Giáo án Lớp 3 - Tuần 19-30 (Bản đẹp)

Giáo án Lớp 3 - Tuần 19-30 (Bản đẹp)

I. Mục đích yêu cầu

* Tập đọc.

 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc với giọng phù hợp với diễn biến của truyện.

 - Hiểu ND: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta (trả lời được các CH trong SGK)

* Kể chuyện.

 - Kể lại được toàn bộ câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

II. Đồ dùng.

 GV : Tranh minh hoạ truyện trong SGK, bảng phụ viết đoạn văn HD luyện đọc.

 HS : SGK

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

 

doc 40 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1113Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 19-30 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
 	 Ngày dạy: / /
 Tập đọc kể chuyện. Hai Bà Trưng
I. Mục đích yêu cầu	
* Tập đọc.
	- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc với giọng phù hợp với diễn biến của truyện.
	- Hiểu ND: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta (trả lời được các CH trong SGK)
* Kể chuyện.
	- Kể lại được toàn bộ câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
II. Đồ dùng.
	GV : Tranh minh hoạ truyện trong SGK, bảng phụ viết đoạn văn HD luyện đọc.
	HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Mở đầu
- GV giới thiệu tên 7 chủ điểm của Tiếng Việt 3 tập 2
B. Bài mới
1. Giới thiệu ( GV giới thiệu )
2. HD HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a. GV đọc diễn cảm toàn bài
b. HD HS luyện đọc và tìm hiểu đoạn 1
* HS tiếp nối nhau đọc 4 câu trong đoạn
- GV kết hợp sửa phát âm cho HS
- Giúp HS hiểu nghĩa từ chú giải cuối bài.
* Từng cặp HS luyện đọc
* Đọc đồng thanh
* Đọc thầm đoạn văn
- Nêu những tội ác của giặc ngoại xâm đối với dân ta ?
c. HS luyện đọc và tìm hiểu đoạn 2
* Nối nhau đọc 4 câu
- GV sửa lỗi phát âm cho HS
* Đọc cả đoạn
- GV giải thích địa danh Mê Linh
* Từng cặp luyện đọc
* Đọc thầm
- Hai Bà Trưng có tài và có trí lớn như thế nào ?
d. HS luyện đọc và tìm hiểu đoạn 3
* Đọc nối tiếp
* Đọc trước lớp
- Giải nghĩa từ chú giải cuối bài
* Đọc theo cặp
* Đọc đồng thanh
* Đọc thầm
- Vì sao hai Bà Trưng khởi nghĩa ?
- Tìm những chi tiết nói lên khí thế của đoàn quân khởi nghĩa ?
e. HS luyện đọc và tìm hiểu đoạn 4.
* Đọc nối tiếp
- GV sửa lỗi phát âm cho HS
* Đọc trước lớp
- Giải nghĩa từ chú giải cuối bài
* Đọc theo cặp
* Đọc đồng thanh
* Đọc thầm
- Kết quả của cuộc khởi nghĩa ntn ?
- Vì sao bao đời nay nhân dân ta tôn kính Hai Bà Trưng ?
3. Luyện đọc lại
- GV chọn đọc diễn căm 1 đoạn của bài
- HS nghe
- HS theo dõi SGK
+ HS đọc 
- 2, 3 HS đọc cả đoạn trước lớp
+ HS đọc theo cặp đôi đoạn 1.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn
- Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương, bắt dân ta lên rừng săn thú lạ.......
- 1 vài HS thi đọc lại đoạn văn
+ HS nối tiếp nhau đọc 4 câu của đoạn 2
- 2, 3 HS đọc cả đoạn trước lớp
- Từng cặp HS luyện đọc đoạn 2
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn
- Hai Bà Trưng rất giỏi võ nghệ, nuôi chí giành lại non sông
- 1 vài HS thi đọc lại đoạn văn.
+ HS tiếp nối nhau đọc 8 câu trong đoạn
- 2 HS đọc đoạn 3 trước lớp
- Từng cặp HS luyện đọc đoạn 3
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn
- Vì Hai Bà yêu nước, thương dân, căm thù quân giặc tàn bạo giết hại ông Thi Sách và gây bao tội ác với nhân dân.
- Hai Bà mặc giáp phục thật đẹp, bước lên bành voi rất oai phong. Đoàn quân rùng rùng lên đường, giáo lao, cung nỏ.......
+ 1 vài HS thi đọc lại đoạn văn
+ HS nối tiếp nhau đọc 4 câu trong đoạn
- 2 HS đọc đoạn văn trước lớp
- Từng cặp HS luyện đọc đoạn 4
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 4
- HS đọc thầm đoạn văn
- Thành trì của giặc sụp đổ. Tô Định trốn về nước. Đất nước sạch bóng quân thù.
- Vì Hai Bà là người lãnh đạo nhân dân giải phóng đất nước, là hai vị anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà.
- 1 vài HS thi đọc lại đoạn văn
+ 1 vài HS thi đọc lại đoạn văn
- 1 HS thi đọc lại bài văn
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ
- QS 4 tranh tập kể từng đoạn
2. HD HS kể từng đoạn câu chuyện
- GV HD HS QS tranh kết hợp với nhớ cốt chuyện, không cần kể đoạn văn hệt theo văn bản trong SGK
- GV nhận xét bổ sung
- HS nghe
- HS QS tranh trong SGK
- 4 HS tiếp nối nhau kể 4 đoạn của chuyện
IV. Củng cố, dặn dò
	- Câu chuyện này giúp các em hiểu được điều gì ? ( Dân tộc Việt Nam ta có truyền thống chóng giặc ngoại câm bất khuất từ bao đời nay )
	- GV nhận xét chung tiết học.
 	 Ngày dạy: / /
Tập đọc:	Báo cáo kết quả tháng thi đua " Noi gương chú bộ đội "
I. Mục đích yêu cầu:
	- Bước đầu biết đọc đúng giọng đọc một bản báo cáo.
	- Hiểu ND một báo cáo hoạt động tổ, lớp. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Đồ dùng
	GV : Bảng phụ ghi đoạn văn HD luyện đọc, băng giấy ghi ND các mục : học tập, lao động, các công tác khác, đề nghị khen thưởng.
	HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài : Hai Bà Trưng
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài ( GV giới thiệu )
2. Luyện đọc
a. GV đọc toàn bài
b. HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng đoạn trức lớp
+ GV chia bản báo cáo thành 3 đoạn
- Đ1 : 3 dòng đầu
- Đ2 : Nhận xét các mặt
- Đ3 : Đề nghị khen thưởng.
- GV kết hợp sửa phát âm sai cho HS
- Giúp HS hiểu 1 số từ chú giải trong bài.
* Đọc từng đoạn trong nhóm
* Đọc cả bài.
3. HD HS tìm hiểu bài
- Theo em, báo cáo trên là của ai ?
- Bạn đó báo cáo với những ai ?
- Bản báo cáo gồm những nội dung nào ?
- Báo cáo kết quả thi đua trong tháng để làm gì ?
4. Luyện đọc lại.
- GV chia bảng lớp làm 4 phần, mỗi phần gắn tiêu đề 1 nội dung
- 4 HS nối tiếp nhau đọc bài
- Nhận xét.
- HS theo dõi SGK
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong báo cáo
- HS đọc theo nhóm 3
- Nhận xét bạn đọc cùng nhóm.
- Hai HS thi đọc cả bài
+ Cả lớp đọc thầm bản báo cáo.
- Của bạn lớp trưởng.
- Với tất cả các bạn trong lớp về kết quả thi đua của lớp trong tháng thi đua " Noi gương chú bộ đội ".
- Nêu nhận xét về các mặt hoạt động của lớp. Học tập, lao động, các công tác khác..
- Để thấy lớp đã thực hiện đợt thi đua như thế nào.
- 4 HS dự thi
- 1 vài HS thi đọc toàn bài
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV khen những em đọc tốt.
	- Nhận xét chung giờ học.
Tuần 20
 Ngày dạy: / /
Tập đọc - Kể chuyện :	Ở lại với chiến khu.
I. Mục đích yêu cầu
* Tập đọc
	- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với các lời nhân vật (người chỉ huy, các chiến sĩ nhỏ tuổi).
	- Hiểu ND: Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây.(trả lời được câu hỏi trong SGK)
	- HS khá, giỏi bước đầu biết đọc với giọng biểu cảm 1 đoạn trong bài
* Kể chuyện :
	- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý. (HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện)
II. Đồ dùng GV : Bảng viết đoạn văn cần HD, đài nghe hát bài ca vệ quốc quân
	 HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
 Hoạt động GV	Hoạt động HS
A. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài : Báo cáo kết quả tháng thi đua...
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài ( GV giới thiệu )
2. Luyện đọc
a. GV đọc diễn cảm toàn bài
- Mở băng bài hát Bài ca vệ quốc quân
b. HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng câu
- GV kết hợp luyện phát âm cho HS
* Đọc từng đoạn trước lớp
- GV HD các em nghỉ hơi và đọc đúng đoạn văn với giọng thích hợp
- Giải nghĩa từ chú giải cuối bài
* Đọc từng đoạn trong nhóm
* Đọc đồng thanh
3. HD HS tìm hiểu bài
- Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì ? 
- Trước ý kiến đột ngột của chỉ huy, vì sao các chiến sĩ nhỏ " ai cúng thấy cổ họng mình nghẹn lại " ? 
- Thái độ của các bạn sau đó thế nào ?
- Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà ?
- Lời nói của Mừng có gì đáng cảm động ?
- Thái độ của trung đoàn trưởng như thế nào khi nghe lời van xin của các bạn ?
- Tìm hính ảnh so sánh với câu cuối bài ?
- Qua câu chuyện này em hiểu điều gì về các chiến sĩ vệ quốc đoàn nhỏ tuổi ?
4. Luyện đọc lại
- GV đọc lại đoạn 2
- HD HS đọc đúng đoạn văn
- HS đọc bài
- Nhận xét bạn
- HS theo dõi SGK
- HS nghe
+ HS nối nhau đọc từng câu trong đoạn
+ HS nối nhau đọc 4 đoạn trong bài
+ HS đọc theo nhóm đôi
+ Cả lớp đọc đồng thanh cả bài 
- Ông đến để thông báo ý kiến của trung đoàn cho các chiến sĩ nhỏ về sống với gia đình, vì cuộc sống ở chiến khu thời gian tới còn gian khổ, thiếu thốn nhiều hơn, các em khó lòng chịu nổi.
- Vì các chiến sĩ nhỏ rất súc động, bất ngờ khi nghĩ rằng mình phải rời xa chiến khu, xa chỉ huy, phải trở về nhà, không được tham gia chiến đấu.
- Lượm, Mừng và tất cả các bạn đều tha thiết xin ở lại.
- Các bạn sẵn sàng chịu đựng gian khổ, sẵn sàng chịu ăn đói, sống chết với chiến khu, không muốn bỏ chiến khu về ở chung với tụi Tây, tụi Việt gian.
- Mừng rất ngây thơ, chân thật xin trung đoàn cho các em ăn ít đi, miễn là đừng bắt các em phải trở về.
- Trung đoàn trưởng cảm động rơi nước mắt trước những lời van xin thống ......
- Tiếng hát bùng lên như ngọn lửa rực rữ giữa đêm rừng lạnh buốt.
- Rất yêu nước, không quản ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng hi sinh vì tổ quốc.
+ 1 vài HS thi đọc đoạn văn
- 1 HS thi đọc cả bài
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ
- Dựa theo các câu hỏi gợi ý, tập kể lại câu chuyện : ở lại với chiến khu
2. HD HS kể lại câu chuyện theo gợi ý
- GV treo bảng phụ
- GV và HS bình chọn bạn kể hay.
+ 1 HS đọc câu hỏi gợi ý
- 1 HS kể mẫu đoạn 2
- 4 HS đại diện 4 nhóm tiếp nối nhau thi kể 4 đoạn của câu chuyện
- 1 HS kể toàn bộ câu chuyện
IV. Củng cố, dặn dò
	- Qua câu chuyện này, em hiểu điều gì về các chiến sĩ nhoe tuổi ? (Rất yêu nước, không quản ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng hi sinh vì tổ quốc)
	- GV nhận xét tiết học
	 Ngày dạy: / /
Tập đọc 	Chú ở bên Bác Hồ.
I. Mục đích yêu cầu:
	- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc mỗi dòng thơ, khổ thơ.
	- Hiểu ND:Tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc.( trả lời được các CH trong SGK; thuộc bài thơ)
II. Đồ dùng
	GV : Tranh minh hoạ, 1 số hình ảnh về chú bộ đội, bản đồ giải thích dãy Trường Sơn, đảo Trường Sa, Con Tum, Đắc Lăk. bảng phụ viết bài thơ HD luyện đọc.
	HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Kể lại chuyện ở lại với chiến khu.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (GV giới thiệu)
2. Luyện đọc
a. GV đọc diễn cảm bài thơ.
b. HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
* Đọc từng dòng thơ.
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm sai cho HS.
* Đọc từng khổ thơ trước lớp.
- GV HD HS nghỉ hơi, nhấn giọng từ ngữ biểu cảm, thể hiện tình cảm qua giọng đọc
- Giúp HS hiểu nghĩa từ chú giải cuối bài.
* Đọc từng khổ thơ trong nhóm
* Ba HS nối tiếp nhau đọc 3 khổ thơ
* Đọc cả bài
3. HD HS tìm hiểu bài.
- Những câu nào cho thấy Nga rất mong nhớ chú ?
- Khi Nga nhắc đến chú thái độ của ba và mẹ ra sao ?
- Em hiểu câu nói của ba bạn Nga như thế nào  ... thơ.
	- Hiểu ND, ý nghĩa: Các bạn học sinh chơi đá cầu trong giờ ra chơi rất vui. Trò chơi giúp các bạn tinh mắt, dẻo chân, khỏe người. Bài thơ khuyên học sinh chăm chơi thể thao, chăm vận động trong giờ ra chơi để có sức khỏe, để vui hơn và học tốt hơn. (trả lời được các CH trong SGK; thuộc cả bài thơ). HS khá, giỏi bước đầu biết đọc bài thơ với giọng biểu cảm.
II. Đồ dùng
	GV : Tranh minh hoạ ND bài đọc.
	HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
	Hoạt động của thầy	Họat động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Kể lại câu chuyện : Cuộc chạy đua trong rừng.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài ( GV giới thiệu )
2. Luyện đọc
a. GV đọc bài thơ.
b. HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng dòng thơ
- GV kết hợp sửa phát âm cho HS
* Đọc từng khổ thơ trước lớp
- GV HD HS ngắt nhịp giữa các dòng thơ.
- Giải nghĩa các từ chú giải cuối bài.
* Đọc từng khổ thơ trong nhóm
* Đọc đồng thanh bài thơ.
3. HD HS tìm hiểu bài
- Bài thơ tả hoạt động gì của HS ?
- HS chơi đá cầu vui và khéo léo ntn ?
 Em hiểu " chơi vui học vui " là thế nào ?
4. Học thuộc lòng bài thơ.
- GV HD HS học thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ
IV. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn bài.
- 2 HS tiếp nối nhau kể chuyện
- Nhận xét.
- HS nối tiếp nhau đọc 2 dòng thơ.
- HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ trước lớp.
- HS đọc theo nhóm đôi.
- Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
- Chơi đá cầu trong giờ ra chơi.
- Trò chơi rất vui mắt : quả cầu giấy màu xanh, bay lên bay xuống..., các bạn chơi rất khéo léo : nhìn rất tinh, đá rất dẻo....
- Chơi vui làm hết mệt nhọc, tinh thần thoait mái, tăng thêm tình đoàn kết, học tập sẽ tốt hơn.
+ 1 HS đọc lại bài thơ
- Cả lớp thi học thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
Tuần 29	
	Ngày dạy / /
Tập đọc - Kể chuyện.	Buổi học thể dục
I. Mục đích yêu cầu
* Tập đọc
	- Đọc đúng giọng các câu cảm, câu cầu khiến.
	- Hiểu ND: Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một học sinh bị tật nguyền. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
* Kể chuyện
	- Bước đầu biết kể từng đoạn câu chuyện dựa theo lời của một nhân vật. (HS khá, giỏi biết kể toàn bộ câu chuyện). 
II. Đồ dùng
	GV : Tranh minh hoạ trong SGK
	HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài Cùng vui chơi
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài ( GV giới thiệu )
2. Luyện đọc
a. GV đọc toàn bài
b. HS luyện đọc
* Đọc từng câu
- GV viết bảng : Đê-rốt-xi, Xtác-đi, Ga-rô-nê, Nen-li
* Đọc từng đoạn trước lớp
- GV giải nghĩa các từ chú giải cuối bài
* Đọc từng đoạn trong nhóm
* Đọc đồng thanh
3. HD HS tìm hiểu bài
- Nhiệm vụ của bài tập thể dục là gì ?
- Các bạn trong lớp thực hiện bài tập thể dục như thế nào ?
- Vì sao Nen-li được miễn tập thể dục ?
- Vì sao Nen-li cố xin thầy cho được tập như mọi người ?
- Tìm những chi tiết nói lên quyết tâm của Nen-li ?
- Em hãy tìm thêm tên thích hợp đặt cho câu chuyện
4. Luyện đọc lại
- 2, 3 HS đọc bài
- Nhận xét
- HS nghe, theo dõi SGK
- 2, 3 HS đọc. Cả lớp đồng thanh
- HS nối nhau đọc từng câu trong bài
- HS nối nhau đọc từng đoạn trước lớp
- HS đọc theo nhóm 3
- Cả lớp đồng thanh đoạn 1, 2 HS tiếp nối nhau đọc đoạn 2, 3
- 1 HS đọc cả bài.
- Mỗi HS phải leo lên đến trên cùng 1 cái cột cao, rồi đứng thẳng người trên chiếc xà ngang
- Đê-rốt-xi và Cô-rét-ti leo như hai con khỉ, Xtác-đi thở hồng hộc.....
- Vì cậu bị tật từ nhỏ - bị gù
- Vì cậu muốn vượt qua chính mình, muốn làm những việc các bạn làm được.
- Nen-li leo lên 1 cách chật vật, mặt đỏ như lửa, mồ hôi ướt đẫm trán...
- HS phát biểu ý kiến.
+ 3 HS nối tiếp nhau thi đọc 3 đoạn câu chuyện.
- HS đọc phân vai
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ
- Kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời của 1 nhân vật.
2. HD HS kể chuyện
Em hãy kể lại câu chuyện theo lời 1 nhân vật ( có thể là lời Nen-li, Cô-rét-ti... )
- GV nhận xét.
- GV và cả lớp bình chọn bạn kể hay
IV. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn bài.
- HS nghe
- 1 HS kể mẫu
- Từng cặp HS tập kể Đ1 theo lời 1 nhân vật
- 1 vài HS thi kể trước lớp.
	 Ngày dạy / /
Tập đọc	 Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục.
I. Mục đích yêu cầu.
	- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
	- Bước đầu hiếu tính đúng đắn, giàu sức thuyết phục trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác Hồ, Từ đó, có ý thức luyện tập để bồi bboor sức khỏe. (trả lời được các CH trong SGK).
II. Đồ dùng
	GV : ảnh Bác Hồ đang luyện tập thể dục.
	HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài : Buổi học thể dục.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài ( GV giới thiệu )
2. Luyện đọc
a. GV đọc toàn bài.
- HD HS giọng đọc
b. HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng câu.
- Kết hợp sửa phát âm sai cho HS
* Đọc từng đoạn trước lớp
- Tìm hiểu từ chú giải cuối bài
* Đọc từng đoạn trong nhóm
* Đọc đồng thanh.
3. HD HS tìm hiểu bài
- Sức khoẻ cần thiết như thế nào trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc ?
- Vì sao tập thể dục là bổn phận của mỗi người yêu nước ?
- Em hiểu điều gì sau khi đọc " Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục " của Bác Hồ ?
- Em sẽ làm gì sau khi đọc " Lời kêu gọi toàn dân tập dục " của Bác Hồ ?
4. Luyện đọc lại
- GV và HS nhận xét bình chọn bạn đọc hay
IV. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn bài.
- 3 HS nối nhau đọc bài
- Nhận xét.
- HS nghe, theo dõi SGK.
- HS nối nhau đọc từng câu trong bài.
- HS nối nhau đọc 3 đoạn trước lớp.
- HS đọc theo nhóm 3
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
- Sức khoẻ giúp giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới......
- Vì mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân .....
- Bác Hồ là tấm gương về rèn luyện thân thể.
- Em sẽ siêng năng tập thể dục thể thao.
+ 1 HS khá giỏi đọc lại toàn bài.
- 1 vài HS thi đọc
Tuần 30.
	Ngày dạy / /
Tập đọc - Kể chuyện Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua
I. Mục đích yêu cầu.
* Tập đọc
	- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
	- Hiểu ND: Cuộc gặp gỡ bất ngờ thú vị, thể hiện tình hữu nghị quốc tế giữa đoàn cán bộ Việt Nam với HS một trường tiểu học ở Lúc – xăm – bua.
* Kể chuyện :
	- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước (SGK). HS khá, giỏi biết kể toàn bộ câu chuyện.
II. Đồ dùng GV : Tranh minh hoạ truyện trong SGK, bảng lớp viết gợi ý kể chuyện
	 HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục
B. Bài mới
1. Giới thiệu chủ điểm mới và bài đọc
2. Luyện đọc
a. GV đọc diễn cảm toàn bài
b. HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng câu
- GV viết bảng, HD HS đọc : Lúc-xăm-bua, Mo-ni-ca, Giét-xi-ca, ....
* Đọc từng đoạn trước lớp
- Giải nghĩa các từ chú giải cuối bài
* Đọc từng đoạn trong nhóm.
* Đọc đồng thanh
3. HD HS tìm hiểu bài
- Đến thăm 1 trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua, đoàn cán bộ Việt Nam gặp những điều gì thú vị ?
- Vì sao các bạn lớp 6A nói được Tiếng Việt và có nhiều đồ vật của Việt Nam ?
- Các bạn HS Lúc-xăm-bua muốn biết điều gì về thiếu nhi Việt Nam ?
- Các em muốn nói gì với các bạn HS trong câu chuyện này ?
4. Luyện đọc lại
- GV HD HS đọc đoạn cuối
- 2, 3 HS đọc bài
- Nhận xét.
+ HS nghe, theo dõi SGK.
- HS QS tranh minh hoạ
+ HS đọc phiên âm tiếng nước ngoài.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài
+ HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn trước lớp
+ HS đọc theo nhóm 3
- Nhận xét bạn đọc cùng nhóm
+ Cả lớp đọc đồng thanh.
- Tất cả HS lớp 6A đều tự giới thiệu bằng Tiếng Việt, hát tặng đoàn bài hát bằng Tiếng Việt.....
- Vì cô giáo lớp 6A đã từng ở Việt nam. Cô thích Việt Nam nê dạy học trò mình nói Tiếng Việt, kể cho các em biết .... 
- Các bạn muốn biết HS Việt Nam học những môn gì, thích những bài hát nào ....
- HS phát biểu
+ HS thi đọc đoạn văn
- 1 HS đọc cả bài
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ
- Dựa vào trí nhớ và gợi ý trong SGK, HS kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời của mình. Yêu cầu kể tự nhiên, sinh động, thể hiện đúng nội dung.
2. HD HS kể
- Câu chuyện được kể theo lời của ai ?
- Kể bằng lời của em là thế nào ?
IV. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn bài.
- HS nghe
- Theo lời 1 thành viên trong đoàn cán bộ Việt Nam.
- Kể khách quan, như người ngoài cuộc biết về cuộc gặp gỡ đó và kể lại.
+ 1 HS đọc các gợi ý đó.
- 1 HS kê mẫu đoạn 1
- 2 HS tiếp nối nhau kể đoạn 1, 2.
-1, 2 HS kể toàn bộ câu chuyện
	Ngày dạy / /
Tập đọc 	Một mái nhà chung
I.Mục đích yêu cầu.
	- Biết ngắt nghỉ sau mỗi dòng thơ, khổ thơ.
	- Hiểu ND: Mỗi vật có cuộc sống riêng nhưng đều có mái nhà chung là trái đất. Hãy yêu mái nhà chung bảo vệ và giữ gìn nó. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3; thuộc 3 khổ thơ đầu). HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 4).
II. Đồ dùng GV : Tranh minh hoạ bài thơ....
	 HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Kể lại chuyện Cuộc gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài ( GV giới thiệu )
2. Luyện đọc
a. GV đọc toàn bài
b. HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng dòng thơ
- Kết hợp sửa phát âm cho HS.
* Đọc từng khổ thơ trước lớp.
- Giải nghĩa từ chú giải cuối bài
* Đọc từng đoạn trong nhóm
* Đọc đồng thanh.
3. HD HS tìm hiểu bài
- Ba khổ thơ đầu nói đến những mái nhà riêng của ai ?
- Mỗi mái nhà riêng có nét gì đáng yêu ?
- Mái nhà chung của muôn vật là gì ? 
- Em muốn nói gì với những người bạn chung một mái nhà ?
4. Học thuộc lòng bài thơ
- GV HD HS đọc thuộc lòng bài thơ
IV. Củng cố, dặn dò
- Bài thơ muốn nói với các em điều gì ? - GV nhận xét chung tiết học
- Dặn HS về nhà ôn bài.
- 3 HS nối tiếp nhau kể chuyện
- Nhận xét.
+ HS QS tranh minh hoạ, HS theo dõi SGK.
- HS nối tiếp nhau đọc 2 dòng thơ
- HS nối nhau đọc 6 khổ thơ trước lớp.
- HS đọc theo nhóm 3
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
+ Mái nhà của chim, của cá, của dím, của ốc, của bạn nhỏ.
- Mái nhà của chim là nghìn lá biếc, mái nhà của cá .......
- Là bầu trời xanh
- Hãy yêu mái nhà chung.
- 3 HS nối tiếp nhau thi đọc lại bài thơ
- HS thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài.
- Muôn vật trên trái đất đều sống chung dưới một mái nhà. Hãy yêu mái nhà chung, bảo vệ và gìn giữ nó. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTDOCL3 TUAN1930.doc