Giáo án Lớp 3 - Tuần 20 - 3 cột (Chuẩn kiến thức kỹ năng)

Giáo án Lớp 3 - Tuần 20 - 3 cột (Chuẩn kiến thức kỹ năng)

I. MỤC TIÊU :

- Bước đầu biết thiếu nhi thế giới đều là anh em, bè bạn, do đó cần phải đoàn kết, giúp đỡ nhau, không phân biệt màu da, ngôn ngữ

- Tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.

- Biết trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè, được tiếp nhận thông tin phù hợp, được giữ gìn bản sắc dân tộc và được đối xử bình đẳng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Giáo viên : vở bài tập đạo đức, các bài thơ, bài hát, tranh ảnh nói về tình hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế, các tư liệu về hoạt động giao lưu giữa thiếu nhi Việt Nam với thiếu nhi quốc tế, một số trang phục của các dân tộc

- Học sinh : vở bài tập đạo đức.

 

doc 38 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1359Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 20 - 3 cột (Chuẩn kiến thức kỹ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 	Đạo đức lớp :3
Ngày dạy: 	TUẦN 20 
Bài : Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế (t t) 
I. MỤC TIÊU :
Bước đầu biết thiếu nhi thế giới đều là anh em, bè bạn, do đó cần phải đoàn kết, giúp đỡ nhau, không phân biệt màu da, ngôn ngữ
Tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
Biết trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè, được tiếp nhận thông tin phù hợp, được giữ gìn bản sắc dân tộc và được đối xử bình đẳng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Giáo viên : vở bài tập đạo đức, các bài thơ, bài hát, tranh ảnh nói về tình hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế, các tư liệu về hoạt động giao lưu giữa thiếu nhi Việt Nam với thiếu nhi quốc tế, một số trang phục của các dân tộc 
Học sinh : vở bài tập đạo đức.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
1’
Ổn định : Hát tập thể bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ, nhạc và lời của Phạm Tuyên.
Bài cũ : Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế (tiết 1) 
Nhận xét bài cũ.
Bài mới :
Giới thiệu bài : Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế (tiết 2) 
Hoạt động 1: Giới thiệu những sáng tác hoặc tư liệu đã sưu tầm được về tình đoàn kết với thiếu nhi quốc tế
- GV nhận xét, khen các HS hoặc cá nhân đã sưu tầm được nhiều tư liệu hoặc đã có những sáng tác tốt về chủ đề bài học.
Hoạt động 2: Viết thư bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi các nước.
- GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm 
+ GV gợi ý HS gửi thư cho thiếu nhi các nước đang gặp nhiều khó khăn như : đói nghèo, dịch bệnh, chiến tranh, thiên tai,...
Hoạt động 3: Bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi các nước.
* Kết luận chung : Thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da, ngôn ngữ, điều kiện sống,... song đều là anh em, bè bạn, cùng là chủ nhân tương lai của thế giới. Vì vậy, chúng ta cần phải đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi thế giới.
Cũng cố – Dặn dò : 
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài : Tôn trọng khách nước ngoài.
Hát
Học sinh trả lời câu hỏi của GV
- HS trưng bài tranh ảnh và các tư liệu đã sưu tầm được.
- Cả lớp đi xem, nghe các nhóm hoặc cá nhân giới thiệu tranh, ảnh, tư liệu và có thể nhận xét, chất vấn.
- HS thảo luận : 
+ Lựa chọn và quyết định xem nên gửi thư cho các bạn thiếu nhi nước nào ?
+ Nội dung thư sẽ viết những gì ?
- Tiến hành việc viết thư
- Thông qua nội dung thư và kí tên tập thể vào thư.
- Cử người gửi thư.
HS múa, hát, đọc thơ, kể chuyện, diễn tiểu phẩm,... về tình đoàn kết với thiếu như quốc tế.
-HS theo dõi
Bài 39
 Tự nhiên và xã hội
Ôn tập xã hội
I/ MỤC TIÊU :
Kể tên các kiến thức xã hội đã học về xã hội.
Biết kể với bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh 
II/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên : tranh ảnh về chủ đề xã hội.
Học sinh : SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Tg
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ ) 
Bài cũ : Vệ sinh môi trường (tiếp theo) ( 4’ )
Trong nước thải có gì gây hại cho sức khoẻ của con người ?
Theo bạn các loại nước thải của gia đình, bệnh viện, nhà máy, cần cho chảy ra đâu ?
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Nhận xét bài cũ
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Ôn tập xã hội ( 1’ )
Hướng dẫn ôn tập : ( 7’ )
Mục tiêu: Kể tên các kiến thức xã hội đã học về xã hội. 
Kể với bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh ( phạm vi tỉnh )
Phương pháp : trò chơi 
Cách tiến hành :
Giáo viên đưa ra một số câu hỏi liên quan đến chủ đề xã hội, mỗi câu hỏi được viết vào một tờ giấy nhỏ, để vào trong hộp.
Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi Chuyền hộp.
Giáo viên phổ biến luật chơi: các em vừa hát vừa chuyền nhau hộp giấy. Khi bài hát dừng lại, hộp giấy trong tay người nào thì người đó phải bóc lấy một câu hỏi bất kì trong hộp để trả lời. Câu hỏi nào được trả lời sẽ bỏ ra ngoài. Cứ tiếp tục như vậy cho đến hết câu hỏi.
Một sốcâu hỏi gợi ý :
+ Theo các em trong mỗi gia đình có thể có bao nhiêu thế hệ?
+ Những người thuộc họ nội gồm những ai ? Những người thuộc họ ngoại gồm những ai ?
+ Kể một vài câu chuyện về thiệt hại do cháy gây ra mà chính các em đã chứng kiến hoặc biết được qua thông tin đại chúng 
+ Bạn sẽ làm gì khi thấy diêm hay bật lửa vứt lung tung trong nhà của mình?
+ Theo bạn, những thứ dễ bắt lửa như xăng, dầu hỏa  nên được cất giữ ở đâu trong nhà ? Bạn sẽ nói thế nào với bố, mẹ hoặc người lớn trong nhà để chúng được cất giữ xa nơi đun nấu của gia đình
+ Kể tên các môn học mà em được học ở trường ?
+ Kể những việc mình đã làm để giúp đỡ các bạn trong học tập 
+ Kể tên những trò chơi mình thường chơi trong giờ ra chơi và trong thời gian nghỉ giữa giờ ?
+ Kể tên những cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế,  cấp tỉnh 
+ Kể về những hoạt động diễn ra ở nhà bưu điện tỉnh 
+ Nêu nhiệm vụ và ích lợi của hoạt động phát thanh, truyền hình 
+ Kể về hoạt động nông nghiệp ở nơi các em đang sống 
+ Kể về hoạt động công nghiệp ở nơi các em đang sống 
+ Nêu rõ sự khác nhau giữa làng quê và đô thị 
+ Kể tên những nghề nghiệp mà người dân ở làng quê và đô thị thường làm 
+ Hãy nói cảm giác của bạn khi đi qua đống rác. Rác có hại như thế nào ?
+ Những sinh vật nào thường sống ở đống rác, chúng có hại gì đối với sức khoẻ con người ?
+ Cần phải làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng ? 
+ Em đã làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng ?
+ Hãy nêu cách xử lí rác ở địa phương em 
+ Bạn và những người trong gia đình cần làm gì để giữ cho nhà tiêu luôn sạch sẽ ?
+ Đối với vật nuôi thì cần làm gì để phân vật nuôi không làm ô nhiễm môi trường ? 
+ Trong nước thải có gì gây hại cho sức khoẻ của con người ?
+ Theo bạn các loại nước thải của gia đình, bệnh viện, nhà máy, cần cho chảy ra đâu ?
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài 40: Thực vật.
Hát
Học sinh trình bày 
Học sinh lắng nghe
Cả lớp tham gia vừa hát vừa chuyền hộp. 
Học sinh trình bày. 
Các bạn khác nghe và bổ sung.
Bài 40
Tự nhiên và xã hội 
Thực vật
I/ MỤC TIÊU :
Biết được cây đều có rễ, thâ, lá, hoa quả.
Nhận ra sự đa dạng và phong phú của sự vật.
Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ đuợc thân r6ẽ, lá hoa, quả của một số cây.
II/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên : các hình trang 76, 77 trong SGK, các cây có ở sân trường, vườn trường.
Học sinh : SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Tg
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ ) 
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Thực vật ( 1’ )
Hoạt động 1: Quan sát theo nhóm ngoài thiên nhiên ( 7’ )
Mục tiêu: Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh
Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên
Phương pháp : thảo luận, giảng giải 
Cách tiến hành :
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm quan sát hình trang 76, 77 trong SGK và trả lời câu hỏi gợi ý: Hãy giới thiệu tên của một số cây trong hình. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách quan sát cây cối ở khu vực do Giáo viên phân công
Giáo viên giao nhiệm vụ và gọi một vài học sinh nhắc lại nhiệm vụ quan sát trước khi cho các nhóm ra quan sát cây cối ở sân trường hay xung quanh trường
Giáo viên cho nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc theo trình tự:
+ Chỉ vào từng cây và nói tên các cây có ở khu vực nhóm được phân công
+ Chỉ và nói tên từng bộ phận của mỗi cây
+ Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng và kích thước của những cây đó.
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Giáo viên giới thiệu tên một số cây trong SGK trang 76, 77
+ Hình 1: cây khế
+ Hình 2: cây vạn tuế ( trồng trong chậu đặt trên bờ tường ), cây trắc bách diệp ( cây cao nhất ở giữa hình )
+ Hình 3: cây kơ-nia ( cây có thân to nhất ), cây cau ( cây có thân thẳng và nhỏ ở phía sau cây kơ-nia )
+ Hình 4: cây lúa ở ruộng bậc thang, cây tre,
+ Hình 5: cây hoa hồng
+ Hình 6: cây súng
Kết luận: Xung quanh ta có rất nhiều cây. Chúng có kích thước và hình dạng khác nhau. Mỗi cây thường có rễ, thân, lá, hoa và quả.
Hoạt động 2 : Làm việc Cá nhân ( 7’ ) 
Mục tiêu : Biết vẽ và tô màu một số cây 
Phương pháp : thực hành 
Cách tiến hành :
Giáo viên yêu cầu học sinh lấy giấy và bút chì màu vẽ một vài cây mà các em quan sát được. Các em có thể vẽ phác ở ngoài sân rồi vào lớp hoàn thiện bài vẽ của mình hay các em vẽ theo trí nhớ của mình về một số cây đã quan sát được 
Giáo viên lưu ý học sinh tô màu. Ghi chú tên cây và các bộ phận của cây trên hình vẽ
Giáo viên cho từng Cá nhân trình bày bài vẽ của mình
Cho học sinh tự giới thiệu về bức tranh của mình
Giáo viên cùng cả lớp nhận xét, đánh giá các bức tranh vẽ của lớp.
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài 41 : Thân cây. 
Hát
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
Học sinh quan sát
Học sinh nhắc lại
Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm vie ... n, số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn.
b) So sánh hai chữ số có số chữ số bằng nhau.
- GV hường dẫn HS so sánh số 9000 với 8999
- GV hướng dẫn HS: trong trường hợp này chúng ta so sánh chữ số ở hàng nghìn, vì 9 > 8 nên 9000 > 8999.
- Ví dụ 2: GV yêu cầu HS so sánh hai số 6579 với 6580
- GV hướng dẫn HS: Đối với hai số có cùng chữ số, bao giờ cũng bắt đầu từ cặp chữ số đầu tiên ở bên trái, nếu chúng bằng nhau (ở đây chúng đều bằng 6) thì so sánh các cặp chữ số tiếp theo (ở đây chúng đều là 5), do đó so sánh tiếp cặp chữ số hàng chục, ở đây 7 < 8 nên 6579 < 6580.
- GV rút ra nhận xét từ 2 ví dụ: Nếu hai số có cùng số chữ số thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng, kể từ trái sang phải.
* Nếu hai số có cùng số chữ số và từng cặp chữ số ở cùng một hàng đều giống nhau thì hai số đó bằng nhau.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành.
- Giúp HS so sánh các số trong phạm vi 10.000, Cho học sinh mở SGK.
Bài 1:- GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV mời 2 HS nhắc lại cách so sánh hai số.
- Yêu cầu cả lớp làm vào PHT.
- GV mời 4 HS lên bảng làm.
-GV nhận xét, chốt lại.
a/ 	1942 > 998 	b/ 	9650 < 9651
	1999 6951
	6742 > 6722 	1965 > 1956
	900 + 9 < 9009	6591 = 6591
Bài 2:- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm vào vở. 2HS lên bảng làm bài làm và giải thích cách so sánh.
- GV nhận xét, chốt lại.
1km > 985m (1km=1000m) 	b/ 60phút = 1 giờ
600cm = 600m 	50 phút < 1 giờ
797mm 1 giờ
* Hoạt động 3: Làm bài 3
- Giúp HS củng cố số lớn nhất, bé nhất.
Bài 3:- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV yêu cầu cả lớp làm bài vào vở. 2 HS lên bảng thi làm bài và giải thích cách chọn.
- GV nhận xét, chốt lại:
a/Số lớn nhất trong các số: 4375, 4735, 4537, 4753 là:
4753
b/Số bé nhất trong các số: 6091, 6190, 6901, 6019 là:
6019
E. Củng cố – dặn dò.
-Làm bài 2,3. Chuẩn bị bài: Luyện tập.
-Nhận xét tiết học.
PP: Quan sát, giàng giải, hỏi đáp.
-HS điền dấu 999 < 1000 và giải thích.
-HS so sánh 2 số 9999 < 10.000 và giải thích.
-HS so sánh số 9000 > 8999 và giải thích.
-HS so sánh 6579 < 6580 và giải thích.
4 – 5 HS nhắc lại.
PP: Luyện tập, thực hành.
-HS đọc yêu cầu đề bài..
-Hai HS nêu.
-HS cả lớp làm vào vở.
-4 HS lên bảng làm và nêu cách so sánh của mình.
-HS cả lớp nhận xét bài trên bảng.
-HS đọc yêu cầu đề bài.
-HS thảo luận nhóm đôi.
-2 HS lên bảng làm bài làm và giải thích cách so sánh. HS cả lớp làm vào vở.
-HS nhận xét.
-HS đọc yêu cầu của đề bài.
-Cả lớp làm vào vở. 2 HS lên bảng làm và giải thích cách chọn số lớn nhất, bé nhất.
-HS chữa bài đúng vào vở.
- HS nêu lại 3 trường hợp so sánh hai số trong phạm vi 10000.
LUYỆN TẬP
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết so sánh các số trong phạm vi 10000; viết bốn số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
- Nhận biết được thứ tự các số tròn trăm (nghìn) trên tia số và cách xác định trung điểm của đoạn thẳng.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3, Bài 4a.
II. Đồ dùng dạy học
* GV: Bảng phụ, phấn màu.
* HS: VLT, bảng con.
III/ Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Khởi động: Hát.
B. Bài cũ: So sánh các số trong phạm vi 10.000.
-Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 2
-Một HS sửa bài 3.
-Nhận xét ghi điểm.
C. Bài mới:
Giới thiệu và ghi tựa bài; Luyện tập
D Tiến hành các hoạt động:
* Hoạt động 1: Làm bài 1,2
Giúp HS so sánh các số trong phạm vi 10.000, viết bốn số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
Bài 1:
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV mời 2 HS nhắc lại cách so sánh hai số.
- Yêu cầu cả lớp làm vàobảng con.
- GV mời 1 HS lên bảng làm.
-GV nhận xét, chữa bài.
a/7766 > 7676 	b/ 1000g = 1kg
8453 > 8435 	 950g < 1kg
9102 < 9120 	 1km < 1200m
5005 > 4905 	 100phút > 1giờ 30phút.
Bài 2:
- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV cho HS thảo luận theo nhóm đôi.
- Yêu cầu HS tự làm vào vở.
- GV nhận xét, chốt lại.
a/ Từ bé đến lớn: 4082; 4208; 4280; 4802
b/ Từ lớn đến bé: 4802; 4280; 4208; 4082
Bài 3:
- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV yêu cầu cả lớp làm vbài vào vở. 4 HS lên bảng thi làm bài.
- GV nhận xét, chốt lại:
-Số bé nhất có 3 chữ số: 100.
-Số bé nhất có 4 chữ số là: 1000.
-Số lớn nhất có ba chữ số là: 999
-Số lớn nhất có 4 chữ số là: 9999.
* Hoạt động 2: Bài 4.
Củng cố về các thứ tự các số tròn trăm tròn nghìn (sắp xếp trên tia số và cách xác định trung điểm của đoạn thẳng.
- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV hỏi: (Câu a)
+ Đoạn thẳng AB được chia thành mấy vạch bằng nhau?
+ Muốn tìm trung điểm của đoạn AB ta phải làm sao?
+ Vậy trung điểm AB nối với số nào trong tia số?
- GV yêu cầu HS cả lớp làm vào vở. 2 HS lên bảng làm bài.
Câub:
+Đoạn thẳng CD chia thành mấy phần bằng nhau?
+Trung điểm của đoạn thẳng CD ứng với số nào trên tia số?
- GV yêu cầu HS cả lớp làm vào vở. 2 HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét, chốt lại:
E. Củng cố – dặn dò.
-Tập làm lại bài ở nhà.
-Chuẩn bị bài: Phép cộng các số trong phạm vi 10.000.
-Nhận xét tiết học.
PP: Luyện tập, thực hành.
-HS đọc yêu cầu đề bài..
-Hai HS nêu.
-HS cả lớp làm vào bc.
- HS lên bảng làm và nêu cách so sánh của mình.
-HS cả lớp nhận xét bài trên bảng.
HS đọc yêu cầu đề bài.
-HS thảo luận nhóm đôi.
-4 HS lên bảng thi làm bài làm. HS cả lớp làm vào vở.
-HS nhận xét.
-HS đọc yêu cầu của đề bài.
-Cả lớp làm vào vở. 4 HS lên bảng làm.
-HS chữa bài đúng vào vở.
*Thực hành, trò chơi.
-HS đọc yêu cầu đề bài.
+Đoạn thẳng AB được chia thành 6 phần bằng nhau.
+Chia đoạn thẳng AB thành 2 phần bằng nhau.
+Nối với vạch thứ 3 ứng với 300.
-HS cả lớp làm vào vở.
-HS nhận xét.
-HS chữa bài đúng vào vở.
+Chia làm 4 phần bằng nhau.
+Ứng với số 2000.
-HS cả lớp làm vào vở.
-HS nhận xét.
-HS chữa bài đúng vào vở.
PHÉP CỘNG CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết cộng các số trong phạm vi 10000 (bao gồm đặt tính và tính đúng)
- Biết giải bài toán có lời văn (có phép cộng các số trong phạm vi 10000)
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2b, Bài 3, Bài 4.
II. Đồ dùng dạy học
* GV: Bảng phụ, phấn màu.
* HS: VLT, bảng con.
III/ Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Khởi động: Hát.
B. Bài cũ: Luyện tập.
-Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 2.
-2 HS đọc bảng chia 3.
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
C. Bài mới:
Giới thiệu và ghi tựa bài: Phép cộng các số trong phạm vi 10 000
D. Tiến hành các hoạt động.
* Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 3526 + 2759
- Giúp HS làm quen với cộng các số trong phạm vi 10.000.
a) Giới thiệu phép cộng 3526 + 2759.
- GV nêu phép cộng 3526 + 2759.
- GV yêu cầu HS thực hiện phép tính.
- GV hỏi: Muốn cộng hai số có đến bốn chữ số ta làm thế nào?
* 
+
3526
6 cộng 9 bằng 15, viết 5 nhớ 1.
2 cộng 5 bằng 7, thêm 1 bằng 8, viết 8
5 cộng 7 bằng 12, viết 2 nhớ 1
3 cộng 2 bằng 5, thêm 1 bằng 6, viết 6
2759
6285
- GV nhận xét: Muốn cộng hai số có đến bốn chữ số ta viết các số hạng sao cho các chữ số ở cùng một hàng đều thẳng cột với nhau: chữ số hàng đơn vị thẳng cột với chữ số hàng đơn vị, chữ số hàng chục thẳng cột với chữ số hàng chục,  rồi viết dấu cộng, kẻ vạch ngang và cộng từ phải sang trái.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành
- Giúp HS biết cộng các số có 4 chữ số..
Bài 1:
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài:
- GV yêu cầu HS vào bảng con. 1 HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét, chốt lại:
+
5341
+
7915
+
4507
+
8425
1488
1346
2568
618
6829
9261
7075
9043
Bài 2:
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài:
- GV yêu cầu 2HS thi làm. HS cả lớp làm vào vở.
- GV nhận xét, chốt lại.
+
5716
+
707
1749
5857
7465
6564
* Bài 3:Giúp cho các em biết giải bài toán có lời văn.
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV hỏi:+ Đội một trồng được bao nhiêu cây?
+Đội hai trồng được bao nhiêu cây?
+ Bài toán hỏi gì?
- GV yêu cầu cả lớp làm vào vở. Một HS lên bảng làm
- GV nhận xét, chốt lại:
Bài giải
Số cây cả hai đội trồng được là:
3680 + 4220 = 7900 (cây)
Đáp số: 7900 cây.
Bài 4:
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV mời 1 HS nhắc lại cách tìm trung điểm.
- GV mời 1 HS lên bảng làm.
- GV nhận xét, chốt lại.
+ M là trung điểm của AB
+ P là. DC
+ Q là..AD
+ N là..BC
E. Củng cố – dặn dò.
- 2 HS nêu lại cách cộng hai số trong phạm vi 10 000á
- Về tập làm lại bài.
-Chuẩn bị bài: Luyện tập.
-Nhận xét tiết học.
PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải.
-HS đặt và thực hiện phép tính
+
3526
2759
6285
HS: ta cộng từ hàng đơn vị, chục, trăm, hàng nghìn.
-4 –5 HS lặp lại.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
-HS đọc yêu cầu đề bài.
-Học sinh cả lớp làm bài vào vở.
-4 HS lên bảng làm.
-HS nhận xét.
-HS đọc yêu cầu của đề bài.
-Cả lớp làm vào vở. 2 HS lên thi làm bài tiếp sức.
-HS nhận xét.
-HS đọc yêu cầu đề bài.
+Có 3680 cây.
+Có 4220 cây.
+Cả hai đội trồng được bao nhiêu cây?â.
-HS cả lớp làm vào vở. 1 HS lên bảng làm
-HS đọc yêu cầu đề bài.
-HS nhắc lại
-1 HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở.
-HS cả lớp nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 3 CKT tuan 20 3cot.doc