Giáo án Lớp 3 Tuần 2 - Trường TH Nguyễn Văn Bé

Giáo án Lớp 3 Tuần 2 - Trường TH Nguyễn Văn Bé

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN:

Tiết 4+5:

AI CÓ LỖI ?

I. Mục tiêu:

*Tập đọc:

- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm,dấu phẩy và giữa các cụm từ bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu ý nghĩa: Phải biết nhường nhịn nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót đối xử không tốt với bạn.(trả lời được các câu hỏi trong SGK

*Kể chuyện:

 - Kể lại đượpc từng đoạn của câu chuyện dừa theo tranh minh họa

*KNS: - Giao tiếp: ứng xử văn hóa; Thể hiện sự cảm thông; Kiểm soát cảm xúc.

*PP-KTDH: Trình bày ý kiến cá nhân; Trải nghiệm; Đóng vai.

 

doc 28 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 866Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 2 - Trường TH Nguyễn Văn Bé", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2:
 Thứ 2 ngày 22 tháng 8 năm 2011
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN:
Tiết 4+5:
AI CÓ LỖI ?
I. Mục tiêu:
*Tập đọc:
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm,dấu phẩy và giữa các cụm từ bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. 
- Hiểu ý nghĩa: Phải biết nhường nhịn nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót đối xử không tốt với bạn.(trả lời được các câu hỏi trong SGK
*Kể chuyện: 
 - Kể lại đượpc từng đoạn của câu chuyện dừa theo tranh minh họa
*KNS: - Giao tiếp: ứng xử văn hóa; Thể hiện sự cảm thông; Kiểm soát cảm xúc.
*PP-KTDH: Trình bày ý kiến cá nhân; Trải nghiệm; Đóng vai.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh họa. 
- Bảng phụ viết sẵn câu HD HS đọc.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ:
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài thơ Hai bàn tay em.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
 2.Bài mới: Giới thiệu bài:
 HĐ 1: Luyện dọc: 
- GV đọc mẫu, nhắc giọng đọc.
(-Giọng nhân vật En ri cô : chậm rãi , nhấn giọng các từ : nắn nón , nguệch ra , kiêu căng Đoạn 2 đọc giọng nhanh căng thẳng hơn .Trở lại chậm rãi nhẹ nhàng ở đoạn 3 . Đoạn 4 và5 lời cô rét ti dịu dàng )
- HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ .
- Gọi 1 HS đọc bài.
- Viết từ khó lên bảng ( Cô- rét- ti , En- ri -cô .,..Yêu cầu HS đọc ).
- GV lắng nghe uốn nắn cho HS .
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp 
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp 5 đoạn trong bài .Kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ khó .
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm đọc theo cặp .
-Theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng 
- Yêu cầu 3 nhóm nối tiếp đọc đồng thanh các đoạn 1 , 2, 3 
-Gọi 2HS tiếp nối nhau đọc đoạn 3,4 
HĐ 2: Tìm hiểu bài : 
 - Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 1, 2 
H:Hai bạn nhỏ trong chuyện tên là gì ? Vì sao hai bạn nhỏ lại giận nhau ?
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 3 
H:Vì sao En-ri-cô hối hận muốn xin lỗi Cô-rét- ti ?
H: En-ri-cô có đủ can đảm để xin lỗi Cô-rét-ti không?
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 4 và 5.
H: Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao ? Em đoán Cô rét ti nghĩ gì khi chủ động làm lành với bạn ?
H: Bố đã trách mắng En ri cô như thế nào ? Lời trách của bố có đúng không ? Theo em mỗi bạn có điểm gì đáng khen ?
HĐ 3: Luyện đọc lại: 
- Chọn để đọc mẫu đoạn 4&5 .
- Giáo viên chia ra mỗi nhóm 3 em .
- Tổ chức thi hai nhóm đọc theo vai 
- Giáo viên lắng nghe và sửa sai .
- GV và HS bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất .
­) Kể chuyện: 
1.Giáo viên nêu nhiệm vụ 
- Trong phần kể chuyện hôm nay các em sẽ kể lại 5 đoạn trong truyện ai có lỗi bằng lời kể của em dựa vào trí nhớ và 5 tranh minh họa.
2.Hướng dẫn kể từng đoạn theo tranh 
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm mẫu trong sách giáo khoa phân biệt nhân vật .
- Yêu cầu học sinh kể cho nhau nghe 
- Yêu cầu học sinh thi kể từng đoạn trước lớp .- Theo dõi gợi ý học sinh kể còn lúng túng.
3.Củng cố dặn dò: 
H: Qua câu chuyện em học được điều gì ?
-Nhắc lại yêu cầu của tiết kể chuyện .
-GV nhận xét đánh giá tiết học 
- 2 HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi.
- 1 em nhận xét bạn đọc.
- Vài học sinh nhắc lại tựa bài
- Lớp theo dõi lắng nghe giáo viên đọc mẫu 
- Đọc thầm
- 1 HS đọc bài, lớp đọc thầm theo.
- HS đọc CN – ĐT. 
( chú ý phát âm đúng các từ ngữ mà học sinh địa phương thường đọc và viết sai )
- HS đọc từng đoạn trước lớp 
-HS nối tiếp nhau đọc 5 đoạn trong bài 
-Đọc chú giải trong SGK để giải nghĩa từ 
- HS đọc từng đoạn trong nhóm , từng cặp HS tập đọc 
- Hai học sinh mỗi em đọc một đoạn của bài tập đọc .
- 3 nhóm nối tiếp đọc đồng thanh 
 các đoạn .
- 2HS tiếp đọc đoạn 3 và 4 
- Lớp đọc thầm đoạn 1và 2 :
+ Hai Bạn nhỏ tên là En-ri-cô và Cô-rét-ti .
+ Cô rét ti vô ý đụng khuỷu tay vào En-ri-cô làm En-ri-cô viết hỏng 
+ Vì En-ri-cô bình tĩnh nghĩ lại và biết Cô-rét-ti không cố ý chạm vào tay mình 
+ En-ri-cô không đủ can đảm để xin lỗi Cô-rét-ti.
- Lớp đọc thầm đoạn 4 và 5 trả lời .
-Cô rét ti cười hiền hậu đề nghị ta lại thân nhau như trước đi 
-Tại mình vô ý nên mình cần phải làm lành với bạn 
- Đọc thầm đoạn 5 .
-Bố mắng chính En ri co là người có lỗi đã không chú động xin lỗi còn tính đánh bạn Bố trách như vậy là rất đúng .
- Lắng nghe giáo viên đọc mẫu.
- Các nhóm tự phân vai ( En ri cô , Cô rét ti và người bố ).
- HS đọc cá nhân và đọc theo nhóm.
- Bình xét cá nhân và nhóm đọc hay.
- Lắng nghe giáo viên nêu nhiệm vụ của tiết học .
- Quan sát lần lượt dựa vào 5 tranh minh họa của 5 đoạn truyện , nhẩm kể chuyện 
- Đọc thầm câu chuyện theo lời kể SGK .
- Từng học sinh kể cho nhau nghe .
- 5học sinh nối tiếp nhau kể theo 5 đoạn của câu chuyện 
- HS KG kể phân vai.
- Lớp nhận xét lời kể của bạn
- Bạn bè phải biết nhường nhịn , yêu thương và luôn nghĩ tốt về nhau , can đảm nhận lỗi khi cư xử không tốt với bạn .
- Về nhà tập kể lại nhiều lần.
TOÁN:
Tiết 6:
TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (CÓ NHỚ MỘT LẦN)
I. Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện phép trừ các số có ba chữ số( có nhớ một lần ở hàng chục hoặc sang hàng trăm). 
- Vận dụng được vào giải toán có lời văn ( có một phép trừ).
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng con; Bảng phụ
III.Các hoạt động day học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ :
- Gọi HS lên bảng làm bài.
 88+135 742+139
- Nhận xét – ghi điểm .
 2.Bài mới: Giới thiệu bài:
HĐ 1: Lý thuyết:
*Giới thiệu phép trừ : 432 - 215
 + Ghi bảng phép tính 432 - 215 = ? 
-Yêu cầu học sinh đặt tính .
-Hướng dẫn học sinh cách tính .
-Ghi nhận xét về cách tính như sách giáo khoa .
-Phép trừ này có gì khác so với các phép trừ đã học ?
 Phép trừ 627 – 143 = ? 
- YCHS thực hiện tương tự như đối phép tính trên .
H:Ở ví dụ này có gì khác so với phép tính ở ví dụ 1 chúng ta vừa thực hiện ? 
HĐ 2: Luyện tập:
 Bài 1: -Gọi học sinh đọc yêu cầu BT
-Yêu cầu 2 HS lên bảng làm (Cột 1, 2, 3).
-Yêu cầu cả lớp thực hiện vào bảng con 
-Gọi HS khác nhận xét bài bạn
-GV nhận xét đánh giá
 Bài 2: Gọi HS nêu bài tập 2.
-YC vận dụng trực tiếp cách tính như phần lí thuyết tự đặt tính và tính kết quả.
-Yêu cầu lớp làm vào vở (Cột 1, 2, 3).
- Yêu cầu HS đổi vở để KT chéo.
-Gọi 1 số HS nhận xét bài bạn.
-Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 3:-GV gọi HS đọc bài toán.
-Yêu cầu cả lớp cùng theo dõi và tìm cách giải bài toán .
-Yêu cầu 1 HS lên bảng làm bài.
-Yêu cầu thực hiện vào vở.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng, chữa bài.
-Nhận xét bài làm của học sinh .
3.Củng cố - Dặn dò:
H: Nêu cách đặt tính về các phép tính cộng số có 3 chữ số có nhớ một lần ?
*Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học bài.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:
- 2HS lên bảng, lớp làm nháp.
- HS khác nhận xét.
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài
- Vài HS nhắc lại tựa bài
-Một HS đứng tại chỗ nêu cách đặt tính .
- HS thực hiện đặt tính vào bảng con.
-Lớp theo dõi hướng dẫn về cách trừ có nhớ một lần .
- 2-3 em thực hiện tính.
- Rút ra nhận xét phép trừ này khác với phép trừ đã học là phép trừ có nhớ ở hàng chục .
-Dựa vào ví dụ 1 đặt tính và tính khi đến hàng trăm thì dừng lại nghe giáo viên hướng dẫn về cách tính tiếp .
- Ở phép tính này khác với phép tính trên là trừ có nhớ sang hàng trăm. 
- Một HS đọc yêu cầu bài 1. 
- 2 em lên bảng đặt tính và tính : 
: 541 422 564
 -127 -114 + 215
 414 308 779
- HS nhận xét bài bạn .
-Vận dụng cách tính qua 2ví dụ để thực hiện làm bài .
-Chẳng hạn 627 555 516
 -443 - 160 - 342
 184 315 174
- HS đổi vở để KT cho nhau.
-HS nhận xét bài bạn.
- HS nêu đề bài sách giáo khoa 
+Đọc bài tập trong sách giáo khoa .
-1 HS lên bảng giải, cả lớp giải bài vào bải vào vở .
 Giải :
 Số con tem bạn Hoa sưu tầm là :
 335 – 128 = 207 ( con tem )
 Đáp số: 207 con tem 
-HS nhận xét bài bạn, chữa bài .
- HS nêu cách tính .
- Chuẩn bị bài sau.
Buổi 2:
Luyện toán
TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (CÓ NHỚ MỘT LẦN)
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục củng cố trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần).
- Áp dụng giải bài toán có lời văn bằng một phép tính trừ.
II. Đồ dùng:
- Vở BT toán.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ 1: Giới thiệu bài:
HĐ 2: Luyện tập:
Bài 1: Tính
- Gọi 4 em lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào vở BT.
- Gv nhận xét.
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
- Yêu cầu Hs nêu lại cách đặt tính rồi tính.
- Tương tự bài 1. Gv gọi 4 em lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở BT.
- Gv nhận xét bài làm của Hs.
Bài 3: Số?
- Bài toán yêu cầu gì?
- Yêu cầu Hs suy nghĩ và tự làm bài
Số bị trừ
461
575
Số trừ
127
326
Hiệu
334
249
Bài 4: Gọi 1 em đọc phần tóm tắt của BT.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu Hs dựa vào tóm tắt đọc đề toán hoàn chỉnh.
- Yêu cầu Hs làm bài.
- Gv cùng Hs nhận xét , chữa bài.
Bài 5: Gọi 1 em đọc bài toán.
- Gv hướng dẫn và yêu cầu Hs tự làm bài vào vở
- Gọi 1 em lên bảng làm bài.
- Gv thu một số bài chấm, nhận xét.
3. Củng cố - Dặn dò:- 
*Nhận xét đánh giá tiết học.
–Dặn về nhà học và làm bài tập .
- Hs nêu yêu cầu bài tập.
- Hs làm bài theo yêu cầu.
 692 476 329 223
 - 458 - 268 - 173 - 50
 234 208 156 173
- Cả lớp nhận xét chữa bài vào vở.
- 1 em đọc yêu cầu bài.
- 2-3 em nêu, nhận xét.
- 4 em lên bảng làm bài.
 435-107 629-274
 435 629
 - 107 - 274
 328 355
 670-343 125-52
 670 125
 - 343 - 52 
 327 73
- Cả lớp nhận xét chữa bài vào vở.
- 1 em đọc yêu cầu bài.
+ Điền số thích hợp vào ô trống. 
- 1 em lên bảng làm. Cả lớp làm bài vào vở. 
524
760
180
415
344
345
- Nhận xét- chữa bài.
- 1 em đọc yêu cầu bài tập.
+ Con bò cân nặng 270kg, con trâu nặng hơn con bò 165kg.
+ Con trâu nặng .kg?
- 2-3 em đọc bài toán hoàn chỉnh.
- 1 em lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào vở BT.
 Bài giải:
 Số cân nặng con trâu là:
 270+165=435(kg)
 Đ/S: 435 kg
- Hs đọc bài toán.
- Hs làm bài vào vở.
 Bài giải:
 Số con vịt nhà Minh nuôi được là:
 325-206=119( con )
 Đ/S: 119 con vịt
 Luyện đọc
HAI BÀN TAY EM - AI CÓ LỖI 
I. Mục tiêu:
- Đọc rõ ràng, rành mạch. Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- Phát âm đúng tên riêng tiếng nước ngoài, các tiếng khó hoặc dễ lẫn.
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện.
II. Đồ dùng:
- Sách giáo khoa Tv3.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ 1: Giới thiệu bài:
HĐ 2: Luyện đọc:
- Cho Hs đọc nối tiếp đoạn.
- Cho Hs luyện đọc đoạn 3.
- Cho Hs đọc trong nhóm, thi đọc.
HĐ 3: L ... nhân với 7.
 Bài giải:
Một tuần lễ chúng đẻ được số trứng là:
 4x7=28 (quả)
 Đ/S: 28 quả
- 1 em đọc bài toán.
+ Ta lấy 27 bông hoa chia cho mỗi lọ 3 bông.
 Bài giải:
 Mai cắm được số lọ là:
 27:3=9 ( lọ )
 Đ/S: 9 lọ
Luyện viết
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I. Mục tiêu:
- Biết được trình tự của lá đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong HCM.
- Điền đúng nội dung cần thiết vào mẫu đơn xin vào Đội.
II. Đồ dùng:
- Mẫu đơn xin vào Đội.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài:
HĐ 2: Thực hành.
Bài 1: Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu Hs nêu các trình tự của lá đơn xin vào đội.
- Gv nhận xét, chốt lại ý đúng.
Bài 2: Điền vào chỗ trống để hoàn thành đơn xin vào đội.
- Yêu cầu các em điền những nội dung thích hợp vào lá đơn.
- Gv theo dõi và Hd các em còn lúng túng.
- Gv nhận xét và tuyên dương các em làm đúng, nhanh, trình bày bài sạch sẽ.
3. Củng cố - Dặn dò:- 
*Nhận xét đánh giá tiết học.
- Hs nêu yêu cầu.
- 2-3 em nêu.
- Hs tự ghi số thứ tự vào các ô trống theo đúng trình tự của lá đơn.
- 2-3 em đọc lại kết quả bài làm.
- 1 em đọc yêu cầu.
- Hs suy nghĩ và tự làm bài vào vở BT.
- 1em lên bảng làm bài.
- 2-3em đọc bài làm của mình trước lớp.
- Cả lớp nhận xét bài làm của các bạn
--------------------------------------------------
 Thứ 6 ngày 26 tháng 8 năm 2011
TOÁN:
Tiết 10:
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Biết tính giá trị của biểu thức có phép nhân, phép chia.
- Vận dụng được vào giải toán có lời văn ( có một phép nhân).
II. Đồ dùng dạy – học:
 - Bảng con; Bảng phụ.
III.Các hoạt đông dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1.Bài cũ :
- Gọi HS đọc các bảng chia 2, 3, 4, 5.
- Nhận xét đánh giá.
 2.Bài mới: Giới thiệu bài: 
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu BT.
-YCHS làm bài vào vở, GV theo dõi giúp đỡ.
-Gọi 3 HS lên bảng tính mỗi em một biểu thức, lớp nhận xét bổ sung. 
-Yêu cầu lớp đổi chéo vở và tự chữa bài. 
-Giáo viên nhận xét đánh giá.
* Lưu ý HS cách trình bày
Bài 2 :Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài
-Yêu cầu cả lớp quan sát tranh rồi trả lời miệng câu hỏi:
+Đã khoanh vào 1/4 số con vịt ở hình nào?
+Đã khoanh vào 1 phần mấy số con vịt ở hình B? 
-YCHS giải thích cách làm.
+Nhận xét chung về bài làm của học sinh 
Bài 3 : Gọi HSđọc bài toán trong SGK.
-Yêu cầu nêu dự kiện và yêu cầu đề bài . 
-Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở 
-Gọi một học sinh lên bảng giải .
- Chấm vở 1 số em, nhận xét, chữa bài.
3.Củng cố - Dặn dò:
*Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và làm bài tập .
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:
- HS đọc theo yêu cầu.
-Vài học sinh nhắc lại tựa bài.
* Một em nêu đề bài .
-Cả lớp thực hiện làm vào vở .
- 3 em lên bảng thực hiện. 
- Cả lớp nhận xét bài bạn
- Đổi chéo vở để chấm bài kết hợp tự sửa bài.
 5 x 3 + 132 = 15 + 132
 = 147
* Một em nêu yêu cầu bài 
- Lớp quan sát tranh vẽ và trả lời theo yêu cầu BT.
- Đã khoanh vào ¼ số con vịt ở hình A
- Hình B có 3 hàng đã khoanh vào một hàng vậy đã khoanh vào số con vịt.
 -Học sinh nhận xét bài bạn .
* Một em đọc đề bài .
-Cả lớp làm vào vào vở bài tập .
-Một học sinh lên bảng giải bài :
Giải :
 Số học sinh ở 4 bàn là :
2 x 4 = 8 ( học sinh )
 Đáp số:8 học sinh
-Lớp nhận xét, bổ sung.
-Vài học sinh nhắc lại nội dung bài học 
-Về nhà học bài và làm bài tập còn lại
TẬP LÀM VĂN:
Tiết 2:
VIẾT ĐƠN
I.Mục tiêu:
- Bước đầu viết được đơn xin vào Đội TNTP Hồ Chí Minh dựa theo mẫu đơn của Đơn xin vào Đội (SGK tr 9)
II.Đồ dùng dạy – học:
- VBT; Bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-GV kiểm tra vở của HS về viết đơn xin thẻ đọc sách. 
-Gọi 2 HS lên làm bài tập 1.
- GV nhận xét – ghi điểm.
 2.Bài mới: Giới thiệu bài :
Ở tiết TLV hôm nay các em sẽ tập viết một lá đơn xin vào Đội của chính mình. 
 3) Hướng dẫn làm bài tập :
*Bài 1 :Gọi 2HS đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm .
-Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài .
-Các em cần viết đơn vào Đội theo mẫu đơn đã học trong tiết tập đọc, nhưng có những nội dung không thể viết hoàn toàn như mẫu .
-Phần nào trong đơn phải viết như mẫu và phần nào không theo mẫu ? Vì sao ?
-GV chốt lại: Lá đơn phải trình bày theo mẫu 
+ Mở đầu phải viết tên Đội .
+ Địa điểm , ngày , tháng , năm viết đơn ,.
+ Tên của đơn , tên người hoặc tổ chức nhận đơn , 
+ Họ tên ngày, tháng, năm sinh của người viết,... trình bày lí do , lời hứa , chữ kí .
-Yêu cầu học sinh làm vào vở hoặc vào giấy rời đã chuẩn bị trước .
-Gọi 2 học sinh nhắc lại cách viết .
-Giáo viên lắng nghe và nhận xét, đánh giá. 
 3.Củng cố - Dặn dò:
-Nhận xét đánh giá tiết học 
-Nhắc HSvề cách trình bày nguyện vọng của mình bằng đơn khi muốn tham gia vào một đoàn thể nào đó .
-Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau .
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:
-Học sinh nộp vở .
-Hai em lên bảng làm bài tập 1
-Lắng nghe để nắm bắt về yêu cầu của tiết tập làm văn này.
- Hai em đọc yêu cầu bài, cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe giáo viên để tìm hiểu thêm về cách viết đơn xin vào Đội .
-Trao đổi trong nhóm để trả lời câu hỏi .
-Sau đó đại diện nhóm nói về nội dung lá đơn .
-Phần lí do viết đơn , bày tỏ nguyện vọng , lời hứa là những nội dung không cần viết theo khuôn mẫu . Vì mỗi người có một lí do , nguyện vọng và lời hứa riêng .
-Thực hành viết đơn vào vở bài tập
- 3-5 HS đọc lại đơn của mình .
-Lớp theo nhận xét bài bạn, bổ sung.
-2 em nhắc lại nội dung bài học và nêu lại ghi nhớ về TLV viết đơn . 
- Nhắc nội dung bài học.
-Về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết sau : “Kể về gia đình điền vào tờ giấy in sẵn “
--------------------------------------------------
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI:
Tiết 4: PHÒNG BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP
I. Mục tiêu:
- Kể được 1 số tên bệnh thường gặp ở cơ quan hô hấp như: viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi.
- Biết cách giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh mũi miệng.
* Các kĩ năng sống: 
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin: Tổng hợp thông tin, phân tích những tình huống có nguy cơ dẫn đến bệnh đường hô hấp.
- Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm với bản thân trong việc phòng bệnh đường hô hấp.
- Kĩ năng Giao tiếp : Ứng xử phù hợp khi đóng vai bác sĩ và bệnh nhân.
II. Phương pháp/ Kĩ thuật dạy học:
- Nhóm, thảo luận, giải quyết vấn đề. Đóng vai.
III. Đồ dùng dạy học: 
- Các hình trong sgk.
IV. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
2.Bài mới: Giới thiệu bài :
* HĐ 1: Động não.
- Y/c Hs nhắc lại tên các bộ phận cơ quan hô hấp.
- Cho Hs kể tên một bệnh đường hô hấp.
- Gv giúp Hs hiểu: Tất cả các bộ phận cơ quan hô hấp đều có thể bị bệnh.Những bệnh đường hô hấp thường gặp là: bệnh viêm mũi, bệnh viêm họng, viêm phế quản và viêm phổi.
* HĐ 2: Làm việc với SGK.
Bước 1: Làm việc theo cặp.
- Yêu cầu Hs quan sát và trao đổi với nhau về nội dung của các hình 1, 2, 3, 4, 5,6 ở trang 10 và 11 SGK.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv gọi đại diện 1 số cặp trình bày những gì các em đã thảo luận khi quan sát các hình.
H: Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh viêm đường hô hấp?
* Kết luận:
* HĐ 3:Chơi trò chơi : Bác sĩ.
- Gv hướng dẫn cách chơi.: Một em đóng vai bệnh nhân, một em đóng vai bác sĩ.
- Gv tổ chức cho Hs chơi: Cho chơi thử, sau đó yêu cầu Hs lên đóng vai.
- Gv nhận xét.
IV. Củng cố - dặn dò:
- Gv nhận xét giờ học.
- Dặn Hs về nhà làm bài trong vở bài tập.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:
- 1đến 2 HS nhắc lại.
- Vài Hs kể theo yêu cầu.
- Hs lắng nghe.
- Hs quan sát hình nhóm đôi.
- Trao đổi với nhau về nội dung các hình.
- Các cặp trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.
- HS trả lời.
- HS liên hệ xem mình đã có ý thức phòng bệnh đường hô hấp chưa.
- Hs đóng vai bệnh nhân kể được một số biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp. Hs đóng vai bác sĩ nêu tên bệnh.
- Một số cặp lên đóng vai.
- Cả lớp xem và góp ý bổ sung.
- Hs ghi nhớ nguyên nhân chính và cách đề phòng các bệnh viêm đường hô hấp.
--------------------------------------------------
THỦ CÔNG:
Tiết 2: GẤP TÀU THỦY HAI ỐNG KHÓI ( Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Biết cách gấp tàu thủy hai ống khói.
- Gấp được tàu thủy hai ống khói. Các nếp gấp tương đối thẳng phẳng. Tàu thủy tương đối cân đối.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu tàu thủy hai ống khói.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ:
2. Bài mới: Giới thiệu bài :
* HĐ 3: HS thực hành gấp tầu thủy hai ống khói.
- Gọi Hs nhắc lại các bước gấp tàu thủy ở T1.
- Gv cho Hs quan sát và nhắc lại quy trình gấp tàu thủy hai ống khói.
B1: Gấp cắt tờ giấy hình vuông.
B2: Gấp lấy điểm giữa và 2 dấu gấp giữa hình vuông.
B3: Gấp thành tàu thủy hai ống khói.
- Gv tổ chức cho Hs thực hành.
- Gv bao quát lớp và giúp đỡ những em còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.
- Gv và Hs nhận xét các sản phẩm được trưng bày.
- Gv đánh giá kết quả thực hành của Hs.
IV. Củng cố - dặn dò:
- Gv nhận xét tiết dạy.
- Dặc Hs chuẩn bị bài học sau.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:
- Hs nhắc lại các bước.
- Hs quan sát.
- Hs nghe lại các bước gấp. 
- Hs thực hành.
- Hs trưng bày sản phẩm.
--------------------------------------------------
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CUỐI TUẦN
I. Mục tiêu:
- Giúp HS rèn luyện tốt nề nếp ra vào lớp,nề nếp học tập ở lớp cũng như ở nhà.
- Phát huy được những ưu điểm và khắc phục những tồn tại trong tuần.
- Giáo dục ý thức trách nhiệm, tính tự giác và tính kỉ luật ở hS 
II. Nội dung sinh hoạt:
1. Nhận xét đánh giá hoạt động trong tuần:
*Ưu điểm:
- Đi học tương đối đầy đủ và đúng giờ.
- Xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc, mặc đồng phục tương đối đầy đủ .
- Vệ sinh cá nhân tương đối tốt, Vệ sinh trưòng lớp đùng giờ.
- Sách vở, đồ dùng học tập tương đối đầy đủ, một số em có ý thức tự học.
- Một số em có ý thức trau dồi chữ viết (Hoàng Vĩ, Sơn)
* Tồn tại: 
- Một số HS đi học sát giờ nên không kịp làm vệ sinh trường lớp.
- Một số HS thiếu đồ dùng học tập: thước còn quên bảng con, phấn (Nhung)
- Một số em chữ viết cẩu thả : Sơn, ĐạtViết chậm Văn Vĩ.
- Ngồi học chưa chú ý ( Sơn, Văn Vĩ, Trọng)
2. Triển khai kế hoạch tuần 3.
- Duy trì tốt nề nếp và sĩ số.
- Khắc phục những tồn tại đã mắc ở tuần 2 
- Thi đua giữa các tổ về nề nếp, học tập vệ sinh.
- Làm tốt việc chăm sóc bồn hoa, cây cảnh.
--------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 2 cktknkns Sangchieu.doc