Giáo án Lớp 3 Tuần 2 - Thứ 2, 3 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Giáo án Lớp 3 Tuần 2 - Thứ 2, 3 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Môn: Tập đọc – Kể chuyện

 Tiết 4 + 5 Bài: AI CÓ LỖI

I – MỤC TIÊU

TẬP ĐỌC

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trôi chảy cả bài, đọc đúng các từ ngữ có vần khó : khuỷu tay, nguệch ra.

- Các từ ngư dễ phát âm sai :nắn nót, nổi giận , đến nỗi, từng chữ, phần thưởng.

- Các từ phiên âm tên nước ngoài: Cô- rét- ti, En-ri cô.

- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: Nắm được nghĩa của các từ mới: kiêu căng, hối hận, can đảm .

- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn .( trả lời được các câu hỏi trong SGK)

 KỂ CHUYỆN

1. Rèn kĩ năng nói: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

2. Rèn kĩ năng nghe: Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện . Biết nhận xét đánh giálời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn .

 

doc 23 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1003Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 2 - Thứ 2, 3 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 22 / 8 / 2009
 Ngày dạy: Thứ hai: 24 / 8 / 2009
TUẦN 2
+
TIẾT TRONG NGÀY
MÔN
BÀI
1
Hoạt động tập thể
2
Tập đọc + Kể chuyện
Ai có lỗi
3
Tập đọc + Kể chuyện
Ai có lỗi
4
Toán
Trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần).
5
Đạo đức
Kính yêu Bác Hồ (Tiết 2)
Môn: Tập đọc – Kể chuyện
 Tiết 4 + 5 Bài: AI CÓ LỖI
TUẦN 2
I – MỤC TIÊU 
TẬP ĐỌC
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Đọc trôi chảy cả bài, đọc đúng các từ ngữ có vần khó : khuỷu tay, nguệch ra.
Các từ ngư õdễ phát âm sai :nắn nót, nổi giận , đến nỗi, từng chữ, phần thưởng.
Các từ phiên âm tên nước ngoài: Cô- rét- ti, En-ri cô.
Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: Nắm được nghĩa của các từ mới: kiêu căng, hối hận, can đảm .
Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn .( trả lời được các câu hỏi trong SGK)
 KỂ CHUYỆN
1. Rèn kĩ năng nói: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
2. Rèn kĩ năng nghe: Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện . Biết nhận xét đánh giálời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn .
II - CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ bài đọc và chuyện kể trong SGK.
Bảng viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Kiểm tra bài cũ: 
2 học sinh đọc bài “ Hai bàn tay em” và trả lời câu hỏi 1,2.
Giáo viên nhận xét - ghi điểm.
Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. 
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
* Luyện đọc:
+ Giáo viên đọc bài văn:
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
Đọc từng câu:
Giáo viên viết bảng: Cô réc-ti, En-ri-cô.
Giáo viên kết hợp hướng dẫn học sinh cả lớp đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai.
Đọc từng đoạn trước lớp:
Giúp học sinh hiểu các từ ngữ được chú giải.
Đọc từng đoạn trong nhóm:
Giáo viên theo dõi và hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài:
Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc thầm từng đoạn, trao đổi về nội dung bài dựa vào các câu hỏi.
+ Đoạn 1 và 2: 
 - Hai bạn nhỏ trong truyện tên là gì?
Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau?
+ Đoạn 3:
Vì sao En-ri-cô hối hận muốn xin lỗi Cô-réc- ti?
+ Đoạn 4:
Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao?
Em đoán Cô-rét-ti nghĩ gì khi chủ động làm lành với bạn?
+ Đoạn 5:
Bố đã trách mắng En-ri-cô như thế nào?
Theo em mỗi bạn có điểm gì đáng khen?
* Luyện đọc lại:
Giáo viên chọn đọc mẫu 1 đoạn.
Giáo viên uốn nắn cách đọc.
Nhận xét-tuyên dương.
Học sinh theo dõi. Lắng nghe. 
Tiếp nối nhau đọc từng câu.
Tiếp nối nhau đọc 5 đoạn trong bài(2 lượt)
Khuỷu tay, nguệch ra, nắn nót, nổi giận, phần thưởng, trả thù.
Luyện đọc theo cặp.
Kiêu căng, hối hận, can đảm, ngày.
3 nhóm tiếp nối nhau đọc đoạn 1,2,3.
2 học sinh tiếp nối nhau đọc đoạn 3,4.
Học sinh đọc thầm đoạn 1 và 2, trả lời. 
En –ri-cô và Cô-rét-ti.
Cô-rét –ti vô ý chạm khuỷu tay vào En-ri-cô làm En-ri-cô viết hỏng, En-ri-cô giận bạn để trả thù đã đẩy Cô-rét-ti làm hỏng hết trang viết của Cô-rét-ti.
Cả lớp đọc thầm đoạn 3, trả lời :
Sau cơn giận En-ri-cô bình tĩnh lại, nghĩ là Cô-rét-ti không cố ý chạm vào khuỷu tay mình. Nhìn thấy vai áo bạn sứt chỉ, cậu thấy thương bạn, muốn xin lỗi bạn nhưng không đủ can đảm.
Học sinh đọc thầm đoạn 4.
Tan học thấy Cô-rét-ti đi theo mình, En-ri-cô nghĩ là bạn định đánh mình nên rút thước cầm tay nhưng Cô-rét-ti cười hiền hậu đề nghị « Ta lại thân nhau như trước đi » khiến En-ri-cô ngạc nhiên, rồi vui mừng ôm chầm lấy bạn vì cậu rất muốn làm lành với bạn.
Học sinh tự do phát biểu suy nghĩ của mình.
Học sinh đọc thầm đoạn 5 trả lời :
En-ri-cô là người có lỗi, đã không chủ động xin lỗi bạn lại còn giơ thước định đánh bạn.
Học sinh thảo luận nhóm và trả lời :
En-ri-cô đáng khen vì cậu biết ân hận, biết thương bạn, khi bạn làm lành, cậu cảm động ôm chầm lấy bạn.
Cô-rét-ti đáng khen vì cậu biết quý trọng tình bạn và rất độ lượng nên đã chủ động làm lành với bạn.
2 nhóm học sinh (Mỗi nhóm 3 em) đọc theo cách phân vai : En-ri-cô, Cô-rét-ti và bố En-ri-cô.
Cả lớp nhận xét-bình chọn cá nhân, nhóm đọc hay nhất.
KỂ CHUYỆN
1. Giáo viên nêu nhiệm vụ: Trong phần kể chuyện hôm nay, các em sẽ thi kể lại lần lượt 5 đoạn câu chuyện(Ai có lỗi) bằng lời của em dựa vào trí nhớ và
 5 tranh minh hoạ.
2. Hướng dẫn kể:
Giáo viên nhắc học sinh : câu chuyện vốn được kể theo lời của En-ri-cô. Để hiểu yêu cầu kể bằng lời của em, các em cần đọc ví dụ về cách kể trong SGK.
Giáo viên mời lần lượt học sinh nối tiếp nhau khi kể 5 đoạn câu chuyện dựa theo 5 tranh minh hoạ.
-Hướng dẫn lớp nhận xét.
Bình chọn người kể tốt nhất theo các yêu cầu.
+ Về nội dung: Kể có đúng yêu cầu câu chuyện lời của En-ri-cô thành lời của mình không? Kể có đủ ý, đúng trình tự không?
+ Về cách diễn đạt : Nói thành câu chưa? Dùng từ có hợp lí không?
+ Về cách thể hiện: Giọng kể có thích hợp, tự nhiên không?
Lắng nghe
Lắng nghe
Cả lớp đọc thầm mẫu trong SGK và quan sát 5 tranh minh hoạ phân biệt : En-ri-cô mặc áo xanh, Cô-rét-ti mặc áo nâu.
Từng học sinh tập kể cho nhau nghe.
Lần lượt 5 học sinh tiếp nối nhau thi kể 5 đoạn của câu chuyện trước lớp.
Các học sinh trong lớp theo dõi, nhận xét, bình chọn người kể tốt nhất.
.
3. Củng cố: Em học được điều gì qua câu chuyện?-Yêu thương, nhường nhịn, can đảm nhận lỗi khi cư xử không tốt với bạn.
4. Dặn dò: Về xem lại bài. Kể lại cho người thân nghe.
Chuẩn bị bài: Cô giáo tí hon.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở
------------------------------------0-----------------------------
Môn: Toán
Tiết 6 Bài: TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ 
(có nhớ một lần)
TUẦN 2
I – MỤC TIÊU 
* Giúp học sinh:
Biết cách thực hiện phép trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần ở hàng chục hoặc hàng trăm).
Vận dụng được vào giải bài toán có lời văn ( có một phép trừ).
Giáo dục tính cẩn thận, chăm chỉ, tự tin trong học tập và thực hành toán.
II - CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Bảng phụ.
Học sinh: Bảng con, phấn, khăn bảng.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Kiểm tra bài cũ: 
Gọi 2 học sinh làm bảng lớp -Cả lớp làm bảng con. 
Đặt tính và tính: 384 + 140 128 + 303 
384
140
+
524
128
303
+
431
Kiểm tra bài 5/ 6 (Vẽ hình theo mẫu)
Vở bài tập.
Giáo viên nhận xét - ghi điểm.
Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. 
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
a) Giới thiệu phép trừ: 432-215
Viết lên bảng phép tính 432-215=? Và yêu cầu học sinh đặt tính theo cột dọc.
Yêu cầu học sinh cả lớp suy nghĩ và thực hiện phép tính trên.
Giáo viên cho học sinh nêu phép tính sau đó giáo viên nhắc lại cho cả lớp ghi nhớ.
Lưu ý: Phép trừ này khác với phép trừ đã học, đó là phép trừ có nhớ ở hàng chục (Lấy 1 chục ở 3 chục để được 12, 12 trừ đi 5 bằng 7, thêm 1 chục vào 1 chục ở số trừ rồi trừ tiếp.
b) Giới thiệu phép trừ: 627-143
Viết lên bảng phép tính: 627-143=? Và yêu cầu học sinh đặt tính dọc.
Yêu cầu học sinh cả lớp suy nghĩ và tự thực hiện.
Giáo viên cho học sinh nêu cách tính sau đó giáo viên nhắc lại để học sinh cả lớp ghi nhớ.
Lưu ý: Ở hàng đơn vị: 7 trừ 3 bằng 4(không nhớ) nhưng ở hàng chục: 2 không trừ được cho 4, lấy 12 trừ 4 bằng 8 (có nhớ 1 ở hàng trăm).
c) Thực hành:
Bài 1: 
Giáo viên hướng dẫn chữa từng bài
Giáo viên cho học sinh đổi chéo vở để chữa bài.
Bài 2
Giáo viên hướng dẫn chữa từng bài.
Giáo viên cho học sinh đổi chéo vở để chữa bài.
Bài 3:
Cho học sinh đọc đề, tự tóm tắt và tự làm bài.
Giáo viên giúp học sinh củng cố ý nghĩa phép trừ. - Chữa bài
Hoạt động cả lớp
1 học sinh lên bảng đặt tính
Cả lớp thực hiện vào bảng con
a> 432 – 215 = ?
 432
 215
-
 217
432 – 215 = 217
- 2 không trừ được 5 lấy 12 trừ đi 5 bằng 7, viết 7 nhớ 1.
- 1 thêm 1 bằng 2, 3 
trừ 2 bằng 1, viết 1.
4 trừ 2 bằng 2, viết 2
1 học sinh đọc to lại cách tính phép trừ trên
Cả lớp theo dõi.
1 học sinh lên bảng thực hiện phép tính
Cả lớp làm bảng con.
b> 627 – 143 = ?
627
143
-
484
627 – 143 = 484
- 7 trừ 3 bằng 4, viết 4
- 2 không trừ được 4, lấy 
12 trừ 4 bằng 8, viết 8 nhớ 1.
- 1 thêm 1 bằng 2, 6 trừ 2
 bằng 4, viết 4.
Hoạt động cá nhân.
Bài 1: 
3 học sinh lên bảng làm bài.
Cả lớp làm vào vở
564
215
-
349
422
114
-
308
541
127
-
414
Đổi vở để chữa bài
Bài 2: 
3 học sinh lên bảng làm bài
Cả lớp làm vào vở
516
342
-
174
746
251
-
495
627
443
-
184
Nhận xét – Đổi vở chữabài
Bài 3: 
1 học sinh đọc đề bài
1 học sinh tóm tắt đề.
1 học sinh tự giải trên bảng phụ.
 Cả lớp làm vào vở
Nhận xét - Chữa bài
Tóm tắt:
Hai bạn sưu tầm: 335 con tem
Bình sưu tầm: 128 con tem
Hoa sưu tầm:? Con tem
Bài giải:
 Số tem bạn Hoa sưu tầm được là:
 335 – 128 = 207 (tem)
Đáp số: 207 con tem
.
3. Củng cố: Chấm một số bài - Nhận xét.
4. Dặn dò: Làm bài 4/ 7 về nhà làm bài tập trong vở bài tập.
Chuẩn bị: Làm bài luyện tập.
Nhận xét tiết học: Tuy ... c ngoài.
4. Dặn dò: Về sửa lỗi sai và sửa bài tập.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở
------------------------------------0-----------------------------
Môn: Mĩ thuật
Tiết 2 Bài: VẼ TIẾP HOẠ TIẾT VÀ VẼ MÀU 
VÀO ĐƯỜNG DIỀM
TUẦN 2
I – MỤC TIÊU 
Tìm hiểu cách trang trí đường diềm đơn giản.
Cách vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu đường diềm.
Hoàn thành các bài tập ở lớp.
 Học sinh khá giỏi: 
Vẽ được họa tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp. 
Học sinh thấy được vẻ đẹp của các đồ vật được trang trí đường diềm.
II - CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
Một số đồ vật trang trí đường diềm (đơn giản, đẹp)
Bài mẫu đường diềm chưa hoàn chỉnh và đã hoàn chỉnh (Phóng to).
Hình gợi ý cách vẽ.
Bài vẽ của học sinh lớp trước.
Học sinh: Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Kiểm tra bài cũ: 
Tiết trước các em học bài gì? Thường thức Mĩ thuật - Xem tranh thiếu nhi ( Đề tài bảo vệ môi trường)
Tranh vẽ hoạt động gì? Tranh 1: Chăm sóc cây xanh.
 Tranh 2: Chúng em và cây xanh.
Hình ảnh chính của bức tranh được đặt ở vị trí nào? - Ở giữa tranh
Em sẽ làm gì để bảo vệ môi trường? - Em sẽ nhặt rác, bỏ rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi, bảo vệ cây, chăm sóc cây...
 Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
Giáo viên nhận xét - Đánh giá.
Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. 
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
Giáo viên cho học sinh xem một số đường diềm.
+ Em có nhận xét gì về 2 đường diềm này?
+ Có những hoạ tiết nào ở đường diềm?
+ Các hoạt tiết được sắp xếp như thế nào?
+ Đường diềm chưa hoàn chỉnh còn thiếu hoạ tiết gì?
+ Những màu nào được vẽ trên đường diềm?
Hoạt động 2: Cách vẽ hoạ tiết
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình ở vở tập vẽ.
Muốn vẽ hoạ tiết đều và cân đối ta nên vẽ gì?
Để vẽ được hình hoàn chỉnh trước tiên ta nên vẽ như thế nào?
Khi vẽ màu ta nên vẽ thế nào cho đẹp?
Hoạt động 3: Thực hành
Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ tiếp hoạ tiết vào đường diềm. 
Vẽ đều, cân đối, chọn màu thích hợp.
 Học sinh khá giỏi: 
Vẽ được họa tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp.
Giáo viên theo dõi, hướng dẫn bổ sung.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
Giáo viên nhận xét - Xếp loại
Tuyên dương những bài vẽ đẹp.
Học sinh quan sát, nhận xét.
Đường diềm hoàn chỉnh và chưa hoàn chỉnh.
Những hoạ tiết hình hoa, lá cách điệu.
Sắp xếp nhắc lại xen kẽ, lặp đi lặp lại nối tiếp kéo dài thành đường diềm.
Học sinh trả lời.
Màu xanh, màu đỏ, màu vàng.
Học sinh quan sát đường diềm để ghi nhớ và vẽ tiếp ở phần thực hành.
Vẽ trục đối xứng.
Nên vẽ phác nhẹ trước để có thể tẩy sửa đến khi hoàn chỉnh.
Chọn màu thích hợp, vẽ màu nền và màu hoạ tiết khác nhau về đậm nhạt, chọn màu hài hoà, không vẽ màu ra ngoài.
Học sinh thực hành.
Học sinh trình bày sản phẩm
Lớp nhận xét - Đánh giá, xếp loại bài vẽ.
.
3. Củng cố: Học sinh nhắc lại cách vẽ màu vào hoạ tiết. - Chọn màu thích hợp, vẽ màu nền và màu hoạ tiết khác nhau về đậm nhạt, chọn màu hài hoà, không vẽ màu ra ngoài.
4. Dặn dò: Về tập vẽ thêm. Chuẩn bị quả để tiết sau vẽ theo mẫu.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở
------------------------------------0-----------------------------
Môn: Hoạt động tập thể
Tiết 1 : Bài : ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC LỚP , HỌC NỘI QUY CỦA TRƯỜNG , LỚP, ĐỘI, BẢNG THEO DÕI THI ĐUA.
1. Về nề nếp học sinh :
 +Lớp trưởng : Tập hợp , điều khiển các bạn xếp hàng ra vào lớp , ra về. hô khẩu hiệu:
 Học sinh : Chăm chỉ
 Học sinh : Kỉ luật 
 Học sinh : Lễ phép
 Học sinh : Ngoan ngoãn
 - Cho các bạn vào lớp, ra về.
 -Hô cả lớp đứng nghiêm chào cô khi cô vào lớp.
 -Hô cho các bạn đọc 5 điều Bác Hồ dạy.
 -Báo cáo sĩ số.
 -Giúp giáo viên thu bài , trả bài, ổn định trật tự, nề nếp lớp.
 +Lớp phó học tập :Cho các bạn truy bài 15 phút đầu giờ,đọc bài , chữa bài về nhà.
 +Lớp phó văn nghệ: Quản ca.
2.Học nội quy của trường lớp,Đội ,bảng theo dõi thi đua:
 * Về nề nếp:
 -Đi học đúng giờ ,nghỉ có giấy xin phép.
 -Xếp hàng ra vào lớp, ra tập thể dục nhanh thẳng ,đều dẹp.
 -Mặc quần áo đồng phục học sinh ( quần xanh áo trắng, đồng phục thể dục ), đeo bảng tên, là Đội viên phải đeo khăn quàng đỏ, đầu tóc, giày dép gọn gàng sạch sẽ,cắt ngắn móng chân,tay.
 - Kính trọng, ngoan ngoãn ,lễ phép đối với thấy cô giaó và người lớn tuổi. Không nói tục, chửi thề.
 * Về học tập:
 -Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
 -Trong lớp giữ trật tự , chú ý lắng nghe cô giảng bài,hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
 - Sách vở đồ dùng học tập phải đầy đủ,bao bọc cẩn thận ,có dán nhãnvở,giữ gìn sạch sẽ, không quăn mép, luyện chữ viết đúng mẫu chữ.
 * Về vệ sinh, và công tác khác:
 -Giữ gìn vệ sinh chung, giữ gìn bảo vệ của công, bảo vệ và chăm sóc cây xanh.
 - Đi tiểu đi tiêu đúng nơi quy định , xong phải dội nước.
 -Không xả rác ăn quà vặt bừa bãi.
 -Đi học phải đội mũ nón , đầu mùa mưa, cuối mùa mưa phải mang áo mưa.
 -Chấp hành tốt luật lệ giao thông ( đi bên phải, giơ tay xin đường khi qua đường).
 -Tham gia sinh hoạt sao, Đội và các hoạt động khác.
 -Nhắc nhở học sinh các kí hiệu trên bảng và cách trình bày vở.
 - Trên đây là một số nội quy ,quy định của trường lớp các em cần thực hiện tốt mọi nội quy và quy định của trường lớp đề ra để Đội cờ đỏ đi chấm điểm thi đua.
---------------------------0------------------------------
Môn:Hoạt động tập thể
Tiết 2 Bài: ỔN ĐỊNH SINH HOẠT.
 DUY TRÌ NỀ NẾP SINH HOẠT SAO , ÔN BÀI HÁT “SAO VUI CỦA EM”
DUY TRÌ NỀ NẾP SINH HOẠT SAO THEO CHỦ ĐỀ ,
ÔN BÀI HÁT “NHANH BƯỚC NHANH NHI ĐỒNG”.
1. Ổn định sinh hoạt:
-Cho học sinh ổn định sinh hoạt.
2.Duy trì nề nếp sinh hoạt sao,ôn bài hát “ Sao vui của em”:
-Củng cố nề nếp sinh hoạt.
-Cho học sinh hát ôn bài hát “Sao vui của em” .
-Cả lớp hát 2 lần:
-Hát theo dãy ,tổ , bàn , cá nhân.
3.Duy trì nề nếp sinh hoạt sao theo chủ đề, ôn bài hát “ Nhanh bước nhanh nhi đồng”:
-Củng cố nề nếp sinh hoạt sao theo chủ đề.
- Cho học sinh hát ôn bài hát “Nhanh bước nhanh nhi đồng”.
- Cả lớp hát 2 lần :
-Hát theo dãy ,tổ ,bàn ,cá nhân.
------------------------------0-------------------------------
Môn: Tập đọc
Tiết 7 Bài: KHI MẸ VẮNG NHÀ
TUẦN 1
I – MỤC TIÊU 
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
	-Đọc trôi chảy cả bài. chú ý đọc đúng các từ: luộc khoai, nắng cháy,giã gạo, quét cổng, quang vườn.
	-Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa khổ thơ.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
	-Nắm được nghĩa và biết cách dùng các từ mới được giải nghĩa ở sau bài học (nghĩa, quang)
	-Hiểu tình cảm thương yêu mẹ rất sâu nặng của bạn nhỏ:Bạn tự nhận là mình chưa ngoan vì chưa làm cho mẹ hết vất vả, khó nhọc.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
II - CHUẨN BỊ:
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Kiểm tra bài cũ: 
5 học sinh lên tiếp nối nhau kể 5 đoạn của câu chuyện Ai có lỗi? Bằng lời của mình.
Giáo viên nhận xét - ghi điểm.
Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. 
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
*Luyện đọc
Giáo viên đọc bài thơ
Hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
Hướng dẫn đọc từng dòng thơ.
-Hướng dẫn học sinh đọc các từ khó.
Đọc từng khổ thơ trước lớp.
Giáo viên theo dõi nhắc nhở các em ngắt nghỉ hơi đúng.
-Theo em buổi là vào khoảng thời gian nào?
-Quang nghĩa là gì?
*Hướng dẫn tìm hiểu bài
-Bạn nhỏ làm những việc gì giúp đỡ mẹ?
-Kết quả công việc của bạn nhỏ thế nào?
-Vì sao bạn nhỏ không dám nhận lời khen của mẹ?
-Em thấybạn nhỏ có ngoan không? Vì sao?
-Em có thương mẹ như bạn nhỏ trong bài không?
-Ở nhà, em đã làm gì để giúp đỡ cha mẹ?
*Học thuộc lòng bài thơ
Giáo viên xoá dần bảng để học sinh học thuộc lòng b ài thơ.
-Học sinh tiếp nối nhau đọc từn dòng thơ.
Học sinh tiếp nối nhau đọc 2 khổ thơ.
-buổi là khoảng giữa buổi sáng
-Quang là sạch hết vướng víu.
-Luyện đọc từng khổ thơ trong nhóm
-Từng cặp luyện đọc.
-Lớp đọc đồng thanh.
-Học sinh đọc thầm từng khổ thơ.
-luộc khoai, cùng chị giã gạo, thổi cơm, nhổ cỏ vườn, quét sân và quét cổng.
-Lúc nào mẹ đi làm về cũng thấy mọi việc con đã làm xong đâu vào đấy: Khoai đã chín, gạo đã giã trắng tinh, cơm dẻo và ngon, cỏ quang vườn, cổng nhà được quét dọn sạch sẽ. Mẹ khen bạn nhỏ ngoan.
-Bạn nhỏ tự thấy mình chưa ngoan vì chưa giúp mẹ được nhiều hơn. Mẹ vẫn vất vả, khó nhọc ngày đêm nên áo bạc màu vì mưa, đầu cháy tóc vì nắng.
-Bạn nhỏ ngoan vì bạn thương mẹ, chăm chỉ làm việc nhà đỡ mẹ. Phải là đứa con rất thương mẹ mới thấy áo mẹ bạc màu, đầu mẹ nắng cháy tóc.
-Học sinh suy nghĩ, trả lời.
-Học sinh học thuộc lòng bài thơ.
-Học sinh thi đọc thuộc lòng bài thơ.
-Học sinh thi đọc tiếp sức.
-2 học sinh thi đọc thuộc lòng cả bài thơ.
-Học sinh nhận xét bình chọn bạn đọc đúng và hay
.
3. Củng cố: Nội dung bài thơ muốn nói lên điều gì? (Tình cảm thương yêu mẹ rất sâu nặng của bạn nhỏ).
4. Dặn dò: Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở
------------------------------------0-----------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 2 THU 2,3.doc