Giáo án Lớp 3 - Tuần 19 - Năm học 2006-2007 - Nguyễn Thị Hạnh

Giáo án Lớp 3 - Tuần 19 - Năm học 2006-2007 - Nguyễn Thị Hạnh

1/ Mở đầu: Giới thiệu 7 chủ điểm của SGK.

- Cho HS quan sát tranh minh họa chủ điểm Bảo vệ Tổ quốc.

2/ Dạy bài mới:

a) Giới thiệu bài : Cho HS quan sát và miêu tả những hình ảnh trong tranh minh họa bài đọc.

b) Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:

* Đọc diễn cảm toàn bài.

* Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu đoạn 1:

- Yêu cầu HS đọc tiếp nối 4 câu trong đoạn, giáo viên theo dõi sửa lỗi phát âm.

- Mời 2 em đọc cả đoạn trước lớp.

- Giải nghĩa từ: giặc ngoại xâm, đô hộ.

(thuồng luồng: vật dữ ở nước, hình giống con rắn, hay hại người - theo truyền thuyết).

- Yêu cầu từng cặp luyện đọc đoạn 1.

- Yêu cầu cả lớp đọc đông thanh đoạn 1.

- Yêu cầu cả lớp đọc thầm lại đoạn 1 và trả lời câu hỏi :

+ Nêu những tội ác của giặc ngoại xâm đối với dân ta ?

 

doc 28 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1206Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 19 - Năm học 2006-2007 - Nguyễn Thị Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
gggg o0ohhhh
 Thứ hai ngày 15 tháng 1 năm 2007
 Ngày soạn: 10/ 1/ 2007
 Ngày giảng: 15 / 1 / 2007 
 Buối sáng
 Tập đọc - Kể chuyện: Hai Bà Trưng
 A/ Mục tiêu : - SGV trang 3 - tập 2.
 - Rèn đọc đúng các từ : lập mưu, thuở xưa, trẩy quân, giáp phục, phấn khích , 
 B / Chuẩn bị : - Tranh ảnh minh họa truyện trong SGK.
 - Bảng phụ viết sẵn đoạn 3 để hướng dẫn luyện đọc.
 C/ Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Mở đầu: Giới thiệu 7 chủ điểm của SGK.
- Cho HS quan sát tranh minh họa chủ điểm Bảo vệ Tổ quốc.
2/ Dạy bài mới: 
a) Giới thiệu bài : Cho HS quan sát và miêu tả những hình ảnh trong tranh minh họa bài đọc.
b) Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: 
* Đọc diễn cảm toàn bài.
* Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu đoạn 1:
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối 4 câu trong đoạn, giáo viên theo dõi sửa lỗi phát âm.
- Mời 2 em đọc cả đoạn trước lớp. 
- Giải nghĩa từ: giặc ngoại xâm, đô hộ.
(thuồng luồng: vật dữ ở nước, hình giống con rắn, hay hại người - theo truyền thuyết).
- Yêu cầu từng cặp luyện đọc đoạn 1.
- Yêu cầu cả lớp đọc đông thanh đoạn 1.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm lại đoạn 1 và trả lời câu hỏi :
+ Nêu những tội ác của giặc ngoại xâm đối với dân ta ?
+ Ở đoạn 1 ta nên đọc như thế nào ?
- Mời 2 em đọc lại đoạn văn .
* Luyện đọc tìm hiểu nội dung đoạn 2:
- Mời HS tiếp nối đọc 4 câu của đoạn 2.
- Theo dõi sửa lối phát âm cho HS.
- Mời hai em đọc cả đoạn trước lớp.
- Giúp HS hiểu nghĩa từ : nuôi chí ( mang, giữ, nung nấu một ý chí, chí hướng).
- Yêu cầu từng cặp luyện đọc đoạn .
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2. 
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm lại đoạn 2 và trả lời câu hỏi :
+ Hai Bà Trưng có tài và có chí lớn như thế nào?
- Yêu cầu HS đề xuất cách đọc. 
- Mời hai học sinh thi đọc đoạn văn.
- Nhận xét, tuyên dương.
* Luyện đọc tìm hiểu nội dung đoạn 3: 
- Mời HS tiếp nối đọc 8 câu của đoạn 3.
- Mời 2HS đọc cả đoạn trước lớp.
- Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa từ : giáp phục , Luy Lâu, trẩy quân, phấn khích .
- Yêu cầu từng cặp luyện đọc đoạn 3.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3. 
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm lại và trả lời câu hỏi :
+ Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa ?
+ Tìm những chi tiết nói lên khí thế của quân khởi nghĩa ?
- Mời 2HS thi đọc lại đoạn văn.
* Luyện đọc tìm hiểu nội dung đoạn 4: 
- Mời HS tiếp nối đọc 4 câu của đoạn 4 .
- Mời 2 em đọc cả đoạn trước lớp.
- Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa từ “thành trì “
- Yêu cầu từng cặp luyện đọc đoạn 4 .
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh.
- Yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn và TLCH: 
+ Kết quả cuộc khởi nghĩa như thế nào ?
+ Vì sao bao đời nay nhân dân ta tôn kính Hai Bà Trưng ?
- Mời 2HS thi đọc lại đoạn văn.
 c) Luyện đọc lại : 
- Đọc diễn cảm đoạn 3.
- Mời 3 em thi đọc lại đoạn văn.
- Mời 1HS đọc cả bài văn. 
- Nhận xét, tuyên dương em đọc hay nhất .
 ­) Kể chuyện : 
* .Giáo viên nêu nhiệm vu.
* Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh: 
- Yêu cầu HS quan sát lần lượt từng tranh trong SGK.
- Gọi 1HS khá kể mẫu một đoạn câu chuyện. dự
- Mời 4 em tiếp nối nhau kể 4 đoạn câu chuyện trước lớp 
- Yêu cầu 1HS kể lại cả câu chuyện.
- Nhận xét tuyên dương em kể hay nhất .
d) Củng cố dặn dò : 
- Câu chuyện giúp em hiểu được điều gì ?
- Dặn về nhà học bài xem trước bài “ Bộ đội về làng” 
- Lắng nghe.
- Quan sát và phân tích tranh minh họa.
- Lớp theo dõi lắng nghe GV đọc bài.
- 4 em đọc nối tiếp 4 câu trong đoạn 1.
- 2 em đọc cả đoạn trước lớp.
- Tìm hiểu từ mới (SGK). 
- Từng cặp luyện đọc đoạn 1 trong bài.
- Cả lớp đọc ĐT.
- Lớp đọc thầm lại đoạn 1.
+ Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương, ... Lòng dân oán hận ngút trời.
+ Đọc với giọng chậm rãi, căm hờn, nhấn giọng ở những TN nói lên tội ác của giặc, sự căm hờn của nhân dân ta.
- 2 em đọc lại đoạn 1của bài. 
- 4 em đọc nối tiếp 4 câu trong đoạn.
- 2HS đọc cả đoạn trước lớp. 
- Từng cặp luyện đọc đoạn 2.
- Lớp đọc đồng thanh.
- Cả lớp đọc thầm trả lời.
+ Rất giỏi võ nghệ, nuôi chí giành lại non sông
- Cần nhấn giọng những TN tài trí của hai chị em : tài trí, giỏi võ nghệ. 
- 2 em thi đọc lại đoạn 2 của bài. 
- 8 em đọc nối tiếp 8 câu trong đoạn. 
- 2 em đọc cả đoạn trước lớp. 
- Tìm hiểu các từ mới (SGK).
- Từng cặp luyện đọc đoạn 3 trong bài.
- Lớp đọc đồng thanh đoạn 3 .
- Cả lớp đọc thầm và trả lời.
+ Vì Hai Bà yêu nước,thương dân, căm thù giặc đã giết hại ông Thi Sách và gây bao tội ác với nhân dân ta.
+ Hai Bà Trưng mặc giáp phục thật đẹp, bước lên bành voi rất oai phong, ...
- 2 em thi đọc lại đoạn 3 của bài. 
- 4 em đọc nối tiếp 4 câu trong đoạn 4.
- 2HS đọc cả đoạn trước lớp. 
- Từng cặp luyện đọc.
- Lớp đọc đồng thanh đoạn 4 .
- Cả lớp đọc thầm trả lời câu hỏi .
+ Kết quả thành trì của giặc sụp đổ. Tô Định trốn về nước. Đất nước sạch bóng quân thù.
+ Vì Hai Bà Trưng đã lành đạo ND giải phóng đất nước, là 2 vị anh hùng chống giặc đầu tiên 
Trong lịch sử nước nhà.
- 2HS thi đọc lại 4.
- Lắng nghe giáo viên đọc mẫu .
- 3 em thi đọc lại đoạn 3 của bài .
- 1HS đọc cả bài văn .
- Lớp theo dõi nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất .
- Lớp quan sát các tranh minh họa.
- 1 em khá kể mẫu đoạn 1 câu chuyện.
- Lần lượt mỗi lần 4 em kể nối tiếp theo 4 đoạn của câu chuyện.
- Một em kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp. 
- Lớp theo dõi, bình chọn bạn kể hay nhất.
- Dân tộc VN ta có truyền thống chống giặc ngoại xâm bất khuất từ bào đời nay.
------------------------------------------------
 Toán : Các số có bốn chữ số 
 A/ Mục tiêu 
 - Học sinh nắm được các số có 4 chữ số ( các chữ số đều khác 0 ).
 - Bước đầu biết đọc viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng . Bước đầu nhận ra thứ tự các số trong một nhóm các số có 4 chữ số .
 B/ Chuẩn bị : HS có các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 100, 10, 1 ô vuông.
 C/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1) Giới thiệu bài: 
2) Khai thác :
a. Giới thiệu số có 4 chữ số .
- Giáo viên ghi lên bảng số : 1423
- Yêu cầu HS lấy ra 10 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 100 ô vuông rồi xếp thành 1 nhóm như SGK. 
- GV đính lên bảng.
- Yêu cầu hS lấy tiếp 4 tấm bìa như thế, xếp thành nhóm thứ 2.
- GV đính lên bảng.
- Yêu cầu HS lấy 2 cột, mỗi cột có 10 ô vuông, xếp thành nhóm thứ 3.
- Yêu cầu HS lấy tiếp 3 ô vuông, xếp thành nhóm thứ 4.
- Gọi HS nêu số ô vuông của từng nhóm.
- GV ghi bảng như SGK.
 1000 400 20 3
+ Nếu coi 1 là một đơn vị thì hàng đơn vị có mấy đơn vị ?
+ Nếu coi 10 là một chục thì hàng chục có mấy chục ?
+ Nếu coi 100 là một trăm thì hàng trăm có mấy trăm ?
+ Nếu coi 1000 là một nghìn thì hàng nghìn có mấy nghìn ?
- GV nêu : Số gồm 1 nghìn , 4 trăm , 2 chục và 3 đơn vị viết là: 1423 ; đọc là : "Một nghìn bốn trăm hai mươi ba" .
- Yêu cầu nhiều em chỉ vào số và đọc số đó. 
- Nêu: 1423 là số có 4 chữ số, kể từ trái sang phải : chữ số 1 chỉ 1 nghìn, chữ số 4 chỉ 4 trăm, chữ số 2 chỉ 2 chục, chữ số 3 chỉ 3 đơn vị.
- Chỉ bất kì một trong các chữ số của số 1423 để HS nêu tên hàng.
b) Luyện tập:
Bài 1: - Gọi học sinh nêu bài tập 1.
- Yêu cầu HS quan sát mẫu - câu a.
+ Hàng nghìn có mấy nghìn ?
+ Hàng trăm có mấy trăm ?
+ Hàng chục có mấy chục ?
+ Hàng đơn vi có mấy đơn vị ?
- Mời 1 em lên bảng viết số.
- Gọi 1 số em đọc số đó.
- Yêu cầu HS tự làm câu b. sau đó gọi HS nêu miệng kết quả. 
- Nhận xét đánh giá.
Bài 2: - Gọi học sinh nêu bài tập 2. 
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở. 
- Mời một em lên bảng giải bài. 
- Yêu cầu lớp đổi chéo vở KT bài.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 3: - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài 3. 
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
d) Củng cố - Dặn dò:
- Yêu cầu HS viết số có 4 chữ số rồi đọc số đó.
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà học và xem lại các BT đã làm .
- HS lấy các tấm bìa rồi xếp thành từng nhóm theo hướng dẫn của GV.
- HS nêu số ô vuông của từng nhóm: Mỗi tấm bìa có 100 ô vuông, nhóm thứ nhất có 10 tấm bìa sẽ có 1000 ô vuông. Nhóm thứ hai có 4 tấm bìa vậy nhóm thứ hai có 400 ô vuông. Nhóm thứ 3 có 20 ô vuông còn nhóm thứ tư có 3 ô vuông.
+ Hàng đơn vị có 3 đơn vị.
+ Hàng chục có 2 chục.
+ Có 4 trăm.
+ Có 1 nghìn.
- Nhắc lại cấu tạo số và cách viết, cách đọc số có bốn chữ số .
- HS chỉ vào từng chữ số rồi nêu lại (từ hàng nghìn đến đơn vị rồi ngược lại. 
- Cả lớp quan sát mẫu.
+ Có 4 nghìn.
+ có 2 trăm.
+ Có 3 chục.
+ Có 1 đơn vị.
- 1 em lên bảng viết số, lớp bổ sung: 4231
- 3 em đọc số: " Bốn nghìn hai trăm ba mươi mốt".
- Cả lớp tự làm bài, rồi chéo vở để KT.
- 3 em nêu miệng kết quả, lớp bổ sung.
- Một em đọc đề bài 2 .
- Cả lớp làm vào vở.
- Một học sinh lên bảng làm bài.
- Đổi chéo vở để KT bài. 
- Nhận xét chữa bài trên bảng.
- Một học sinh đọc đề bài 3.
- Cả lớp thực hiện vào vở.
- 1HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét bổ sung.
a) 1984; 1985 ; 1986; 1987; 1988; 1989
b) 2681; ...  nghìn.
+ Có 8 nghìn, viết 8000.
+ 9 nghìn.
+ 10 nghìn.
- Nhắc lại cách viết và cách đọc số 10 000. 
+ Số 10 000 là số có 5 chữ số , gồm một chữ số 1 và bốn chữ số 0.
- Một em nêu đề bài 1 .
- Cả lớp thực hiện làm vào vở .
- 2HS đọc các số, lớp bổ sung. Một nghìn , hai nghìn, ba nghìn, bốn nghìn , năm nghìn, sáu nghìn, bảy nghìn, tám nghìn , chín nghì, mười nghìn ( một vạn )
- Một em đọc đề bài 2 .
- Cả lớp thực hiện viết các số vào vở. 
- Hai học sinh lên bảng giải bài, lớp bổ sung. 
9300 , 9400 , 9500 , 9600 , 9700 , 98000 , 9900.
- Đổi chéo vở để kết hợp tự sửa bài.
- Một học sinh đọc đề bài .
- Cả lớp làm vào vở .
-Một bạn lên viết trên bảng các số tròn chục từ : 9940 , 9950, 9960, 9970 ,9980, 9990.
- Học sinh khác nhận xét bài bạn.
- Một em đọc đề bài 4 .
- Cả lớp thực hiện viết các số vào vở. 
- Một học sinh lên bảng giải bài. 
9995 , 9996 , 9997 , 9998 , 9999, 10 000.
- Viết các số liền trước và liền sau các số sau:
- Cả lớp thực hiện viết các số vào vở. 
- Một học sinh lên bảng giải bài. 
 2664 , 2665 , 2666 
 2001 , 2002 , 2003
 9998 , 9999 , 10 000
- Học sinh khác nhận xét bài bạn.
---------------------------------------------------
 Buổi chiều
 Âm nhạc: Học hát: Bài Em yêu trường em
 Nhạc và lời: Hoàng Vân
 A/ Mục tiêu: - HS hát đúng giai điệu lời 1 của bài hát "Em yêu trường em".
 - Giáo dục HS thích hát, mạnh dạn.
 B/ Chuẩn bị: - Nhạc cụ, băng nhạc, máy nghe.
 - Chép lời ca vào bảng phụ.
 C/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Bài cũ:
2/ Dạy bài mới:
* Hoạt động 1: Dạy hát (Lời 1)
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
- Hát mẫu.
-Yêu cầu HS đọc lời ca.
- Dạy HS hát từng câu theo lối móc xích.
- Cho HS luyện hát nhiều lần: theo tổ, nhóm, các nhân.
* Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm.
- Hướng dẫn HS hát + gõ đệm theo phách.
 Em yêu trường em với bao bạn thân ...
 x x xx x x xx
- Tổ chức cho các nhóm luân phiên luyện tập và gõ đệm.
- Cho HS tập hát nối tiếp: Chia thành 2 đội A và B hát nối tiếp, cứ mỗi đội hát 1 câu cho đến câu cuối cùng thì cả hai đội hát chung.
- Cho HS tập gõ đệm theo tiết tấu lời ca (không hát lời, đọc thầm).
 Em yêu trường em với bao bạn thân ...
 x x x x x x x x
- Từ tiết tấu đó, cho HS vận dụng đọc lời ca bài Mẹ yêu không nào của lê Xuân Thọ.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu cả lớp hát lại lời1 kết hợp gõ đệm theo phách.
- Về nhà tập hát nhiều lần cho thuộc.
- Nghe GV hát mẫu.
- Cả lớp đọc đồng thanh lời ca.
- Tập hát từng câu theo GV.
- Luyện tập theo tổ, nhóm.
- Theo dõi GV hướng dẫn, làm thử.
- Các nhóm luân phiên hát và gõ đệm.
- Lớp thực hiện chơi trò chơi.
- Đọc thầm và gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
- Đọc lời bài hát Mẹ yêu không nào.
- Cả lớp hát lại lời 1 của bài hát Em yêu trường em kết hợp gõ đệm theo phách.
----------------------------------------------------
Tiếng Việt nâng cao
 A/ Yêu cầu: - Củng cố, nâng cao kiến thức về nhân hóa; cách đặt và trả lời câu hỏi: khi nào ?
 - Giáo dục HS chăm học.
 B/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hướng dẫn HS làm BT:
- Yêu cầu HS làm các BT sau:
Bài 1: 
a) Đọc đoạn thơ dưới đây:
 Muôn nghìn cây mía
 Múa gươm.
 Kiến 
 Hành quân
 Đầy đường.
 ...
 Cỏ gà rung tai
 Nghe.
 Bụi tre tần ngần
 Gỡ tóc.
 Hàng bưởi 
 Đu đưa
 Bế lũ con
 Đầu tròn 
 Trọc lốc.
 ...
 Cây dừa
 Sải tay
 Bơi.
 Ngọn mùng tơi
 Nhảy múa ...
 Trần Đăng Khoa.
b) Hãy tìm những sự vật được nhân hóa và những từ ngữ thể hiện biện pháp nhân hóa rồi điền vào bảng sau:
Sự vật được nhân hóa
Từ ngữ thể hiện biện pháp nhân hóa
M: Cây mía
..............................
múa gươm
.....................
Bài 2:
Đọc kĩ từng câu trong đoạn văn sau, rồi tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi "Khi nào?" :
 Chiều hôm ấy, tôi ghé vào cửa hàng mua sách thì thấy Lan gánh nước qua. Nhìn thấy tôi, bạn đi như chạy ... Tôi bám theo Lan đến một ngôi nhà tồi tàn. Bây giờ tôi mới hiểu rằng nhà bạn nghèo lắm ... Sáng hôm sau, tôi đem chuyện kể cho các bạn trong lớp nghe, ai cũng xúc động ... Cũng từ hồi đó, chúng tôi luôn gắn bó với Lan.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
2. Dặn dò: Về nhà xem lại các BT đã làm.
- Cả lớp tự làm bài.
- HS xung phong lên bảng chữa bài.
- Lớp theo dõi, nhận xét bổ sung.
Sự vật được nhân hóa
Từ ngữ thể hiện biện pháp nhân hóa
- Cây mía
- Kiến 
- Cỏ gà
- Bụi tre
- Hàng bưởi
- Cây dừa
- Ngọn mùng tơi
múa gươm
hành quân
rung tai, nghe
tần ngần, gỡ tóc
bế lũ con đầu tròn trọc lốc
sải tay bơi
nhảy múa
Các bộ phận trả lời cho câu hỏi "Khi nào? là:
- Câu 1: Chiềi hôm ấy, ...
- Câu 4: Bây giờ, ...
- Câu 5: Sáng hôm sau, ...
- Câu 6: Cũng từ hôm đó, ...
---------------------------------------------------
Hoạt động tập thể
 A/ Mục tiêu: - HS ôn luyện các bài hát, bài múa của Sao nhi đồng.
 - Chơi trò chơi "Con thỏ ăn cỏ, uống nước, vào hang".
 B/ Hoạt động day- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Tổ chức cho HS hát - múa:
- Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu học tập.
- Yêu cầu lớp trưởng điều khiển cho cả lớp tập luyện các bài hát của Sao nhi đồng đã được học.
- Theo dõi, uốn nắn cho các em.
* Tổ chức cho HS chơi TC " Con thỏ ăn cỏ, ..."
- Nêu tên trò chơi và giải thích cách chơi.
- Cho HS chơi thử 1 - 2 lần.
- Tổ chức cho HS chơi chính thức, tính điểm thi đua.
* Dặn dò: Về nhà ôn luyện thêm.
- Lớp trưởng điều khiển cho lớp tập luyện các bài hát, múa tập thể đã học: Bông hồng tặng mẹ và cô, Chúng em là mầm non tương lai, Hành khúc Đội TNTPHCM, ...
- Cả lớp tham gia chơi trò chơi.
 Tập đọc: Bộ đội về làng 	 
 A/ Mục tiêu: - Rèn kỉ năng đọc thành tiếng : Đọc trôi chảy cả bài.
 - Hiểu nội dung bài : Ca ngợi tình cảm quân dân thắm thiết trong thời kì chống Thực Dân Pháp 
 - Học thuộc lòng bài thơ .
 B/Chuẩn bị: Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
 C/ Hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 em nối tiếp kể lại 3 đoạn câu chuyện “Hai Bà Trưng “. 
- Nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Luyện đọc:
* Đọc diễn cảm bài thơ.
+ Nghe cô đọc các em thấy cách nghỉ hơi ở cuối dòng của một số câu thơ có gì đặc biệt ?
- Treo bảng phụ và gạch chân những dòng thơ cần đọc liền hơi.
* Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Yêu cầu HS đọc từng dòng thơ. GV sửa lỗi phát âm.
- Hướng dẫn HS luyện đọc đúng các từ : rộn ràng, hớn hở, xôn xao.
- Gọi đọc từng khổ thơ trước lớp .
- Mời HS đọc nối tiếp 6 khổ thơ .
- Nhắc nhớ học sinh ngắt nghỉ hơi đúng ở các dòng thơ, khổ thơ nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả trong bài thơ.
- Giúp HS hiểu nghĩa từ ngữ mới : bịn rịn, đơn sơ.
- Yêu cầu HS đọc từng khổ thơ trong nhóm .
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài. 
c) Hướng dẫn tìm hiểu bài :
- Mời một em đọc cả bài thơ, cả lớp đọc thầm lại 
+Tìm những hình ảnh thể hiện không khí vui tươi của xóm nhỏ khi bộ đội về làng ? 
- Yêu cầu đọc thầm lại bài thơ. 
+ Tìm một hình ảnh nói lên tình cảm thương yêu của dân làng đối với bộ đội?
+ Theo em, vì sao dân làng yêu thương bộ đội như vậy ?
+ Bài thơ giúp em hiểu điều gì ?
- Giáo viên kết luận.
 d) Học thuộc lòng bài thơ :
- Giáo viên đọc lại bài thơ .
- Mời 3 em thi bài thơ.
- Hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bài thơ.
+ Mời 4 HS đại diện 4 nhóm đọc nối tiếp 4 khổ thơ.
+ Gọi 2em thi đọc thuộc cả bài thơ.
- Nhận xét tuyên dương em đọc tốt nhất 
đ) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn học sinh về nhà học thuộc bài và xem trước bài mới.
- 3 em kể lại 3 đoạn của câu chuyện. 
- Nêu lên nội dung ý nghĩa câu chuyện.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Lớp theo dõi.
- Lắng nghe giáo viên đọc mẫu.
+ Một số câu gần như không nghỉ ở cuối dòng thơ, đọc gần như liền hơi với dòng tiếp sau.
- Nối tiếp nhau đọc mỗi em 1 câu thơ.
- Luyện đọc các từ khó.
- Nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ trước lớp.
- Tìm hiểu nghĩa các từ mới (SGK).
- Học sinh đọc từng khổ thơ trong nhóm .
- Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
- 1HS đọc bài thơ, lớp đọc thầm.
- Các anh về: mái ấm nhà vui, tiếng hát , tiếng cười rộn ràng xóm nhỏ, đàn em hớn hở chạy theo sau
- Học sinh đọc thầm lại bài thơ .
+ Mẹ già bịn rịn vui đàn con nhỏ rừng sâu mới về ; Nhà lá đơn sơ nhưng tấm lòng rộng mở , ngồi vui kể chuyện tâm tình bên nồi cơm nấu dở, bát nước chè xanh.
+ Trao đổi và nêu : Vì bộ đội đánh giặc bảo vệ dân làng, vì bộ đội phải chịu nhiều vất vả , vì bộ đội chiến đấu, hy sinh để giành lại độc lập, tự do cho dân, ...
+ Bài thơ nói về tấm lòng của nhân dân với bộ đội, ca ngợi tình quân dân thắm thiết trong thời kì kháng chiến.
- Lắng nghe đọc mẫu bài thơ.
- 3 em thi đọc bài thơ.
- HTL từng khổ thơ, cả bài thơ theo hướng dẫn của GV.
- 4 em nối tiếp thi đọc thuộc 4 khổ thơ.
- 2 em thi đọc thuộc lòng cả bài thơ.
- Lớp theo dõi , bình chọn bạn đọc đúng , hay.
- 3 em nhắc lại nội dung bài. 
-Về nhà học thuộc bài, xem trước bài “ Báo cáo kết quả thi đua“.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAÀN 19.doc