Giáo án Lớp 3 - Tuần 19 - 3 cột (Chuẩn kiến thức kỹ năng)

Giáo án Lớp 3 - Tuần 19 - 3 cột (Chuẩn kiến thức kỹ năng)

I. MỤC TIÊU :

- Bước đầu biết thiếu nhi thế giới đều là anh em, bè bạn, do đó cần phải đoàn kết, giúp đỡ nhau, không phân biệt màu da, ngôn ngữ

- Tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.

- Biết trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè, được tiếp nhận thông tin phù hợp, được giữ gìn bản sắc dân tộc và được đối xử bình đẳng.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên : vở bài tập đạo đức, các bài thơ, bài hát, tranh ảnh nói về tình hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế, các tư liệu về hoạt động giao lưu giữa thiếu nhi Việt Nam với thiếu nhi quốc tế, một số trang phục của các dân tộc

- Học sinh : vở bài tập đạo đức.

 

doc 46 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1289Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 19 - 3 cột (Chuẩn kiến thức kỹ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày sọan:
Ngày dạy: 
Bài 19
Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế 
I. MỤC TIÊU :
Bước đầu biết thiếu nhi thế giới đều là anh em, bè bạn, do đó cần phải đoàn kết, giúp đỡ nhau, không phân biệt màu da, ngôn ngữ
Tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
Biết trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè, được tiếp nhận thông tin phù hợp, được giữ gìn bản sắc dân tộc và được đối xử bình đẳng.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên : vở bài tập đạo đức, các bài thơ, bài hát, tranh ảnh nói về tình hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế, các tư liệu về hoạt động giao lưu giữa thiếu nhi Việt Nam với thiếu nhi quốc tế, một số trang phục của các dân tộc 
Học sinh : vở bài tập đạo đức.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Tg
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
1’
4’
30’
Khởi động : 
Bài cũ : Biết ơn thương binh, liệt sĩ ( tiết 2 )
Giáo viên cho học sinh tự liên hệ những việc các em đã làm đối với các thương binh và gia đình liệt sĩ
Tại sao chúng ta phải biết ơn, kính trọng các thương binh, liệt sĩ ?
Nhận xét bài cũ.
Các hoạt động :
Giới thiệu bài : Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế ( tiết 1 ) 
Hoạt động 1: Phân tích thông tin 
Mục tiêu : giúp học sinh biết những biểu hiện của tình đoàn kết, hữu nghị thiếu nhi quốc tế.
Học sinh hiểu trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè.
Phương pháp : đàm thoại, động não. 
Cách tiến hành :
Giáo viên chia lớp thành các nhóm, phát cho các nhóm tranh ảnh về các cuộc giao lưu của thiếu nhi Việt Nam với thiếu nhi thế giới ( trang 30 – Vở Bài tập đạo đức 3 – NXB Giáo dục), yêu cầu các nhóm hãy thảo luận và trả lời 3 câu hỏi sau :
Trong tranh / ảnh các bạn nhỏ Việt Nam đang giao lưu với ai ?
Em thấy không khí buổi giao lưu như thế nào ?
Trẻ em Việt Nam và trẻ em trên thế giới có được kết bạn, giao lưu, giúp đỡ lẫn nhau hay không ?
Gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Giáo viên lắng nghe, nhận xét và tổng kết các ý kiến : Trong tranh / ảnh các bạn nhỏ Việt Nam đang giao lưu với các bạn nhỏ nước ngoài. Không khí giao lưu rất đoàn kết, hữu nghị. Trẻ em trên toàn thế giới có quyền giao lưu, kết bạn với nhau không kể màu da, dân tộc
Hoạt động 2 : Du lịch thế giới ( 13’ )
Mục tiêu : giúp học sinh biết thêm về nền văn hoá, về cuộc sống, học tập của các bạn thiếu nhi một số nước trên thế giới và trong khu vực. 
Phương pháp : thảo luận, đàm thoại, động não. 
Cách tiến hành :
Giáo viên mời 5 học sinh chuẩn bị trò chơi sắm vai : đóng vai 5 thiếu nhi đến từ các nước khác nhau tham gia trò chơi liên hoan thiếu nhi thế giới. 
1 học sinh – thiếu nhi Việt Nam 
1 học sinh – thiếu nhi Nhật 
1 học sinh – thiếu nhi Nam Phi 
1 học sinh – thiếu nhi Cuba 
1 học sinh – thiếu nhi Pháp
Các bạn nhỏ Việt Nam là nước tổ chức liên hoan sẽ giới thiệu trước, sau đó lần lượt các bạn khác giới thiệu về đất nước của mình. 
Tất cả cùng hát bài “Thiếu nhi thế giới liên hoan” 
Giáo viên cho cả lớp thảo luận : Qua phần trình bày của các nhóm, em thấy trẻ em các nhóm có những điểm gì giống nhau ? Những sự giống nhau này nói lên điều gì 
Giáo viên kết luận : thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da, về ngôn ngữ, về điều kiện sống,  nhưng có nhiều điểm giống nhau như đều yêu thương mọi người, yêu quê hương, đất nước mình, yêu thiên nhiên, yêu hoà bình, ghét chiến tranh, đều có các quyền được sống còn, được đối xử bình đẳng, quyền được giáo dục, được có gia đình, được nói và ăn mặc theo truyền thống của dân tộc mình. 
Hoạt động 3 : thảo luận nhóm ( 13’ )
Mục tiêu : giúp học sinh biết được những việc cần làm để tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế. 
Phương pháp : thảo luận, đàm thoại, động não. 
Cách tiến hành :
Yêu cầu 2 học sinh tạo thành 1 nhóm, cùng trao đổi với nhau để trả lời câu hỏi : “Hãy kể tên những hoạt động, phong trào của thiếu nhi Việt Nam ( mà em đã từng tham gia hoặc được biết) để ủng hộ các bạn thiếu nhi thế giới” 
Nghe học sinh báo cáo, ghi lại kết quả trên bảng .
Yêu cầu học sinh nhắc lại .
Kết luận : Các em có thể ủng hộ, giúp đỡ các bạn thiếu nhi ở những nước khác, những nước còn nghèo, có chiến tranh . Các em có thể viết thư kết bạn hoặc vẽ tranh gửi tặng. Các em có thể giúp đỡ các bạn nhỏ nước ngoài đang ở Việt Nam. Những việc làm đó thể hiện tình đoàn kết của các em đối với các em thiếu nhi quốc tế
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài : Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế ( tiết 2 )
Hát
Học sinh tự liên hệ
Học sinh các nhóm tiến hành thảo luận ( mỗi nhóm thảo luận 1 tranh )
Trong tranh / ảnh các bạn nhỏ Việt Nam đang giao lưu với các bạn nhỏ nước ngoài
Không khí buổi giao lưu rất vui vẻ, đoàn kết. Ai cũng tươi cười
Trẻ em Việt Nam có thể kết bạn, giao lưu, giúp đỡ các bạn bè ở nhiều nước trên thế giới
Đại diện mỗi nhóm lên bảng trình bày kết quả thảo luận
Các nhóm khác bổ sung ý kiến .
Học sinh chuẩn bị trò chơi sắm vai 
Sau phần trình bày của một nhóm, các học sinh khác của lớp có thể đặt câu hỏi và giao lưu cùng với nhóm đó.
Việt Nam : Chào các bạn, rất vui được đón các bạn đến thăm đất nước tôi. Đất nước Việt Nam chúng tôi rất nhiệt tình, thân thiện và hiếu khách, mong được giao lưu với các bạn thiếu nhi trên thế giới. 
Nhật Bản : Chào các bạn, tôi đến từ Nhật Bản. Ở nước tôi, trẻ em rất thích chơi thả diều, cá chép và giao lưu với các bạn bè gần xa. 
Cuba : Chào các bạn, còn tôi đến từ Cuba. Đất nước tôi có nhiều mía đường và mến khách. Tuy còn khó khăn nhưng thiếu nhi đất nước chúng tôi rất ham học hỏi và giao lưu với các bạn. 
Nam Phi : Chào các bạn, tôi đến từ một đất nước Châu Phi. Mặc dù thời tiết bao giờ cũng nóng nhưng chúng tôi rất thích chơi bóng đá ngoài trời và giao lưu học tập với các bạn nước ngoài. 
Pháp : Còn tôi đến từ đất nước có tháp Epphen, đất nước du lịch. Chúng tôi rất vui được đón tiếp các bạn khi các bạn có cơ hội đến thăm đất nước chúng tôi.
Việt Nam : Hôm nay chúng ta đến đây để giao lưu học hỏi lẫn nhau. 
Cả lớp cùng hát
Các nhóm thảo luận và đại diện các nhóm lần lượt trình bày .
Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
 - HS làm việc nhóm đôi.
Đại diện mỗi nhóm lên bảng trình bày kết quả thảo luận
Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
+ Đóng tiền ủng hộ các bạn nhỏ Cuba, các bạn ở nước bị thiên tai, chiến tranh. 
+ Tham gia các cuộc thi vẽ tranh, viết thư, sáng tác truyện,  cùng các bạn thiếu nhi quốc tế.
TUẦN 19
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
HAI BÀ TRƯNG
I. Mục đích yêu cầu:
A. Tập đọc
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc với giọng phù hợp với biểu diễn của truyện.
- Hiểu nội dung:Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của.Hai Bà Trưng và nhân dân ta.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
B. Kể chuyện: 
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
II. Đồ dùng dạy học:
* GV:- Tranh minh họa bài học trong SGK.
-Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
* HS:- SGK, vở.
III. Hoạt động dạy – học:
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: - GV nhận xét bài kiểm tra cuối học kì 1 của các em.
3. Bài mới:
Giới thiệu và ghi tựa bài: Hai Bà Trưng
. Tiến hành các hoạt động:
*Hoạt động 1: Luyện đọc.
Giúp HS bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài.
GV đọc mẫu bài văn.
- GV đọc diễm cảm toàn bài.
- GV cho HS xem tranh minh họa.
GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
GV mời HS đọc từng câu.
+ HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.
GV mời HS đọc từng đoạn trước lớp.
GV mời HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài.
- GV mời HS giải thích từ mới: giặc ngoại xâm, đô hộ, Luy Lâu, trẩy quân, giáp phục, phấn khích.
- GV cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
+ Bốn nhóm tiếp nối nhau đọc đồng thanh 4 đoạn.
+ Một HS đọc cả bài.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Giúp HS nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài.
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Nêu những tội ác của giặc ngoại xâm đối với dân ta?
- GV mời HS đọc thành tiếng đoạn 2. Thảo luận câu hỏi:
+ Hai Bà Trưng có tài và có chí lớn như thế nào?
- GV mời 1 HS đọc đoạn 3.
+ Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa?
- GV mời 1 HS đọc đoạn 4.
+ Kết quả của cuộc khởi nghĩa như thế nào?
+ Vì sao nhân dân ta bao đời nay tôn kính Hai Bà Trưng?
- GV nhận xét, chốt lại.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.
-Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài theo lời của từng nhân vật
- GV đọc diễn cảm đoạn 4.
-GV cho 4 HS thi đọc truyện trước lớp.
- GV yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau thi đọc 4 đoạn của bài.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
* Hoạt động 4: Kể chuyện.
- HS nhìn tranh kể lại nội dung câu chuyện.
- GV cho HS quan sát 4 tranh minh họa của câu chuyện.
- GV mời 1 HS kể đoạn 1:
- HS quan sát các tranh 2, 3, 4.
- GV mời 3 HS tiếp nối nhau thi kể từng đoạn của câu chuyện theo các tranh 1, 2, 3, 4.
 ... nghìn?ù.
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng: 8000 (tám nghìn)
- GV cho HS lấy thêm một tấm bìa có ghi 1000 rồi xếp tiếp vào nhóm 8 tấm bìa.
- GV hỏi: Tám nghìn thêm một nghìn là mấy nghìn.
- GV cho HS lấy thêm một tấm bìa có ghi 1000 rồi xếp tiếp vào nhóm 9 tấm bìa.
- GV hỏi: Chín nghìn thêm một nghìn là mấy nghìn?
- GV giới thiệu: Số 10.000 đọc là mười nghìn hoặc một vạn.
- GV gọi 4 – 5 HS đọc lại số 10.000
- GV hỏi: Số mười nghìn có mấy chữ số? Bao gồm những số nào?
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Giúp HS biết viết tiếp các số thích hợp vào chỗ chấm. Tìm số liền trước, số liền sau.
Bài 1:
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài:
- GV yêu cầu HS trả lời miệng.
- GV nhận xét, chốt lại: (một nghìn, hai nghìn, )
(1000; 2000; 3000; 4000;5000; 6000; 7000; 8000; 9000; 10.000.)
Bài 2: Viết các số từ 9300 đến 9900
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài:
- GV cho 1 HS lên bảng viết, cả lớp làm pht.
-GV chửa bài: 9300; 9400; 9500; 9600; 9700; 9800; 9900.
Bài 3: Viết các số tròn chục từ 9940 đến 9990.
GV gọi 1 HS lên bảng, cả lớp làm vở tập.
-GV chốt lại:
(9940; 9950; 9960; 9970; 9980; 9990)
Bài 4: Viết các số từ 9995 đến 10 000.
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV cho 3 nhóm thi đua lên bảng viết nhanh.
-GV chốt lại:
(9995; 9996; 9997; 9998; 9999; 10 000)
*/ Bài 5: Viết số liền trước, liền sau của mỗi số sau:
2664;2665;2666 1998;1999; 2000 9998;9999;10000
2001;2002; 2003 6889; 6890; 6891
*/ Bài 6: Viết tiếp số thích hợp vào dưới mỗi vạch.
9990 9991  .  9995     10 000
- GVcho HS chơi tiếp sức, 3 nhóm chơi.
-GV nhận xét công bố nhóm thắng cuộc.
4. Củng cố – dặn dò.
-Về tập làm lại bài.
-Chuẩn bị bài: Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng.
-Nhận xét tiết học. 
PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải.
-HS quan sát.
-Có 8 ô.
-HS đọc: Tám nghìn..
-HS: là chín nghìn
-HS: là mười nghìn.
-HS đọc lại số 10.000.
-HS: Số mười nghìn có 5 chữ số. Bao gồm một chữ số 1 và 4 chữ số 0.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
Học sinh mở vở bài tập.
-HS đọc yêu cầu đề bài.
-Học sinh nêu miệng
-HS nhận xét.
-HS đọc yêu cầu của đề bài
-HS nhận xét.
-HS đọc yêu cầu đề bài.
-HS cả lớp làm vào vở.
-HS đọc yêu cầu đề bài.
-HS thảo luận nhóm đôi.
- 3 nhóm lên bảng.
-HS cả lớp nhận xét.
-3 nhóm HS lên bảng thi đua
- HS nhận xét.
Tự nhiên và xã hội 
Bài 37
Vệ sinh môi trường (tiếp theo)
I/ MỤC TIÊU :
Nêu tác hại của việc người gia súc phóng uế bừa bãi. Thực hiện đại tiểu tiển đúng nơi qui định.
II/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên : các hình trang 70, 71 trong SGK
Học sinh : SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Tg
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ ) 
Bài cũ : Vệ sinh môi trường ( 4’ )
Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên những nghề nghiệp mà người dân ở làng quê và đô thị thường làm.
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Nhận xét bài cũ
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Vệ sinh môi trường (tiếp theo)
Hoạt động 1: Quan sát tranh ( 7’ )
Mục tiêu: Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi đối với môi trường và sức khoẻ con người
Phương pháp : thảo luận, giảng giải 
Cách tiến hành :
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát tranh trong SGK và nhận xét những gì quan sát thấy trong hình.
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Giáo viên hỏi:
+ Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi. Hãy cho một số dẫn chứng cụ thể em đã quan sát thấy ở địa phương(đường làng, ngõ xóm, bến xe, bến tàu)
+ Cần phải làm gì để tránh những hiện tượng trên ?
Giáo viên nhận xét
Kết luận: Phân và nước tiểu là chát cặn bã của quá trình tiêu hoá và bài tiết. Chúng có mùi hôi thối và chứa nhiều mầm bệnh. Vì vậy, chúng ta phải đi đại tiện đúng nơi quy định; không để vật nuôi ( chó, mèo, lợn, gà, trâu bò, ) phóng uế bừa bãi.
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm ( 7’ ) 
Mục tiêu : Biết được các loại nhà tiêu và cách sử dụng hợp vệ sinh.
Phương pháp : thảo luận, giảng giải 
Cách tiến hành :
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình 3, 4 trang 71 trong SGK và trả lời câu hỏi gợi ý: Chỉ và nói tên từng loại nhà tiêu có trong hình.
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Giáo viên hỏi:
+ Ở địa phương bạn thường sử dụng loại nhà tiêu nào?
+ Bạn và những người trong gia đình cần làm gì để giữ cho nhà tiêu luôn sạch sẽ ?
+ Đối với vật nuôi thì cần làm gì để phân vật nuôi không làm ô nhiễm môi trường ? 
Giáo viên hướng dẫn : ở các vùng miền khác nhau có loại nhà tiêu khác nhau, cách sử dụng cũng khác nhau
Ở thành phố thường dùng nhà tiêu tự hoại thì phải có đủ nước dội thường xuyên để không có mùi hôi và phải sử dụng giấy vệ sinh dùng cho nhà tiêu tự hoại.
Ở nông thôn thường dùng nhà tiêu hai ngăn và phải có tro bếp hoặc mùn cưa để lên trên sau khi đi đại tiện, giấy vệ sinh cho vào sọt rác.
Kết luận : Dùng nhà tiêu hợp vệ sinh. Xử lí phân người và động vật hợp lí sẽ góp phần phòng chống ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị : bài 38 : Vệ sinh môi trường ( tiếp theo ).
Hát
Học sinh trình bày 
( 1’ )
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Học sinh trình bày. 
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Học sinh trình bày. 
Bài 38
Vệ sinh môi trường (tiếp theo)
I/ MỤC TIÊU :
Nêu được được tầm quan trọng của việc xử lý nguồn nước thải hợp vệ sinh đối với đời sống con người và động vật, thực vật.
II/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên : Các hình trang 72, 73 trong SGK
Học sinh : SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Tg
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
1Khởi động : ( 1’ ) 
Bài cũ : Vệ sinh môi trường (tiếp theo) ( 4’ )
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi. Hãy cho một số dẫn chứng cụ thể em đã quan sát thấy ở địa phương(đường làng, ngõ xóm, bến xe, bến tàu).
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Nhận xét bài cũ
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Vệ sinh môi trường (tiếp theo)
Hoạt động 1: Quan sát tranh ( 7’ )
Mục tiêu: Biết được những hành vi đúng và hành vi sai trong việc thải nước bẩn ra môi trường sống.
Phương pháp : thảo luận, giảng giải 
Cách tiến hành :
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình 1, 2 trang 72 trong SGK và trả lời câu hỏi gợi ý: Hãy nói và nhận xét những gì bạn nhì thấy trong hình. Theo bạn, hành vi nào đúng, hành vi nào sai ? Hiện tượng trên có xảy ra ở nơi bạn sinh sống không ? 
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Giáo viên hỏi:
+ Trong nước thải có gì gây hại cho sức khoẻ của con người ?
+ Theo bạn các loại nước thải của gia đình, bệnh viện, nhà máy, cần cho chảy ra đâu ?
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Giáo viên phân tích cho học sinh hiểu trong nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất bẩn, vi khuẩn gây bệnh cho con người đặc biệt là nước thải từ các bệnh viện. Nước thải từ các nhà máy có thể gây nhiễm độc cho con người, làm chết cây cối và các sinh vật sống trong nước
Giáo viên nhận xét
Kết luận: Trong nước thải có chứa nhiều chất bẩn, độc hại, các vi khuẩn gây bệnh. Nếu để nước thải chưa xử lí thường xuyên chảy vào ao, hồ, sông ngòi sẽ làm nguồn nước bị ô nhiễm, làm chết cây cối và các sinh vật sống trong nước.
Hoạt động 2 : Thảo luận về cách xử lí nước thải hợp vệ sinh ( 7’ ) 
Mục tiêu : Giải thích được tại sai cần phải xử lí nước thải.
Phương pháp : thảo luận, giảng giải 
Cách tiến hành :
Giáo viên cho từng Cá nhân trình bày ở gia đình hoặc ở địa phương em thì nước thải được chảy vào đâu ? Theo em cách xử lí như vậy hợp lí chưa ? Nên xử lí như thế nào thì hợp vệ sinh, không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh ?
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình 3, 4 trang 73 trong SGK và trả lời câu hỏi gợi ý: 
+ Theo bạn, hệ thống cống nào hợp vệ sinh ? Tại sao ?
+ Theo bạn, nước thải có cần được xử lí không ?
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Kết luận : Việc xử lí các loại nước thải, nhất là nước thải công nghiệp trước khi để vào hệ thống nước chung là cần thiết.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài 39 : Ôn tập : Xã hội. 
Hát
Học sinh trình bày 
( 1’ )
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Học sinh trình bày. 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Học sinh trình bày. 
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 3 CKT tuan 19 3cot.doc