Giáo án Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2008-2009 - Trường Tiểu học Cổ Đông

Giáo án Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2008-2009 - Trường Tiểu học Cổ Đông

I. Mục tiêu:

A. Tập đọc:

 1. Đọc thành tiếng:

 - Đọc đúng các từ, tiếng khó: khuỷu, nguệch, Cô- rét- ti, En- ri- cô, làm cho, nắn nót, nổi giận, nên, lát sau, đến nỗi, lát nữa, xin lỗi, nói, vui lòng.

 - Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, các cụm từ.

 - Đọc trôi chảy toàn bài và bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với diễn biến câu chuyện.

 2. Đọc- hiểu:

 - Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: kiêu căng, hối hận, can đảm, ngây.

 - Nắm được trình tự, diễn biến câu chuyện

 - Hiểu nghĩa của câu chuyện: khuyên các em đối với bạn bè phải tin yêu và nhường nhịn, không nên nghĩ xấu về bạn bè.

 B. Kể chuyện:

 - Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện theo lời kể của mình. Khi kể biết phối hợp cử chỉ, nét mặt và giọng điệu phù hợp với diễn biến, nội dung câu chuyện.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Tranh minh hoạ bài tập đọc và kể chuyện.

 - Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.

 

doc 32 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1024Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2008-2009 - Trường Tiểu học Cổ Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	TUầN 2
Thứ hai ngày 15 tháng 9 năm 2008
Tập đọc- Kể chuyện
Ai có lỗi?
 I. Mục tiêu:
A. Tập đọc:
 1. Đọc thành tiếng:
 - Đọc đúng các từ, tiếng khó: khuỷu, nguệch, Cô- rét- ti, En- ri- cô, làm cho, nắn nót, nổi giận, nên, lát sau, đến nỗi, lát nữa, xin lỗi, nói, vui lòng.
 - Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, các cụm từ.
 - Đọc trôi chảy toàn bài và bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với diễn biến câu chuyện.
 2. Đọc- hiểu:
 - Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: kiêu căng, hối hận, can đảm, ngây...
 - Nắm được trình tự, diễn biến câu chuyện
 - Hiểu nghĩa của câu chuyện: khuyên các em đối với bạn bè phải tin yêu và nhường nhịn, không nên nghĩ xấu về bạn bè.
 B. Kể chuyện:
 - Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện theo lời kể của mình. Khi kể biết phối hợp cử chỉ, nét mặt và giọng điệu phù hợp với diễn biến, nội dung câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc và kể chuyện.
 - Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
A. ổn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ:
 - Yêu cầu 2 học sinh lên đọc bài: Hai bàn tay em
 - 2 học sinh lên đọc bài.
Trả lời 1 số câu hỏi trong bài
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
 c. Dạy học bài mới:
Tập đọc
 1. Giới thiệu bài:
 - Giáo viên treo tranh, giới thiệu, ghi tên bài lên bảng.
 - Nghe giới thiệu.
 2. Luyện đọc:
 a. Đọc mẫu:
 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt. 
 - Theo dõi đọc.
 b. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
 * Đọc từng câu:
 - Yêu cầu học sinh đọc từng câu trong mỗi đoạn . 
 - Học sinh đọc từng câu trong mỗi đoạn .
 - Giáo viên chỉnh sửa lỗi phát âm cho học sinh.
 - Học sinh luyện đọc lại.
 - Yêu cầu học sinh đọc từng câu trong cả bài.
 - Học sinh tiếp nối đọc từng câu trong cả bài.
 * Đọc từng đoạn và giải nghĩa từ:
 - Yêu cầu học sinh đọc từng đoạn trong bài.
 - Học sinh đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của giáo viên .
 - 1 học sinh đọc đoạn 1, lớp đọc thầm
 - Sửa cách ngắt giọng ở câu khó: “Tôi đang ....thì/ Cô - rét - ti ...tôi,/ làm cho cây bút ... rất xấu. //
 - Học sinh luyện đọc lại.
 - Tìm từ trái nghĩa với: “kiêu căng”
khiêm tốn
 * Hướng dẫn đọc đoạn 2,3, 4, 5
 - Học sinh đọc đoạn 2, 3, 4, 5.
 - Học sinh luyện đọc cách đối thoại.
GV cho hs tim hiểu nghĩa từ: hối hận ,ngây , can đảm
 - Học sinh giải thích hoặc đạt câu
 * Luyện đọc theo nhóm:
 - Mỗi nhóm 5 học sinh lần lượt đọc 
 - Các nhóm khác nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
 - 2 nhóm tiếp nối nhau đọc bài trước lớp.
 - Nhóm khác nghe và chỉnh sửa cho nhau.
 * Đọc đồng thanh:
 - Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3; 4.
 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
 - Giáo viên yêu cầu.
 - 1 học sinh đọc thành tiếng đoạn 1, 2.
 - Câu chuyện kể về ai?
 - Kể về En- ri- cô và Cô- rét- ti.
 - Vì sao 2 bạn nhỏ giận nhau?
 HS trả lời
 - 1 học sinh đọc đoạn 3.
 - Vì sao En- ri- cô hối hận, muốn xin lỗi Cô- rét- ti?
HS trả lời
 - En- ri- cô có đủ can đảm để xin lỗi Cô- rét- ti không?
 - Không đủ can đảm
 - Học sinh đọc đoạn 4; 5.
 - 2 bạn đã làm lành với nhau ra sao?
 - Học sinh trả lời.
 - Bố đã trách En- ri- cô như thế nào?
 - Bố đã trách En- ri- cô là người có lỗi đã không xin lỗi bạn trước lại còn giơ thước doạ đánh bạn.
 - Có bạn nói mặc dù có lỗi nhưng En- ri- cô vẫn có điểm đáng khen. Em hãy tìm điểm đáng khen của En- ri- cô?
 - Biết thương bạn khi bạn vất vả, biết hối hận khi có lỗi và biết cảm động trước tình cảm của bạn dành cho mình.
 - Còn Cô- rét- ti có gì đáng khen? 
 4. Luyện đọc lại bài:
 - Giáo viên yêu cầu.
 - 1 học sinh khá đọc đoạn 3; 4; 5.
 - Cả lớp theo dõi bài trong sgk
 * Chia thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 học sinh.
 - Các nhóm luyện đọc theo vai.
 - Thi đọc giữa các nhóm (2 - 3 nhóm thi).
 - Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh học tốt.
Kể chuyện
 1. Định hướng- yêu cầu:
 - Giáo viên yêu cầu.
 - Đọc yêu cầu của phần kể chuyện.
 - Câu chuyện trong sách giáo khoa được kể bằng lời của ai?
 - Kể bằng lời của em.
 * Vậy có nghĩa khi kể, con phải đóng vai là người dẫn chuyện. Muốn vậy, em cần chuyển lời của En- ri- cô thành lời của mình.
 - Yêu cầu học sinh đọc phần kể mẫu.
 - 1 học sinh đọc bài.
 - Lớp theo dõi.
 - 1 học sinh tập kể nội dung bức tranh 1.
 2. Thực hành kể chuyện:
 - Chia học sinh thành các nhóm 5 học sinh.
 - Mỗi học sinh kể 1 đoạn trong bài, các học sinh trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
 - 1 đến 2 nhóm kể trước lớp theo hình thức tiếp nối
 - Lần lượt từng nhóm kể, các học sinh trong lớp nhận xét về nội dung, cách diễn đạt, cách thể hiện của mỗi bạn trong nhóm.
 - Tuyên dương học sinh kể tốt.
 D. Củng cố- dặn dò:
 - Qua đọc và tìm hiểu câu chuyện, em rút ra được điều gì?
 - Học sinh phát biểu.
 - Nhận xét tiết học.
 - Về kể cho người thân nghe.
 Toán
Tiết 6: Trừ các số có 3 chữ số (có nhớ một lần)
 I. Mục tiêu:
 Giúp học sinh:
 - Biết thực hiện các phép tính trừ các số có 3 chữ số (có nhớ một lần).
 - áp dụng để giải bài toán có lời văn bằng một phép tính trừ.
 II. Đồ dùng dạy học: 
 - Giáo viên: Hệ thống bài luyện tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. Kiểm tra bài cũ:
 - Yêu cầu học sinh lên bảng làm bài tập tiết 5
 - 2 học sinh lên bảng làm bài.
 - Nhận xét, cho điểm.
 B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 - Nêu mục tiêu giờ dạy, ghi bảng.
 - Nghe giới thiệu.
 2. Hướng dẫn thực hiện phép tính trừ các số có 3 chữ số (có nhớ một lần):
 a. Phép trừ: 432 - 215 =
 - Giáo viên viết phép tính lên bảng
 - 1 học sinh lên bảng đặt tính và tính, lớp làm nháp.
 - Đặt tính như thế nào?
 - Học sinh phát biểu.
 - Chúng ta bắt đầu tính ở hàng nào?
 - Từ hàng đơn vị.
 - 2 không trừ được 5, ta làm thế nào?
 - Mượn 1 chục của 3 chục thành 12; 12 – 5 = 7 viết 7 nhớ 1.
 - Giáo viên giảng lại bước tính trên. Nêu 2 cách nhớ sang hàng đơn vị, thông thường nhớ xuống dưới.
 - 2 học sinh nêu từng bước trước lớp. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
 b. Phép trừ: 627 - 143 =
 - Tiến hành các bước tương tự phần a.
 - So sánh 2 phép tính.
 - Phép trừ: 432 – 215 = 217 là phép trừ có nhớ 1 lần ở hàng chục.
 - Phép trừ: 627 - 143 = 484 là phép trừ có nhớ 1 lần ở hàng trăm.
 3. Luyện tập- thức hành:
Bài 1:
 - Nêu yêu cầu của bài.
 - 5 học sinh lên bảng làm bài.
 - Lớp làm nháp.
 - Học sinh nhận xét.
 - Giáo viên nhận xét bài của học sinh. 
Bài 2:
 - Giáo viên hướng dẫn.
 - Làm bài tương tự như bài 1.
Bài 3:
 - Giáo viên yêu cầu.
 - 1 học sinh đọc đề bài.
 - Tổng số tem của 2 bạn là bao nhiêu?
 - Tổng số tem của 2 bạn là 335 con tem.
 - Trong đó bạn Bình có bao nhiêu con tem?
 - Trong đó bạn Bình có 128 con tem.
 - Bài toán yêu cầu tìm gì?
 - Tìm số tem của bạn Hoa.
 - Giáo viên yêu cầu.
 - 1 học sinh làm bài trên bảng, lớp làm vở.
 - Giáo viên nhận xét- cho điểm.
Bài 4:
 - Giáo viên yêu cầu.
 - Học sinh cả lớp đọc phần tóm tắt.
 - Học sinh đọc thầm tóm tắt.
 - Đoạn dây dài bao nhiêu xăng - ti - mét?
 - Dài 243 cm.
 - Đã cắt đi bao nhiêu xăng - ti - mét?
 - 27 cm.
 - Bài toán yêu cầu tìm gì?
 - Còn lại bao nhiêu xăng - ti - mét?
 - Dựa vào tóm tắt đọc thành đề toán.
 - Học sinh làm bài.
 C. Củng cố- dặn dò:
 - Nhắc lại nội dung bài học.
 - Về luyện thêm về phép tính trừ các số có 3 chữ số (có nhớ một lần).
 - Nhận xét tiết học.
Đạo đức
Kính yêu Bác Hồ (Tiết 2)
 I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Học sinh biết:
 - Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn với đất nước, với dân tộc.
 - Tình cảm giữa Thiếu nhi với Bác Hồ
 - Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác.
 2. Kỹ năng: Học sinh hiểu và nhớ 5 điều Bác Hồ dạy Thiếu niên, Nhi đồng
 3. Giáo dục: Học sinh có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
 II. Tài liệu và phương tiện:
 - Giáo viên: Phóng to 5 điều Bác Hồ dạy Thiếu niên, Nhi đồng, băng bài hát.
 - Học sinh: Sưu tầm tranh, thơ, truyện về Bác Hồ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Khởi động: Cả lớp hát múa bài Hoa thơm dâng Bác nhạc và lời: Hà Hải.
 * Hoạt động 1: Học sinh tự liên hệ.
 - Thảo luận nhóm 2 trả lời.
 - Giáo viên đưa câu hỏi:
 + Em đã thực hiện những điều nào trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
 + Còn điều nào em chưa thực hiện tốt? Tại sao?
 + Em dự định sẽ làm gì trong thời gian tới.
 - Học sinh trả lời.
 * Hoạt động 2: Học sinh trình bày, giới thiệu tư liệu (tranh ảnh, bài báo, câu chuyện, bài thơ, bài hát, ca dao...) đã sưu tầm được về Bác Hồ, về Bác Hồ với thiếu nhi và các tấm gương cháu ngoan Bác Hồ.
 - Giáo viên yêu cầu.
 - Học sinh, nhóm học sinh trình bày kết quả sưu tầm được dưới các hình thức như: “hát, kể chuyện, đọc thơ, giới thiệu tranh ảnh”.
 - Học sinh cả lớp thảo luận, nhận xét về kết quả sưu tầm của các bạn.
 - Giáo viên khen học sinh, nhóm học sinh chuẩn bị, sưu tầm tốt.
 * Hoạt động 3: Trò chơi phóng viên:
 - Giáo viên yêu cầu.
 - 1 số hs trong lớp thay nhau đóng vai phóng viên phỏng vấn các bạn trong lớp về Bác Hồ, về Bác Hồ với thiếu nhi.
 - Ví dụ có thể hỏi:
 + Bạn vui lòng cho biết Bác Hồ còn có những tên nào nữa?
 + Quê Bác ở đâu?
 + Bác sinh vào ngày, tháng, năm nào?
 + Thiếu nhi chúng ta cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác.
 + Vì sao thiếu nhi lại yêu quý Bác Hồ?
 + Bạn hãy đọc một câu ca dao nói về Bác Hồ?
 + Hát 1 bài hoặc đọc một bài thơ nói về Bác Hồ?
 + Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập khi nào? ở đâu?
 * Kết luận chung:
 - Giáo viên tóm tắt nội dung, tổng kết giờ học.
 - Lớp đọc đồng thanh:
“Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”
 - Nhận xét, dặn dò.
Thứ ba ngày 16 tháng 9 năm 2008
Tập viết
Tiết 2: Ôn chữ hoa Ă, Â, L
 I. Mục tiêu:
 - Viết đúng, đẹp chữ viết hoa Ă, Â, L.
 - Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Âu Lạc và câu ứng dụng:
"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng"
II. Đồ dùng dạy- học:
 + Mẫu chữ hoa Ă, Â, L.
 + Viết sẵn tên riêng và câu ứng dụng trên bảng lớp:
 III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động dạy:
Hoạt động học:
Kiểm tra bài cũ:
 - Chấm bài về nhà của học sinh.
 - Giáo viên yêu cầu.
 - Đọc lại từ và câu ứng dụng của tiết trước
 - 2 học sinh lên bảng viết:
 Vừ A Dính, Anh em 
 - Nhận xét, cho điểm học sinh.
 B. Dạy- học bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 - Giáo viên nêu mục tiê ...  ăn/ăng trong bài.
 II.Đồ dùng dạy học
 - Giáo viên: 8 bảng phoóc, bút dạ.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 A. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi 3 học sinh lên bảng.
 - 3 hs lên bảng viết, lớp viết bảng con: nghuệch ngoạc, khuỷu tay, xấu hổ, cá sấu, sông sâu, xâu kim.
 - Nhận xét, cho điểm.
 C. Dạy học bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
Nêu mục tiêu bài học
 - Nghe giới thiệu.
 2. Hướng dẫn viết chính tả:
 a. Trao đổi về nội dung đoạn viết:
 - Giáo viên đọc đoạn văn một lần
 - Theo dõi giáo viên đọc.
 - Tìm những hình ảnh cho thấy Bé bắt chước cô giáo?
HS trả lời
 - Hình ảnh mấy đứa em có gì ngộ nghĩnh, đáng yêu?
 - Chúng chống hai tay nhìn chị, ríu rít đánh vần theo.
 b. Hướng dẫn cách trình bày:
 - Đoạn văn có mấy câu?
 - Chữ đầu câu viết thế nào?
 - Ngoài chữ đầu câu, trong bài còn chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
 - Có 5 câu.
 - Chữ đầu câu phải viết hoa.
 - Chữ Bé, Vì đó là tên riêng.
 c. Hướng dẫn viết từ khó:
 - Trong bài có các chữ nào khó viết?
 - Học sinh nêu: Treo nón, trâm bầu, cô giáo, ríu rít.
 - Yêu cầu học sinh viết.
 - 1học sinh đọc, 3 học sinh viết bảng lớp, lớp viết bảng phoóc.
 d. Viết chính tả, soát lỗi:
 - Giáo viên đọc . 
 - Giáo viên đọc 2 lần cho học sinh soát lỗi.
 - Học sinh viết.
 - Học sinh đổi chéo vở soát lỗi.
 g. Chấm bài:
 - Giáo viên thu 10 vở chấm.
 - Nhận xét bài viết của học sinh.
 3. Hướng dẫn bài tập chính tả:
 Bài 2a: 
 - Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
 - Giáo viên phát bảng cho các nhóm, yêu cầu học sinh thi tìm từ trong 5 phút. Nhóm nào tìm được nhiều từ đúng sẽ thắng.
1 hs đọc
HS làm bài theo nhóm 
 D. Củng cố, dặn dò:
 - Ghi nhớ các từ tìm được, viết sai 3 lỗi trở lên viết lại bài. 
- Thực hiện ở nhà.
Thứ sáu ngày 19 tháng 9 năm 2008
 Tự nhiên và xã hội
Bài 4: Phòng bệnh đường hô hấp
 I. Mục tiêu:
 - Kể được tên các bệnh đường hô hấp thường gặp là: viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi.
 - Nêu được nguyên nhân, cách phòng bệnh đường hô hấp.
 II. Đồ dùng dạy học:
 + Các hình minh hoạ trang 10, 11.
 + Tranh minh hoạ các bộ phận của cơ quan hô hấp.
 + Phiếu giao việc.
 + Mũ bác sĩ làm bằng bìa.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 A . Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra vở bài tập của học sinh:
 + Tập thở vào buổi sáng có lợi gì?
 + Hít thở được không khí trong lành.
 + Hằng ngày chúng ta cần làm gì để giữ sạch mũi và họng?
 + Dùng khăn lau, xúc miệng hằng ngày.
 + Chỉ hình minh hoạ và nêu các bộ phận của cơ quan hô hấp.
 - Giáo viên nhận xét, cho điểm.
 + Học sinh chỉ minh hoạ và nêu các bộ phận của cơ quan hô hấp.
 B. Dạy học bài mới:
 * Hoạt động 1: Các bệnh viêm đường hô hấp thường gặp:
 - Nêu tên các bộ phận của cơ quan hô hấp?
 - Mũi, khí quản, phế quản, phổi.
 - Giáo viên phát giấy: Ghi các bệnh đường hô hấp thường gặp?
 - Học sinh chuyền tay nhau ghi các bệnh đường hô hấp thường gặp vào giấy?
 - Yêu cầu đại diện 1 dãy đọc kết quả của mình.
 - Đại diện 1 dãy đọc kết quả của mình: Viêm họng, viên phế quản, viêm phổi...
 ( Nếu học sinh ghi: ho, sốt, đau họng, sổ mũi... Giáo viên giúp các em hiểu đây là biểu hiện của bệnh.)
 * Hoạt động 2: Nguyên nhân chính và cách đề phòng các bệnh đường hô hấp:
 - Quan sát tranh và trả lời các câu hỏi sau:
 + Em có nhận xét gì về cách ăn mặc của 2 bạn trong tranh?
 + Rất khác nhau: một người mặc áo sơ mi, một người mặc áo ấm.
 + Bạn nào mặc phù hợp với thời tiết, vì sao em biết?
 + Bạn mặc áo ấm phù hợp vì có gió mạnh.
 + Chuyện gì xảy ra với bạn nam mặc áo trắng?
 + bị ho rất đau họng khi nuốt nước bọt.
 + Theo em, vì sao bạn lại bị ho và đau họng?
 + vì bạn bị lạnh(cảm lạnh)
 + Vậy bạn ấy cần làm gì?
 + Đi khám, nghe lời khuyên của bác sĩ.
 - Quan sát tranh 5 và thực hiện tương tự.
 * Hoạt động 3: Trò chơi “Bác sĩ”
 - Giáo viên nêu cách chơi, luật chơi.
 - 1 học sinh xung phong làm bác sĩ.
 - Các học sinh khác làm bệnh nhân, kể triệu chứng của bệnh.
 - Bác sĩ đưa ra kết luận và lời khuyên.
 - Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh xuất sắc.
 * Tổng kết, dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
 - Nhắc học sinh: Ghi nhớ tên, nguyên nhân chính, cách đề phòng bệnh đường hô hấp.
 - 1 vài học sinh nêu lại.
 - Tổng kết giờ học. 
 - Về làm bài tập vở Tự nhiên và Xã hội
 - Thực hiện ở nhà.
 - Chuẩn bị bài tiết sau.
 - Thực hiện ở nhà.
Tập làm văn
Viết đơn
 I. Mục tiêu:
 Giúp hs viết được đơn xin vào Đội TNTP Hồ Chí Minh theo mẫu đơn đã học.
 II. Đồ dùng dạy học:
 Giáo viên:Viết sẵn mẫu đơn lên bảng ( Hoặc bảng phụ).
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 A. ổn định tổ chức:
 - Cho học sinh hát bài “Đội ca”
 B. Kiểm tra bài cũ:
 - Đội thành lập ngày tháng năm nào, ở đâu?
 - 15 - 5 - 1941, tại Pắc Bó, Cao Bằng
 - Bài hát của Đội do ai sáng tác?
 - Nhạc sĩ Phong Nhã.
 - Đội mang tên Đội Thiếu niênTiền phong Hồ Chí Minh từ khi nào?
 - 30 - 1 - 1970.
 C. Dạy học bài mới:
Nêu mục tiêu bài học
 - Nghe giới thiệu.
 2. Nêu lại những nd chính của đơn:
 - Mở mẫu đơn viết sẵn.
 - Quan sát.
 - Nêu những nd chính của đơn xin vào Đội?
 -Học sinh tiếp nối nhau trả lời( mỗi học sinh chỉ cần nêu một nội dung).
 - Trong các nd đó, nd nào cần viết đúng theo mẫu, nd nào không cần hoàn toàn theo mẫu?
HS trả lời
 3. Tập nói theo nội dung đơn:
 - Giáo viên yêu cầu.
 - Một số học sinh tự nói trước lớp về
nội dung cụ thể lá đơn của mình.
 - Giáo viên chú ý cho học sinh
 - HS trình bày phần nguyện vọng
 - Nhận xét, bổ sung cho nhau.
 - Giáo viên nhận xét, sửa chữa.
 4. Thực hành viết đơn:
 - Giáo viên yêu cầu
 - Học sinh cả lớp viết đơn vào VBT 
 - GV y/c một vài hs đọc đơn trước lớp.
 - Một vài học sinh đọc đơn trước lớp.
 - Lớp theo dõi, nhận xét.
 - Giáo viên chấm một số bài, thu các bài còn lại chấm sau.
 D. Củng cố, dặn dò:
 - Đơn dùng để làm gì?
 - Nhận xét giờ học.
Hs trả lời
Toán
Tiết 10: Luyện tập
 I. Mục tiêu:
 Giúp học sinh:
 - Củng cố kỹ năng tính giá trị biểu thức có đến hai dấu phép tính.
 - Củng cố biểu tượng về 1/4
 - Giải toán có lời văn bằng một phép tính nhân.
 - Xếp hình theo mẫu.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Giáo viên:+ Phóng to hình vẽ bài 2.
 + 4 tam giác vuông cân.
 - Học sinh: 4 tam giác vuông cân.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 A. ổn định tổ chức:
 - Cho học sinh hát 1 bài .
 - Học sinh hát 1 bài .
 B. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài.
 - 2 học sinh lên bảng làm bài:
 3 x 4 = 3 x 5 =
 12 : 3 = 15 : 3 =
 12 : 4 = 15 : 5 =
 - Gọi 2 học sinh khác lên bảng
 - 2 học sinh lên bảng đọc bảng chia.
 - Giáo viên chữa bài, nhận xét, cho điểm.
 C. Dạy học bài mới:
 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học, ghi bảng.
 - Nghe giới thiệu.
 2. Củng cố kỹ năng tính giá trị biểu thức:
 Bài 1: (làm bảng)
 - Giáo viên ghi: 5 x 3 + 2 =
 Có 2 cách tính là:
Cách 1: 5 x 3 + 2 = 15 + 2
 = 17
Cách 2 : 5 x 3 + 2 = 5 x 5
 = 25
 - Trong 2 cách tính trên cách nào đúng, cách nào sai, vì sao?
 - Cách 1 đúng, cách 2 sai vì cách 2 làm phép tính cộng trước phép tính nhân.
 - Trong biểu thức có 2 dấu phép tính nhân ( chia) và cộng hoặc trừ ta làm phép tính nào trước? 
 - Nhân ( chia ) làm trước, cộng (trừ ) làm sau.
 - Giáo viên ghi: 20 x 3 : 2 =
 - Yêu cầu học sinh nêu cách làm.
 - Học sinh nêu cách làm và thực hiện tính.
 - 1 học sinh làm bảng, lớp làm vở.
 Bài 2: (làm miệng)
 - Yêu cầu học sinh đọc đề bài
 - 1 học sinh đọc đề.
 - Treo tranh vẽ
 - Học sinh quan sát.
 - Hình nào đã khoanh vào 1 số con vịt , vì sao? 4
 - Hình a vì có 12 con vịt, chia làm 4 phần bằng nhau thì mỗi phần có 3 con. Hình a đã khoanh vào 3 con.
 - Hình b khoanh vào một phần mấy số con vịt, vì sao?
 - 1 ,vì có 12 con, chia thành 3 phần 
 3
bằng nhau thì mỗi phần được 4 con vịt, hình b khoanh 4 con vịt. 
 Bài 3: (làm vở)
 - Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
 - 1 học sinh đọc đề bài.
 - Bài toán cho biết gì?
 - Mỗi bàn có 2 học sinh.
 - Bài toán yêu cầu tìm gì?
 - Giáo viên yêu cầu.
 - Nhận xét, cho điểm.
 Bài 4:( Trò chơi)
 - Hướng dẫn cách chơi, luật chơi.
 - 4 bàn như vậy có bao nhiêu học sinh?
 - 1 học sinh làm bảng.
 - Lớp làm vở ô ly.
 - Lần 1: học sinh xếp thử.
 - Lần2: 4 học sinh của 4 nhóm thi xếp. 
 D. Củng cố, dặn dò:
 - Nêu cách tính giá trị của biểu thức.
 - Về nhà luyện làm thêm bài tập toán tiết 10.
 - Học sinh nêu.
Thể dục
Bài 4: Ôn bài tập rLTTvà kỹ năng vận động cơ bản
Trò chơi: “Tìm người chỉ huy”
 I. Mục tiêu:
 - Ôn đi đều 1- 4 hàng dọc; đi kiễng gót hai tay chống hông, dang ngang, đi theo vạch kẻ thẳng, đi nhanh chuyển sang chạy. 
 - Học trò chơi: “ Tìm người chỉ huy” . Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu tham gia chơi một cách chủ động.
 II. Địa điểm, phương tiện:
 - Địa điểm: Sân trường vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.
 - Phương tiện: Còi, kẻ sân cho trò chơi Tìm người chỉ huy.
 III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Phần
Nội dung
Đ.lượng
Phương pháp
 Số lần 
Thời gian 
Mở đầu
+
3
 - Phổ biến nội dung tiết học.
 - Yêu cầu giờ học: nghiêm túc, hăng hái.
 - Đứng tại chỗ vỗ tay (hoặc múa hát) bài Chào người bạn mới đến.
 - Giậm chân tại chỗ theo nhịp 1-2; 1-2 ...
 - Trò chơi Có chúng em.
 - Chạy quanh sân 80 m đến 100 m.
1
1
1
1
1
1’
1’
1’
1’
1’
 - Đội hình hàng dọc.
 - Đội hình hàng ngang.
 - Đội hình hàng dọc.
 - Đội hình hàng dọc.
Cơ bản
* Ôn đi đều theo 1 – 4 hàng dọc:
- Giáo viên điều khiển, học sinh cả lớp tập.
- Cán sự điều khiển lớp tập, giáo viên sửa chữa, uốn nắn.
*Ôn động tác đi kiễng gót hai tay chống hông( hoặc 2 tay dang ngang)
*Ôn phối hợp đi theo vạch kẻ thẳng, đi nhanh chuyển sang chạy)
*Trò chơi: tìm người chỉ huy.
*Trò chơi: chạy tiếp sức: 
- Giáo viên gợi mở nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Lớp chơi thử
- Học sinh chơi chính thức.
3
3
2
3
2
3-5
4-6
3-4
3-5
4-5
 - Theo đội hình 4 hàng dọc. 
 - Quan sát, luyện tập.
 - Theo đội hình 4 hàng dọc.
 - Theo đội hình 4 hàng dọc.
 - Theo đội hình 2 hàng dọc.
 - Theo đội hình vòng tròn.
 - Theo đội hình 2 hàng dọc.
Kết thúc
- Đi thường theo nhịp và hát 1 bài.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài.
- Nhận xét giờ học .
- Giao bài về nhà.
- Làm thủ tục xuống lớp.
1
1
1
1
1’
1’
1’
1’
 - Theo đội hình 2 hàng dọc.
 - Theo đội hình 4 hàng dọc.
 - Theo đội hình 4 hàng dọc.
 - Giáo viên hô: giải tán.
 - Lớp hô: khoẻ!

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 2 da sua.doc