Giáo án Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Như Lệ

Giáo án Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Như Lệ

CÔ GIÁO TÍ HON

I. Yêu cầu cần đạt:

- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

- Hiểu nội dung: Tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của các bạn nhỏ, bộc lộ tình cảm yêu quý cô giáo và ước mơ trở thành cô giáo.(TL được các CH trong SGK)

II. Đồ dùng dạy học: Phiếu htập, bảng phụ viết một đoạn văn cần hdẫn luyện đọc

III. Hoạt động dạy học:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Bài cũ: Gọi 3học sinh lên đọc bài.

- Vì sao En- ri -cô hối hận muốn xin lỗi Cô -rét -ti ?

- GV nhận xét đánh giá.

 2. Bài mới

 a) Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta tìm hiểu về nội dung của một trò chơi mà các bạn nhỏ rất thích qua bài: “Cô giáo tí hon“.

b) Luyện đọc:

a/ Đọc mẫu giọng rõ ràng, rành mạch, vui thong thả, nhẹ nhàng

- Giới thiệu tranh minh họa.

- Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

- Hướng dẫn HS nối tiếp đọc từng câu.

- Hướng dẫn học sinh đọc đúng ở các từ khó. Nếu có từ nào sai thì cho dừng lại để sửa.

 Chia đoạn:

+ Đoạn 1: Bé kẹp lại tóc. chào cô.

+ Đoạn 2: Bé treo nón. đánh vần theo.

+ Đoạn 3: Còn lại

- Yc nối tiếp nhau đọc đoạn trong bài và hướng dẫn câu khó, giải nghĩa từ.(SGK)

- Yc đọc từng đoạn trong nhóm.

- Theo dõi và hướng dẫn HS đọc đúng.

- Cho lớp đọc đồng thanh đoạn 1.

 c/ Hướng dẫn tìm hiểu bài

- Yc HS đọc thầm đ1 và trả lời câu hỏi: -Truyện có những nhân vật nào ?

- Các bạn nhỏ trong bài chơi trò chơi gì ?

- Ycầu HS đọc thầm cả bài, TLCH:

- Những cử chỉ nào của cô giáo Bé làm em thích thú nhất ?

- Tìm những hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu của đám” học trò” ?

- Giáo viên tổng kết nội dung bài

 d) Luyện đọc lại:

- Yêu cầu 2 HS khá, giỏi đọc toàn bài.

- Cho học sinh thi đọc diễn cảm đoạn 1

- Giáo viên nhận xét đánh giá.

 e) Củng cố - Dặn dò:

- Gọi 2 HS nêu nội dung bài học.

- GV nhận xét đánh giá tiết học

- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau. -3 em lên bảng đọc bài :Ai có lỗi và trả lời câu hỏi.

- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài.

- 2 HS nhắc lại tựa đề.

- Lớp theo dõi lắng nghe giáo viên đọc mẫu và quan sát tranh minh họa.

- HS đọc từng câu và từng đoạn trước lớp, giải nghĩa các từ: khoan thai, khúc khích, tỉnh khô, trâm bầu, núng nính (SGK ).

- Lắng nghe giáo viên hướng dẫn để đọc đúng đoạn văn.

- HS quan sát và lưu ý ở từng tiếng và chỗ nghỉ trong bài.

- HS tiếp nối đọc, nêu từ chú giải

- Lớp đọc 1-2 lần

- Đọc thầm đoạn 1.

- Trong truyện có Bé và 3 đứa em

- Hiển, Anh và Thanh đang chơi trò chơi lớp học, Bé đóng vai cô giáo các em của Bé đóng vai học trò.

- Bé thả ống quần xuống, kep lại tóc, lấy nón của má đội trên đâù

- Làm y hệt như học trò thật: đứng dậy, khúc khích cười chào cô, ríu rít đánh vần theo cô

- 2 HS khá, giỏi tiếp nối nhau đọc toàn bài.

- 3HS thi đua đọc diễn cảm đoạn 1.

- 2 HS thi đọc cả bài.

- 2 HS nêu nội dung vừa học.

- HS lắng nghe

 

doc 25 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 08/07/2022 Lượt xem 345Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Như Lệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
*Tuần 2*
 Ngày soạn: Ngày 30 / 8 / 2019
 Ngày dạy: Thứ hai ngày 2 / 9/ 2019
(Nghỉ lễ - Dạy bù vào các ngày trong tuần) 
GDTT: CHÀO CỜ (GV TPT THỰC HIỆN)
***************************************
TOÁN: TRỪ CÁC SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ
(có nhớ 1 lần)
I. Yêu cầu cần đạt:
- HS biết cách thực hiện phép trừ các số có 3 chữ số ( có nhớ một lần ở hàng chục hoặc hàng trăm)
- Vận dụng được vào giải toán có lời văn ( có một phép trừ).
- Làm bài tập 1( cột 1, 2, 3), btập 2( cột 1, 2, 3),btập 3.
*GD HS yêu thích học toán.
II. Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ: 2 em lên bảng sửa bài 2,5.
- Chấm vở 2 bàn tổ 1.
- Nhận xét đánh giá phần bài cũ.
 2. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: ghi bảng
 b) Khai thác:
 * Giới thiệu phép trừ : 432 - 215
 + Ghi bảng phép tính 432 - 215 = ? 
- Hướng dẫn học sinh cách tính.
- Ghi nxét về cách tính như sgiáo khoa.
- Phép trừ này có gì khác so với các phép trừ đã học?
2 Phép trừ 627 – 143 = ? 
- Yc HS thực hiện như đối phép tính trên.
- Vậy ở ví dụ này có gì khác so với phép tính ở ví dụ 1 chúng ta vừa thực hiện ? 
 c) Luyện tập:
 Bài 1: Gọi HS nêu bài tập 1
- Ycầu vận dụng trực tiếp cách tính như phần lí thuyết tự đặt tính và tính kết quả 
- Yêu cầu lớp làm vào vở.
- Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2: Tính
 627 746 516 
- 443 - 251 - 342 
- Yêu cầu 2 HS lên bảng làm 
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào bảng con 
- Gọi HS khác nhận xét bài bạn
- GV nhận xét đánh giá
Bài 3: GV gọi HS đọc bài toán.
- Yc lớp cùng theo dõi và tìm cách giải bài toán.
- Yêu cầu 1 HS lên bảng tính.
- Cả lớp cùng thực hiện vào bảng con.
- Gọi nxét bài làm trên bảng, chữa bài.
- Nhận xét bài làm của học sinh.
- Chấm vở 6-8 số em, nhận xét đánh giá
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nêu cách đặt tính về các phép tính trừ số có 3 chữ số có nhớ một lần.
* Nhận xét đánh giá tiết học. Về nhà xem lại bài và cbị bài sau. 
- HS 1: Lên bảng làm bài tập số 2 
- HS2 : Làm bài 5 vẽ hình theo mẫu để tạo ra con mèo 
- 2HS khác nhận xét .
* Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài
- Vài HS nhắc lại tựa bài
- Một HS đứng tại chỗ nêu cách đặt tính.
- Lớp theo dõi hướng dẫn về cách trừ có nhớ một lần.
- Là phép trừ có nhớ ở hàng chục.
- HS đặt tính và tính khi đến hàng trăm thì dừng lại nghe gv hd về cách tính tiếp. 
- Ở phép tính này khác với phép tính trên là trừ có nhớ sang hàng trăm 
- Một HS đọc yêu cầu bài 1. 
- HS làm bảng con
- Chẳng hạn: 541 422
 -127 -114
 414 308
- 2 em lên bảng đặt tính và tính: 
 627 746 516 
- 443 - 251 - 342 
 184 495 174
- HS nhận xét bài bạn.
+ Đọc bài tập trong sách giáo khoa .
- 1 HS lên bảng giải, lớp làm nháp 
 Số con tem bạn Hoa sưu tầm là:
 335 – 128 = 207 ( con tem )
 Đáp số: 207 con tem 
- HS nhận xét bài bạn, chữa bài.
- HS nêu cách tính.
*********************************************
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN: AI CÓ LỖI ?
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật .
- Hiểu ý nghĩa của chuyện: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt đối với bạn..(trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ. 
* Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài : Giao tiếp ứng xử văn hóa; Thể hiện sự cảm thông; Kiểm soát cảm xúc.
II. Chuẩn bị:
* Các phương pháp/ kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng : Trình bày ý kiến cá nhân ; Trải nghiệm; Đóng vai 
* Phương tiện: Tranh minh hoạ.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ:
- 2 em đọc bài “ Hai bàn tay em" 
- Giáo viên nhận xét.
 2. Bài mới: 
a) Giới thiệu: Trong tình bạn có những lúc gặp chuyện không vui. Điều gì giúp chúng ta giữ được tình bạn? Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu về điều đó,Giới thiệu tranh
 b) Luyện đọc: 
- Giáo viên đọc toàn bài.
- H dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu trước lớp 
- Viết từ khó lên bảng ( Cô- rét- ti, En- ri -cô.,..Yêu cầu HS đọc ).
- GV lắng nghe uốn nắn cho HS.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp 
- Ycầu HS đọc nối tiếp 5 đoạn trong bài. Kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ khó.
- HS đọc từng đoạn trong nhóm đôi.
- Theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng 
- Lớp đọc đồng thanh đoạn 1
c) Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
* GDKNS: Kĩ năng giao tiếp có văn hóa
* Phương pháp: Tr/bày ý kiến cá nhân
 *Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 1, 2 
- Hai bạn nhỏ trong chuyện tên là gì ? Vì sao hai bạn nhỏ lại giận nhau ?
- Vì sao En- ri- cô hối hận muốn xin lỗi Cô- rét- ti ?
*Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 3 
- Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao ? Em đoán Cô –rét- ti nghĩ gì khi chủ động làm lành với bạn ?
*Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 5
- Bố đã trách mắng En- ri -cô như thế nào ? Lời trách của bố có đúng không ? Theo em mỗi bạn có điểm gì đáng khen ?
 d) Luyện đọc lại: 
- Chọn để đọc mẫu đoạn 4,5.
*Giáo viên chia ra mỗi nhóm 3 em.
- Tổ chức thi hai nhóm đọc theo vai 
- Giáo viên lắng nghe và sửa sai.
- Giáo viên và học sinh bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
* Kể chuyện : Gv nêu nhiệm vụ 
- Trong phần kể chuyện hôm nay các em sẽ kể lại 5 đoạn trong truyện ai có lỗi bằng lời kể của em dựa vào trí nhớ và 5 tranh minh họa. H dẫn kể từng đoạn theo tranh. 
- Yêu cầu học sinh kể cho nhau nghe 
- Yc học sinh thi kể từng đoạn trước lớp -Theo dõi gợi ý học sinh kể còn lúng túng 
 đ) Củng cố dặn dò : 
* Qua câu chuyện em học được điều gì ?
- Nhắc lại yêu cầu của tiết kể chuyện.
- GV nhận xét đánh giá tiết học, dặn HS chuẩn bị bài: Cô giáo tí hon.
2 HS lên bảng đọc thuộc bài 
- Vài học sinh nhắc lại tựa bài
- Lớp theo dõi giáo viên đọc mẫu 
- HS đọc từng câu nối tiếp cho đến hết bài thể hiện đúng lời của từng nhân vật 
- HS đọc từng đoạn trước lớp 
- HS nối tiếp nhau đọc 5 đoạn trong bài -HS dựa vào chú giải trong SGK để giải nghĩa từ.
- HS đọc từng đoạn trong nhóm đôi 
- Lớp đọc đồng thanh 
* Lớp đọc thầm đoạn 1và 2:
- Hai bạn nhỏ tên là En -ri -cô và Cô -rét -ti 
- Cô- rét- ti vô ý đụng khuỷu tay vào En -ri -cô làm En- ri -cô viết hỏng 
- Vì En- ri- cô bình tĩnh nghĩ lại và biết Cô -rét -ti không cố ý chạm vào tay mình 
- Lớp đọc thầm đoạn 3 trả lời.
- Cô rét ti cười hiền hậu đề nghị ta lại thân nhau như trước đi 
- Tại mình vô ý nên mình cần phải làm lành với bạn 
- Đọc thầm đoạn 5.
- Bố mắng chính En- ri- cô là người có lỗi đã không chú động xin lỗi còn tính đánh bạn.Bố trách như vậy là rất đúng.
- Lắng nghe giáo viên đọc mẫu 
- Các nhóm tự phân vai ( En ri cô, Cô rét ti và người bố )
- HS đọc cá nhân và đọc theo nhóm. Bình xét cá nhân và nhóm đọc hay 
- Lắng nghe.
- Quan sát lần lượt dựa vào 5 tranh minh họa của 5 đoạn truyện, nhẩm kể chuyện 
- Đọc thầm câu chuyện theo lời kể SGK.
- Từng học sinh kể cho nhau nghe.
- 5học sinh nối tiếp nhau kể theo 5 đoạn của câu chuyện 
- Lớp nhận xét lời kể của bạn
- Bạn bè phải biết nhường nhịn, yêu thương và luôn nghĩ tốt về nhau, can đảm nhận lỗi khi cư xử không tốt với bạn 
*********************************************
Buổi chiều:
 CHÍNH TẢ: (Nghe- viết) : AI CÓ LỖI ?
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Tìm và viết được từ ngữ chứa tiếng có vần uêch/uyu ( btập 2).
- Làm đúng btập 3 a/b.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Bài cũ: 
- Mời 2 HS lên bảng, lớp viết vào bảng con các từ ngữ HS thường hay viết sai.
- Nhận xét đánh giá. 
 2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ nghe viết đoạn 3 của bài “Ai có lỗi” 
 b) Hướng dẫn nghe viết: 
- Đọc mẫu bài lần 1 đoạn văn cần viết.
 - Yêu cầu 2 hoặc 3 HS đọc lại 
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung đoạn văn cần viết:
+Đoạn văn nói lên điều gì ?
+ Tìm các tên riêng trong bài chính tả ?
+Khi viết tên riêng ta viết như thế nào ?
- Hướng dẫn học sinh viết tên riêng 
- Yc HS lấy bảng con và viết các tiếng khó Cô- rét- ti, khuỷu tay, vác củi, 
- Yêu cầu HS xét. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
- Đọc cho HS viết vào vở 
- Đọc lại để HS tự bắt lỗi và ghi số lỗi ra ngoài lề. 
- Chấm vở 1 tổ và nhận xét.
 c/ Hướng dẫn làm bài tập 
*Bài 2: Nêu yêu cầu của bài tập.
- Chia bảng thành cột.
- Yêu cầu chia lớp thành nhóm chơi tiếp sức: mỗi nhóm tiếp nối nhau viết bảng các từ chứa tiếng có vần uếch, uyu.
- GV nhận xét đánh giá, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
*Bài 3a
- Gọi 1HS đọc yêu cầu bài 3a.
- GV treo bảng phụ đã chép sẵn.
- Yêu cầu lớp thực hiện nhóm 4
- Giáo viên nhận xét chữa bài.
d) Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn HS viết lại cho đúng những từ đã viết sai.
2 em lên bảng, cả lớp viết bảng con các từ: Ngọt ngào - ngao ngán, đàng hoàng - cái đàn, hạn hán- hạng nhất..
- Lớp lắng nghe giáo viên giới thiệu bài 
- Cả lớp theo dõi giáo viên đọc bài.
- 2-3 học sinh đọc lại bài 
- Cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài 
- Đoạn văn nói lên En -ri -cô hối hận . Nhưng không đủ can đảm.
- Các tên riêng có trong bài là: Cô-rét- ti, ta phải viết hoa chữ cái đầu tiên rồi đặt gạch nối giữa các chữ.
- Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào bảng con.
- Cả lớp nghe và viết bài vào vở 
- Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì.
- Nộp bài lên để giáo viên chấm.
- Lớp chia thành nhóm.
- Các nhóm thi đua tìm nhanh các từ có vần: uêch / uyu như: nguệch ngoạc, rỗng tuếch, bộc tuệch, khuếch trương, trống huếch trống hốc, khuỷu tay, ngã khuỵu, khúc khuỷu .
- Đại diện nhóm đọc kết quả.
- Cả lớp nhận xét.
- Lớp thực hiện làm vào vở nháp.
- 2HS đọc yêu cầu bài. 
- 2HS làm bài trên bảng phụ,cả lớp làm nhóm 4.
- Từ cần để điền là:
+ cây sấu, chữ xấu, san sẻ, xẻ gỗ, xắn tay áo, củ sắn.
+ kiêu căng, căn dặn,nhọc nhằn, lằng nhằng, vắng mặt, vắn tắt.
4HS nhắc lại các ycầu khi viết ctả.
HS nghe dặn
*****************************************
 Ngày soạn:30/8/2019
 Ngày dạy: Thứ ba, ngày 3 / 9 / 2019
TOÁN: LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết thực hiện pcộng, ptrừ các số có 3 chữ số (không nhớ hoặc có nhớ 1 lần ).
- Vận dụng được vào giải toán có lời văn (có phép cộng hoặc phép trừ).
- Làm bài tập 1, btập 2(a), btập 3 ( cột 1, 2, 3), btập 4.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Bài cũ:
- Gọi 3 học sinh lên bảng sửa bài tập ... ớp làm vào vào vở .
- Một học sinh lên bảng giải bài:
 Số học sinh ở 4 bàn là:
 2 x 4 = 8 ( học sinh )
 Đáp số: 8 học sinh 
- Lớp nhận xét bài bạn .
- HS nhắc lại nội dung bài học 
**********************************************
 CHÍNH TẢ (N-V): CÔ GIÁO TÍ HON
I. Yêu cầu cần đạt:
 - Rèn kỷ năng viết chính tả
 - HS nghe - viết chính xác đoạn văn 55 tiếng trong bài Cô giáo tí hon.
 - Phân biệt s/ x, ăn / ăng.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ:
- Yêu cầu viết các từ ngữ học sinh thường hay viết sai ở tiết trước .
- Nhận xét đánh giá phần kiểm tra bài cũ.
 2. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài
 b) Hướng dẫn nghe viết:
 - Đọc đoạn văn ( 1 lần)
 - Yêu cầu 1 HS đọc lại .
 - Cả lớp đọc thầm để nắm nội dung đoạn văn
+ Đoạn văn có mấy câu?
+ Chữ đầu câu viết như thế nào ?
+ Chữ đầu đoạn viết ntn ?
+ Tìm tên riêng trong đoạn văn? Cần viết ntn?
- Yc lấy bảng con và viết các tiếng khó 
- Yêu cầu học sinh khác nhận xét bảng 
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
- Đọc cho học sinh viết vào vở 
- Đọc lại để HS tự bắt lỗi và ghi số lỗi ra ngoài lề vở.
- Thu vở chấm 1 tổ và nhận xét.
 c/ Hướng dẫn làm bài tập 
*Bài 2b: Nêu yêu cầu của bài tập 
- Treo bảng phụ đã chép sẵn bài tập 2b lên .
- Giúp học sinh hiểu yêu cầu 
- Yêu cầu 1 HS làm mẫu 
- Cả lớp cùng thực hiện vào vở nháp theo nhóm.
- Gọi học sinh nhận xét chéo nhóm 
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
d) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà rèn thêm chữ viết.
- 2HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con các từ: Nguệch ngoạc, khuỷu tay, vắng mặt, nói vắn tắt, cố gắng, gắn bó.
- Lớp lắng nghe gviên giới thiệu bài. 
- Cả lớp theo dõi giáo viên đọc bài.
- 1 HS đọc lại bài .
- Cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài 
- Đoạn văn có 5 câu , 
- Viết hoa chữ cái đầu
- Ta phải viết hoa chữ cái đầu , đầu đoạn văn viết lùi vào một chữ .
- Tên riêng Bé - bạn đóng vai cô giáo - phải viết hoa.
- Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào bảng con .
- Cả lớp nghe và viết bài thơ vào vở 
- Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì 
- Nộp bài để giáo viên chấm.
- Lớp chia thành hai dãy .
- Một em làm mẫu trên bảng 
- Cả lớp thực hiện 
- Tiếng ghép được với tiếng gắn là: 
Gắn bó , hàn gắn , 
- Gắng: cố gắng , gắng sức 
- Nặn: Nặn tượng , nhào nặn
- Nặng: nặng nề , nặng nhọc 
- Khăn: khó khăn , khăn tay .
- Khăng: khăng khít , khăng khăng , 
- 3 HS nhắc lại các yc khi viết c.tả.
- HS lắng nghe.
*****************************************
TẬP LÀM VĂN: VIẾT ĐƠN
I. Yêu cầu cần đạt:
- Dựa theo mẫu đơn của bài tập đọc Đơn xin vào đội, mỗi HS viết 1 lá đơn xin vào đội TNTP HCM.
- Trình bày rõ ràng, đúng quy định
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài cũ:
- GV kiểm tra vở của HS về viết đơn xin thẻ đọc sách. Gọi 2 HS lên làm bài tập 1.
 - Nhận xét đánh giá.
 2. Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài: Ở tiết TLV hôm nay các em sẽ tập viết một lá đơn xin vào Đội của chính mình. 
 b) Hướng dẫn làm bài tập: 
- Gọi 2 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm .
- Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài .
- Các em cần viết đơn vào Đội theo mẫu đơn đã học trong tiết tập đọc , nhưng có những nội dung không thể viết hoàn toàn như mẫu .
- Phần nào trong đơn phải viết như mẫu và phần nào không theo mẫu ? Vì sao ?
- Giáo viên chốt lại: Lá đơn phải trình bày theo mẫu:
+ Mở đầu phải viết tên Đội .
+ Địa điểm, ngày , tháng , năm viết đơn ,.
+ Tên của đơn, tên người hoặc tổ chức nhận đơn.
+ Họ tên ngày, tháng, năm sinh của người viết,... trình bày lí do , lời hứa , chữ kí 
- Yêu cầu học sinh làm vào vở 
- Gọi 2 học sinh nhắc lại cách viết .
- GV lắng nghe và nhận xét, đánh giá. 
 c) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Nhắc HS về cách trình bày nguyện vọng của mình bằng đơn khi muốn tham gia vào một đoàn thể nào đó .
- Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau .
- Học sinh nộp vở .
- Hai em lên bảng làm bài tập 1
- Lắng nghe để nắm bắt về yêu cầu của tiết tập làm văn này .
-2 em đọc yc bài, cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe giáo viên để tìm hiểu thêm về cách viết đơn xin vào Đội .
- Trao đổi trong nhóm để trả lời câu hỏi .
- Sau đó đại diện nhóm nói về nội dung lá đơn:
- Phần lí do viết đơn , bày tỏ nguyện vọng , lời hứa là những nội dung không cần viết theo khuôn mẫu . Vì mỗi người có một lí do , nguyện vọng và lời hứa riêng .
- Thực hành viết đơn vào vở hoặc vào vở .
- 3-5 HS đọc lại đơn của mình .
- Lớp theo nhận xét bài bạn, bổ sung.
 nêu lại ghi nhớ về TLV viết đơn . 
-Về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết sau: “Kể về gia đình điền vào tờ giấy in sẵn"
******************************************
Buổi chiều:
THỦ CÔNG: GẤP TÀU THỦY HAI ỐNG KHÓI (T2)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết cách gấp tàu thuỷ hai ống khói.
- Gấp được tàu thuỷ hai ống khói. Các nếp gếp tương đối thẳng, phẳng. Tàu thuỷ tương đối cân đối.
II. Đồ dùng dạy học: Hồ dán, giấy màu,...
III. Các hoạt động dạy học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của HS 
- Giáo viên nhận xét đánh giá
2. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: ghi bảng
 b) Khai thác:
* Hoạt động 1: Yêu cầu HS nhắc lại qui trình gấp tàu thủy hai ống khói.
- Gợi ý HS sau khi gấp được tàu thủy các em có thể dán vào vở rồi dùng bút màu trang trí vào xung quanh tàu cho đẹp 
* Hoạt động 2: Tổ chức cho HS thực hành gấp thành tàu thủy hai ống khói 
 - Giáo viên theo dõi và giúp đỡ những học sinh thực hiện còn lúng túng.
* Hoạt động 3: Yêu cầu cả lớp trưng bày sản phẩm.
- Giáo viên và cả lớp nhận xét. đánh giá.
d) Củng cố - Dặn dò:
- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà xem trước bài “Gấp con ếch”
- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- 2em nhắc lại tựa bài.
- HS nhắc lại quy trình gấp tàu thủy hai ống khói.
- Lắng nghe giáo viên để nắm được cách gấp và trang trí cho tàu thủy thật đẹp 
- Lớp tiến hành thực hiện gấp theo yêu cầu của GV.
- Lớp trình bày sản phẩm của mình.
- Lớp quan sát và nhận xét đánh giá sản phẩm.
- 2 em nhắc lại cách gấp tàu thủy hai ống khói 
 - Chuẩn bị dụng cụ cho tiết sau thực hành gấp con ếch.
****************************************
HD TIẾNG VIỆT: LUYỆN ĐỌC, KỂ: AI CÓ LỖI?
I. Yêu cầu cần đạt:
 	Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm bài : Ai có lỗi
	Biết kể chuyện theo lời kể của mình.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* HĐ1: Luyện đọc:
- HS luyện đọc câu, đoạn.
- GV theo dõi, sữa sai, chú ý đến đói tượng HS yếu.
- Luyện đọc cả bài, đọc diễn cảm.
- Luyện đọc phân vai.
- HS thi đọc cả bài, đọc diễn cảm, khuyến khích đối tượng HS khá.
- Nhận xét đánh giá 
 * HĐ2: Luyện kể chuyện
- GV cho HS kể từng đoạn, chú ý cách dùng lời kể của mình.
- Gv sữa sai cho các em.
- Yêu cầu học sinh kể cho nhau nghe .
- Yc học sinh thi kể từng đoạn trước lớp 
- Theo dõi gợi ý học sinh kể còn lúng túng. 
- Khuyến khích những em kể hay, kể đúng.
* HĐ3: Nhận xét, dặn dò: 
- Qua câu chuyện em học được điều gì?
- Nhận xét chung tiết học. Tuyên dương những em có tin thần học tập tốt.
- HS đọc từng câu nối tiếp cho đến hết bài thể hiện đúng lời của từng nhân vật 
- HS đọc từng đoạn trước lớp 
- HS ntiếp nhau đọc 5 đoạn trong bài 
- Các nhóm tự phân vai ( En ri cô, Cô rét ti và người bố )
- Học sinh đọc cá nhân và đọc theo nhóm. Bình xét cá nhân và nhóm đọc hay 
- Lắng nghe.
- Qsát lần lượt dựa vào 5 tranh minh họa của 5 đoạn truyện, nhẩm kể chuyện 
- Đọc thầm câu chuyện theo lời kể SGK.
- Từng học sinh kể cho nhau nghe.
- 5học sinh nối tiếp nhau kể theo 5 đoạn của câu chuyện. 
- Lớp nhận xét lời kể của bạn
- Bạn bè phải biết nhường nhịn, yêu thương và luôn nghĩ tốt về nhau, can đảm nhận lỗi khi cư xử không tốt với bạn 
*********************************************
SINH HOẠT: SINH HOẠT SAO
I. Yêu cầu cần đạt:
- Ổn định sao, phân công PTS, tổ chức sinh hoạt sao .
- Giúp các em nắm và biết được một số nội ndung về luật ATGT .Từ đó có ý thức thực hiện tốt trong cuộc sống.
- GDục các em biết yêu quý thầy cô , bạn bè, trường , lớp
II. Các hoạt động lên lớp:
Bước1:
Bước2:
Bước 3:
Bước 4:
Bước5:
1. Ổn định lớp: Lớp tập hợp 3 hàng dọc
2. Hát bài: "Như có Bác Hồ..." chuyển thành đội hình vòng tròn lớn.
 Đứng nghiêm, đọc 5 điều Bác Hồ dạy
3. Hát bài: "Sao vui của em" chuyển về đội hình vòng tròn nhỏ
 Điểm danh sao, kiểm tra vệ sinh các sao viên
 Các sao viên báo cáo các hoạt động trong tuần
 Nghe các bạn trong sao kể chuyện
 Đứng nghiêm, đọc lời ghi nhớ của nhi đồng
4.TPT HD nhi đồng SH theo chủ điểm: An toàn giao thông
- Giới thiệu chủ điểm
- Tháng 9 là tháng có rất nhiều ngày lễ lớn, bạn nào hãy cho biết đó là những ngày nào?
 - Ngày 2/9 là ngày quốc khánh nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và ngày 5/9 là ngày hội khai trường.
Các em ạ! Ngoài những ngày kỷ niệm lớn đó, tháng 9 còn là thực hiện an toàn giao thông. Hôm nay, sao của chúng mình sẽ sinh hoạt theo chủ điểm này nhé!
PTS: Khi đi bộ ngoài đường, muốn được an toàn, em phải đi như thế nào?
NĐ: Chúng em không đi hàng đôi, hàng ba và phải đi về phía tay phải của mình.
PTS: Khi đi trên đường phố, nếu gặp đèn đỏ thì em phải làm gì? 
NĐ: Dừng lại.
PTS: Khi đi trên đường phố, nếu gặp đèn xanh thì em phải làm gì? 
NĐ: Đi tiếp.
PTS: Khi đi trên đường phố, nếu gặp đèn vàng thì em phải làm gì? 
NĐ: Đi tiếp nhưng phải chú ý.
*PTS:Sau đây chị sẽ hướng dẫn các em chơi trò chơi: “ Đèn xanh - đèn đỏ”
- Các em đứng thành vòng tròn vừa đi vừa hát bài hát : “ Chúng em chơi giao thông”- Lời bài hát:
 Trên sân trường
Chúng em chơi giao thông
Đi vòng quanh qua ngã tư đường phố
Đèn bật lên - đèn đỏ thì em dừng lại
Đèn bật lên - Đèn xanh em đi qua đường.
Vừa đi vừa hát và vỗ tay, khi hát được hai câu thì PTS nói to: Đèn đỏ” ngay lập tức nhi đồng phải đứng ngay tại chỗ và hát tiêp hai câu tiếp theo.
Đèn xanh thì lại tiếp tục đi...
- Sinh hoạt múa hát tập thể 
5. Đứng nghiêm, đọc 3 điều luật nhi đồng
- Hát bài: "Nhanh bước nhanh nhi đồng"
- Chuyển về đội hình 4 hàng dọc
- GV nhận xét giờ sinh hoạt. Tuyên dương các sao. lớp.
Dặn dò: Thực hiện tốt luật ATGT.
œ{{œ{{œ{{
Kí duyệt,ngày .../..../ 2019
Tổ trưởng
Phạm Thị Mỹ Lan

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_2_nam_hoc_2019_2020_nguyen_thi_nhu_le.doc