Giáo án Lớp 3 Tuần 2 - Đặng Văn Sơn - Trường Tiểu học Quảng Sơn

Giáo án Lớp 3 Tuần 2 - Đặng Văn Sơn - Trường Tiểu học Quảng Sơn

1.Đạo đức

 Tiết 2: Kính yêu Bác Hồ ( Tiếp ).

I. Mục đích yêu cầu:.

-Thông qua các hình thức luyện tập thực hành bài tập và trò chơi giúp hs tự đánh giá việc thực hiện 5 điều Bác hồ dạycủa bản thân. Giúp hs biết thêm những thông tin về bác và củng cố bài học.

II.Đồ dùng dạy học

- Gv: Bài thơ, bài hát, truyện, tranh ảnh về Bác Hồ.

- Hs: sgk

II. Hoạt động dạy học:

 

doc 34 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 908Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 2 - Đặng Văn Sơn - Trường Tiểu học Quảng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
 Ngày soạn : 16/ 08 / 2010
 Ngày giảng: Thứ hai ngày 23 tháng 08 năm 2010
1.Hoạt động tập thể
Toàn trường chào cờ
Lớp trực tuần nhận xét chung.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - @&?- - - - - - - - - - - - - - - - - - -
1.Đạo đức
 Tiết 2: Kính yêu Bác Hồ ( Tiếp ).
I. Mục đích yêu cầu:.
-Thông qua các hình thức luyện tập thực hành bài tập và trò chơi giúp hs tự đánh giá việc thực hiện 5 điều Bác hồ dạycủa bản thân. Giúp hs biết thêm những thông tin về bác và củng cố bài học.
II.Đồ dùng dạy học
Gv: Bài thơ, bài hát, truyện, tranh ảnh về Bác Hồ.
Hs: sgk
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định tổ chức:1p
B. Kiểm tra bài cũ: 4p
- Để tỏ lòng kính yêu Bác thiếu niên phải làm gì?
- Con đã làm tốt 5 điều Bác Hồ dạy chưa? Nêu những việc làm cụ thể?
- Gv nx đánh giá.
C. Bài mới: 32p
1. Khởi động:
2. Nội dung bài
Hoạt động 1: Tự liên hệ.
- Con đã thực hiện những điều nào trong 5 điều Bác Hồ dạy? Còn nhữnh điều nào chưa thực hiện , vì sao?
- Gv khen ngợi động viên.
 Hoạt động 2: Giới thiệu tư liệu đã sưu tầm.
* Mục tiêu: Giúp hs biết thêm những thông tin về Bác Hồ và tình cảm giữa bác Hồ với thiếu nhi , thêm kính yêu Bác Hồ.
- Yêu cầu hs trình bày kết quả sưu tầm được.
- Gv khen những hs, nhóm hs sưu tầm được nhiều tài liệu.
- Gv giới thiệu thêm một số tư liệu.
 Hoạt động 3: Trò chơi phóng viên
* Mục tiêu: Giúp hs củng cố bài học.
- Gv hướng dẫn trò chơi.
- Gv khen ngợi , độnh viên hs. 
3. Củng cố dặn dò: 3p
- Về nhà thực hiện thật tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát
- Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
- Hs nêu, gv và cả lớp nhận xét.
- Hs hát bài: Tiếng chim kêu trong vườn Bác.
- Hs tự liên hệ đến bản thân và trả lời trước lớp.
- Hs nhận xét.
- Hs trình bày dưới hình thức: Hát, kể chuyện, đọc thơ, giới thiệu tranh ảnh theo tổ.
- Hs nhận xét về cách trình bày kết quả sưu tầm của cá bạn.
- Hs theo dõi.
- Hs thực hiện:
+ Một số hs đóng vai phóng viên hỏi bạn về Bác Hồ. Những hs được phỏng vấn trả lời câu hỏi tìm hiểu về Bác.
+ Hs theo dõi xem bạn nào làm tốt.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - @&?- - - - - - - - - - - - - - - - - - -
2.Toán
Tiết 6 : Trừ các số có ba chữ số (có nhớ 1 lần).
I. Mục đích yêu cầu: 
- Biết cách tính trừ các số có 3 chữ số ( có nhớ một lần ở hàng chục hoặc hàng trăm ).
 - Vận dụng vào giải toán có lời văn về phép trừ.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV : Bảng phụ
- HS : bảng con.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định tổ chức : 1p
B. Kiểm tra bài cũ: 4p
Tính 83 100 
 - 27 - 94
C. Bài mới : 32p
 a- HĐ1: Giới thiệu phép trừ 432 - 215
Nêu phép tính: 432 - 215
+ Nêu tên thành phần , cách thực hiện
b- HĐ 2: Giới thiệu phép trừ 627 - 143
( Tiến hành như trên )
Lưu ý: phép trừ này có nhớ ở hàng trăm.
? Hai phép tính trên có điểm gì giống và khác nhau
c - HĐ 3: Thực hành.
Bài 1 trang 7: Tính ( dành cho hs TB)
- Nêu y/c của bài.
- Y/c h/s làm bài.
- G/v nhận xét.
Bài 2 trang 7: tượng tự bài 1 ( Dành cho hs TB)
-Gọi hs lên bảng làm bài
-GV nhận xét
Bài 3 trang 7: Giải toán ( dành cho HS khá)
 - Gọi 1 h/s đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì
- Bài toán y/c tìm gì?
- Dựa vào bài toán hãy t2 và giải thích. 
 335 tem
HD: 
 128 tem ? tem
- GV cùng hs nhận xét 
Bài 4 trang 7: Giải toán: ( dành cho hs khá, giỏi)
- Đọc đề: Một đoạn dây dài 243cm , người ta cắt đi 27cm .Hỏi đoạn dây đó còn lại bao nhiêu cm
- Tóm tắt 
 - Chấm bài, nhận xét
D. Củng cố dặn dò: 3p
- Trò chơi: Đúng hay sai
 381 736 756
 - 135 - 238 - 284
 256( S ) 518 (Đ ) 572 ( S ) 
- CB bài sau về nhà ôn lại bài.
- Nx giờ học
- hát
- Đặt tính rồi tính vào bảng con
- 1HS lên bảng tính- Lớp nhận xét
 -
- 1HS nêu cách tính phép trừ
 -
- hs tự nêu
- HS làm 
541
- 127
414
422
- 114
308
564
- 215
349
738
- 556
382
694
- 237
454
5 hs lên bảng làm
627
- 443
184
746
- 251
429
516
- 342
174
935
- 551
384
555
- 160
395
 hs đổi vở kiểm tra nhau
- Làm vào vở- Đổi vở KT
Bạn Hoa sưu tầm được số tem là:
335 - 128 = 207( con tem)
Đáp số: 207 con tem
Bài giải
Đoạn dây còn lại dài là:
243 - 27 = 216(cm)
Đ áp số: 216 cm
- HS chữa bài, nhận xét
- HS thi điền vào bảng phụ
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - @&?- - - - - - - - - - - - - - - - - - -
4 – 5.Tập đọc – kể chuỵện
 Tiết 3 – 2: Ai có lỗi
I Mục đích yêu cầu:
 A. Tập đọc:
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
 - Đọc trôi chảy cả bài, đọc đúng
 + Các từ ngữ có vần khó: khuỷu tay, nguệch ra..
 + Các từ ngữ dễ phát âm sai: nắn nót, nổi giận, lát nữa
 + Các từ ngữ phiên âm tên nước ngoài: Cô- rét- ti, En- ri- cô
 - Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấy phẩy và giữa các cụm từ
 - Biết đọc phân biệt lời kể và lời các nhân vật
 2. Rèn kĩ năng đọc- hiểu:
 - Nắm được ý nghĩa của các từ mới: kiêu căng, hối hận, can đảm
 - Nắm được diễn biến của câu chuyện
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: phải biết nhường nhịn bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn
 B/ kể chuyện:
 1. Rèn kĩ năng nói:
 - Dựa vào trí nhớ và tranh, biết kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của mình: Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, thay đổi lời kể phù hợp với nội dung
 2. Rèn kĩ năng nghe:
 - Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện
 - Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn
 II. Đồ dùng dạy - học:
 Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK .
 - Bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.
 III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tập đọc: (1,5 Tiết)
1. Kiểm tra bài cũ:(5 phút)
- GV kiểm tra bài : Hai bàn tay em 
- Nhận xét
2. Dạy bài mới:(60’) Tiết 1:
a, Giới thiệu:(1’) - Truyện đọc mở đầu tuần 2 kể cho các em nghe câu chuyện về 2 bạn Cô- rét- ti và En- ri- cô. Hai bạn chỉ vì một chuyện nhỏ mà cáu giận nhau, chúng lại rất sớm làm lành với nhau. Điều gì khiến 2 bạn sớm làm lành với nhau, giữ được tình bạn? Đọc truyện này các em sẽ hiểu điều đó
b/Luyện đọc
- GV đọc diễn cảm 
- HD đọc
 + En- ri- cô (đoạn 1): đọc chậm rãi, nhấn giọng các từ: nắn nót, nghệch ra, nổi giận, càng tức, kiêu căng
 + Đoạn 2 (cãi nhau): Đọc nhanh căng thẳng hơn, nhấn giọng ở các từ: trả thù, đẩy, hỏng hết, giận đỏ mặt. Lời Cô- rét- ti bực tức
 + Đoạn 3: chậm rãi, nhẹ nhàng khi En- ri- cô hối hặn. Thương bạn, muốn xin lỗi bạn, nhấn mạnh các từ: lắng xuống, hối hận
 + Đoạn 4+ 5: nhấn giọng các từ: ngạc nhiên, ngây ra,... 
 Lời Cô- rét- ti dịu dàng. Lời bố nghiêm khắc
- Cho HS quan sát tranh
Luyện đọc+ giải nghĩa từ:
* Đọc từng câu
- GV uốn nắn tư thế đọc
- GV ghi tiếng khó lên bảng
- GVnhận xét khi HS phát âm sai
* Đọc từng đoạn
? Bài này chia mấy đoạn?
- Gọi HS luyện từng đoạn giúp HS hiểu một số từ: Kiêu căng?
 Hối hận?
 Can đảm?
 Ngây?
- Đặt câu với từ “Ngây”
- GVhướng dẫn đọc trong nhóm ( cặp)
- Tổ chức cho hs đọc đồng thanh
- GVnhận xét
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài ( tiết 2)
- GVhướng dẫn HS trả lời ND 
? Hai bạn nhỏ tên là gì?
? Vì sao 2 bạn nhỏ giận nhau?
? Cả hai đoạn này nói lên điều gì?
- Gọi HS đọc đoạn 3
? Vì sao En- ri- cô hối hận? Muốn xin lỗi Cô- rét- ti?
- Đoạn 3 cho ta biết gì?
Một HS đọc lại đoạn 4. Lớp đọc thầm
- Gọi HS trả lời câu hỏi:
? Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao?
? Em đoán Cô- rét- ti nghĩ gì khi chủ động làm lành với bạn?
? Đoạn này cho ta biết gì?
- Đọc thầm đoạn 5 
? Bố đã mắng En- ri- cô ntn?
? Lời trách mắng của bố có đúng không? Vì sao?
? Theo em, mỗi bạn có điểm gì đáng khen
Đoạn 5 cho em biết gì ?
? Em có suy nghĩ gì khi đọc bài này?
4. Luyện đọc lại:
- GVđọc mẫu lại đoạn 2-3
- GV tổ chức đọc truyện theo vai
- GVuốn nắn lại câu: Tôi đang... rất xấu.//
- GVnhận xét
Kể chuyện
1. GVnêu nhiệm vụ:
- GVgọi HS nêu nhiệm vụ
2. Hướng dẫn HS kể:
- GVnhắc HS: Câu chuyện vốn được theo lời cảu em En- ri- cô. Bài yêu cầu bằng lời của em, nên cần đọc ví dụ về cách kể của sgk
- GVuốn nắn nếu HS này kể chưa được thì gọi HS khác kể lại đoạn đó
5. Củng cố dặn dò: 
? Em học được điều gì khi đọc câu chuyện này?
- GV nhận xét tiết học
- Các em về nhà đọc bài mới.
- Hai hs đọc bài và trả lời câu hỏi nội dung bài
- nghe giới thiệu
- HS theo dõi 
- HS theo dõi
- HS nghe+ quan sát tranh sgk
- HS đọc nối tiếp từng câu
- HS đọc thầm: Cô- rét- ti, En- ri- cô, khuỷu tay, nghệch ra, lát nữa...
- HS đọc cá nhân, đồng thanh
- HS đọc nối tiếp 2 câu
- HS nêu 5 đoạn và từng đoạn
- 5 HS đọc nối tiếp 5 đoạn
- HS luyện từng đoạn và nêu chú giải
- Cho rằng mình hơn người khác, coi thường người khác
- Buồn, tiếc vì lỗi lầm của mình
- Không sợ đau, không sợ xấu hổ, nguy hiểm
- Đờ người ra, không biết nói gì, làm gì? 
Chúng em ngây người trước sự tài giỏi của chú diễn viên nhào lộn
- HS đọc từng đoạn trong nhóm
- HS luyện đọc theo cặp
 + Ba nhóm nối tiếp nhau đọc ĐT
Nhận xét
- HS đọc thầm toàn bài và từng đoạn và trao đổi ND bài, và trả lời câu hỏi:
- HS đọc thầm đoạn 1+2. Trả lời CH:
- En- ri- cô và Cô- rét- ti
- Cô- rét- ti vô ý chạm vào khuỷu tay En- ri- cô làm En- ri- cô viết hỏng. En- ri- cô giận bạn để trả thù đã đẩy Cô- rét- ti, làm hỏng hết trang viết của Cô- rét- ti
1. Tình cảm của En- ri- cô và Cô- rét- ti bị sứt mẻ
- HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi
- Sau cơn giận, En- ri- cô bình tĩnh lại, nghĩ là bạn không cố ý chạm tay vào mình. Nhìn thấy vai áo bạn sứt chỉ, cậu thấy thương bạn, muốn xin lỗi bạn nhưng không đủ can đảm
2. En- ri- cô hối hận vì mình đã có lỗi với bạn
- Tan học, đi bạn đi một mình, En- ri- cô nghĩ là bạn đánh mình nên rút thước cầm tay. Nhưng bạn lại đề nghị làm thân nhau như trước, En- ri- cô ngạc nhiên, rồi vui ôm chầm lấy bạn vì cậu rất muốn làm lành với bạn
- HS tự do phát biểu.VD:
+ Tại mình vô ý. Mình phải làm lành với En- ri- cô
+ En- ri- cô là bạn, không thể mất tình bạn
+ Chắc En- ri- cô tưởng mình chơi xấu bạn ấy
3.Tình cảm của En- ri- cô và Cô- rét- ti lại thân thiết nhau như trước
- Con có lỗi mà không xin lỗi bạn, còn cầm thước doạ đánh bạn
- Lời trách của bố đúng vì người có lỗi phải xin lỗi trước. En- ri- cô không đủ can đảm để xin lỗi bạn
- En- ri- cô đáng khen vì cậu biết ân hận, biết thương bạn, khi bạn làm lành, cậu cảm động, ôm chầm lấy bạn
- Cô- rét- ti đáng khen vì cậu biết quý trọng tình bạn và độ lượng nên chủ động  ... a GV
Hoạt động của HS
A. Phần mở đầu: 6-10 phút
+ GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
-+ Dứng tại chỗ, vỗ tay hát
- Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp
- Chơi trò chơi " có chúng em 
 B. Phần cơ bản: 18- 22 phút
- Chạy chậm xung quanh sân
+ Lớp tập theo đội hình 2 - 4 hàng dọc
- Ôn đi đều theo 1 - 4 hàng dọc
- Ôn động tác đi kiễng gót hai tay chống hông, dang ngang
- Ôn phối hợp đi theo theo vạch kẻ thẳng, đi nhanh chuyển sang chạy
- GV hô cho lớp tập
- Uốn nắn nhắc nhở các em thực hiện tố
- Học trò chơi " Tìm người chỉ huy
- GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi
- Trò chơi " Chạy tiếp sức ( GV HD lại cách chơi )
C. Phần kết thúc: 3- 4 phút
+ GV cùng HS hệ thống bài
- GV nhận xét giờ học
 € € € € €
 € € € € €
 LT€
 Gv €
€€€€
€€€€
 GV€
_____________________________________________
 Ngày soạn : 19/ 08 / 2010
 Ngày giảng: Thứ năm ngày 26 tháng 08 năm 2010
	1.Âm nhạc
 ( Giáo viên bộ môn soạn giảng )
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - @&?- - - - - - - - - - - - - - - - - - -
2.Toán
 Tiết 10: Luyện tập
I. Mục đích yêu cầu:
 - Củng cố cách tính giá trị của biểu thức liên quan đến phép nhân, nhận biết số phần bằng nhau của đơn vị, giải toán có lời văn...
 - Rèn kỹ năng xếp, ghép hình đơn giản
II. Đồ dùng dạy học
GV : Phiếu bài tập
HS : Vở
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: 5p
 - GV gọi HS lên bảng đọc bất kì bảng chia từ 2 - 5
- Kiểm tra vở bài tập một số HS
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới : 32p
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng làm bài tập:
* Bài 1 trang 10
- Đọc yêu cầu BT
-Nêu cách thực hiện phép tính
- Gọi hs lên bảng làm
-GV nhận xét
* Bài 2 trang 6
- Đọc yêu cầu BT
- GV nhận xét
* Bài 3 trang 10
- GV treo bảng phụ viết tóm tắt bài toán 
- Muốn tìm cả hai thùng có bao nhiêu lít dầu làm phép tính gì ?
* Bài 4 trang 10
- Đọc yêu cầu bài tập 
- GV theo dõi nhận xét
IV Củng cố, dặn dò: 3p
	- GV nhận xét tiết học
- Khen những em có ý thức học tốt
- CB bài sau.
2 em chữa bài trên bảng lớp.
- Nhận xét.
Làm phiếu HT- 3 HS lên bảng
5 x 3 + 132 = 15 + 132
 = 147
32 : 4 + 106 = 8 + 106
 = 114
 Làm miệng
- Đã khanh vào 1/4 số con vịt ở hình a. Ta lấy 12 : 4
- Đã khanh vào 1/3 số con vịt ở hình a. Ta lấy 12 : 3
- Làm vở
Bài giải
Số học sinh ở 4 bàn là:
2 x 4 = 8( học sinh)
 Đáp số: 4 học sinh
- HS tự xếp hình cái mũ
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - @&?- - - - - - - - - - - - - - - - - - -
3.Chính tả ( nghe - viết )
 Tiết 4: Cô giáo tí hon
I. Mục đích yêu cầu:
 Rèn kĩ năng viết chính tả
 - Nghe-viết chính xác đoạn văn 55 tiếng trong bai Cô giáo tí hon.
 - Biết phân biêt s/x ( hoặc ăn/ăng ), tìm đúng những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng đã cho có âm đầu là s/x ( hoặc ăn/ăng ) 
II.Đồ dùng dạy - học:
- G: Năm đến bảy tờ giấy khổ to viết sẵn nội dung BT2a.
- H: Vở bài tập
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ : 5p
- Gv đọc lần lượt: nguệch ngoạc, khuỷu tay, sông sâu, xâu kim
- Gv nhận xét, ghi điểm
 B. Dạy bài mới: 32p
 1. Giới thiệu bài:
 Trong giờ chính tả hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con:
- Nghe - viết một đoạn văn nói về một bạn gái chơi trò làm cô giáo dạy học qua bài Cô giáo tí hon
- Tìm các tiếng có thể ghép với tiếng cho sẵn để tạo thành từ, nhằm củng cố về các tiếng có âm dễ lẫn s/x, vần ăn / ăng
2. Hướng dẫn học sinh nghe-viết:
a. Hướng dẫn hs chuẩn bị 
- Gv đọc một lần đoạn văn
- Giúp hs nắm nội dung và hình thức đoạn văn :
+Đoạn văn nói về điều gì?
+Đoạn văn có mấy câu?
+Chữ đầu các câu viết như thế nào?
+Chữ đầu đoạn viết như thế nào?
+Tìm tên riêng trong đoạn văn?
+Cần viết tên riêng như thế nào?
- Học sinh viết tiếng khó.
+Gv viên đọc lần lượt: treo nón, làm trước, ríu rít, trâm bầu.
b. Đọc cho hs viết
- Gv đọc thong thả, mỗi cụm từ hoặc câu đọc 3 lần
- Gv đi kiểm tra uốn nắn
c. Đọc soát lỗi:
d. Chấm, chữa bài.
- Chấm 5 -7 bài , nhận xét
3. Hướng dẫn hs làm BT
 Bài tập 2: 
- Gv giúp hs hiểu yêu cầu của bài: Tìm đúng những tiếng có thể ghép với tiếng đã cho càng nhiều càng tốt.
- Gv phát phiếu cho 6 nhóm làm bài.
- Gv nhận xét.
 4. Củng cố dặn dò: 3p
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau 
- Nhận xét tiết học
- 2 học sinh lên bảng viết
- Cả lớp viết b/c
- HS nhận xét
- Hs lắng nghe 
- Một hs đọc lại - cả lớp đọc thầm theo
- Một ban gái chơi trò chơi tập làm cô giáo dạy học
- Có 5 câu
- Viết hoa chữ cái đầu câu.
- Viết lùi vào một chữ.
- Bé ( tên bạn đóng vai cô giáo )
- Viết hoa.
- Hai hs lên bảng viết.
- Dưới lớp viết b/c
- Hs nhận xét.
- Hs ngồi ngay nắn nghe - viết
- Hs dùng bút chữa lỗi ra lề.
- 5-7 hs nộp bài 
- Một hs đọc yêu cầu của bài, lớp đọc thầm
- Một hs làm mẫu trên bảng: xét duyệt 
- Đại diện các nhóm dán trên bảng lớp, đọc kết quả
- Cả lớp nhận xét, kết luận nhóm thăng cuộc
a, Xét: xét xử, xem xét, xét duyệt, xét hỏi
- Sét : sấm sét, lưỡi tầm sét, đất sét
b, Gắn bó, hàn gắn, gắng sức, nhào nặn
- Nhận xét giờ học
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - @&?- - - - - - - - - - - - - - - - - - -
4.Tập làm văn
 Tiết 2: Viết đơn
I. Mục đích yêu cầu:
- Dựa theo mẫu đơn của bài tập đọc" đơn xin vào đội ", mỗi hs viết được một lá đơn xin vào đội thiếu niên tiền phong HCM.
II.Đồ dùng dạy - học:
- GV : Mẫu đơn xin vào đội
 - Hs : Vở bài tập.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ : 5p
 Gv kiểm tra vở của 5 đến 5 hs viết đơn xin cấp thẻ đọc sách
Kiểm tra 1 hoặc 2 hs làm lại bài tập 1: nói
những điều em biết về đội thiếu niên tiền phong HCM.
- Gv nx đánh giá
B. Dạy bài mới: 32p
1. Giới thiệu bài:
 - Trong những tiết tập đọc và tập làm 
văn tuần trước, các em đã được đọc một 
lá đơn xin vào đội, nói những điều em biết
về đội thiếu niên tiền phong HCM. Trong 
tiết tập làm văn hôm nay, dựa theo mẫu 
đơn xin vào đội, mỗi em sẽ tập viết một lá
 đơn xin vào đội của chính mình.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
 - Gv giúp hs nắm vững trên y/c: Các em cần viết đơn vào đội theo mẫu đơn đã học trong tiết tập đọc, nhưng có những nội dung không thể viết hoàn toàn như mẫu.
 * Câu hỏi: 
 - Phần nào trong đơn phải viết theo mẫu. 
- Phần nào không nhất thiết phải hoàn toàn như mẫu? vì sao?
 - Gv chốt lại, lấy ví dụ về lí do, nguyện vọng, lời hứa khi viết đơn vào đội.
 - Gv đi kiển tra uốn nắn.
 - Gv nhận xét ghi điểm, khen ngợi những hs viết được các lá đơn đúng là của mình.
3. Củng cố dặn dò:
 - Nhận xét tiết học, nhấn mạnh: Ta có thể 
trình bày nguyện vọng của mình bàng đơn.
- Y/c hs ghi nhớ một mẫu đơn, những hs nào viết chưa được về sửa lại., những hs nào viết chưa được về sửa lại.
- Hs lắng nghe
- 1 hs đọc yêu cầu của bài.
 - Lá đơn phải trìnhbày theo mẫu:
 + Mở đầu đơn phải viết tên đội.
 + Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn
 + Tên của đơn: Đơn xin ........
 + Tên người hoặc tổ chức nhận đơn.v- 1 hs đọc yêu cầu của bài.
+ Họ, tên và ngày tháng năm sinh của người viết đơn, người viết là hs của trường nào?
 + Trình bày lý do viết đơn
 + Lời hứa của người viết đơn khi đạt được nguyện vọng.
 + Chữ ký và họ, tên của người viết đơn.
- Phần lí do viết đơn, trình bày nguyện vọng, lời hứa là nội dung không cần viết khuôn mẫu. Vì mỗi người có một lí do nguyện vọng và lời hứa riêng. Hs được tự do thoải mái viết theo suy nghĩ riêng của mình, miễn là thể hiện được đủ những ý cần thiết.
 - Hs viết đơn vào vở bài tập.
 - 1 số hs đọc đơn.
 - Cả lớp và gv nhận xét theo các tiêt chí:
 + Đơn viết có đúng mẫu không?
 + Cách diễn đạt trong lá đơn( dùng từ, câu ).
 + Lá đơn viết có chân thực, thể hiện hiểu biết về đội, tình cảm của người viết và nguyện vọng tha thiết muốn được vào đội hay không?
- Hs lắng nghe
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - @&?- - - - - - - - - - - - - - - - - - -
5. An toàn giao thông
 Tiết 2: Giao thông đường bộ ( Tiếp 2 ).
I-Mục đích yêu cầu:
HS nhận biết được GTĐB .
Tờn gọi cỏc loại đường bộ, nhận biết điều kiện, đặc điểm của cỏc loại GTĐB về mặt an toàn và chưa an toàn.
Phõn biệt được cỏc loại đường bộ và biết cỏch đi trờn cỏc con đường một cỏch an toàn.
Giỏo dục HS thực hiện đỳng luật GTĐB.
II- Nội dung:
Hệ thống GTĐB.
Phõn biệt sự giống, khỏc nhau của cỏc loại đường.
III- Chuẩn bị:
Thầy:tranh, ảnh cỏc hệ thống đường bộ
Trũ: sưu tầm tanh, ảnh về cỏc loại đường giao thụng.
IV- Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. ổn định tổ chức:
2. KTBC:
- Kiểm tra đồ dùng của hs
3. Giới thiệu bài mới: Giao thông đường bộ.
4. Hoạt động:
1-HĐ2:Điều kiện an toàn và chưa an toàn của đường bộ:
Mục tiờu: HS biết được điều kiện an toàn và chưa an của cỏc đường bộ.
Mục tiờu:Phõn 
b- Cỏch tiến hành:
Chia nhúm.
Giao việc:
Đường như thế nào là an toàn?
Đường như thế nào là chưa an toàn?
Tại sao đường an toàn mà vẫn xảy ra tai nạn?
2-HĐ3:Qui định đi trờn đường bộ.
a-Mục tiờu:Biết được quy định khi đi trờn đường.
b- Cỏch tiến hành:
HS thực hành đi trờn tranh ảnh.
V. Củng cố dặn dò:
- Hs về học bài ở nhà .
- Chuẩn bị giờ sau học bài: Giao thông đường bộ tiếp
- Gv nhận xét tiết học.
- Quản ca cho lớp hát 1 bài.
- HS lắng nghe
HS nhắc lại.
Cử nhúm trưởng.
- Đường cú vỉa hố, cú dải phõn cỏch, cú đốn tớn hiệu, cú đốn điện vào ban đờm, cú biển bỏo hiệu GTĐB
- Mặt đường khụng bằng phẳng, đờm khụng cú đốn chiếu sỏng, vỉa hố cú nhiều vật cản che khuất tầm nhỡn
- ý thức của người tham gia giao thụng chưa tốt
- Thực hành đi bộ an toàn.
Sinh hoạt 
Nhận xét tuần 2.
I / mục đích yêu cầu:
- Tổng kết, đánh giá các mặt hoạt động để các em thấy đợc ưu, nhược điểm của bản thân , từ đó có hướng phấn đấu, sửa chữa
-Rút kinh nghiệm công tác tuần qua và đề ra công tác tuần tới .
II/ Nội dung sinh hoạt
1/ Nhận xét, đánh giá các mặt hoạt động trong tuần.
- Đạo đức: 
- Học tập: 
 - Các hoạt động Sao nhi đồng: 
2/ Rút kinh nghiệm chung trong tuần- Đề ra công tác tuần tới
- Nhắc nhở HS rút kinh nghiệm những nhược điểm mắc phải trong tuần và duy trì tốt các mặt hoạt động:Đạo đức, học tập và các hoạt động của đội
- Y/c HS thực hiện tốt với ý thức tự giác, nghiêm túc.
- GV giao nhiệm vụ cho từng cá nhân:Tổ trưởng, lớp phó, lớp trưởng giám sát các thành viên trong lớp thực hiện tốt các mặt hoạt động trong tuần 3. 
Kí duyệt
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 2 soan S.doc