Giáo án Lớp 3 - Tuần 19 - Năm học 2007-2008 - Lê Thị Hồng Phương

Giáo án Lớp 3 - Tuần 19 - Năm học 2007-2008 - Lê Thị Hồng Phương

 1 . Giới thiệu bài chủ điểm mới và bài tập đọc :

 - Chủ điểm Bảo vệ Tổ quốc

 - Truyên đọc “Hai Bà Trưng”mở đầu chủ điểm kể về một cuộc khởi nghĩa đánh giặc giành độc lập.

2. Luyện đọc:

a) Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài : Giọng đọc to rõ, mạnh mẽ; nhấn giọng những từ ngữ tả tội ác của giặc; tả chí khí của Hai bà Trưng; tả khí thế oai hùng của đoàn quân khởi nghĩa .

-HS quan sát tranh minh hoạ truyện.

- GV giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện

- GV yêu cầu HS nói những điều các em biết về Hai Bà Trưng

 b) Hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ

 - Đọc từng câu :

 - Đọc từng đoạn trong nhóm.

 - Ba học sinh tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài.

- Một học sinh đọc cả bài.

 

doc 32 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 963Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 19 - Năm học 2007-2008 - Lê Thị Hồng Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Thứ
Môn
Bài dạy
 Hai 
12/1/08
TĐ-KC
TĐ-KC
 T
MT
Hai Bà Trưng
Hai Bà Trưng
Các số có 4 chữ số
Vẽ trang trí hình vuông
Ba
13/1/08
TĐ
 T
 CT
TN-XH
TD
Báo cáo kết quả tháng thi đua-Noi gương...
Luyện tập
N-V : Hai Bà Trưng
 Vệ sinh môi trường
Trò chơi “ Thỏ nhảy” 
Tư 
14/1/08
T
 LT-C
 Đ Đ
TV
Các số có bốn chữ số (tt) 
Nhân hoá, ôn tập cách đặt câu và TLCH ..
Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế
Oân chữ hoa N (tt)
 Năm
15/1/08
T
 H-N
TN-XH
CT
Các số có bốn chữ số (tt) 
Em yêu trường em (lời1)
Vệ sinh môi trường (tiếp)
N-V : Trần Bình Trọng
Sáu
16/1/08
T 
 TC
 TD
 TLV
HĐTT
Số 10000 -Luyện tập
Kiểm tra chương 2 –Cắt dán chữ đơn giản
Ôn tập ĐH,ĐN- Trò chơi “Thỏ nhảy”
(N-Kể) Chàng trai làng Phù Ủng.
Tiết 1,2 Thứ hai, ngày 12 tháng 01 năm 2008
Tập đọc-Kể chuyện: HAI BÀ TRƯNG
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
A. TẬP ĐỌC
1.Rèn luyện kĩ năng đọc thành tiếng :
 - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai: ruộng nương, lên rừng, lập mưu,...
 - Giọng đọc phù hợp với diễn biến của chuyện .
 2.Rèn kĩ năng đọc – hiểu:
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ khó:( giặc ngoại xâm, đô hộ, Luy Lâu, trẩy quân, giáp phục, phấn khích)
 Đọc thầm khá nhanh và nắm được cốt truyện .
 - Hiểu được nội dung truyện: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta.
B.KỂ CHUYỆN .
 Rèn kĩ năng nói :Dựa vào các gợi ý trong sách giáo khoa, kể lại được từng đoạn của câu chuyện “Hai Bà Trưng”. 
- Giọng kể linh hoạt, phù hợp với diễn biến của câu chuyện
2 . Rèn kĩ năng nghe .
- Tập trung theo dõi bạn kể chuyện .
- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn.
II. ĐÒ DÙNG DẠY - HỌC
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.
 - Bảng phụ ghi tóm tắt từng đoạn để học sinh kể chuyện .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
 TẬP ĐỌC 
B. DẠY BÀI MỚI 
 1 . Giới thiệu bài chủ điểm mới và bài tập đọc :
 - Chủ điểm Bảo vệ Tổ quốc
 - Truyên đọc “Hai Bà Trưng”mở đầu chủ điểm kể về một cuộc khởi nghĩa đánh giặc giành độc lập.
2. Luyện đọc: 
a) Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài : Giọng đọc to rõ, mạnh mẽ; nhấn giọng những từ ngữ tả tội ác của giặc; tả chí khí của Hai bà Trưng; tả khí thế oai hùng của đoàn quân khởi nghĩa .
-HS quan sát tranh minh hoạ truyện.
- GV giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện 
- GV yêu cầu HS nói những điều các em biết về Hai Bà Trưng 
 b) Hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ
 - Đọc từng câu : 
 - Đọc từng đoạn trong nhóm.
 - Ba học sinh tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài.
- Một học sinh đọc cả bài.
3.Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 
- Đoạn 1: Một HS đọc ,cả lớp Trả lời :
 dọc thầm. 
+ Nêu những tội ác của giặc -Chúng chém giết dân lành, cướp
ngoại xâm đối với dân ta ? hết ruộng nương; bắt dân lành lên 
 rừng săn thú lạ, xuống biển mò 
 ngọc trai làm cho nhiều người thiệt 
 mạng. Lòng dân oán hận ngút trời
+ Hai Bà Trưng có chí lớn - Hai Bà Trưng rất giỏi võ nghệ, 
như thế nào ? nuôi chí lớn quét sạch giặc thù, 
 giành lại non sông .
Đoạn 2: Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa ?
Đoạn 3 : Hãy tìm những chi tiết nói lên khí thế của quân khởi nghĩa ?
Đoạn 4: Kết quả của cuộc khởi nghĩa như thế nào ?
- Vì sao đời nay nhân dân ta tôn kính Hai Bà Trưng ?
-Ý nghĩa cũa câu chuyện là gì? 
- Vì Hai Bà Trưng yêu nước, thương dân, căm thù quân giặc tàn bạo đã giết hại người thân và gây bao tội ác trên đất nước mình .
- Hai Bà Trưng giáp phục thật đẹp , bước lên bành voi rất oai phong , đoàn quân rùng rùng lên đường, giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn thao bóng voi ẩn hiện của Hai Bà, tiếng trống đồng dội lên vang vọng .
-Thành trì của giặc lần lượt sụp đỗ. Tô Định trốn chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù. Hai Bà trưng được tôn lên làm vua.
- Hai Bà Trưng đã lãnh đạo nhan dân chiến đấu giải phóng đất nước và trở thành hai vị nữ anh hùng dân tôïc chống ngoại xâm của lịch sử nước ta .
- Ca ngợi truyền thống bất khuất chống ngoại xâm của phụ nữ nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung .
4.Luyện đọc lại
- Học sinh chia nhóm (mỗi nhóm 4 em), tự phân các vai 
- Hai hoặc ba nhóm thi đọc chuyện theo vai.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
 KỂ CHUYỆN
1.Giáo viên nêu nhiệm vụ : Dựa vào tóm tắt, các em nhớ và kể lại từng đoạn câu chuyện “Hai Bà Trưng”.
2.Hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh: 
 -Tranh 1: Vẽ cảnh một đoàn người cởi trần, đóng khố đang khiên vác nặng . Mấy tên lính nhà Hán áp giải vung roi đánh đập họ .
- Tranh 2: Hai Bà Trưng dạy nghĩa quân luyện tập võ nghệ . nhiều người tay cầm giáo mác đứng xem, tỏ vẻ tán phục . 
- Tranh 3: Hai Bà Trưng cưỡi voi, dẫn đầu đoàn quan khởi nghĩa, đánh đuổi quân thù . Lũ giặc hoảng sợ bỏ chạy tán loạn . 
- Tranh 4: Hai Bà Trưng dẫn đầu đoàn quân chiến thắng trở về . Đân chúng hai bên đường reo hò và dâng lễ vật hoan nghênh Hai Bà .
*Ba học sinh nối tiếp nhau thi kể 4 đoạn của câu chuyện.
*Cả lớp và giáo viên bình chọn bạn kể hay nhất.
 CỦNG CỐ , DẶN DỊ
-Một hoặc hai học sinh nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện 
- Giáo viên khen ngợi những học sinh đọc bài tốt, kể chuyện hấp dẫn; khuyến khích học sinh về nhà kể lại chuyện cho người thân. 
Toán : CÁC SỐ CĨ BỐN CHỮ SỐ
A. MỤC TIÊU : Giúp học sinh
- Nhận biết các số có bốn chữ số ( các chữ số đều khác 0) .
-Bước đầu biết đọc, viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng .
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1 . Giới thiệu số có bốn chữ số:
 1423: Một nghìn bốn trăm hai mươi ba.
 5067: Năm nghìn không trăm sáu mươi bảy .
2 . Thực hành
Bài 1: Ba em lên điền (theo mẫu)
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn vị
1
4
2
3
4
2
3
1
5
0
6
7
Nghìn
trăm
Chục 
Đơn vị
Viết số
 Đọc số
8
5
6
3
8563
Tám nghìn năm trăm sáu mươi ba
5
9
4
7
5947
Năm nghìn chín trăm bốn mươi bảy
9
1
7
4
9174
Chín nghìn một trăm bảy mươi bốn
2
8
3
5
2835
Hai nghìn tám trăm ba mươi lăm
Bài 3: Số ?
a) 1984 1985 1986 1987 1988 1989 
b) 2681 2682 2683 2684 2685 2686
c) 9512 9513 9514 9515 9516 9517
Củng cố ,dặn dò : Gọi vài em nêu cách đọc số có bốn chữ số
- Chuẩn bị tiết sau học” Luyện tập”
Mĩ thuật: VẼ TRANG TRÍ : Trang trí hình vuơng
I-MỤC TIÊU :
- Học sinh hiểu các cách sắp xếp hoạt tiết và sử dụng màu sắc khác nhau trong hình vuông.
- Học sinh biết cách trang trí hình vuông.
- Trang trí được hình vuông và vẽ màu theo ý thích.
II. CHUẨN BỊ : 
 Giáo viên : 
 - Chuẩn bị một số đồ vật dạng hình vuông có trang trí như: khăng vuông, khăng trải bàn, thảm len, gạch hoa,...
 - Một số bài trang trí hình vuông của các học sinh các năm trước.
 - Một số bài trang trí hình vuông.
 - hình gợi ý cách trang trí hình vuông.
Học sinh : 
 - Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ . 
 - Bút chì, màu vẽ, tẩy.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Giới thiệu bài : Trang trí hình vuông.
Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét .
-GV cho học sinh xem một vài bài trang trí hình vuông để học sinh thấy có nhiều cách trang trí qua cách sắp xếp họa tiết và vẽ màu.
 + Cách sắp xếp họa tiết:
 Họa tiết lớn thường ở giữa;
 Họa tiết nhỏ ở bốn góc xung quanh;
 Họa tiết giống nhau vẽ bằng nhau và vẽ cùng màu, cùng độ đậm nhạt.
 + Cách vẽ màu:
 Màu cần rõ ở trọng tâm;
 Màu có đậm có nhạt.
 - Chỉ ra ở hình mẫu để học sinh thấy: sắp xếp xen kẻ các họa tiết lớn với họa tiết nhỏ, màu đậm với màu nhạt sẽ làm cho bài trang trí hình vuông phong phú, sinh động và hấp dẫn hơn. 
Hoạt động 2: Cách trang trí hình vuông 
- GV có thể vẽ lên bảng để hướng dẫn cách trang trí hình vuông: 
 + Vẽ hình vuông.
 + Kẻ các đường trục.
 +Vẽ hình mảng.
 + Vẽ họa tiết cho phù hợp với các mảng.
- Gợi ý để học sinh nhận ra độ đậm nhạt của màu ở bài trang trí.
Hoạt động 3: Thực hành 
- GV hướng dẫn học sinh:
 + Kẽ các đường trục;
 + Vẽ các hình mảng theo ý thích;
 + Vẽ các họa tiết tùy ý. Các họa tiết giống nhau cần vẽ bằng nhau. 
- GV gợi ý cho học sinh vẽ màu:
 + Không dùng quá nhiều màu;
 + Vẽ màu họa tiết chính trước, họa tiết phụ và màu nền sau;
 + Màu có đậm, nhạt cho rõ trọng tâm.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá 
- GV chọn một số bài vẽ đẹp, gợi ý học sinh nhận xét và xếp loại. 
- Học sinh tự tìm ra bài vẽ mà mình thích.
-Dặn: Về nhà sưu tầm tranh về đề tài ngày Tết và lễ hội.
Tiết 1 Thứ ba, ngày 13 tháng 01 năm 2008
Tập đọc : BÁO CÁO KẾT QUẢ THÁNG THI ĐUA : Noi gương chú bộ đội 
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU 
1.Rèn luyện kĩ năng đọc thành tiếng :
- Đọc đúng các từ ngữ học sinh địa phương dễ viết sai do phát âm sai: kết quả, đầy đủ, đoạt giải,...
- Đọc trôi chảy, rõ ràng, rành mạch từng nội dung, đúng giọng đọc một bảng báo cáo.
 2.Rèn kĩ năng đọc – hiểu:
- Hiểu nội dung báo cáo hoạt động của tổ, lớp. Rèn cho học sinh thói quen mạnh dạn, tự tin khi điều khiển một cuộc họp tổ, họp lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc.
- 4 băng giấy ghi chi tiết nội dung các mục của báo cáo.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HO ...  Trọng 
kép, sau dấu hai chấm ? trả lời quân giặc. 
+
 Học sinh tự viết vào giấy nháp các tên riêng, những tiếng mình dễ mắc lỗi khi viết bài. 
b) Giáo viên đọc cho học sinh viết
c) Chấm, chữa bài
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập (2).
- GV chọn cho học sinh lớp mình làm BT2a hoặc 2b.
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
- Học sinh đọc thầm đoạn văn đã lựa chọn; đọc chú giải cuối mỗi đoạn văn về anh hùng Võ Thị Sáu (hoặc Phạm Hồng Thái). 
- Học sinh làm bài cá nhận vào giấy nháp, vở hoặc vở bài tập. GV theo dõi học sinh làm bài.
- Gọi 3 học sinh lên bảng thi điền đúng, nhanh âm đầu l/n hoặc vần iêt/iêc vào chỗ trống. Sau đó từng em đọc kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét chính tả, phát âm, chốt lại lời giải đúng.
- Bốn, năm học sinh đọc lại kết quả đúng. GV sữa lỗi phát âm cho học sinh nếu có em phát âm sai.
- Một, hai học sinh đọc lại toàn bộ đoạn văn sau khi đã điền đúng âm, vần vào chỗ trống.
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
4. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Nhắc học sinh về nhà đọc lại BT(2), ghi nhớ chính tả để không viết sai. 
 Tiết 1 Thứ sáu ngày 16 tháng 01 năm 2008.
Toán : SỐ 10 000 - LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU Giúp học sinh: - Nhận biết số 10 000
- Củng cố về các số tròn nghìn, tròn trăm, tròn chục và thứ tự các 
số có bốn chữ số.
B. ĐỒØ DÙNG DẠY- HỌC 10 tấm bìa viết số 1000
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1 . Giới thiệu số 10 000
- Cho học sinh lấy 8 tấm bìa có ghi 1000 và xếp như SGK rồi hỏi để học sinh trả lời và nhận ra có số 8000 và đọc số: “tám nghìn”
- GV cho học sinh lấy thêm 1 tấm bìa có ghi 1000 rồi vừa xếp tiếp vào nhóm 8 tấm bìa vừa trả lời câu hỏi: “Tám nghìn thêm một nghìn là mấy nghìn ?”. Cho học sinh nêu lại câu trả lời rồi tự viết số 9000 ở dưới nhóm các tấm bìa đã đọc số: “chín nghìn”.
- GV cho học sinh lấy thêm 1 tấm bìa có ghi 1000 rồi vừa xếp tiếp vào nhóm 9 tấm bìa vừa trả lời câu hỏi: “Chín nghìn thêm một nghìn là mấy nghìn ?”. Cho học sinh nêu lại câu trả lời rồi tự viết số 10 000 ở dưới nhóm các tấm bìa đã đọc số: “mười nghìn”.
- GV giới thiệu: số 10 000 đọc là mười nghìn hoặc một vạn. Gọi học sinh chỉ vào số 10 000 và đọc số: “mười nghìn hoặc một vạn”.
- GV nêu câu hỏi để HS trả lời và nhận biết số mười nghìn hoặc một vạn là số có năm chữ số, gồm một chữ số 1 và bốn chữ số 0.
2 . Thực hành:
Bài 1: Cho học sinh làm bài rồi chữa bài. Khi chữa bài nên cho học sinh đọc lại các số tròn nghìn và trả lời câu hỏi của GV để nhận biết các số tròn nghìn đều có tận cùng bên phải ba chữ số 0, riêng số mười nghìn có tận cùng bên phải có tận cùng bốn chữ số 0.Bài 2: Hướng dẫn học sinh tương tự như với bài 1. Có thể cho học sinh viết các số tròn trăm của dãy số khác 
 8200; 8300; 8400; 8500; 8600; 8700; 8800; 8900.
 2100; 2200; 2300; 2400; 2500; 2600; 2700; 2800; 2900.
Bài 3: Hướng dẫn học sinh tương tự như với bài 2.
Bài 4: Hướng dẫn học sinh tương tự như với bài 3. Nêu câu hỏi để giúp học sinh nhận ra 10 000 là 9999 thêm 1.
Bài 5: GV nêu từng số, chẳng hạn 2665, rồi cho học sinh viết số liền trước, chẳn hạn 2664; và số liền sau, chẳng hạn 2666,...
Bài 6: GV hướng dẫn học sinh vẽ phần tia số từ 9990 đến 10 000 vào vở. Cho học sinh tự đọc bài toán rồi làm bài và chữa bài. Khi chữa bài nên cho học sinh đọc các số từ 9990 đến 10 000 và ngược lại.
 Chú ý: Nếu có thời gian thì GV cho học sinh làm bài 5 và bài 6 tại lớp, nếu không thì cho học sinh làm các bài này khi tự học rồi chữa bài ở tiết học sau.
5. Củng cố, dặn dò: 
- Gọi vài em đọc các số tròn nghìn từ 1000 đến 10 000. 
- Về nhà luyện đếm các số từ 1 đến 10 000.
- Chuẩn bị một cây thước 20cm để học tiết sau. 
Thủ công : ƠN TẬP CHƯƠNG II
 CẮT DÁN CHỮ CÁI ĐƠN GIẢN
I. MỤC TIÊU :
 Đánh giá kiến thức, kĩ năng cắt, dán chữ qua sản phẩm thực hành của học sinh.
II. GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ
- Mẫu các chữ cái của 5 bài học trong chương II để giúp học sinh nhớ lại cách thực hiện. 
- Giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, kéo thủ công, hồ dán.
III. NỘI DUNG KIỂM TRA
 Đề bài kiểm tra: “Em hãy cắt, dán 2 hoặc 3 chữ cái trong các chữ đã học ở chương 2.”
- GV giải thích yêu cầu của bài về kiến, kĩ năng, sản phẩm.
- Học sinh làm bài kiểm tra. GV quan sát học sinh làm bài. Có thể gợi ý cho những học sinh kém hoặc còn lúng túng để các em hoàn thành bài kiểm tra.
 Hoạt động 1 : GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
 Giới thiệu mẫu các chữ : H U 
Hoạt động 2 : Giáo viên hướng
 dẫn mẫu . 
Bước 1 : Kẻ chữ H, U H U
- Kẻ, cắt hai hình chữ nhật có
chiều dài 5 ô, rộng 3 ô trên mặt
 trái tờ giấy thủ công.
- Chấm các điểm đánh dấu hình
chữ nhật . Sau đó, kẻ chữ H, U 
theo các điểm đã đánh dấu .
Riêng đối với chữ U, cần vẽ các
 đường lượn góc .
Bước 2 : Cắt chữ H, U 
Gấp đôi hai hình chữ nhật đã kẻ
Chữ H, U theo đường dấu giữa
(mặt trái ra ngoài) . Cắt theo
đường kẻ nửa chữ H, U , bỏ
phần gạch chéo . Mở ra được
chữ H, U .
Bước 3 : Dán chữ H, U
- Kẻ một đường chuẩn . Đặt ướm hai chữ mới cắt vào đường chuẩn cho cân đối.
- Bôi hồ vào mặt kẻ ô của từng chữ và dán vào vị trí đã định.
IV. ĐÁNH GIÁ
 Đánh giá sản phẩm thực hành của học sinh theo hai mức độ: - --- Hoàn thành (A):
 + Thực hiện đúng qui trình kĩ thuật, chữ cắt thẳng, cân đối, đúng kích thước.
 + Dán chữ phẳng, đẹp.
Những em đã hoàn thành có sản phẩm đẹp, trình bày, trang trí sản phẩm sáng tạo được đánh giá hoàn thành tốt (A+).
- Chưa hoàn thành (B): Không kẻ, cắt, dán được hai chữ đã học.
V. NHẬN XÉT-DẶN DỊ
GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng kẻ, cắt, dán chữ của học sinh.
- Dặn dò học sinh giờ học sau mang giấy thủ công hoặc bìa màu, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán, học bài “Đan nong mốt”.
 Thể dục : ƠN ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ- TRỊ CHƠI “THỎ NHẢY” 
I.MỤC TIÊU : 
- Ôn bài đội hình đội ngũ. Yêu cầu học sinh thực hiện động tác tương đối chính xác .
- Học trò chơi “ Thỏ nhảy”. Yêu cầu biết cách chơi . 
II .ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN : Trên sân trường, dọn vệ sinh, an toàn
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP 
1 Phần mở đầu : - HS ra sân , xếp 4 hàng dọc (2phút)
 - GV phổ biến nội dung và yêu cầu tiết học. (2phút)
2. Phần cơ bản : 
- Chia tổ ôn luyện bài đội hình đội ngũ:Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số (12-15 phút ) 
 Lần lược các tổ thực hiện bài thể dục dưới sự điều khiển của GV.
- Học trò chơi “Thỏ nhảy” (7-9 phút ) 
 GV tổ chức các đội chơi và nêu tên trò chơi, rồi giải thích cách chơi và luật lệ chơi.
3. Phần kết thúc : GV cùng học sinh hệ thống bài (2 phút) 
 Nhận xét tiết học và dặn về nhà ôn các động tác rèn luyện tư thế cơ bản đã học.
Tập làm văn : (N-K) CHÀNG TRAI LÀNG PHÙ ỦNG
I . MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU : Rèn kĩ năng nói :
- Nghe kể lại đúng, tự nhiên câu chuyện “Chàng trai làng Phù Ủng”
- Rèn luyện kĩ năng viết, trả lời câu hỏi b hoặc c, đúng nội dung
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
- Tranh minh họa truyện “Chàng trai làng Phù Ủng” trong SGK. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
1.Giới thiệu bài : Giới thiệu mục đích yêu cầu của bài tập
2. Hướng dẫn học sinh nghe – kể chuyện
Bài 1 : Một học sinh đọc yêu cầu của bài 
a) GV kể và hướng dẫn HS kể chuyện .
+Câu chuyện này xảy ra ở đâu ?- Ở làng Phù Ủng 
+Trong câu chuyện có những - Chàng trai Phạm Ngũ Lão, 
 nhân nhân vật nào ? Trần Hưng Đạo , những người 
 lính.
+Chàng trai ngồi bên đường để - Ngồi đan sọt .
làm gì ? 
 + Vì sao quân lính đâm giáo -Chàng trai mải mê đan sọt
 vào đùi chàng trai ? không thấy kiệu Trần Hưng Đạo 
 đã đến. Quân lính mở đường giận 
 dữ lấy giáo đâm vào đùi để 
 chàng tỉnh ra, dời khỏi chỗ ngồi . 
 +Vì sao Trần Hưng Đạo đưa - Vì ông ta mến trọng chàng trai 
chàng trai về kinh đô ? giàu lòng yêu nước và có tài.
- Gọi vài em kể lại toàn bộ câu chuyện 
Bài tập 2: Viết lại câu trả lời cho câu hỏi b hoặc c .
- HS đọc yêu cầu của bài .
- Cả lớp làm bài cá nhân. Mỗi em chọn trả lời câu a hoặc câu b.
- Một số HS tiếp nối nhau đọc bài viết . Cả lớp nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò : - Biểu dương những em kể hay .
- Nhắc học sinh về nhà kể lại toàn bộ câu chuyện cho người thân nghe.
 Sinh hoạt lớp
Nội dung: 
 1. Nhận xét, đánh giá hoạt động trong tuần 19
- Kiểm tra vở và sách Tiếng Việt tập 2và đồ dùng học tập.
 - Nhìn chung các em đi học đầy đủ ,đồng phục gọn gàng, sạch sẽ.
- Học bài và làm bài đầy đủ . Trong các tiết Toán rất sôi nổi phát biểu xây dưng bài như : Phượng, Khánh Linh, H’Toanh, Nay Thuynh,....
bên cạnh đó còn có một số em chưa thuộc bảng nhân chia nên chưa làm toán được như em Ku, Vé, ...
- Lao động tham gia nhiệt tình, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Tuyên dương một số em đã tham gia học tập và đóng góp đầy đủ như : Phượng , Khánh Linh, Hưng, Sơn .....
-Động viên một số em đi học hay thiếu đồ dùng học tập như : Vôl. Sót, Liêu, Khiu.....Tuần sau cố gắng hơn.
2. Kế hoạch tuần tới :
- Duy trì sĩ số và nền nếp .
- Đi học đúng giờ , vệ sinh thân thể trước khi đến trường .
- Học thuộc từ 1 đến 1oooo .
- Tiếp tục nộp các khoản tiền trường HKII.
-Đội viên đeo khăn quàng đi học.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Tuan 19NGANG.doc