Giáo án Lớp 3 - Tuần 20 (Buổi chiều) - Hoàng Thị Soa

Giáo án Lớp 3 - Tuần 20 (Buổi chiều) - Hoàng Thị Soa

Tập viết: Ôn chữ hoa :N (tiếp)

I . Mục tiêu:

Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa N (1 dòng Ng), V,T (1dòng); Viết đúng tên riêng Nguyễn Văn Trỗi (1dòng) và câu ứng dụng: Nhiễu điều.thương nhau cùng (1lần) bằng chữ cỡ nhỏ.

II . Đồ dùng dạy học

 - Mẫu chữ viết hoaN.-Tên riêng (Nguyễn Văn Trỗi) và câu tục ngữ trên dòng kẻ ô li.

 - Vở TV ; Bảng con ; phấn .

 

doc 12 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 403Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 20 (Buổi chiều) - Hoàng Thị Soa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Lịch báo giảng buổi chiều tuần 20 
Thứ
Tiết
Môn học
Bài dạy
Thứ ba
10/1/2012
1
2
3
4
Tập viết
Luyện đọc
Toán
Tự chọn
Ôn chữ hoaN (tiếp theo).
Trên đường mòn Hồ Chí Minh.
Ôn tập
Ôn Tiếng Việt
Thứ năm
12/1/2012
1
2
3
4
TN- XH
Toán 
Tiếng Việt
Luyện viết
Thực vật.
Ôn tập.
Ôâân luyện từ câu.
 Bài 20
 Thứ ba ngày 10 tháng 1 năm 2012.
 Tập viết: Ôn chữ hoa :N (tiếp)
I . Mục tiêu:
Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa N (1 dòng Ng), V,T (1dòng); Viết đúng tên riêng Nguyễn Văn Trỗi (1dòng) và câu ứng dụng: Nhiễu điều........thương nhau cùng (1lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
II . Đồ dùng dạy học
 - Mẫu chữ viết hoaN.-Tên riêng (Nguyễn Văn Trỗi) và câu tục ngữ trên dòng kẻ ô li.
 - Vở TV ; Bảng con ; phấn ...
II . Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
A . Kiểm tra bài cũ
GV NX TD -Nhận xét chung
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài 
Nêu MĐ YC của tiết học- Ghi tựa
2. .HD viết trên bảng con : 
a. Luyện viết chữ hoa 
 ? Tìm các chữ hoa có trong danh từ riêng ?
GV yêu cầu HS nhắc lại quy trình viết.
b. HS viết từ ứng dụng : 
GV gt :Là một anh hùng liệt sĩ thời chống Mĩ, quê ở Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. 
 * Lưu ý cách viết tên riêng.
c. HS viết câu ứng dụng 
G/T ND câu tục ngữ: HS đọc câu ứng dung 
GV giúp HS hiểu nội dung câu tục ngư õ: Câu tục ngữ khuyên ta phải đoàn kết Gắn bó với nhau, thương yêu nhau 
3. Hướng dẫn viết vào vở TV :
GV nêu y/c :
GV nhắc nhở HS viết bài .
 .Chấm chữa :Chấm nhanh 5-7 bài.
- Nhận xét rút kinh nghiệm.
4 .Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Tuyên dương những em viết đẹp.
- Nhắc HS luyện viết ở nhà, học thuộc câu ứng dụng. Chuẩn bị bài tiếp theo.
- 3 HS lên bảng viết. từ và câu ứng dụng 
Cả lớp viết bảng con : 
 - 3 HS nhắc lại .
- HS nêu các chữ hoa có trong bài.
- HS tập viết bảng con 
 Ng , V , T, Tr
HS viết bảng con Nguyễn Văn Trỗi.
HS viết bảng con các chữ Nguyễn , Nhiễu 
- HS viết bài vào vở 
 Luyện đọc: Trên đường mòn Hồ Chí Minh.
I .Mục tiêu:
 1 . Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
Đọc đúng các từ ngữ :thung lũng, nhích, lù lù, lúp xúp...
 Biết đọc, nghỉ hơi đúng giữa các dấu câu, biết chuyển giọng phù hợp với nội dung từng đoạn
 2.Rèn kĩ năng đọc -hiểu :
Hiểu nghĩa các từ khó trong bài,(đường mòn HCM thung lũng, mũ tai bèo, chất độc hoá học)
Hiểu ND bài sự vất vả gian truân và quyết tâm của bộ đội ta khi hành quân trên đường mòn HCM, vượt dãy Trường Sơn vào giải phóng miền Nam. 
II .Chuẩn bị:
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.Bản đồ Việt Nam. 
 - Bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc. 
III .Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
A . Ổn định 
B . Kiểm tra bài cũ 
 - GV nhận xét - Ghi điểm 
C . Bài mới :
1:Giới thiệu bài : 
GV chỉ vị trí dãy Trường Sơn trên bản đồ và giới thiệu đường mòn HCM là hệ thống đường do bộ đội ta làm dọc theo dãy Trường Sơn để vào Nam đánh Mĩ. 
2. Luyện đọc 
a. GV đọc toàn bài. Tóm tắt : Nội dung bài nói sự vất vả gian truân và quyết tâm của bộ đội ta khi hành quân trên đường mòn HCM, vượt dãy Trường Sơn vào giải phóng miền Nam. 
* Hướng dẫn đọc 
-Khi đọc, đọc với giọng tha thiết, tình cảm, nhấn giọng ở những từ gợi tả .
b . Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ : 
- Đọc từng câu :
GV rèn từ khó trơn lầy, tiếp sau, thẳng, đứng, nhích từng bước, lù lù, cong cong, cắm đỏ bừng .
- Đọc từng đoạn trước lớp :
+ Bài này chia thành mấy đoạn ?
Đoạn1 : Từ đầu đến khuôn mặt đỏ bừng.
Đoạn 2 : Phần còn lại 
- GV theo dõi nhắc nhở HS ngắt nghỉ đúng ...
Kết hợp giải nghĩa từ : đường mòn HCM thung lũng, mũ tai bèo, chất độc hoá học 
Lúp xúp :nhiều cái ở liền nhau, thấp và sàn sàn như nhau 
-Đọc từng đoạn trong nhóm
Chia đoạn cho các nhóm đọc 
GV theo dõi nhắc nhở HS ngắt nghỉ đúng ...
GV theo dõi ,HD HSđọc cho đúng .
Các nhóm đọc đọan trước lớp 
Lớp đọc đồng thanh 
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
+ Tìm hình ảnh so sánh cho thấy bộ đội đang vượt một cái dốc rất cao ?
+Tìm những chi tiết nói lên nỗi vất vả của đoàn quân vượt dốc .
+ GV chốt: 
+ Em hiểu câu “Đoàn quân đột ngột chuyển mạnh” ý nói gì?
+ Tìm những hình ảnh tố cáo tội ác của đế quốc Mĩ ?
GV chốt: đường hành quân không chỉ vất vả khó nhọc mà đầy nguy hiểm, khắp nơi in dấu tội ác tàn phá, huỷ diệt rất dã man và khốc liệt của kẻ thù đối với thiên nhiên và con người Việt Nam. 
4. Luyện đọc lại 
- GV đọc diễn cảm đoạn 2 
Đọc với giọng đau xót, căm thù; nhấn giọng từ ngữ tố cáo tội ác chiến tranh huỷ diệt của giặc Mĩ. 
- Hướng dẫn HS đọc khổ thơ giọng tình cảm thiết tha nghỉ hơi hợp lý. 
HS thi (nâng cao)
GV nhận xét tuyên dương chọn người chiến thắng 
D .Củng cố-dặn dò 
+ Bài văn muốn nói gì ?
- Nhận xét tiết dạy 
- Về nhà đọc bài cho người thân nghe.
 -3HS đọc lại bài thơ “Chú ở bên Bác Hồ”ø Nêu nội dung bài 
Lớp theo dõi nhận xét
Nhắc lại 
HS quan sát tranh
- HS đọc nối tiếp mỗi em 2 dòng thơ (1-2 lượt) .
- HS đọc nối tiếp đoạn 
 có 2 đoạn
- Từng cặp HS đọc.
- 2 nhóm nối tiếp nhau thi đọc 2 đoạn .
 2 –3 HS thi đọc cả bài .
- 1HS đọc thầm đoạn 1. Cả lớp đọc thầm 
đoàn quân nối thành vệt dài từ thung lũng đến đỉnh cao như một sợi dây kéo thẳng đứng. 
 dốc trơn và lầy, nhích từng bước những khuôn mặt đỏ bừng.
-1HS đọc thầm đoạn 2.Cả lớp đọc thầm 
 đoàn quân di chuyển nhanh hơn vì đã xuống đến đồng bằng, tiếp tục hành quân qua những cánh rừng 
- HS phát biểu tự do 
 Lớp lắng nghe 
Mỗi nhóm thi đọc đoạn 2.
Lớp theo dõi lắng nghe
HS đọc cả bài.
(bình chọn người chiến thắng)
 bài văn cho ta biết bộ đội ta rất giỏi, rất anh hùng, đã vượt bao khó khăn, nguy hiểm để chiến đấu và chiến thắng giặc Mĩ.
 Toán: Ôn tập.
 I .Mục tiêu: -Giúp Hs nhận biết về đoạn thẳng, điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng.
- Làm các bài tập ở vở luyện toán và vở BT nâng cao đối với HS KG.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
A. Bài cũ: Gv cho Hs chữa bài tập tiết trước.
B . Bài mới:
1, Gv nêu mục tiêu nhiệm vụ của tiết học
2. Hướng dẫn học sinh làm bài.
Phần 1: Hướng dẫn Hs làm bài tập ở vở luyện tập toán. 
Bài tập 1: cho Hs đọc đề bài .
Gv yêu cầu Hs nhấn mạnh trọng tâm của bài. 
-Cho Hs làm vào vở.
Bài 2 và bài 3:
 Gv cho Hs đọc đề và làm vào vở.
Gv chấm bài và chữa bài.
Bài 4. Gv cho học sinh lên bảng làm bài.
Cho Hs nhận xét.
Phần 2: Làm bài tập thêm 
HSTB làm vào vở viết.
HSKG làm vào vở BT nâng cao.
Gv cho Hs chữa bài .
-Nhận xét và chốt kết quả đúng.
C. Củng cố dặn dò: Nhắc Hs về nhà xem lại bài.
2 Hs lên bảng làm lại bài 2 và 3.
Hs lắng nghe.
Hs làm bài tiết : Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
1 Hs kẻ và làm ở bảng.
Hs đọc kĩ đề bài và làm vào vở.
Hs chữa bài vào vở.
1 Hs làm bài ở bảng
Hs nhận xét.
-HSTB làm vào vở viết Bài 4 (luyện giải toán lớp3).
-HSKG làm bài tập nâng cao.
Hs chữa bài vào vở.
Tự chọn: Ôn Tiếng Việt.
I .Mục tiêu: -Luyện tập thêm về nhân hóa: xác dịnh câu có hình ảnh nhân hóa.
-Tập viết câu văn, đoạn văn có dùng hình ảnh nhân hóa.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
A.Bài cũ:
- Gv nhắc lại về so sánh và nhân hóa.
-Phân biệt sự khác nhau giữa ø so sánh và nhân hóa.
B. Bài mới:
1.Gv nêu mục tiêu nhiệm vụ của tiết học.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập1:Những câu văn nào sau đây có sử dụng nhân hóa:
a,Những cánh cò bay lả bay la trên cánh đồng.
b, Những cánh cò đứng phân vân trên cánh đồng.
c, Con đò dịu dàng trôi theo dòng nước.
d, con đò bồng bềnh trôi theo dòng nước.
Gv cho Hs làm bài và chốt kết quả.
- nhấn mạnh về nhân hóa.
Bài tập 2: Hãy sử dụng cách nói nhân hóa để viết lại các câu sau cho sinh động và gợi cảm hơn:
a, Chiếc cần trục đang bốc dỡ hàng ở cảng.
b,Chiếc lá bàng rơi từ trên cây xuống.
c, Mấy con chim hót ríu rít trên cây.
Gv khuyến khích Hs viết được nhiều câu khác nhau.
Bài tập 3: Hãy tả lại vườn hoa mà em được quan sát trong đó viết được 3 câu có sử dụng phép nhân hóa.
Hs lăùng nghe và phân biệt sự khác nhau giữa hai biện pháp nghệ thuật viết văn.
Hs lắng nghe.
Hs đọc yêu cầu đề bài và xác định câu có nhân hóa.
Hs làm bài vào vở.
Hs phát biểu ý kiến.
Hs khác nhận xét
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Nhớ lại các cách nhân hóa và sử dụng để viết đúng:
Ví dụ: -Bác Cần Trục chìa cánh tay khổng lồ nhấc những kiện hàng nặng ở bến cảng.
Các phần còn lại học sinh tự làm.
Hs đọc đề bài và làm vào vở.
Hs đọc đoạn văn đã viết.
Lớp nhận xét bổ sung.
 Thứ năm ngày 12 tháng 1 năm 2012
Tự nhiên xã hội:
Thực vật
I/ Mục tiêu: - Biết được cây đều có rễ, thân, lá, hoa quả.
Nhận ra sự phong phú và đa dạng của thực vật.
Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được thân, rễ, lá, hoa, quả một số cây.
GDKNS: + Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: phân tích so sánh tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa các loại cây.
+ Kĩ năng hợp tác làm việc theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Phiếu học tập.
	* HS: Bút, phiếu ghi kết quả quan sát.
III/ Các hoạt động:
	A . Bài cũ: Ôân tập: Xã hội
 B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài – ghi tựa: 
	 2. Phát triển các hoạt động. 28’( * * 
* Hoạt động 1: Quan sát theo nhóm ngoài thiên nhiên.
- Mục tiêu: Hs nêu được những điển giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh. Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên.
. Cách tiến hành.
Bước1: Tổ chức, hướng dẫn.
- Gv chia nhóm, phát phiếu, phân khu vực quan sát cho từng nhóm, hướng dẫn Hs cách quan sát cây cối ở khu vực các em được phân công.
- Gv giao nhiệm vụ và gọi một vài Hs nhắc lại nhiệm vụ quan sát trước khi cho các nhóm ra quan sát cây cối ở sân trường hay xung quanh.
Bước 2: Làm việc theo nhóm ngoài nhiên nhiên.
 Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc theo trình tự :
+ Chỉ vào từng cây và nói tên các cây có ở khu vực nhóm được phân công ?
+ Chỉ và nói tên từng bộ phận của cây?
+ Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng và kích thước của những cây đó?
- Gv mời một số nhóm trình bày.
Bước 3: Làm việc cả lớp.( Tập trung về lớp)
- Gv mời đại diện của từng nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình.
- Gv giúp Hs nhận ra sự đa dạng và phong phú của thực vật ở xung quanh và đi đến kết luận như trang 77 SGK
PP: Quan sát, thảo luận nhóm.
HT : Lớp , cá nhân, nhóm
- Các nhóm nhận phiếu.
- Hs chú ý lắng nghe.
- Hs thảo luận nhóm.
trả lời, ghi chép kết quả quan sát các câu hỏi trên.
- Một số nhóm lên trình bày.
Các nhóm báo cáo kết quả.
Nhóm còn lại sẽ bổ sung.Hs nhắc lại
- Gv nhận xét, chốt lại.
* Hoạt động 2: Làm việc cá nhân.
- Mục tiêu: Hs biết vẽ và tô màu một số cây.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Làm cá nhân.
- Gv yêu cầu Hs lấy giấy và bút chì ra để vẽ một vài cây mà các em quan sát được.
- Lưu ý: Tô màu, ghi chú tên cây và các bộ phận của cây trên hình vẽ.
Bước 2: Trình bày.
- Từng cá nhân dán bài của mình trước lớp.
- Gv mời một số Hs lên tự giới thiệu về bức tranh của mình.
+ Theo bạn, nước thải có cần được xử lí không?
- Gv nhận xét.
HĐ3: Liên hệ:
Em cần làm gì để cây xanh trong vườn trường ngày càng tươi tốt?
PP: Thảo luận, luyện tập, thực hành.
Hs vẽ tranh và tô màu.
Hs trình bày và giới thiệu các bức tranh của mình.
Hs các nhóm khác nhận xét.
HS nêu ý thức bảo vệ.
4 .Tổng kết – dặn dò.
Về xem lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Thân cây.
Tiếng Việt: Ôn luyện từ và câu.
Mục tiêu: Ôn các từ ngữ về chủ điểm “Bảo vệ Tổ quốc”, ôn luyện cách sử dụng dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
Bài cũ: Gv cho Hs chữa bài tập tiết trước.
Bài mới:
1.Gv nêu mục tiêu nhiệm vụ của tiết học
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
 Phần 1:Gv cho hs làm bài tập phần luyện từ và câu ở vở luyện tiếng Việt.
Phần 2: Hs làm bài vào vở viết.
Bài tập 1: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm.
a.Ngày nay chúng ta ra sức lao đông, sản xuất để..ngày càng giàu đẹp hơn.
b.Theo lời Bác Hồ dạy, thiếu niên, nhi đồng cùng góp sứchòa bình của đất nước.
c.Học sinh cả nước thi đua học tập để mai sau đất nước đàng hoàng, to đẹp hơn.
Bài tập 2. Hãy nêu tên3 vị anh hùng chống ngoại xâm mà em biết, giới thiệu vắn tắt về chiến công của họ.
Gv cho một số em đọc bài viết của mình.
Nhận xét bổ sung.
C. Củng cố dặn dò. Nhắc Hs về nhà xem lại bài.
2 Hs chữa bài.
Hs khác nhận xét đúng sai.
Hs lắng nghe.
Hs đọc yêu cầu từng bài và làm vào vơ luyện tập tiếng Việt.
Hs đọc bài và làm lần lượt từng bài.
Hs chọn từ thích hợp để điền đúng.
Hs đọc lại bài khi đã điền xong. 
Hs khác nhận xét.
Cho Hs kể miệng 3-5 em.
Hs dựa vào kể miệng để viết vào vở.
Luyện viết: Bài 20: Ôn chữ hoa N ( tiếp theo)
I .Mục tiêu: - Tiếp tục củng cố viết chữ hoa N (trong chữ Ng) đã học. 
 -Viết đúng các từ ứng dụng Nguyên Ngọc, Nghĩa Đô bằng chữ cỡ nhỏ
 -Viết đúng các câu tục ngữ: (Người có chí..phải vững) , và bài ca dao 	“Ngày nào em.......những ngày ước ao”bằng chữ cỡ nhỏ.
.II Hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
A Bài cũ: Gv kiểm tra phần viết ở nhà của Hs.
B .Bài mới:
1. Gv nêu mục tiêu nhiệm vụ của tiết học
2. Hướng dẫn Hs luyện viết.
a. Luyện viết chữ hoa:N
 Cho Hs quan sát vở luyện viết chữ đẹp.
Nêu các chữ hoa có trong bài?
GV cho Hs quan sát chữ mẫu và nhận xét các nét.
 Cho Hs luyện viết các chữ hoa vào bảng con
Gv nhận xét bổ sung.
b. Luyện viết từ ứng dụng:
Cho Hs đọc từ ứng dụng:
Nguyên Ngọc là tên nhà văn với nhiều tác phẩm nổi tiếng như: đất nước đứng lên,
Nghĩa Đô là tên địa danh
Gv nêu cách viết và cho Hs viết trên bảng lớp
c, Luyện viết câu ứng dụng
Cho Hs đọc câu tục ngữ:
 “Người có chí ắt phải nên
 Nhà có nền ắt phải vững”
Giải nghĩa câu tục ngữ.
3. Luyện viết vào vở
Gv nêu yêu cầu viết.
Gv quan sát nhắc nhở Hs viết đúng viết đẹp.
Chấm bài và nhận xét:
C. Củng cố dặn dò: nhắc Hs về nhà luyện viết bài.
Hs đổi vở để kiểm tra cho nhau.
Hs quan sát và nêu các chữ hoa có trong bài: N,Đ, B, C 
Hs quan sát và nêu các nét.
Hs viết lần lượt các chữ vào bảng con 
Các chữ: Ngh.
Hs đọc từ 
Nha Trang, Nho Quan. 
Hs tìm hiểu các địa danh 
2Hs viết 2 từ ở bảng lớp.
Hs đọc và hiểu nghĩa câu tục ngữ nói về con người có chí mới làm nên việc lớn cũng như nhà phải có nền mới vững.
Nêu cách viết một số từ trong câu.
Hs viết bài.
Những Hs viết chưa xong về nhà viết tiếp.
Toán: Ôn tập.
Mục tiêu:- Củng cố về so sánh, làm các phép tính cộng các số trong phạm vi 10000.
Giải toán có liên quan đến phép cộng.
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
A.Bài cũ: Cho Hs chữa bài tập tiết trước.
B. Bài mới:
1,Gv nêu mục tiêu nhiệm vụ của tiết học.
2, Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Phần 1: Học sinh làm bài tập ở vở luyện tập toán.
Học sinh đọc đề bài và lần lượt làm các bài.
Bài 1: Thực hiện đặt tính rồi tính.
Bài 2,3,4. Hs làm vào vở .
Gv chấm bài và nhận xét.
Gv chốt kết quả đúng.
Phần 2: Làm bài vào vở viết.
Bài 1: đặt tính rồi tính:
4267 + 358 ; 5506 + 3447 
3479 + 5475 ; 8264 + 369
2873 + 4925 6457 + 536
 Giáo viên cho Hs làm vào vở .
Gọi HSTB-Y lên bảng chữa bài.
Bài 2: Một xưởng sản xuất dụng cụ, ngày thứ nhất sản xuất được 4735 dụng cụ như vậy đã sản xuất nhiều hơn ngày thứ hai 1024 dụng cụ. Hỏi cả hai ngày xưởng đó sản xuất được tất cả bao nhiêu dụng cụ?
Gv choHs làm vào vở .
Chấm và chữa bài.
C. Dặn dò nhắc nhở:Nhắc Hs về nhà xem lại bài.
3 Hs lên bảng chữa 3 bài.
Hs lắng nghe.
Hs đọc yêu cầu rồi làm bài.
Hs đặt tính và tính vào vở.
Đổi chéo vở kiểm tra kết quả.
3 Hs lên bảng chữa 3 bài.
Hs nhận xét kết quả.
Hs cả lớp làm vào vở.
3 Hs lên bảng chữa bài.
Mõi em làm 2 bài.
Hs đọc bài và tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng.
Giải bài toán vào vở.
Hs chữa bài vào vở. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_20_buoi_chieu_hoang_thi_soa.doc