Giáo án Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2018-2019 (Bản đẹp 3 cột)

Giáo án Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2018-2019 (Bản đẹp 3 cột)

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

VỆ SINH HÔ HẤP

(KNS + MT)

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Nêu được những việc nên làm và không nên làm để giữ gìn vệ sinh cơ quan hô hấp.

 2. Kĩ năng: Nêu ích lợi tập thể dục buổi sáng và giữ sạch mũi, miệng.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.

* KNS:

- Rèn các kĩ năng: Kĩ năng tư duy phê phán: Tư duy phân tích, phê phán những việc làm gây hại cho cơ quan hô hấp. Kĩ năng làm chủ bản thân: Khuyến khích sự tự tin, lòng tự trọng của bản thân khi thực hiện những việc làm có lợi cho cơ quan hô hấp. Kĩ năng giao tiếp: Tự tin, giao tiếp hiệu quả để thuyết phục người thân không hút thuốc lá, thuốc lào ở nơi công cộng, nhất là nơi có trẻ em.

- Các phương pháp: Thảo luận nhóm theo cặp. Đóng vai.

* MT: Biết một số hoạt động của con người đã gây ô nhiễm bầu không khí, có hại đối với cơ quan hô hấp, tuần hoàn, thần kinh. Học sinh biết một số việc làm có lợi có hại cho sức khoẻ (bộ phận).

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Kiểm tra bài cũ: gọi 2 học sinh lên trả lời 2 câu hỏi.

- Nhận xét, đánh giá.

- Giới thiệu bài mới: trực tiếp. - Hát

- 2 em thực hiện

2. Các hoạt động chính:

* Hoạt động 1: Thực hành cách thở sâu (15 phút)

* Mục tiêu: HS nhận biết được sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào thật sâu và thở ra hết sức.

* Cách tiến hành:

 Bước 1: Trò chơi

 - GV cho cả lớp thực hiện động tác: “Bịt mũi nín thở”. - HS thực hiện

 - GV hỏi: Cảm giác của các em sau khi nín thở lâu? - Thở gấp hơn, sâu hơn lúc bình thường.

 Bước 2:

 - GV gọi 1 HS lên trước lớp thực hiện động tác thở sâu như hình 1 trang 4 SGK để cả lớp quan sát. - 1 HS lên trước lớp thực hiện.

 - GV yêu cầu HS cả lớp đứng tại chỗ đặt 1 tay lên ngực và cùng thực hiện hít vào thật sâu và thở ra hết sức. - HS cả lớp cùng thực hiện.

 - GV hướng dẫn HS vừa làm, vừa theo dõi cử động phồng lên xẹp xuống của lồng ngực khi các em hít vào và thở ra để trả lời theo gợi ý sau: - HS trả lời theo câu hỏi gợi ý.

 

docx 53 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 09/07/2022 Lượt xem 229Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2018-2019 (Bản đẹp 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
Thứ hai ngày 17 tháng 9 năm 2018
Tiết 1: 	 TOÁN
Trừ các số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần)
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Biết cách thực hiện phép trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc hàng trăm). Vận dụng được vào giải toán có lời văn (có một phép trừ).
	2. Kĩ năng: Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1 (cột 1, 2, 3); Bài 2 (cột 1, 2, 3); Bài 3.
	3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	1. Giáo viên: Bảng phụ.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Nội dung
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Giới thiệu phép trừ (10 phút).
b. Hoạt động 2: Luyện tập (20 phút).
3. Củng cố - dặn dò (5 phút):
- Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu học sinh lên bảng làm bài tập.
- Nhận xét, chữa bài cho HS.
* Mục tiêu: Giúp HS biết cách đặt tính trừ.
* Cách tiến hành:
a. Giới thiệu phép tính trừ 432 – 215
- Yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc.
- GV hướng dẫn HS thực hiện GV yêu cầu 1 HS đọc to lại cách tính phép trừ trên.
- GV lưu ý: Phép trừ này khác các phép trừ đã học, đó là phép trừ này có nhớ ở hàng chục. (GV có thể giải thích: lấy 1 chục ở 3 chục để được 12, 12 trừ 5 bằng 7. Bớt 1 chục ở 3 chục của số bị trừ rồi trừ tiếp, hoặc thêm 1 chục vào 1 chục ở số trừ rồi trừ tiếp đều được)
b. Giới thiệu phép trừ: 627 – 143.
- Thực hiện tương tự như trên, lưu ý ở hàng đơn vị 7 trừ 3 bằng 4 (không nhớ) nhưng ở hàng chục: 2 không trừ được cho 4, lấy 12 trừ 4 bằng 8 (có nhớ 1 ở hàng trăm)
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng thực hiện các bài tập cần làm cho học sinh.
* Cách tiến hành:
Bài 1 - Yêu cầu HS thực hiện như “Lý thuyết”, tính đúng rồi ghi kết quả vào chỗ chấm.
- GV cho HS đổi chéo vở để chữa bài. Lưu ý phép trừ có nhớ một lần ở hàng chục.
Bài 2 Yêu cầu HS làm như bài 1 .Lưu ý phép trừ có nhớ một lần ở hàng trăm.
Bài 3:
- Gọi một HS đọc đề bài
- GV vẽ hình minh họa 
- Giải thích trước khi giải
 335 tem
Hai bạn 
 128 tem ?tem
- Yêu cầu HS làm bài
- GV chữa bài
- GV nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.
- Chuẩn bị tiết sau.
- Hát vui
- 3 HS làm bài trên bảng.
432
-1 em lên bảng đặt tính, HS cả lớp thực hiện vào bảng con.
-
215
217
* 2 không trừ được 5, ta lấy 12 trừ 5 bằng 7, viết 7 nhớ 1.
 * 1 thêm 1 bằng 2, 3 trừ 2, 3 trừ 2 bằng 1, viết 1.
 * 4 trừ 2 bằng 2, viết 2.
- 5 em lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào tập.
- HS làm vào vở. 
- Sửa bài.
- HS đọc
Bài giải:
Bạn Hoa sưu tầm số tem là:
335 – 128 = 207 (tem)
Đáp số:207 tem
- HS làm vào vở. 
- Sửa bài.
 @ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Tiết 3 + 4: 	 TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
Ai có lỗi?
Theo A-Mi-Xi	
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn; trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.
	2. Kĩ năng: Biết ngắt hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
	3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* KNS:
- Rèn các kĩ năng: Giao tiếp ứng xử VH. Thể hiện sự cảm thông. Kiểm soát cảm xúc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Nội dung
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động (5 phút) 
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Tập đọc (20 phút)
- Kiểm tra bài cũ: (4’)
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ và nêu nội dung chính của bài “Hai bàn tay em”. 
- GV nhận xét .
Giới thiệu bài: Ghi tựa bài lên bảng
* Mục tiêu: Giúp học sinh rèn kĩ năng đọc lưu loát, đọc hiểu và đọc diễn cảm.
* Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu, diễn cảm.
- Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ ngữ.
+ Đọc từng câu:
+ GV ghi bảng: Cô-rét-ti, En-ri-cô
+ Đọc từng đoạn trước lớp
- GV giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải: kiêu căng, hối hận, can đảm..
+ Đọc từng đoạn trong nhóm.
- GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
* Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi.
- Hai bạn nhỏ trong chuyện tên là gì? Vì sao hai bạn nhỏ lại giận nhau?
- Vì sao En ri cô hối hận muốn xin lỗi Cô- rét -ti?
- Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao? Em đoán Cô rét ti nghĩ gì khi chủ động làm lành với bạn?
- Bố đã trách mắng En-ri-cô như thế nào? Lời trách của bố có đúng không? Theo em mỗi bạn có điểm gì đáng khen?
* Luyện đọc lại:
- GV đọc mẫu và lưu ý HS giọng đọc của các đoạn.
- GV uốn nắn cách đọc cho HS, hướng dẫn đọc đúng một số câu.
- GV nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
- Hát 
- 2 HS đọc và trả lời
- Vài HS lập lại
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
- 2HS đọc, cả lớp đồng thanh.
- Hs đọc nối tiếp đoạn
- Lần lượt từng HS trong nhóm đọc
- HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi
- Cô-rét-ti và En-ri.
+ Cô-rét-ti vô ý chạm vào khuỷu tay của bạn khi viết. En-ri-cô trả thù đẩy bạn hỏng trang tập viết.
- Bạn biết ân hận, thương bạn, một bạn biết quý trọng tình bạn.
- Sau cơn giận En- ri-cô bình tĩnh nghĩ lại thấy Cô- rét-ti không cố ý chạm vào mình và lại nhìn thấy vai áo bạn sứt chỉ.
- Cô-rét-ti đáng khen vì biết quí trọng tình bạn và biết độ lượng nên đã chủ động làm lành với bạn.
- HS đọc phân vai, mỗi nhóm 3 HS đọc theo lời nhân vật.
- HS cả lớp nhận xét.
b. Hoạt động 2: Kể chuyện (10 phút)
3. Củng cố - dặn dò(5 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh rèn kĩ năng kể chuyện, hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện.
* Cách tiến hành:
- GV treo tranh, hướng dẫn HS quan sát và kể lại câu chuyện.
- GV mời lần lượt HS tiếp nối nhau kể 5 đoạn dựa theo 5 tranh minh họa.
- GV nhận xét:
+ Về nội dung.
+ Về diễn đạt.
- Khen ngợi cá nhân và nhóm kể hay.
- Em học được điều gì qua câu chuyện này?
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Nhận xét – Tuyên dương.
- Cả lớp đọc thầm và quan sát tranh minh họa.
- 5 HS tiếp nối nhau kể.
- Cả lớp bình chọn HS kể hay nhất.
- 2 HS trả lời
@ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Tiết 5: 	ĐẠO ĐỨC
KÍNH YÊU BÁC HỒ (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc. Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.
	2. Kĩ năng: Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
3. Hành vi: Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy.
* HCM:
	- Chủ đề: Cần, kiệm, liêm, chính.
	- Nội dung: Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu. Để thể hiện lòng kính yêu Bác Hồ, HS cần phải học tập va làm theo lời Bác dạy (toàn phần).
* Lưu ý: Giáo viên gợi ý và tạo điều kiện cho học sinh tập hợp và giới thiệu những tư liệu sưu tầm được về Bác Hồ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Một số bài thơ, bài hát, câu chuyện, tranh ảnh, băng hình về Bác Hồ. Giấy khổ to, bút viết bảng (phát cho các nhóm). Năm điều Bác Hồ dạy.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động:
Nội dung
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến (12 phút)
- Kiểm tra bài cũ: gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 tiết 1.
- Nhận xét, nhận xét chung.
- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.
Mục tiêu: Củng cố để HS hiểu rõ hơn việc thực hiện Năm điều Bác Hồ dạy.
Cách tiến hành:
- Yêu cầu thảo luận nhóm.
- Yêu cầu các nhóm đưa ra ý kiến của mình: đúng (Đ) hay sai (S). Giải thích lý do.
Năm điều Bác Hồ dạy là để dạy cho thiếu nhi.
Muốn trở thành cháu ngoan Bác Hồ, thiếu nhi phải làm đúng theo Năm điều Bác Hồ dạy.
Phấn đấu để trở thành con ngoan trò giỏi là đã thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy.
Chỉ cần học thuộc 5 điều Bác Hồ dạy, không cần phải thực hiện bằng hành động.
Ai cũng kính ÿêu Bac Hồ kể cả bạn bè và thiếu nhi thế giới.
- Nhận xét câu trả lời của các nhóm.
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của mình.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
b. Hoạt động 2: Cuộc thi: “Hái hoa dân chủ” (15 phút)
Mục tiêu: Củng cố lại bài học.
Cách tiến hành:
- GV phổ biến nội dung cuộc thi: Mỗi một nhóm cử 2 HS lập thành một đội để dự thi tìm hiểu về chủ đề Bác Hồ.
- Mỗi đội sẽ cử ra đại diện để múa, hát hoặc kể chuyện về Bác Hồ.
- Phổ biến luật thi: Mỗi đội sẽ được tham dự 3 vòng thi.Mỗi một vòng thi sẽ có những hình thức thi khác nhau. Cụ thể như sau:
* Vòng 1:
- GV đọc cho các đội 5 câu hỏi, mỗi câu hỏi có 4 lựa chọn khác nhau.Các đội sẽ chọn câu trả lời bằng cách lựa chọn A, B, C, D.
- Mỗi câu trả lời đúng, đội ghi được một điểm.Mỗi câu trả lời sai đội không ghi được điểm.
* Vòng 2: Bốc thăm và trả lời câu hỏi:
- Mỗi đội được bốc thăm 1 lần và trả lời câu hỏi của mình.
* Vòng 3: Hát, múa, kể chuyện Bác Hồ.
- Đội thắng cuộc là đội ghi được số điểm cao nhất
- GV nhận xét phần thi của các đội.
3. Củng cố - dặn dò(5 phút):
* Giáo dục học sinh: Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu. Để thể hiện lòng kính yêu Bác Hồ, HS cần phải học tập va làm theo lời Bác dạy.
- Giáo viên nhận xét tiết học, dặn dò HS chăm chỉ thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng, chuẩn bị tiết sau.
@ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
.. ... h vào một phần tư số con vịt? Vì sao?
- GV hỏi thêm: Đã khoanh vào một phần mấy số con vịt ở hình b? Lưu ý: chưa yêu cầu tìm số vịt cần khoanh bằng cách lấy 12 chia cho 4 hoặc chia cho 3.
Bài 3: 
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- Nhằm củng cố ý nghĩa phép nhân.
- Yêu cầu học sinh tự giải và trình bày.
Bài 4 (dành cho học sinh khá, giỏi làm thêm):
- Tổ chức cho HS thi xếp hình. 
- Trong thời gian 2 phút, tổ nào có nhiều bạn xếp đúng nhất là tổ thắng.
- Hỏi lại tựa bài.
- 2 HS thi đua làm tính nhanh.
- Về làm tiếp vở bài tập toán tiết 10.
- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn
- Hát 
- 3 HS lên bảng làm bài.
- HS cả lớp làm bài vào vở BT.
a. 5 x 3 + 132 = 15 + 132
	 = 147
b. 32 : 4 + 106 = 8 + 106
	 = 114
c. 20 x 3 : 2	= 60 : 2
	= 30
- Hình b có 3 hàng, khoanh vào 1 hàng là đã khoanh vào1/3 số con vịt.
- Hình b đã khoanh vào 1/3 số con vịt.
Bài giải
Số học sinh ở 4 bàn là:
2 x 4 = 8 (học sinh)
Đáp số: 8 học sinh
@ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Tiết 3: 	 TẬP LÀM VĂN
Viết đơn
I. MỤC TIÊU:
 	1. Kiến thức: Có kiến thức ban đầu về viết đơn xin vào Đội.
 	2. Kĩ năng: Bước đầu viết được đơn xin vào Đội TNTP Hồ Chí Minh dựa theo mẫu đơn của bài Đơn xin vào Đội (SGK tr9). Giáo viên yêu cầu tất cả học sinh đọc kĩ bài Đơn xin vào Đội trước khi học bài Tập làm văn..
 	3. Thái độ: Yêu thích môn học.
* HCM:
- Chủ đề: Bác Hồ là tấm gương cao cả, suốt đời hy sinh vì tự do, độc lập của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân.
- Nội dung: Noi gương tinh thần yêu nước, ý thức công dân của Bác (liên hệ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	1. Giáo viên: Bảng phụ.
	2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Nội dung
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động khởi động (5 phút) 
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1 phút)
b. Hoạt động 2: Luyện tập (25 phút)
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút):
- Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học sinh trả lời câu hỏi của tiết trước.
- Năm nay, các em đã được 9 tuổi, đủ tuổi vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Để được kết nạp vào Đội, các em phải cố gắng phấn đấu, phải là con ngoan, trò giỏi, và một điều không thể thiếu là em phải viết được đơn xin vào Đội. Bài tập làm văn hôm nay sẽ hướng dẫn các em biết cách viết đơn xin vào Đội.
* Mục tiêu: Giúp học sinh làm tốt các bài tập theo yêu cầu.
* Cách tiến hành:
Bài tập:
- GV đọc yêu cầu bài.
- Hướng dẫn HS cần viết đơn theo mẫu, nhưng có những nội dung không cần phải viết hoàn toàn theo mẫu. 
 Phần nào trong đơn cần viết theo mẫu? Mở đầu, đơn phải viết tên Đội.
 Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn, tên của đơn,
 Tên người hoặc tổ chức nhận đơn. Họ tên, ngày, tháng, năm sinh của người viết đơn.
 Lý do viết đơn, bày tỏ nguyện vọng, lời hứa là những nội dung không cần viết khuôn mẫu
 Ví dụ: Từ lâu em đã mơ ước được đứng trong hàng ngũ Đội được đeo khăn quàng đỏ trên vai
- Gọi một số HS đọc đơn. Cả lớp và GV nhận xét. 
- GV khen ngợi những HS viết được những lá đơn đúng là của mình. 
* HCM: Giáo viên giáo dục học sinh noi gương tinh thần yêu nước, ý thức công dân của Bác.
- Về xem lại bài, nhớ mẫu đơn, thực hành chính xác cách trình bày đơn.
Hát vui.
- 2 HS nêu.
- 2 HS lập lại.
- HS viết theo suy nghĩ của mình, không theo khuôn mẫu.
- HS viết đơn vào vở:
+ Mở đầu viết tên Đội.
+ Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn.
+ Tên của đơn: Đơn xin vào Đội.
+ Nơi nhận đơn.
+ Người viết đơn tự giới thiệu: tên, ngày, tháng, năm sinh, lớp, trường.
+ Trình bày lí do, nguyện vọng của người viết đơn.
+ Lời hứa của người viết đơn khi đạt được nguyện vọng.
+ Chữ kí, họ tên người viết đơn.
- 1 HS đọc lại, cả lớp đọc thầm.
- HS lắng nghe.
@ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Tiết 4: 	 TĂNG CƯỜNG MĨ THUẬT
CHỦ ĐỀ: NHỮNG CHỮ CÁI ĐÁNG YÊU (T2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nhận ra và nêu được đặc điểm của kiểu chữ nét đều, vẻ đẹp của chữ trang trí.
2. Kĩ năng:
- Tạo dáng và trang trí được chữ theo ý thích.
- Giới thiệu và nhận xét nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình.
3. Thái độ:
- Hs yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ.
- Giáo viên: tranh ảnh, băng nhạc.
- Học sinh: Bút chì, giấy vẽ, bút màu, ..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3. Hoạt động 3 Thực hành.
- Ktra đồ dùng của hs
- Giáo viên cho học sinh hoạt động theo nhóm
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh tạo dáng và trang trí chữ.
* Lưu ý: chọn chữ cái đã tạo dáng và trang trí có độ cao, rộng tương đối bằng nhau để ghép thành từ có ý nghĩa và phù hợp với nhau về cách trang trí.
- Giáo viên yêu cầu học sinh mỗi em chọn một chữ cái để tạo dáng theo ý thích và cả nhóm ghép các chữ cái tạo thành cụm từ có nghĩa.
- Học sinh để dụng cụ lên bàn
- Học sinh quan sát thảo luận và trả lời câu hỏi
4. Hoạt động 4:Trưng bày sản phẩm.
5. Hoạt động 5:nhận xét đánh giá.
- Giáo viên yêu cầu học sinh trưng bày sản phẩm theo nhóm và đại diện nhóm lên chia sẻ về sản phẩm của nhóm mình.
- Giáo viên tóm lại
- Giáo viên cho học sinh tự đánh giá.
- Giáo viên đánh giá lại và nhận xét tiết học.
*vận dụng sáng tạo.
Em hãy trang trí chữ để làm bưu thiếp. Có thể tạo dáng và trang trí chữ bằng các hình thức và vật liệu khác.
*Dặn dò: về nhà sưu tầm các kiểu chữ trang trí và chuẩn bị cho bài sau.
Học sinh nêu nhận xét
- Học sinh lắng nghe và đọc ghi nhớ.
@ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Tiết 6: 	HƯỚNG DẪN HỌC TIẾNG VIỆT
I.MỤC TIÊU: 
Sau khi học xong, hs có khả năng: 	
1. Kiến thức:
- Hoàn thiện kiến thức trong ngày.
- Củng cố kiến thức đã học. Bồi dưỡng – Phụ đạo học sinh.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng viết. Hướng học sinh bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày.
3. Thái độ:
- Hs yêu thích môn học.
 II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Bảng phụ
- Hs: Cùng em học Tiếng Việt 3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nội dung
HĐ giáo viên
HĐ Học sinh
1. Giới thiệu bài
2. HDHS tự học
*Hoạt động 1: HS hoàn thành bài trong ngày
* Hoạt động 2: Bồi dưỡng - Phụ đạo HS.
* Hoạt động 3: HD chuẩn bị các tiết học ngày hôm sau.
- Nêu các môn học có trong ngày?
- Trong các môn học đó môn nào em chưa hoàn thành?
- Trong các môn học đó có phần kiến thức nào em chưa hiểu?
- GV giải đáp thắc mắc cho từng HS.
- Cho HS tự hoàn thành bài
 + Chữa bài
 + Chốt kiến thức
- Hướng dẫn HS làm bài tập củng cố kiến thức.
HS làm bài tập trong sách Cùng em học Tiếng việt. 
- Bài 1, 2, 3, 4, 5 (Trang ) 
- Phụ đạo: bài 1,2,3 
- Bồi dưỡng: bài: 4, 5
+ Chữa bài.
+ Chốt kiến thức.
- GV cho HS nêu các tiết học của ngày hôm sau.
- GV hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài hôm sau
- GV nhận xét giờ học
- Y/cầu hs chuẩn bị đồ dùng cho các môn học hôm sau.
- HS nghe
- 1HS.
- 1-3 HS nêu.
-1-3 HS nêu.
- Cả lớp lắng nghe
- HS hoàn thành phần bài còn thiếu của mình.
- HS làm bài theo HD.
- Học sinh nêu.
- HS lắng nghe và chuẩn bị 
@ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Tiết 7: SINH HOẠT
TUẦN 2
I. MỤC TIÊU:
Sau khi học xong, hs có khả năng:
1. Kiến thức:
- HS thấy được ưu, khuyết điểm trong tuần, trong năm học về hạnh kiểm và về học lực của mình và của bạn.
2. Kĩ năng:
- HS nắm được nhiệm vụ để thực hiện. 
3. Thái độ:
- HS có tinh thần đoàn kết tập thể.
- HS được vui học.
II. ĐỒ DÙNG:
- GV: Sổ theo dõi, truyện, cõu đố, bài hát,
- HS: Ý kiến đóng góp.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động cuả trũ
1.Ổn định tổ chức 
2. Các tổ trưởng, lớp trưởng nhận xét các hoạt động của lớp trong tuần.
3. HS thảo luận đóng góp ý kiến.
4. GV nhận xét chung, định hướng tuần tới:
5. Văn nghệ, vui học
a. Ưu điểm:
- Nhận xét về học tập, nề nếp, vệ sinh.
b. Tồn tại:
- Nhận xét về học tập, nề nếp, vệ sinh.
* Phương hướng tuần tới:
- Phát huy ưu điểm, khắc phục những tồn tại.
- Duy trì, thực hiện tốt nội quy, quy định, kế hoạch của trường, lớp. 
- Lớp hát một bài
- Các tổ trưởng, lớp trưởng NX, Lớp lắng nghe
- HS đóng góp ý kiến
 Bổ sung:
 .................
 .................
 .................
 .................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_3_tuan_2_nam_hoc_2018_2019_ban_dep_3_cot.docx