Giáo án Lớp 3 Tuần 2 - Trường Tiểu Học Trung Hải

Giáo án Lớp 3 Tuần 2 - Trường Tiểu Học Trung Hải

Tiết 2: Toán TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (có nhớ một lần)

A. MỤC TIÊU:

- Biết cách thực hiện phép trừ các số có ba chữ số (có nhớ 1 lần ở hàng chục hoặc ở hàng trăm).

- Vận dụng được vào giải toán có lời văn (có một phép trừ).

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: Sách Toán 3.

HS: Sách Toán 3, bảng con, vở ô li.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 I. Ổn định tổ chức: Hát

 II. Kiểm tra bài cũ:

GV gọi 2 HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở nháp:

Đặt tính rồi tính:

425 + 137 216 + 358

 78 - 56 82 - 35

 

doc 20 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 874Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 2 - Trường Tiểu Học Trung Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUAÀN 2
 Thứ hai ngày 6 tháng 9 năm 2010
Tiết 1: Âm nhạc (Đ/c Hương dạy)
Tiết 2: Toán 	trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần)
a. mục tiêu:	
- Biết cách thực hiện phép trừ các số có ba chữ số (có nhớ 1 lần ở hàng chục hoặc ở hàng trăm).
- Vận dụng được vào giải toán có lời văn (có một phép trừ).
b. đồ dùng dạy học:
GV: Sách Toán 3. 
HS: Sách Toán 3, bảng con, vở ô li.
c. Các hoạt động dạy học:
	I. ổn định tổ chức:	Hát
	II. Kiểm tra bài cũ: 	
GV gọi 2 HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở nháp:
Đặt tính rồi tính:
425 + 137	 216 + 358
 78 - 56	 82 - 35
HS nhận xét bài làm của bạn. GV đối chiếu với kết quả của cả lớp.
	III. Dạy học bài mới:	
1. Giới thiệu bài:
	2. Bài dạy:
a, Hướng dẫn HS thực hiện phép trừ 423 - 215
GV viết phép tính 423 - 215 = ? lên bảng
1 HS lên bảng đặt tính rồi tính, cả lớp làm vào giấy nháp.
Nếu HS tính đúng, GV cho HS nêu cách tính.
Nếu HS tính sai, GV hướng dẫn HS tính từng bước như SGK.
GV lưu ý HS: Đây là phép trừ có nhớ một lần ở hàng chục.
b,Hướng dẫn HS thực hiện phép trừ 627 - 143
Tiến hành tương tự như phép trừ 423 - 215
GV lưu ý HS: Đây là phép trừ có nhớ một lần ở hàng trăm.
c,Bài tập.
Bài 1: Tính
HS nêu yêu cầu bài tập.
5 HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở.
HS chữa bài: HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 5 HS vừa lên bảng làm nêu rõ cách thực hiện phép tính. Cả lớp theo dõi và tự chữa bài của mình.
GV lưu ý HS: Đây là phép trừ có nhớ một lần ở hàng chục.
Bài 2: Tính (Tiến hành tương tự như bài 1)
GV lưu ý HS: Đây là phép trừ có nhớ một lần ở hàng trăm.
Bài 3: Giải toán
 HS đọc bài toán.
1 HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào bảng con.
 HS chữa bài: HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. Cả lớp theo dõi và tự chữa bài của mình.
Bài 4: Giải bài toán theo tóm tắt sau:
1 HS đọc yêu cầu của bài. 
 HS nhìn tóm tắt nêu lại bài toán.
1 HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở.
 HS chữa bài: HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để chữa bài.
IV. Củng cố: GV hệ thống lại các kiến thức đã học.
V. Dặn dò: Về nhà luyện tập thêm về phép trừ các số có ba chữ số có nhớ một lần.
GV nhận xét giờ học.
Tiết 3: Thể dục ( Đ/c Võ Hạnh dạy)
Tiết 4,5 : Tập đọc - Kể chuyện	 	 Ai có lỗi?
a. mục tiêu:	
i. TĐ: - Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn. (trả lời được các CH trong SGK)
ii. kc: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
b. đồ dùng dạy học:
GV: Tranh minh họa bài tập đọc và kể chuyện trong sách Tiếng Việt 3, tập 1.
 Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc. 
	HS: Sách Tiếng Việt 3, tập 1.
c. các hoạt động dạy học: 	Tiết 1
	tập đọc 
	I. ổn định tổ chức:	Hát
	II. Kiểm tra bài cũ:	
2HS đọc thuộc lòng bài “ Hai bàn tay em” và TLCH trong bài. GV nhận xét, cho điểm.
III. Dạy học bài mới:	
	1, Giới thiệu bài : - GV giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng.
	2, Luyện đọc
a) GV đọc mẫu toàn bài: 
b) Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Luyện đọc câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn:
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu. Mỗi HS đọc 1 câu đến hết bài.
- GV theo dõi, chỉnh sửa. 
- Luyện phát âm từ khó: Khi sửa lỗi, GV đọc mẫu từ HS phát âm sai rồi yêu cầu HS đọc lại từ đó cho đúng. Chú ý, với các từ mà nhiều HS phát âm sai thì GV ghi lên bảng, cho cả lớp luyện phát âm từ đó. Với các từ ít HS mắc lỗi thì GV chỉnh sửa riêng cho từng HS.
- HS nối tiếp nhau đọc lại từng câu, đọc từ đầu cho đến hết bài.
* Luyện đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó
- 5 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
GV cho HS dừng lại đoạn 1 để giải nghĩa từ kiêu căng. 
Yêu cầu HS tìm từ trái nghĩa với từ kiêu căng. 
GV cho HS dừng lại đoạn 3 để giải nghĩa từ hối hận, can đảm. 
GV cho HS dừng lại đoạn 4 để giải nghĩa từ ngây. HS đặt câu với từ ngây.
 + HS đọc chú giải. 
+ GV theo dõi HS đọc và nhắc các em nghỉ hơi đúng và đọc đoạn văn với giọng thích hợp, nếu các em đọc chưa đúng. 
- GV cho 4 HS nối tiếp nhau đọc bài theo đoạn lần thứ hai trước lớp (mỗi em đọc 1 đoạn). 
* Hướng dẫn HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm
- GV chia các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 5 HS và yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong nhóm của mình, em này đọc, các em khác nghe, góp ý cho nhau.
- GV theo dõi, chỉnh sửa riêng cho từng nhóm.
* Thi đọc giữa các nhóm
- GV gọi 2 nhóm tiếp nối nhau đọc đồng thanh các đoạn 1, 2, 3, trước lớp, các nhóm khác lắng nghe và nhận xét.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc đoạn 3, 4.
	 Tiết 2
3, Hướng dẫn tìm hiểu bài 
- GV yêu cầu 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm đoạn 1, 2 và trả lời: 
? Hai bạn nhỏ trong truyện tên là gì?
? Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau? (Cô-rét-ti vô ý chạm khuỷu tay vào En-ri-cô là En-ri-cô viết hỏng. En-ri-cô giận bạn để trả thù đã đẩy Cô-rét-ti, làm hỏng hết trang viết của Cô-rét-ti)
- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 3, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: 
? Vì sao En-ri-cô hối hận, muốn xin lỗi Cô-rét-ti?
- HS đọc thầm đoạn 4, trả lời câu hỏi: 
? Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao?
?Em đoán Cô-rét-ti nghĩ gì khi chủ động làm lành với bạn?Hãy nói 1, 2 câu ý nghĩ của Cô-rét-ti? HS tự do phát biểu ý kiến của mình.
- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 5, trao đổi trong nhóm để trả lời câu hỏi: 
? Bố đã trách mắng En-ri-cô như thế nào?
? Lời trách mắng của bố có đúng không? Vì sao?
? Theo em, mỗi bạn có điểm gì đáng khen?
4, Luyện đọc lại: GV đọc lại đoạn 2 của bài.
- GV chia lớp thành các nhóm HS (mỗi nhóm 3 em) tự phân các vai và yêu cầu HS luyện đọc lại theo hình thức phân vai. Sau đó luyện đọc lại truyện trong nhóm theo hình thức phân vai. 
- Hai nhóm thi đọc truyện theo vai trước lớp. GV nhắc các em đọc phân biệt lời kể chuyện với lời đối thoại của nhân vật, chọn giọng đọc phù hợp với lời thoại.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn cá nhân, nhóm đọc hay nhất (đọc đúng, thể hiện được tình cảm của các nhân vật).
- GV tuyên dương cá nhân, nhóm đọc tốt.
Kể chuyện
1, GV nêu nhiệm vụ
Vừa rồi các em đã thi đọc truyện theo cách phân vai. Sang phần kể chuyện các em sẽ kể lại 5 đoạn của câu chuyện bằng lời của em dựa vào trí nhớ và 5 tranh minh hoạ.
2, Hướng dẫn kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh.
- HS quan sát lần lượt 5 tranh minh hoạ 5 đoạn của câu chuyện, nhẩm kể chuyện.
- GV mời 5 HS nối tiếp nhau, quan sát tranh và kể lại 5 đoạn của câu chuyện. 
- HS tập kể trong nhóm cho nhau nghe và sau đó GV mời 5 em nối tiếp nhau kể lại 5 đoạn của câu chuyện trước lớp theo hình thức nối tiếp. 
- Cả lớp và GV nhận xét về nội dung, cách diễn đạt, cách thể hiện; bình chọn cá nhân, nhóm kể hay nhất, hấp dẫn, sinh động nhất.
- GV tuyên dương cá nhân, nhóm đọc tốt.
IV. Củng cố: - GV: Trong câu chuyện này em thích nhân vật nào? Vì sao?
- GV: Em đã học được những gì qua câu chuyện này?
	V. Dặn dò: Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau. 
GV nhận xét giờ học.
Thứ ba ngày 7 tháng 9 năm 2010
Tiết 1: Toán	luyện tập
a. mục tiêu:
- Biết thực hiện phép cộng, phép trừ các số có ba chữ số (không nhớ hoạc có nhớ một lần).
- Vận dụng được vào giải toán có lời văn (có một phép cộng hoặc một phép trừ).
b. đồ dùng dạy học:
GV: Sách Toán 3. 
HS: Sách Toán 3, bảng con, vở ô li.
c. Các hoạt động dạy học:
	I. ổn định tổ chức:	Hát
	II. Kiểm tra bài cũ: 	
GV gọi 2 HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở nháp:
485 - 137	628 - 373
762 - 428	875 - 574
HS nhận xét bài làm của bạn. GV đối chiếu với kết quả của cả lớp.
	III. Dạy học bài mới:	
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng.
	2. Bài dạy.
Bài 1: Tính
HS nêu yêu cầu bài tập.
4 HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở.
HS chữa bài: 4 HS vừa lên bảng làm nêu rõ cách thực hiện phép tính. HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. Cả lớp theo dõi và tự chữa bài của mình.
Bài 2: Đặt tính rồi tính
HS nêu yêu cầu bài tập.
GV yêu cầu, HS nêu cách đặt tính và cách thực hiện phép tính rồi làm bài.
2 HS lên bảng làm (mỗi HS làm 1 phần). Cả lớp làm vào vở.
HS chữa bài: HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 2 HS vừa lên bảng làm nêu rõ cách đặt tính. Cả lớp theo dõi và tự chữa bài của mình.
Bài 3: Số? GV yêu cầu HS điền số thích hợp vào ô trống.
HS làm bài vào vở.
Chữa bài: 1 HS lên bảng chữa bài, yêu cầu HS nêu cách tìm kết quả của mỗi cột.
Bài 4: Giải bài toán theo tóm tắt
1 HS đọc tóm tắt bài toán. 
GV hướng dẫn HS phân tích bài toán.
1 HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở.
HS chữa bài: HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để chữa bài.
Bài 5: Giải toán
 HS đọc bài toán.
1 HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở.
 HS chữa bài: HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. Cả lớp theo dõi và tự chữa bài của mình.
IV. Củng cố: GV hệ thống lại các kiến thức đã học.
V. Dặn dò: Về nhà luyện tập thêm về phép trừ các số có ba chữ số có nhớ một lần.
GV nhận xét giờ học.
Tiết 2: Tập đọc	cô giáo tí hon
a. mục tiêu:
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- Hiểu ND: Tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của các bạn nhỏ, bộc lộ tình cảm yêu quý cô giáo và mơ ước trở thành cô giáo. (trả lời được các câu hỏi trong SGK.)	
b. đồ dùng dạy học:
GV: Tranh minh họa bài tập đọc trong sách Tiếng Việt 3, tập 1. 
 Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
	HS: Sách Tiếng Việt 3, tập 1.
c. các hoạt động dạy học:
	I. ổn định tổ chức:	Hát
	II. Kiểm tra bài cũ:
	- GV gọi 3 HS lên bảng đọc bài thơ Ai có lỗi? và trả lời các câu hỏi: 
? Bố đã trách mắng En-ri-cô như thế nào?
? Lời trách mắng của bố có đúng không? Vì sao?
? Theo em, mỗi bạn có điểm gì đáng khen?
- HS cả lớp theo dõi và nhận xét. GV nhận xét và cho điểm HS.
III. Dạy học bài mới:	
	1, Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi đề bài lên bảng.
	2, Luyện đọc
a) GV đọc mẫu toàn bài: Đọc giọng vui, thong thả, nhẹ nhàng. Sau đó cho HS quan sát tranh minh hoạ SGK.
	b) Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Luyện đọc câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn:
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài, mỗi HS đọc 1 câu.
- GV theo dõi, chỉnh sửa. Khi sửa lỗi, GV đọc mẫu từ HS phát âm sai rồi yêu cầu HS đọc lại từ đó cho đúng. Chú ý, với các từ mà nhiều HS phát âm sai thì cho ... iệu thêm một số tư liệu khác về Bác Hồ. (GV đã chuẩn bị sẵn) 
Hoạt động 3: Trò chơi: Phóng viên
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại bài học.
* Cách tiến hành: 
- GV cho một số HS trong lớp lần lượt thay nhau đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp về Bác Hồ, về Bác Hồ với thiếu nhi.
Các câu hỏi có thể là:
- Xin các bạn cho biết Bác Hồ còn có những tên gọi nào khác?
- Quê Bác ở đâu?
- Bác sinh vào ngày tháng nào?
- Thiếu nhi chúng ta cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ?
- Hãy kể những việc bạn đã làm được trong tuần qua để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ?
- Vì sao thiếu nhi lại yêu quý Bác Hồ? 
- GVKLC: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bác đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành độc lập, thống nhất cho Tổ quốc Bác Hồ rất yêu quý và quan tâm đến các cháu thiếu nhi. Các cháu thiếu nhi cũng rất kính yêu Bác Hồ.
- GV cho HS đọc đồng thanh 2 câu thơ:
 Tháp Mười đẹp nhất bông sen
 Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
 IV. Củng cố: GV hệ thống lại các kiến thức đã học. HS đọc bài học.
	V. Dặn dò: Ghi nhớ và thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
Sưu tầm các bài thơ, bài hát, tranh ảnh, truyện về Bác Hồ và về Bác Hồ với thiếu nhi.
Sưu tầm các tấm gương Cháu ngoan Bác Hồ. Xem trước bài tuần sau.
Thứ sáu ngày 10 tháng 9 năm 2010
Tiết 1: Toán	 	luyện tập
a. mục tiêu:	
- Biết tính giá trị của biểu thức có phép nhân, phép chia.
- Vận dụng được vào giải toán có lời văn (có một phép nhân).
b. đồ dùng dạy học:
GV: Sách Toán 3. 
HS: Sách Toán 3, bảng con, vở ô li.
c. Các hoạt động dạy học:
	I. ổn định tổ chức:	Hát
	II. Kiểm tra bài cũ: 	
 HS đọc thuộc lòng các bảng chia đã học.
 GV nhận xét, cho điểm.
III. Dạy học bài mới:	
1. Giới thiệu bài
	2. Bài dạy	
Bài 1: Tính 
HS nêu yêu cầu bài tập.
GV hướng dẫn HS tính giá trị của biểu thức và trình bày thành hai bước.
3 HS lên bảng làm (mỗi HS làm 1 phần). Cả lớp làm vào vở.
HS chữa bài: HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 3 HS vừa lên bảng làm nêu rõ cách tính . Cả lớp theo dõi và tự chữa bài của mình.
Bài 2: Đã khoanh vào số con vịt trong hình 
 GV: Hình nào đã khoanh vào số con vịt? (Hình a)
GV: Hình b đã khoanh vào một phần mấysố con vịt? Vì sao? (Hình b đã khoanh vào số con vịt, vì có 12 con vịt chia thành 3 phần bằng nhau, mỗi phần được 4 con vịt, hình b đã khoanh vào 4 con vịt)
Bài 3: HS đọc bài toán rồi giải.
1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
Bài 4: Xếp 4 hình tam giác thành hình cái mũ (như SGK) .
HS nêu yêu cầu bài tập.
HS tiến hành xếp hình, sau đó 2 em ngồi cạnh nhau kiểm tra lẫn nhau.
 IV. Củng cố: GV hệ thống lại các nội dung đã học.
V. Dặn dò: Về nhà luyện tập thêm về các bảng nhân, bảng chia đã học.
GV nhận xét giờ học.
Tiết 2: Tập làm văn	 Viết đơn
a. mục tiêu:	
- Bược đầu viết được đơn xin vào Đội TNTP Hồ Chí Minh dựa theo mẫu đơn của bài Đơn xin vào Đội (SGK tr.9).
+ Giáo viên yêu cầu tất cả học sinh đọc kĩ bài Đơn xin vào Đội trước khi học bài TLV.
b. đồ dùng dạy học:
HS : Sách Tiếng Việt 3, vở bài tập Tiếng Việt.
c. các hoạt động dạy học:
	I. ổn định tổ chức:	Hát
	II. Kiểm tra: 
1 HS lên bảng làm lại bài tập 1 ở tiết TLV trước.
? Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh thành lập vào ngày nào?
? Những đội viên đầu tiên của Đội là ai?
? Đội được mang tên Bác từ khi nào?
III. Dạy học bài mới:	
	1, Giới thiệu bài
	- GV giới thiệu: Trong tiết TLV hôm nay các em sẽ dựa vào mẫu Đơn xin vào Đội, mỗi em sẽ tập viết một lá đơn xin vào Đội của chính mình.
 - GV ghi đề bài lên bảng.	
2, Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Hãy nói những điều em biết về Đội TNTP Hồ Chí Minh
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài: các em cần viết đơn vào Đội theo mẫu đơn đã học trong tiết Tập đọc, nhưng có những nội dung không thể viết hoàn toàn như mẫu.
- GV hỏi: Phần nào trong đơn viết hoàn toàn theo mẫu, phần nào trong đơn không viết hoàn toàn như mẫu? Vì sao?
- HS phát biểu, GV chốt lại:
* Lá đơn phải trình bày theo mẫu:
+ Mở đầu đơn phải viết tên Đội (Đội TNTP Hồ Chí Minh)
+ Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn.
+ Tên của đơn.
+Tên người hoặc tổ chức nhận đơn.
+ Họ, tên và ngày, tháng, năm sinh, địa chỉ, lớp, trường của người viết đơn.
+ Trình bày lí do viết đơn.
+ Lời hứa của người viết đơn khi đạt được nguyện vọng.
+ Tên và chữ kí của người viết đơn.
* Trong các nội dung trên thì phần lí do viết đơn, bày tỏ nguyện vọng, lời hứa là những nội dung không cần viết theo khuôn mẫu. Vì mỗi người có một lí do, nguyện vọng và lời hứa riêng.
- HS viết tự do theo suy nghĩ của mình, miễn là thể hiện được đủ ý cần thiết.
- 2 - 3 HS đọc đơn. Cả lớp và GV nhận xét theo các tiêu chí sau:
+ Đơn viết có đúng không?
+ Cách diễn đạt trong lá đơn.
+ Lá đơn viết có chân thực, thể hiện hiểu biết về Đội, tình cảm của người viết và nguyện vọng tha thiết muốn được vào Đội hay không?
IV. Củng cố, dặn dò: GV yêu cầu HS ghi nhớ mẫu đơn và có thể trình bày nguyện vọng của mình bằng đơn.
GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS hăng hái tham gia xây dựng bài.
Tiết 3: 	Mỹ thuật (giáo viên bộ môn dạy)
Tiết 4: Tự nhiên xã hội phòng bệnh đường hô hấp
a. mục tiêu:	
- Kể được tên một số bệnh thường gặp ở cơ quan hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi.
- Biết cách giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh mũi, miệng.
Nêu nguyên nhân mắc các bệnh đường hô hấp.
b. đồ dùng dạy học:
GV: Các hình trong sách Tự nhiên xã hội 3 trang 10, 11. HS: Sách Tự nhiên xã hội 3.
c. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:	Hát
II. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi 2 HS trả lời 2 câu hỏi sau: 
? Tập thể dục buổi sáng có lợi gì? 
? Hằng ngày chúng ta cần làm gì để giữ sạch mũi và họng?
HS đọc phần bài học. HS và GV nhận xét.
III. Dạy học bài mới:
Giới thiệu bài
Bài dạy:
Hoạt động1: Động não
* Mục tiêu: Kể tên một số bệnh đường hô hấp thường gặp.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS nhắc lại tên các bộ phận của cơ quan hô hấp đã học ở bài trước; sau đó mỗi HS kể tên một số bệnh đường hô hấp mà em biết.
- HS kể, các HS khác nghe và bổ sung.
- GV kết luận: Tất cả các bộ phận của cơ quan hô hấp đều có thể bị bệnh. Những bệnh đường hô hấp thường gặp là: Bệnh viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản và viêm phổi.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK
* Mục tiêu: Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng bệnh đường hô hấp.
Có ý thức phòng bệnh đường hô hấp.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp
- GV yêu cầu HS mở SGK, quan sát hình ở trang 10, 11 SGK. Hai bạn sẽ lần lượt, người hỏi, người trả lời theo định hướng sau:
+ Hình 1 và 2: Nam đang nói chuyện với bạn của Nam. HS hỏi: 
Nam đã nói gì với bạn của Nam? Em có nhận xét gì về cách ăn mặc của Nam và bạn của Nam? Nguyên nhân nào khiến Nam bị viêm họng? Bạn của Nam đã khuyên Nam điều gì? ...
+ Hình 3: Cảnh bác sĩ đã nói chuyện với Nam sau khi đã khám bệnh cho Nam
HS hỏi: Bác sĩ khuyên Nam điều gì? Bạn có thể khuyên Nam điều gì? Nam phải làm gì để chóng khỏi bệnh?
+ Hình 4: Cảnh thầy giáo khuyên một HS cần mặc đủ ấm. HS đặt câu hỏi: Tại sao thầy giáo lại khuyên bạn HS mặc đủ ấm, đội mũ, quàng khăn và đi bít tất?
+ Hình 5: Cảnh một người đi qua khuyên hai bạn nhỏ không nên ăn quá nhiều đồ lạnh. Điều gì khiến một bác đi qua phải dừng lại khuyên hai bạn nhỏ đang ngồi ăn kem?
+ Hình 6: Cảnh bác sĩ vừa khám vừa nói chuyện với bệnh nhân. Khi đã bị bệnh viê phế quản, nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến bệnh gì? Bệnh viêm phế quản và viêm phổi thường có biểu hiện gì? Nêu tác hại của bệnh viêm phế quản và viêm phổi?
Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động: HS hoạt động cả lớp.
- Đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, mỗi nhóm chỉ nói 1 hình, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV giúp HS hiểu: Người bị viêm phổi hoặc bị viêm phế quản thường bị ho, sốt. Đặc biệt trẻ em nếu không chữa trị kịp thời, để quá nặng có thể bị chết do không thở được.
- GV cho HS thảo luận câu hỏi trong SGK: Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh đường hô hấp? (Để phòng bệnh đường hô hấp chúng ta cần mặc đủ ấm, không để lạnh cổ, ngực, hai bàn chân; ăn đủ chất và không uống đồ uống quá lạnh)
- Sau đó GV cho HS liên hệ bản thân mình xem bản thân các em đã phòng bệnh đường hô hấp chưa.
GV kết luận: Những bệnh đường hô hấp thường gặp là: bệnh viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản và viêm phổi.
Nguyên nhân chính: do bị nhiễm lạnh, nhiễm trùng hoặc biến chứng của các bệnh truyền nhiễm (cúm, sởi, ...)
Cách đề phòng: Giữ ấm cho cơ thể, giữ vệ sinh, họng; giữ nơi ở đủ ấm, thoáng khí, tránh gió lùa; ăn uống đủ chất, tập thể dục thường xuyên.
Hoạt động 3: Chơi trò chơ: "Bác sĩ"
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học được về phòng bệnh viêm đường hô hấp.
* Cách tiến hành:
Bước 1: GV hướng dẫn cách chơi: Một HS đóng vai bệnh nhân, một HS đóng vai bác 
sĩ. Yêu cầu HS đóng vai bệnh nhân phải kể được một số biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp, HS đóng vai bác sĩ nếu được tên bệnh và cách đề phòng.
Bước 2: Tổ chức cho HS chơi
GV cho HS chơi thử trong nhóm, sau đó mời một cặp lên đóng vai.
Cả lớp xem và góp ý bổ sung.
IV. Củng cố: GV hỏi: Kể tên một số bệnh hô hấp thường gặp: Nêu cách phòng bệnh đường hô hấp?
V. Dặn dò: Về nhà thực hiện tốt vệ phòng bệnh đường hô hấp và làm bài tập trong vở bài tập tự nhiên và xã hội. GV nhận xét giờ học.
Tiết 5: 	 	sinh hoạt sao
a. mục tiêu:
- Nắm vững quy trình sinh hoạt sao.	
- Nhớ tên sao, tên bài hát, lời ghi nhớ của nhi đồng, 3 điều luật của nhi đồng.
- Nắm được ưu, khuyết điểm trong tuần.
- Sinh hoạt chủ động, mạnh dạn.
b. chuẩn bị: GV: Nội dung sinh hoạt Sao, sân bãi.
c. cách tiến hành:
Hoạt động 1: GV nêu nội dung, yêu cầu 
- HS ra sân, tập hợp 3 hàng dọc.
- GV phổ biến nội dung, yêu cầu tiết sinh hoạt.
- HS nhắc lại: Các bước sinh hoạt Sao.
	Hoạt động 2: Tiến hành sinh hoạt sao
	- HS nhắc lại tên sao của mình. 
	- GV hướng dẫn HS tiến hành sinh hoạt sao gồm 5 bước theo quy trình.
 	+ Tập hợp sao. + Điểm danh. + Kiểm tra vệ sinh cá nhân. 
	+ HS hát bài "Nhanh bước nhanh nhi đồng". + HS đọc lời ghi nhớ của nhi đồng.
+ Hát múa bài "Sao của em" .
- GV nêu chủ điểm của tháng và phát động thi đua chào mừng ngày thành lập PN Việt Nam 20 - 10.
Dặn dò: Về nhà nhớ lại tên sao của mình và nhớ quy trình sinh hoạt sao.
	Ôn lại 2 bài hát" Sao của em" và bài "Nhanh bước nhanh Nhi đồng"
GV nhận xét giờ học.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 3 DU MON CO GDKNS.doc