàn bạc, thảo luận. Ngành giáo dục đang thực hiện sứ mệnh mà Đảng và Nhà nước giao phó: “Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy”. 
Tất cả những vấn đề trên nhằm mục đích từng bước góp phần làm cho sự nghiệp giáo dục phát triển nhanh và bền vững, chất lượng và hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội cũng như sự tiến bộ của khoa học công nghệ, an ninh - quốc phòng. 
Song để đạt hiệu quả cao trong giáo dục, trong đổi mới nội dung phương pháp phải đi đôi với công tác quản lý giáo dục và chính đây là vấn đề đặt ra cho người quản lý trường học một nhiệm vụ hết sức nặng nề. Đó là phải đẩy mạnh đồng bộ các hoạt động của nhà trường nhằm giáo dục con người - phát triển toàn diện. Trong các hoạt động đó, thì hoạt động dạy học là hoạt động trung tâm mà người quản lý trường học phải quan tâm, chỉ đạo một cách thường xuyên, liên tục.
	2. Lý do chủ quan.
Trong thực tiễn thực hiện nay cho thấy để đạt và thực hiện được đầy đủ, triệt để các yêu cầu của công tác giáo dục đã định ra quả là một trách nhiệm hết sức to lớn. Nó đòi hỏi người quản lý phải biết liên tục tìm tòi, học hỏi cả về cơ sở lý luận cùng với kinh nghiệm thực tế được đúc rút qua quá trình làm việc thì mới có thể đưa khâu quản lí hoạt động dạy học đạt hiệu quả cao, từ việc lập kế hoạch, điều hành, kiểm tra đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm  hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò.
Từ thực tế chất lượng dạy học của Trường Tiểu học Khải Xuân - Huyện Thanh Ba - Tỉnh Phú Thọ có những bước phát triển về quy mô số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, trường vẫn còn một số tồn tại: Một số giáo viên chậm cải tiến trong đổi mới phương pháp dạy học, học sinh chưa thật sự chủ động tích cực trong việc lĩnh hội kiến thức. Công tác quản lí chưa chu đáo, chặt chẽ và còn nhiều bất cập, lúng túng.
Qua nghiên cứu lí luận và từ tình hình thực tiễn ở địa phương, là người trực tiếp quản lí chỉ đạo công tác giáo dục ở một trường Tiểu học, tôi chọn đề tài:
 “ Biện pháp quản lí chất lượng dạy - học ở TrườngTH Khải Xuân - Huyện Thanh Ba - Tỉnh Phú Thọ”.
II. Mục đích nghiên cứu:
Hoạt động dạy học là hoạt động trung tâm của trường. Đây là nhiệm vụ cơ bản và thiết yếu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Chính vì vậy nên mục đích nghiên cứu đề tài nhằm nắm bắt thực trạng dạy học, phân tích nguyên nhân cơ bản, đồng thời tìm ra những biện pháp tích cực tác động có hiệu quả để quản lý tốt hoạt động dạy học.
III. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .
1. Khách thể nghiên cứu:
Giáo viên, học sinh và phụ huynh trường tiểu học Khải Xuân - Huyện Thanh Ba Tỉnh Phú Thọ.
Một số cán bộ quản lý tại các trường Tiểu học Huyện Thanh Ba Tỉnh Phú Thọ.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Biện pháp trong quá trình quản lý hoạt động dạy học trường tiểu học Khải Xuân - Huyện Thanh Ba - Tỉnh Phú Thọ.
IV. NHiệm vụ nghiên cứu.
1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác quản lý hoạt động dạy học của trường Tiểu học.
2. Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học của trường Tiểu học Khải Xuân huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ.
3. Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động dạy học của trường Tiểu học Khải Xuân huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ. 
 V. Giả thuyết nghiên cứu khoa học :
Việc quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường Tiểu học là việc làm thường xuyên và luôn được coi trọng song vẫn còn gây nhiều lúng túng đối với người quản lý. Nếu người quản lý trường Tiểu học có được những biện pháp phù hợp, đáp ứng yêu cầu giáo dục thì chất lượng giáo dục của nhà trường luôn được duy trì và nâng cao. 
VI. giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài. 
1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu:
Tập trung nghiên cứu chất lượng giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh.
2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu:
Với điều kiện và hoàn cảnh cho phép, tôi sẽ nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến đề tài tại trường tiểu học Khải Xuân - Huyện Thanh Ba - Tỉnh Phú Thọ.
3. Giới hạn về khách thể điều tra.
- Giáo viên trường tiểu học Khải Xuân - Huyện Thanh Ba -Tỉnh Phú Thọ: 20 người
	- Học sinh trường tiểu học Khải Xuân - Huyện Thanh Ba Tỉnh Phú Thọ. : 100 em.
- Phụ huynh trường TH Khải Xuân - Huyện Thanh Ba Tỉnh Phú Thọ.:10 người. 
- Một số cán bộ quản lý tại trường TH tiểu học Khải Xuân - Huyện Thanh Ba Tỉnh Phú Thọ: 3 người.
VII. Phương pháp nghiên cứu: 
1. Phương pháp nghiên cứu lí luận .
	- Nghiên cứu sưu tầm các tài liệu.
	- Phân tích tổng hợp các tài liệu .
 	- Hệ thống hoá, khái quát hoá tài liệu .
2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn :
- Phương pháp quan sát các hoạt động quản lý 
- Phương pháp chuyên gia
	- Tổng kết kinh nghiệm quản lý .
	- Phương pháp điều tra .
3. Phương pháp thống kê .
 	Sử dụng thống kê toán học để học để xử lí số liệu .
Nội dung
Chương 1 : Cơ sở lý luận
Một số kháI niệm cơ bản:
Biện pháp dạy học: 
Biện phỏp dạy học là những cỏch thức tỏc động thực tiễn của người dạy và người học lờn đối tượng dạy và học. Vỡ vậy biện phỏp là sự hiện thực húa sức mạnh của phương phỏp, là cơ cấu kĩ thuật của phương phỏp để thực hiện mục đớch dạy học. Nếu khụng cú biện phỏp thỡ phương phỏp trở nờn trống rỗng, khụng cú nội dung. Nếu biện phỏp tốt, hiệu quả của phương phỏp sẽ cao và ngược lại. Tớnh chất và cường độ của cỏc biện phỏp dạy học thể hiện tớnh tớch cực của quỏ trỡnh dạy học.
Cú hệ thống biện phỏp của người dạy và biện phỏp của người học. Đối tượng tỏc động, tớnh chất và cường độ cỏc biện phỏp của người dạy và người học bị qui định bởi mục đớch dạy học, nội dung dạy học, vị thế người dạy và người học trong mối quan hệ giữa người dạy và người học.Chẳng hạn, nếu mục đớch hướng đến nội dung tri thức khoa học thỡ cỏc biện phỏpcủa người dạy chủ yếu tỏc động vào nội dung tri thức và cỏch truyền thụ chỳng;nếu mục đớch là hỡnh thành cỏc kĩ năng hành động cho người học, thỡ biện phỏpdạy học phải là giới thiệu và hướng dẫn người học thực hành cỏc kĩ năng đú. 
Cụng cụ dạy học quy định trỡnh độ dạy học. Núi cỏch khỏc, cơ chế triển khai và trỡnh độ cỏc biện phỏpquy định trỡnh độ phương phỏp dạy học và hiệu quả dạy học. Đến lượt nú, cơ chế và trỡnh độ cỏc biện phỏp bị quy định bởi cụng cụ dạy học. Cỏc cụng cụ dạy học rất đa dạng, bao gồm:
+ Cỏc cụng cụ tõm lớ: Là cỏc tri thức, cỏc khỏi niệm khoa học, cỏc cụng cụ nhận thức như trớ nhớ, tư duy, ngụn ngữ.v.v Trong đú cỏc khỏi niệm khoa học là cụng cụ quan trọng nhất. Khỏi niệm khoa học trong mụn học là thước đo trỡnh độ dạy học.
+ Cỏc cụng cụ kĩ thuật:Cỏc cụng cụ kĩ thuật cú một phổ rất rộng, bao gồm cỏc biểu đồ, cỏc bảng tư liệu, tranh ảnh, bản đồ, mụ hỡnh, mỏy tớnh, mỏy dạy học và cỏc phương tiện kĩ thuật khỏc.
Cỏc biện phỏp dạy ( và học ) tồn tại vừa theo cấu trỳc khụng gian vừa theo quy trỡnh tuyến tớnh. Núicỏch khỏc, hệ thống biện phỏp dạy là cấu trỳc đa diện, đa tầng. trong đú cỏctiểu hệ thống biện phỏp đảm nhận chức năng riờng và kết hợp với nhau thành một hệ thống hữu cơ.Trong mỗi tiểu hệ thống, cỏc biện phỏp cụ thể kết hợp với nhau theo logic tuyến tớnh, tạo thành quy trỡnh chặt chẽ ( cỏc bước tỡm hiểu học sinh, cỏc bước thiết kế bài học v.v). Vỡ vậy trong thực tiễn dạy học, một mặt phải xỏc địnhđược đầy đủ cỏc bỡnh diện thao tỏc, đồng thời phải thiết lập được quy trỡnh cỏc thao tỏc trong từng bỡnh ... ểm thi đua từng lớp rồi đánh giá tổng kết, rút kinh nghiệm, định hướng cho thời gian tiếp theo.
3. Biện pháp về mặt nhân lực:
Cách tổ chức dù có sáng tạo khoa học đến đâu nhưng nếu thiếu vai trò chủ đạo của đội ngũ giáo viên thì không thể đạt được kết quả vì học vừa là chủ thể vừa là khách thể của đối tượng quản lý. Mọi quy định đặt ra trong khâu tổ chức chỉ mãi là lý thuyết. Điều đáng bàn ở đây là người quản lý muốn quản lý hoạt động dạy học đạt hiệu quả cần phải biết quan tâm đến việc bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giáo viên: giỏi về chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ và có lối sống, tác phong làm việc khoa học. Để làm được công việc nêu trên, người quản lý trước tiên phải là người giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, thực sự là tấm gương sáng về lối sống, tác phong. 
Quan tâm đến việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên bằng nhiều con đường: tổ chức sinh hoạt chuyên đề, hội giảng; tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên được đi học các hệ tại chức, chuyên tu, bồi dưỡng chuyên môn. Để mở mang nâng cao trình độ. Tham dự các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên của Phòng Giáo dục - Đào tạo và Sở Giáo dục - Đào tạo. Tăng cường dự giờ rút kinh nghiệm của đồng nghiệp, nhất là những giờ hội giảng do ngành tổ chức trong địa bàn huyện. 
Xây dựng được nếp dám nói dám làm trong công việc hàng ngày để phát huy tính dân chủ trong giáo viên nhằm xây dựng tập thể vững mạnh.
Người quản lý phải biết lắng nghe, tôn trọng, ghi nhận ý kiến đóng góp của giáo viên. Kịp thời điều chỉnh bổ sung vào kế hoạch, chỉ đạo thực hiện những điều đóng góp đúng đắn xuất phát từ quyền lợi tập thể vì cái chung,vì sự tồn tại phát triển của nhà trường.
4. Biện pháp đánh giá trong quản lý dạy học:
Đánh giá là một yếu tố quan trọng trong việc quản lý dạy – học ở nhà trường. Nó giúp cho nhà trường quản lý biết được các mục tiêu mà mình đặt ra có đạt được hay không. Người quản lý có thể rút ra được kết luận từ sự đánh giá để cải tiến công tác của mình.
Để đánh giá có hiệu quả, người cán bộ quản lý phải:
- Xác định được đối tượng đánh giá, tức là đánh giá cái gì?
 Ví dụ: Đánh giá thái độ học tập hay phương pháp học tập của học sinh. hoặc đánh giá kết quả giờ dạy của giáo viên, hay đánh giá việc chấm trả bài của giáo viên
- Xác định được các tiêu chí của đánh giá. Người quản lý phải đặt ra những tiêu chí cụ thể của từng công việc trong hoạt động dạy – học của nhà trường để giáo viên và học sinh thực hiện. Người quản lý dựa vào các tiêu chí đó để kiểm tra, đánh giá đúng đối tượng.
 Ví dụ: Đánh giá một giờ dạy tốt là một giờ dạy như thế nào? Người quản lý phải căn cứ vào tiêu chí quy định trong phiếu dự giờ để cho điểm xếp loại theo đúng quy định. Hoặc đánh giá một giáo viên dạy tốt là như thế nào?...Tất cả việc kiểm tra đánh giá giáo viên và học sinh của người quản lý phải dựa vào những tiêu chí quy ước để thực hiện, tuyệt đối không được đánh giá xếp loại chung chung hoặc theo cảm tính chủ quan.
- Người quản lý phải biết lựa chọn các phương pháp đánh giá cho phù hợp.
 Ví dụ: Muốn đánh giá trình độ học tập của học sinh, ta không kiểm tra lý thuyết mà kiểm tra việc làm bài tập của học sinh, để qua đó đánh giá được việc nắm kiến thức bài học, kỹ năng vận dụng kiến thức, kỹ năng phân tích tổng hợp của học sinh.
Trong quá trình đánh giá, người cán bộ quản lí cần phải thực hiện được tính khách quan, toàn diện, tính hệ thống tính phát triển nhằm thúc đẩy các mặt tốt hạn chế các mặt tiêu cực. 
5. Biện pháp xây dựng thông tin trong quản lý dạy – học.
Thông tin rất cần thiết và quan trọng trong tất cả các giai đoạn của quá trình quản lý. Việc quản lý bắt đầu từ việc thu thập thông tin và kết thúc là sử lý các thông tin đó và ra quyết định quản lý. Quá trình quản lý dạy học là quá trình xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch chương trình và tổ chức thực hiện chúng. Tất cả những công việc đó không thể có được nếu không có thông tin kịp thời, đầy đủ và chính xác.
Thông tin giúp cho người quản lí hiểu đúng về đối tượng quản lí mà họ đang quan tâm để phục vụ cho việc đưa ra các quyết định quản lí cần thiết trong quá trình quản lí. Do đó, người cán bộ quản lý phải coi trọng việc xây dựng thông tin trong công tác quản lý không những là tiền đề của quản lí mà còn là huyết mạch quan trọng để duy trì quá trình quản lí, là cơ sở để người quản lí đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời và hiệu quả trong công tác quản lí nói chung, trong quản lý dạy - học nói riêng.
- Người quản lý phải chủ động nắm bắt được các hướng của thông tin.Thông tin làm cho người quản lý có khoa học, tăng cường tính hiệu quả và là một yếu tố không thể thiếu được trong xã hội thông tin ngày nay. 
 + Thông tin từ cấp trên (Sở Giáo dục - Đào tạo hoặc Phòng giáo dục) xuống trường dạng phổ biến nhất là các văn bản, chỉ thị, hướng dẫn nhiệm vụ năm học; văn bản, chỉ thị về việc dạy thêm học thêm; công văn hướng dẫn tổ chức thi khảo sát chất lượng các môn văn hoá ở các khối lớp
+ Thông tin từ cấp dưới lên (từ tổ, nhóm chuyên môn, từ giáo viên) lên Ban giám hiệu dạng phổ biến của loại thông tin này là các báo cáo, những bản góp ý xây dựng, những phản từ phía đối tượng bị quản quản lý. Người quản lý thông tin phải biết khai thác thông tin nhiều chiều và phải khai thác những dạng thông tin từ cấp dưới báo cáo, tạo điều kiện cho cấp dưới tự do phát biểu ý kiến về các mặt như: Việc phân công chuyên môn hợp lý hay không hợp lý, kế hoạch chỉ đạo dạy – học đến các tổ chuyên môn, việc đánh giá xếp loại giáo viên và học sinh hoặc việc xử lý giáo viên hay học sinh vi phạm quy chế chuyên môn
- Người quản lý phải biết xây dựng hệ thống thông tin:
+ Xây dựng mạng lưới thu thập thông tin để có được những báo cáo đầy đủ về tình hình dạy – học của nhà trường qua các tổ chuyên môn, lớp trưởng, lớp phó phụ trách học tập của các lớpchú ý cả những thông tin chính thức và những thông tin không chính thức để xem xét, phân tích và có biện pháp xử lý thông tin cho kịp thời.
+ Phải lựa chọn những thông tin có tính thiết thực, khả thi, có giá trị để phục vụ cho hoạt động dạy – học có hiệu quả.
+ Phải xử lý thông tin. Muốn xử lý thông tin phải chính thức hoá các thông tin thu được, phải làm rõ thông tin thêm tính đầy đủ, phải biết mã hoá thông tin để tiện sử dụng, làm cho thông tin có hiệu quả hơn. Nó thể hiện ở việc kiện toàn hồ sơ chỉ đạo hoạt động dạy – học: Kế hoạch năm – tháng – tuần kiểm tra giáo viên và học sinh- theo dõi sĩ số – theo dõi kết quả khảo sát – kết quả hai mặt giáo dụcTất cả đều phải được ghi chép, sắp xếp, phân loại, mã hoá một cách khoa học để khi cần sử dụng là sử dụng ngay. Thông tin phải chính xác, xử lý phải khoa học, đúng, hợp tình, hợp lý, tránh mắc rối chồng chéo.
+ Người quản lý giỏi: Là phải biết xây dựng hệ thống thông tin 2 chiều và phải nhanh chóng xử lý thông tin kịp thời. 
kết luận 
1. Kết luận:
Qua việc nghiên cứu lý luận và các cơ sở pháp lí về quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy- học ở trường tiểu học Khải Xuân - Thanh Ba- Phú Thọ tôi thấy nói đến nhà trường thì không thể thiếu được hoạt động dạy và học. Vì vậy, trong quá trình quản lý, người cán bộ quản lý phải đặc biệt coi trọng quản lý quá trình dạy- học. Vấn đề đặt ra là phải quản lý như thế nào? Tổ chức thực hiện ra sao? Phương pháp dạy học như thế nào? để nâng cao chất lượng dạy- học.
Việc quản lý hoạt động dạy- học ở trường Tiểu học Khải Xuân- Thanh Ba- Phú Thọ trong những năm qua đã có những chuyển biến quan trọng và đang bước vào thời kỳ phát triển mới.Tuy nhiên so với yêu cầu đối với giáo dục phổ thông như ngày nay thì việc quản lý hoạt động dạy- học cần phải cải tiến và có sự cố gắng rất nhiều để chất lượng giáo dục đáp ứng với sự đổi mới của đất nước. Điều đó đòi hỏi cán bộ quản lý các cấp, đặc biệt là Hiệu trưởng các trường học phải có năng lực quản lý tốt. “ Hiệu trưởng quản lý tốt hoạt động dạy học ở trường tiểu học” là một trong những hoạt động trọng tâm nhằm mang lại hiệu quả đào tạo, đáp ứng được mục tiêu nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và ngành đã đề ra.
2. Kiến nghị:
Để quản lý tốt hoạt động dạy và học, tôi xin được phép nêu ra một số kiến nghị sau:
2.1 Đối với Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Ba:
Hàng năm có kế hoạch mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, các lớp bồi dưỡng báo cáo chuyên đề về công tác quản lí trường học, để tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên được tham dự, học tập trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau giữa các trường trong huyện.
Thống nhất quy định về hệ thống các loại hồ sơ, sổ sách quản lí trong toàn huyện.
2.2 Đối với nhà trường:
Với cán bộ quản lí phải hoàn thiện bản thân, chỉ đạo xây dựng các quy định vào các quy chế chuyên môn, xây dựng các loại kế hoạch bài bản hơn.
Nắm chắc các hệ thống văn bản chỉ đạo giáo dục Tiểu học. Cần năng động sáng tạo trong công tác chỉ đạo các tổ chuyên môn, chủ động cụ thể hoá phân phối chương trình học tập của học sinh phù hợp với từng lớp học đảm bảo yêu cầu giáo dục Tiểu học trong chương trình do Bộ giáo dục ban hành.
Chỉ đạo tăng cường việc dự giờ rút kinh nghiệm trong dạy học đẩy mạnh sinh hoạt chuyên môn, duy trì và phát huy việc tự bồi dưỡng của giáo viên nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
2.3 Đối với đội ngũ giáo viên.
+ Đội ngũ giáo viên cần chủ động tích cực trong việc tự học, tự rèn luyện để trau dồi chuyên môn nghiệp vụ. Mỗi thầy cô giáo phải có ý thức học tập suốt đời để không ngừng bổ sung kiến thức, mở rộng tầm nhìn đáp ứng nhu cầu chung của xã hội. + Mỗi giáo viên cần thực hiện tốt các cuộc vận động: " Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Cuộc vận động hai không với bốn nội dung và phong trào thi đua " Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực" 
 Phú Thọ, ngày 3.tháng 3 năm 2012.
 Người viết 
 Trần Thị Hà
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Điều lệ trường tiểu học.
2. Đảng cộng sản Việt Nam:
 - Nghị quyết TW2 khoá VIII.
 - Kết luận số 14- KL/TW của Bộ TW6 khoá IX
 - Chỉ thị số 40 – CT/TW của Ban Bí thư TW Đảng khoá IX
3. Luật Giáo dục năm 2005.
4. Nhiệm vụ năm học 2008 – 2009 của Bộ Giáo dục - Đào tạo, Sở Giáo dục - Đào tạo, Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Thanh Ba .
5. Pháp lệnh cán bộ, công chức.
6. Trường bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ: Tài liệu giảng dạy chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý trường tiểu học – Tập II – năm 2008.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tai_bien_phap_quan_li_chat_luong_day_hoc_o_truong_th_khai.doc