Tập đọc Ai có lỗi
I/ Mục tiêu :
A. Tập đọc :
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó : khuỷu tay, nghuệch ra, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương : từng chữ, nổi giận, phần thưởng, trả thù, cổng, ., các từ phiên âm tên người nước ngoài : Cô-rét-ti, En-ri-cô
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.
- Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật ( nhân vật “tôi” [ En-ri-cô ], Cô-rét-ti, bố của En-ri-cô )
TUẦN 2 @ ? Thứ hai, ngày tháng năm Tập đọc I/ Mục tiêu : Tập đọc : Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó : khuỷu tay, nghuệch ra, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương : từng chữ, nổi giận, phần thưởng, trả thù, cổng, ..., các từ phiên âm tên người nước ngoài : Cô-rét-ti, En-ri-cô Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật ( nhân vật “tôi” [ En-ri-cô ], Cô-rét-ti, bố của En-ri-cô ) Rèn kĩ năng đọc hiểu : Nắm được nghĩa của các từ mới : kiêu căng, hối hận, can đảm. nắm được diễn biến của câu chuyện. Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện : phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn. Kể chuyện : Rèn kĩ năng nói : Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện. Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. Rèn kĩ năng nghe : Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn. II/ Chuẩn bị : GV : tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn. HS : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động : ( 1’ ) 2. Bài cũ : ( 4’ ) Đơn xin vào Đội GV gọi học sinh đọc bài Đơn xin vào Đội Giáo viên hỏi : + Phần đầu đơn viết những gì ? + Ba dòng cuối đơn viết những gì ? Giáo viên nhận xét, cho điểm Giáo viên nhận xét bài cũ. 3. Bài mới : Giới thiệu bài : ( 2’ ) Giáo viên treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi : + Tranh vẽ những ai ? Giáo viên : hôm nay cô kể cho các em câu chuyện về hai bạn Cô-rét-ti và En-ri-cô. Hai bạn chỉ vì một chuyện nhỏ mà cáu giận nhau, nhưng lại rất sớm làm lành với nhau. Điều gì khiến hai bạn sớm làm lành với nhau, giữ được tình bạn ? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài : “Ai có lỗi ?” Ghi bảng. Hoạt động 1 : luyện đọc ( 15’ ) GV đọc mẫu toàn bài Chú ý giọng đọc đọc của từng nhân vật : + Giọng nhân vật “tôi” [ En-ri-cô ] : ở đoạn 1 đọc chậm rãi, nhấn giọng các từ : nắn nót, nguệch ra, nổi giận, càng tức, kiêu căng. + Đọc nhanh, căng thẳng hơn ở đoạn 2, nhấn giọng các từ : trả thù, nay, hỏng hết, giận đỏ mặt. Lời Cô-rét-ti bực tức. + Trở lại chậm rãi, nhẹ nhàng ở đoạn 3 khi En-ri-cô hối hận, thương bạn, muốn xin lỗi bạn, nhấn mnh các từ : lắng xuống, hối hận, + Ở đoạn 4 và 5, nhấn giọng các từ : ngạc nhiên, ngây ra, ôm chầm, Lời Cô-rét-ti dịu dàng. Lời bố En-ri-cô nghiêm khắc. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. GV hướng dẫn học sinh : đầu tiên luyện đọc từng câu, bài có 32 câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài, có thể đọc liền mạch lời của nhân vật có xen lời dẫn chuyện Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài. Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn : bài chia làm 5 đoạn. Đoạn 1: Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1. Giáo viên viết vào cột luyện đọc : “Cô-rét-ti, En-ri-cô” Gọi học sinh đọc. + En-ri-cô nghĩ Cô-rét-ti vừa được nhận phần thưởng nên có thái độ như thế nào ? Giáo viên kết hợp giải nghĩa từ : + Kiêu căng nghĩa là gì ? Đoạn 2: Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 2. Đoạn 3: Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 3. + Khi cơn giận lắng xuống, En-ri-cô cảm thấy như thế nào ? Giáo viên kết hợp giải nghĩa từ : + Hối hận nghĩa là gì ? + Vì sao En-ri-cô không dám xin lỗi Cô-rét-ti ? Giáo viên kết hợp giải nghĩa từ : + Can đảm nghĩa là gì ? Đoạn 4: Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 4. + Khi Cô-rét-ti làm lành En-ri-cô, thì thái độ của En-ri-cô như thế nào ? Giáo viên kết hợp giải nghĩa từ : + Ngây nghĩa là gì ? Đoạn 5: Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 5. Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn. Giáo viên cho học sinh đọc nhỏ tiếp nối : 1 em đọc, 1 em nghe Giáo viên gọi từng tổ đọc. Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại đoạn 1. Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại đoạn 2 Cho cả lớp đọc lại đoạn 1, 2, 3. Hoạt động 2 : hướng dẫn tìm hiểu bài Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và 2, hỏi : + Hai bạn nhỏ trong truyện tên gì ? + Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau ? Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 3, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi : + Vì sao En-ri-cô hối hận, muốn xin lỗi Cô-rét-ti ? Gọi học sinh 3 nhóm trả lời Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 4 và hỏi : + Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao ? + Em đoán Cô-rét-ti nghĩ gì khi chủ động làm lành với bạn ? Hãy nói một, hai câu ý nghĩ của Cô-rét-ti ? Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 5 và hỏi : + Bố đã trách mắng En-ri-cô như thế nào ? + Lời trách mắng của bố có đúng không ? Vì sao ? Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm trả lời câu hỏi : + Theo em, mỗi bạn có điểm gì đáng khen ? Giáo viên gọi học sinh trả lời Giáo viên chốt : En-ri-cô đáng khen vì cậu biết ân hận, biết thương bạn, khi bạn làm lành, cậu cảm động ôm chầm lấy bạn. Cô-rét-ti đáng khen vì cậu biết quý trọng tình bạn và rất độ lượng nên đã chủ động làm lành với bạn. Giáo viên cho học sinh đọc thầm cả bài, thảo luận nhóm đôi và trả lời : + Câu chuyện này nói lên điều gì ? Hát 2 học sinh đọc Học sinh quan sát Học sinh trả lời. Học sinh lắng nghe. Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài. Cá nhân Cá nhân, Đồng thanh. Kiêu căng Học sinh đọc phần chú giải. Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài Khi cơn giận lắng xuống, En-ri-cô cảm thấy hối hận. Học sinh đọc phần chú giải En-ri-cô không dám xin lỗi Cô-rét-ti vì En-ri-cô không đủ can đảm. Học sinh đọc phần chú giải Cá nhân Khi Cô-rét-ti làm lành En-ri-cô, thì thái độ của En-ri-cô ngạc nhiên, ngây ra một lúc Học sinh đọc phần chú giải Cá nhân 3 học sinh đọc. Học sinh đọc theo nhóm đôi. Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối. Cá nhân Cá nhân Đồng thanh ( 18’ ) Học sinh đọc thầm. En-ri-cô và Cô-rét-ti. Cô-rét-ti vô ý chạm khuỷu tay vào En-ri-cô làm En-ri-cô viết hỏng. En-ri-cô giận bạn để trả thù đã đẩy Cô-rét-ti, làm hỏng hết trang viết của Cô-rét-ti. Học sinh đọc thầm, thảo luận nhóm đôi. Học sinh trả lời : sau cơn giận, En-ri-cô bình tĩnh lại, nghĩ là Cô-rét-ti không cố ý chạm vào khuỷu tay mình. Nhìn vai áo bạn sứt chỉ, cậu thấy thương bạn, muốn xin lỗi bạn nhưng không đủ can đảm. Học sinh trả lời. Học sinh tự do phát biểu suy nghĩ của mình Tại mình vô ý. Mình phải làm lành với En-ri-cô. En-ri-cô là bạn của mình. Không thể để mất tình bạn. Chắc En-ri-cô tưởng mình chơi xấu cậu ấy. En-ri-cô rất tốt. Cậu ấy tưởng mình cố tình chơi xấu. mình phải chủ động làm lành. Bố mắng : En-ri-cô là người có lỗi, đã không chủ động xin lỗi bạn lại giơ thước doạ đánh bạn. Lời trách mắng của bố rất đúng vì người có lỗi phải xin lỗi trước. En-ri-cô đã không có đủ can đảm để xin lỗi bạn. Học sinh thảo luận nhóm Học sinh trả lời Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn. Kể chuyện Hoạt động 3 : luyện đọc lại ( 17’ ) Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn 2 và lưu ý học sinh về giọng đọc ở các đoạn. Giáo viên chia học sinh thành các nhóm, mỗi nhóm 3 học sinh, học sinh mỗi nhóm tự phân vai : En-ri-cô, Cô-rét-ti, bố En-ri-cô. Giáo viên uốn nắn cách đọc cho học sinh. Chú ý : Tôi đang nắn nót viết từng chữ thì Cô-rét-ti chạm khuỷu tay vào tôi / làm cho cây bút nguệch ra một đường rất xấu.// Tôi nhìn cậu, thấy vai áo cậu sứt chỉ, chắc vì cậu đã vác củi giúp mẹ. Bỗng nhiên, tôi muốn xin lỗi Cô-rét-ti, nhưng không đủ can đảm.. Giáo viên cho 2 nhóm thi đọc truyện theo vai Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất. Hoạt động 4 : hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. ( 20’ ) Giáo viên nêu nhiệm vụ : trong phần kể chuyện hôm nay, các em hãy quan sát và dựa vào 5 tranh minh họa, tập kể từng đoạn của câu chuyện : “Ai có lỗi ?” một cách rõ ràng, đủ ý. Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài Giáo viên cho học sinh quan sát 5 tranh trong SGK nhẩm kể chuyện ( phân biệt En-ri-cô mặc áo xanh, Cô-rét-ti mặc áo nâu ) Giáo viên treo 5 tranh lên bảng, gọi 5 học sinh tiếp nối nhau, kể 5 đoạn của câu chuyện. Giáo viên cho cả lớp nhận xét mỗi bạn sau khi kể xong từng đoạn với yêu cầu : Về nội dung : kể có đúng yêu cầu chuyển lời của En-ri-cô thành lời của mình không ? Kể có đủ ý và đúng trình tự không ? Về diễn đạt : Nói đã thành câu chưa ? Dùng từ có hợp không ? Về cách thể hiện : Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không ? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa ? Giáo viên khen ngợi những học sinh có lời kể sáng tạo. Củng cố : ( 2’ ) Giáo viên hỏi : + Em học được điều gì qua câu chuyện này ? Giáo viên giúp học sinh nhận thức đúng lời khuyên của câu chuyện : + Bạn bè phải biết nhường nhịn nhau. + Bạn bè phải ye ... chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt : bài chép (đúng/sai), chữ viết (đúng/sai, sạch/bẩn, đẹp/xấu), cách trình bày (đúng/sai, đẹp/xấu) Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. ( 10’ ) Bài tập 2 : Gọi 1 HS đọc yêu cầu Giáo viên nêu yêu cầu : các em phải tìm đúng những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng đã cho, tìm được càng nhiều tiếng càng tốt và viết đúng chính tả các tiếng đó. Cho HS làm bài vào vở bài tập. GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng, mỗi dãy cử 3 bạn thi tiếp sức. Giáo viên cho cả lớp nhận xét. Giáo viên chốt : các em có thể ghép thành các tiếng sau : xét : xét xử, xem xét, xét duyệt, xét hỏi, xét lên lớp, sét : sấm sét, lưỡi tầm sét, đất sét, xào : xào rau, rau xào, xào xáo, sào : sào phơi áo, một sào đất, xinh : xinh đẹp, xinh tươi, xinh xắn, xinh xinh, sinh : ngày sinh, sinh ra, sinh sống, sinh hoạt lớp, gắn : gắn bó, hàn gắn, keo gắn, gắn kết, gắng : cố gắng, gắng sức, gắng gượng, gắng lên, gắng công, nặn : nặn tượng, nhào nặn, nặn óc nghĩ, nặng : nặng nề, nặng nhọc, nặng cân, nặng kí khăn : khó khăn, khăn tay, khăn lụa, khăn quàng khăng : khăng khăng, khăng khít, Hát Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết bảng con. 2 học sinh. Học sinh nghe Giáo viên đọc 2 – 3 học sinh đọc. Cả lớp đọc thầm. Học sinh đọc thầm Tên bài viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô. Đoạn văn có 5 câu Học sinh đọc Cuối mỗi câu có dấu chấm. Chữ đầu câu viết hoa. Bé– tên bạn đóng vai cô giáo. Tên riêng phải viết hoa Nên bắt đầu viết từ ô thứ 2 trong vở Học sinh viết vào bảng con Cá nhân HS nghe Giáo viên đọc bài chính tả và viết vào vở Học sinh sửa bài Học sinh giơ tay. Tìm và viết vào chỗ trống những tiếng có thể ghép vào trước hoặc sau mỗi tiếng đã cho có âm đầu là s/x hoặc ăn/ăng HS làm bài vào vở bài tập. HS thi tiếp sức làm bài tập Lớp nhận xét. 4. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả. Toán I/ Mục tiêu : Kiến thức : giúp học sinh : Củng cố cách tính giá trị của một biểu thức liên quan đến phép nhân, nhận biết số phần bằng nhau của đơn vị, giải toán có lời văn, xếp hình theo mẫu Kĩ năng: học sinh tính nhanh, chính xác, rèn kĩ năng xếp ghép hình đơn giản. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : GV : đồ dùng dạy học, trò chơi phục vụ cho bài tập HS : vở bài tập Toán 3. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động : ( 1’ ) 2. Bài cũ : Ôn tập các bảng chia ( 4’ ) Giáo viên gọi học sinh nhắc lại một số bảng chia đã học. GV sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét vở HS 3. Các hoạt động : Giới thiệu bài : luyện tập ( 1’ ) Luyện tập : ( 32’ ) Bài 1 : tính GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên đưa ra biểu thức : 4 x 7 + 222 Gọi học sinh thực hiện tính giá trị biểu thức trên. Giáo viên đưa ra cách tính khác : 4 x 7 + 222 = 4 x 229 = 8116 Giáo viên cho học sinh nhận xét : + Trong 2 cách tính trên, cách nào đúng, cách nào sai ? Giáo viên : vậy khi tính biểu thức có 2 dấu phép tính cộng và nhân, ta thực hiện phép tính nhân trước. Cho HS làm bài GV cho học sinh lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai đúng, ai sai”. GV gọi HS nêu lại cách tính Giáo viên lưu ý học sinh ở biểu thức : 200 x 2 : 2 ta tính lần lượt từ trái sang phải. GV Nhận xét Bài 2 : khoanh vào số con vịt GV gọi HS đọc yêu cầu GV cho HS đếm số con vịt ở hình a) Giáo viên hỏi : + Muốn khoanh số con vịt ta làm như thế nào? GV cho HS đếm số con vịt ở hình b) Giáo viên hỏi : + Muốn khoanh số con vịt ta làm như thế nào? Cho HS làm bài GV Nhận xét Bài 3 : GV gọi HS đọc đề bài. GV hỏi : + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? Yêu cầu học sinh làm bài. Bài 4 : xếp 4 hình tam giác thành hình “cái mũ” Cho HS đọc yêu cầu bài Yêu cầu học sinh làm bài GV cho HS thi ghép hình qua trò chơi “Ai nhanh, ai khéo” : chia lớp làm 3 dãy, mỗi dãy cử ra 3 bạn. GV phát cho mỗi dãy 4 hình tam giác, yêu cầu HS trong 3 phút bạn nào ghép đúng, nhanh và khéo là dãy đó thắng . GV Nhận xét, tuyên dương Bài 5 : Cho HS đọc yêu cầu bài GV cho HS sửa bài qua trò chơi : “Thử trí thông minh” GV Nhận xét, tuyên dương hát Cá nhân HS đọc. Học sinh thực hiện : 4 x 7 + 222 = 28 + 222 = 250 Cách tính 1 đúng, cách 2 sai HS làm bài HS thi đua sửa bài HS đọc. Học sinh đếm và nêu : có 9 con vịt Có 9 con vịt chia thành 3 phần bằng nhau, mỗi phần có 3 con vịt. Ta khoanh vào 3 con vịt Học sinh đếm và nêu : có 15 con vịt Có 15 con vịt chia thành 3 phần bằng nhau, mỗi phần có 5 con vịt. Ta khoanh vào 5 con vịt HS làm bài HS đọc Mỗi con thỏ có 2 cái tai và 4 cái chân. Hỏi 5 con thỏ có bao nhiêu cái tai, bao nhiêu cái chân ? 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở. Lớp nhận xét HS đọc Học sinh làm bài HS thi đua ghép hình Lớp nhận xét hoặc Với các số 2, 4, 8 và dấu x, :, =, hãy viết các phép tính đúng HS thi đua sửa bài Lớp nhận xét 4. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị : bài Ôn tập về hình học Tập làm văn I/ Mục tiêu : 1. Kiến thức : giúp học sinh nắm được hình thức của mẫu đơn : Đơn xin vào Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. 2. Kĩ năng : Dựa theo mẫu đơn của bài tập đọc Đơn xin vào Đội, mỗi học sinh viết được một lá đơn xin vào Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. 3. Thái độ : yêu mến và tự hào về Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. II/ Chuẩn bị : GV : mẫu đơn : Đơn xin vào Đội HS : Vở bài tập III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động : ( 1’ ) 2. Bài cũ : ( 4’ ) Hãy nói những điều em biết về Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Giáo viên kiểm tra vở của 3 – 4 học sinh viết đơn xin cấp thẻ đọc sách. Nhận xét 3. Bài mới : Giới thiệu bài : ( 1’ ) Giáo viên : trong các tiết Tập đọc và Tập làm văn tuần trước, các em đã được đọc một lá đơn xin vào Đội, nói những điều em đã biết về tổ chức Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Trong tiết Tập làm văn hôm nay, dựa theo mẫu đơn xin vào Đội, mỗi em sẽ tập viết một lá đơn xin vào Đội của chính mình. Ghi bảng. Hoạt động 1:hướng dẫn viết đơn (17’) Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu bài. + Hãy nêu lại những nội dung chính của đơn xin vào Đội. Giáo viên nghe học sinh trả lời, viết lại lên bảng. Mở đầu viết tên Đội ( Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh) Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn Tên của đơn : Đơn xin vào Đội Tên người hoặc tổ chức nhận đơn. Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, lớp, trường của người viết đơn. Trình bày lí do, nguyện vọng của người viết đơn. Lời hứa của người viết đơn khi đạt được nguyện vọng Họ tên và chữ ký của người làm đơn + Trong các nội dung trên, nội dung nào cần viết theo đúng mẫu, nội dung nào không cần viết hoàn toàn theo đơn mẫu ? Giáo viên nhận xét : phần trình bày lí do, nguyện vọng của người viết đơn không cần viết theo khuôn mẫu vì khi viết đơn mỗi người có một lí do, nguyện vọng khác nhau, suy nghĩ khác nhau. Các nội dung còn lại cần viết theo mẫu cho rõ ràng, cụ thể. Giáo viên gọi một số học sinh tập nói trước lớp về lá đơn của mình theo các nội dung cụ thể đã ghi trên bảng. Giáo viên nhận xét và sửa lỗi cho học sinh. Giáo viên hướng dẫn học sinh : đơn viết phải đúng mẫu nhưng cần thể hiện được những hiểu biết của em về Đội, tình cảm tha thiết của em muốn được vào Đội. Ví dụ : “Từ lâu em đã mơ ước được đứng trong hàng ngũ Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, được đeo trên vai khăn quàng đỏ. Em đọc rất kĩ bản điều lệ của đội và càng hiểu đội là một tổ chức rất tốt giúp em rèn luyện trở thành người có ích cho Tổ quốc. Vì vậy em viết đơn này đề nghị Ban chỉ huy Liên đội xét cho em được vào đội, được thực hiện ước mơ từ lâu của mình. Được đứng trong hàng ngũ của đội, em xin hứa sẽ thực hiện tốt điều lệ đội, sẽ cố gắng nhiều hơn nữa để xứng đáng là đội viên gương mẫu, là con ngoan, trò giỏi.” Hoạt động 2: thực hành viết đơn (15’ ) Giáo viên cho học sinh thực hành viết đơn vào VBT Gọi học sinh đọc bài làm của mình. Giáo viên cho lớp nhận xét theo các tiêu chí : + Đơn viết có đúng mẫu không ? ( Trình tự của lá đơn, nội dung trong đơn, bạn đã kí tên trong đơn chưa ? ) + Cách diễn đạt trong lá đơn ( dùng từ, đặt câu ) + Lá đơn viết có chân thực, thể hiện hiểu biết về Đội, tình cảm của người viết và nguyện vọng tha thiết muốn được vào Đội hay không ? Giáo viên chấm điểm một số bài, nhận xét và tuyên dương những học sinh viết đúng lá đơn của mình. Hát Em hãy điền các nội dung cần thiết vào chỗ trống trong mẫu đơn dưới đây : Học sinh tiếp nối nhau trả lời, mỗi học sinh chỉ cần nêu 1 nội dung của đơn. Học sinh trả lời Học sinh thực hành nói trước lớp. Học sinh thực hành viết đơn. Cá nhân. Lớp nhận xét. 4. Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) Yêu cầu học sinh nhớ một mẫu đơn. GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài : Kể về gia đình. Điền vào giấy tờ in sẵn. Ký duyệt của khối trưởng.
Tài liệu đính kèm: