Giáo án Lớp 3 - Tuần 20 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Chung

Giáo án Lớp 3 - Tuần 20 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Chung

TỰ NHIÊN XÃ HỘI : ÔN TẬP XÃ HỘI

I. Mục tiêu: Sau bài học HS biết.

- Kể tên các kiến thức đã học về xã hội.

- Kể với bạn bè về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh (phạm vi tỉnh).

- Yêu quý gia đình, xã hội, trường học , tỉnh (thành phố) của mình.

- Cần có ý thức bảo vệ môi trường nơi công cộng và cộng đồng nơi đang sống.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh ảnh cho GV sưu tầm.

III. Hoạt động dạy học:

 Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. KTBC:

B. Bài mới: a. Giới thiệu bài - ghi đầu bài.

- Cho HS chơi chuyền hộp.

- GV soạn ra một số câu hỏi.

+ Gia đình em gồm mấy thế hệ?

Em là thế hệ thứ mấy trong gia đình?

+ Những người thuộc họ nội gồm những ai?

Những người thuộc họ ngoại gồm những ai?

+ Trong khi đun nấu bạn và những người trong gia đình cần chú ý điều gì để phòng cháy.

+ Kể tên những môn học mà bạn được học ở trường

+ Nói tên những môn học mình thích nhất và giải thích tại sao?

+ Kể tên những việc mình đã làm để giúp các bạn trong học tập?

+ Nêu lợi ích của các hoạt động ở trường? Em phải làm gì để đạt kết quả tốt.

+ Nói tên một số trò chơi nguy hiểm? Điều gì sẽ sảy ra nêu ban chơi trò chơi nguy hiểm đó?

+ Kể tên một số cơ quan hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế của tỉnh?

C. Củng cố dặn dò :

- Nêu lại ND bài.

* Đánh giá tiết học - Chuẩn bị bài sau.

-Hộp dừng lại ở em nào thì em đó trả lời câu hỏi.

- HS nhận xét bổ sung.

- GV nhận xét chốt lại

- HS tiếp tục chơi cho đến khi nào trả lời hết các câu hỏi.

- HS kể

 

doc 18 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 08/07/2022 Lượt xem 297Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 20 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Chung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 20
 Thứ hai ngày 14 tháng 01 năm 2019
Tiết 1+2: TẬP ĐỌC : Ở LẠI VỚI CHIẾN KHU
I/ Mục tiêu:
A. Tập đọc.
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.
- Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ ngữ , một lượt, ánh lên, trừu mến, yên lòng, lên tiếng
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Biết đọc phân biệt giọng kể chuyện, giọng người chỉ huy và các chiến sỹ nhỏ tuổi.
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới được chú giải cuối bài.
- Hiểu nội dung câu chuyện , ca ngợi tinh thần yêu nước, quản ngại khó khăn, gian khổ của các chiến sỹ nhỏ tuổi trong cuộc k/c chống thực dân Pháp trước đây.
*GDQPAN:Giới thiệu vị trí và vai trò của chiến khu Việt Bắc trong kháng chiến.
B. Kể chuyện.
1. Rèn kỹ năng nói. Dựa vào các câu hỏi gợi ý . HS kể được câu chuyện , kể tự nhiên, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
2. Rèn kỹ năng nghe. Chăm chú theo dõi bạn bè , biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn, biết tiếp lời kể của bạn.
II/ Các KNS cơ bản:
-Đảm nhận trách nhiệm.
- Tư duy sáng tạo.
- Lắng nghe tích cực .
III/ Các phương pháp :
- Đặt câu hỏi .
- Thảo luận nhóm.
IV/Các hoạt động dạy học:
 Tập đọc 	
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
A. Bài cũ :	
B. Bài mới :1. GBT. Ghi đầu bài.
- GV giảng từ chiến khu.
2. Luyện đọc.
- GV đọc mẫu toàn bài
- HS chú ý nghe
- GV hướng dẫn cách đọc
- GV hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng câu
- HS mới tiếp đọc từng câu + đọc đúng
- Đọc từng đoạn trước lớp 
+ GV hướng dẫn đọc 1 số câu văn dài
- HS nối tiếp đọc đoạn
+ GV gọi HS giải nghĩa từ 
- HS giải nghĩa từ mới
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- HS đọc theo N4
- Cả lớp đọc ĐT toàn bài
3. Tìm hiểu bài
- Trung đoàn trường đến gặp các chiến sỹ nhỏ tuổi để làm gì
- Trước ý kiến đột ngột của chỉ huy vì sao các chiến sỹ nhỏ " ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại "?
- HS đọc thầm Đ1.
- Ông đến để thông báo ý kiến của trung đoàn: Cho các chiến sỹ nhỏ trở về sống với gia đình
- 1 HS đọc Đ2 + lớp đọc thầm
- HS nêu
- Thái độ của các bạn sau đó thế nào ?
- Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà
- Lời nói của Mừng có gì đáng cảm động?
- Lượm , mừng và các bạn đều tha thiết xin ở lại.
- Các bạn sẵn sằng chịu đựng gian khổ, sẵn
 sàng sống chết với chiến khu
- Mừng rất ngây thơ, chân thật xin trung đoàn cho em ăn ít đi miễn là đừng bắt em trở về nhà 
- Cả lớp đọc thầm đoạn 3.
- Thái độ của trung đoàn trưởng thế nào khi nghe lời van xin của các bạn.
- Trung đoàn trưởng cảm động rơi nước mắt
- Tìm hình ảnh so sánh ở cuối bài.
- Tiếng hát bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối.
- Qua câu chuyện này em hiểu điều gì về các chiến sĩ vệ quốc đoàn nhỏ tuổi?
- Rất yêu nước, không quản ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng hi sinh vì tổ quốc.
d. Luyện đọc lại:
- GV đọc lại đoạn 2: HD HS đọc đúng đoạn văn.
- HS nghe.
- Một vài HS thi đọc.
- 2 HS thi đọc cả bài.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét 
 Kể chuyện 
a, GV nêu nhiệm vụ
- HS nghe.
b. HD HS kể câu chuyện theo gợi ý.
- HS đọc các câu hỏi gợi ý.
- GV nhắc HS: Các câu hỏi chỉ là điểm tựa giúp các em nhớ ND chính của câu chuyện, kể chuyện không phải là trả lời câu hỏi, cần nhớ các chi tiết trong chuyện để làm cho mỗi đoạn kể hoàn chỉnh, sinh động.
- GV gọi HS kể chuyện.
- 1 HS kể mẫu đoạn2.
- 4 HS đại diện 4 nhóm thi kể.
- 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện
- Cả lớp bình chọn.
- GV nhận xét 
C. Củng cố dặn dò :
- Qua câu chuyện em hiểu thế nào về các chiến sĩ nhỏ tuổi?
- HS TL
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
 _______________________________________________________________________________________________
Tiết 3: TOÁN : ĐIỂM Ở GIỮA - TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG.
I. Mục tiêu: - Giúp HS.
- Hiểu thế nào là điểm ở giữa hai điểm cho trước
- Hiểu thế nào là trung điểm của một đoạn thẳng.
II. Đồ dùng dạy học :
- Vẽ sẵn hình BT3 vào bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
A.KTBC
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu điểm ở giữa.
- HS nắm được vị trí của điểm ở giữa.
- GV vẽ hình lên bảng.
- Yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi
- HS quan sát.
 A 0 B
+ 3 điểm A, O, B là ba điểm như thế nào?
- Là ba điểm thẳng hàng theo thứ tự 
A -> O -> B (từ trái sang phải).
+ Điểm O nằm ở đâu trên đường thẳng.
- O là điểm giữa A và B
- HS xác định điểm O
+ A là điểm bên trái điểm O
+ B là điểm bên phải điểm O
- Nhưng với điều kịên là ba điểm phải thẳng hàng.
- HS tự lấy VD
Hoạt động 2: Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng.
- GV vẽ hình lên bảng.
- HS quan sát.
- Điểm M nằm ở đâu.
- M là điểm nằm giữa A và B.
+ Độ dài đoạn thẳng AM như thế nào với đoạn thẳng BM?
- AM = BM cùng bằng 3 cm
- Vậy M chính là trung điểm của đoạn thẳng AB.
- Nhiều HS nhắc lại
- HS tự lấyVD về trung điểm của đoạn thẳng.
c. Hoạt động 3: Thực hành.
 Bài 1: Củng cố về điểm ở giữa và ba điểm thẳng hàng.
- GV gọi HS nêu yêu cầu.
- 2 HS nêu yêu cầu.
- HS làm nháp + neue kết quả.
+ Nêu 3 điểm thẳng hàng?
- A, M, B; M, O, N; C, N, D.
+ M là điểm giữa A và B.
+ O là điểm giữa M và N.
+ N là điểm giữa C và D.
- GV nhận xét
Bài 2:- Gọi HS nêu yêu cầu.
- 2 HS nêu yêu cầu
- HS làm vở + giải thích.
+ O là trung điểm của đoạn thẳng AB vì A,
 O, B thẳng hàng và OA = OB = 2cm
+ M không là trung điểm của đoạn thẳng C
và M không là điểm ở giữa hai điểm C và
 D vì C, M, D không thẳng hàng.
+ H không là trung điểm của đoạn thẳng FG và EG vì EH = 2cm; HG = 3cm
Vậy a, e là đúng; b, c, d là sai.
 Bài 3: - GV gọi HS nêu yêu cầu.
- GV nhận xét
C. Củng cố dặn dò :
- Nêu lại ND bài.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 HS nêu yêu cầu BT.
- HS làm vở + giải thích.
+ I là trung điểm của đoạn thẳng BC vì:
B, I, C thẳng hàng, IB = IC
+ O là trung điểm của đoạn thẳng AD.
+ O là trung điểm của đoạn thẳng IK.
+ K là trung điểm của đoạn thẳng GE.
+ I là trung điểm của đoạn thẳng BC
 ________________________________________________________________________________________
Tiết 4: ĐẠO ĐỨC: ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ (T2)
I. Mục tiêu:
- HS tích cực tham gia vào các hoạt động giao lưu biểu lộ tình cảm đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.
- HS có thái độ thân ái, hữu nghị, tôn trọng với các bạn thiếu nhi các nước khác.
II. Tài liệu và phương tiện:
- Các tư liệu về hoạt động giao lưu giữa thiếu nhi Việt Nam với thiếu nhi quốc tế.
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
A. KTBC: 
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài - ghi đầu bài.
* Khởi động: GV bắt nhịp cho HS sinh hát bài "Tiếng chuông và ngọn cờ" của nhạc sĩ Phạm Tuyên.
Hoạt động 1: Giới thiệu những sáng tác hoặc những tư liệu đã sưu tầm được về tình đoàn kết thiếu nhi quốc tế.
- GV nêu yêu cầu
- GV nhận xét , khen các nhóm, HS đã sưu
tầm được nhiều tư liệu.
HS trưng bày tranh ảnh và các tư liệu đã sưu tầm được .
- Cả lớp đi xem, nghe các nhóm giới thiệu.
 Hoạt động 2: Viết thư bày tỏ tình đoàn
 kết vơi thiếu nhi các nước .
- GV yêu cầu HS viết theo nhóm.
- HS thảo luận.
+ Sự lựa chọn vào quyết định xem nên gửi thư cho các bạn thiếu nhi nước nào.
- GV theo dõi HS hoạt động.
+ ND thư sẽ viết những gì?
- Tiến hành viết thư.
- Thông qua ND thư mà ký tên tập thể
 vào thư.
Hoạt động 3: Bày tỏ tình đoàn kết hữu nghị đối với thiếu nhi quốc tế.
* Kết luận chung: Thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da, ngôn ngữ, điều kiện sống song đều là anh em bạn bè, cùng là chủ nhân tương lai của thế giới.
C. Củng cố - Dặn dò:
 - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
 * Đánh giá tiết học.
Cử người sau giờ học đi gửi.
 ________________________________________________________________________________________________________
Tiết 5: CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
VĂN HÓA GIAO THÔNG
BÀI 2: LÊN XUỐNG XE BUÝT, XE LỬA AN TOÀN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS hiểu biết một số quy định lên xuống xe buýt, xe lửa an toàn.
2. Kĩ năng:
- HS thực hiện lên xuống xe buýt, xe lửa đúng và an toàn.
3. Thái độ:
- HS thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân thực hiện việc lên xuống xe buýt, xe lửa an toàn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Tranh ảnh về các hình ảnh lên xuống xe buýt của mọi người để trình chiếu minh họa.
- Các tranh ảnh trong sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 3
2. Học sinh
- Sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 3.
- Đồ dùng học tập sử dụng cho giờ học theo sự phân công của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (3’)
2. Bài mới: 	
a. Giới thiệu bài(1’): GV giới thiệu bài, ghi tên bài
b. Hoạt động 1: Đọc truyện: “ Đừng vội vã”.(10’)
- Y/cầu HS đọc truyện “ Đừng vội vã”.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi: 
H: Tuấn và chị Thảo đi thăm ông bà nội bằng phương tiện gì?
+ Khi xe buýt đến, tại sao chị Thảo ngăn không cho Tuấn lên xe ngay? 
+ Tại sao Tuấn bị ngã? 
- GV nhận xét.
H: Khi đi xe buýt, xe lửa chúng ta phải lên
xuống như thế nào cho an toàn?
- GV nhận xét, chốt : Khi đi xe buýt hay xe lửa, chúng ta nên lên xuống một cách trật tự và an toàn.
- GV cho HS xem một số tranh, ảnh minh
họa.
c. Hoạt động 2: Hoạt động thực hành (14’)
- Gọi HS nêu yêu cầu
- GV cho HS quan sát hình trong sách và yêu cầu HS và xác định hành vi đúng, sai của các bạn khi đi trên các phương tiện giao thông
- Khi đi xe buýt hay xe lửa, chúng ta nên lên xuống một cách trật tự và an toàn.
- GV nhận xét.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi câu hỏi:
H: Những người thực hiện lên xuống xe buýt, xe lửa ở tranh 2,4,5 thể hiện điều gì?
GV chốt ý: Người có văn hóa giao thông luôn cư xử lịch sự khi tham gia giao thông.
d. Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1
H: Tại sao các hành vi ở tranh 1, 3, 6 của phần thực hành không nên làm?
H: Em sẽ nói gì với những người có hành động không nên làm ở tranh 1,3,6?
- GV nhận xét.
- GV liên hệ giáo dục: Khi lên xuống xe buýt, xe lửa các em phải chú ý cẩn thận và chấp hành đúng các quy định chung.
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2:
- GV cho HS thảo luận nhóm 5 viết tiếp câu chuyện. 
-GV nhận xét, tuyên dương những nhóm có
-GV chốt ý:
Lên xe hay xuống tàu
Em luôn luôn ghi nhớ
Phải dành phần ưu ái
Cho phụ nữ mang thai
Cho người già, em nhỏ.
3. Củng cố, dặn dò (5’)
- Cho HS nhắc lại nội dung bài
- GV dặn dò học sinh ...  nhanh trên bảng
- HS nhận xét.
a) Những từ cùng nghĩa với tổ quốc là:
Đất nước, nước nhà, non sông, giang sông.
b) Cùng nghĩa với Bảo vệ là: giữ gìn, gìn giữ.
c) Cùng nghĩa với xây dựng là kiến thiết.
- 2 HS nêu yêu cầu BT.
- HS làm vào vở.
- HS nghe.
- Vài HS thi kể.
- HS nhận xét.
- 2 HS nêu yêu cầu.
- HS đọc thầm đoạn văn và làm bài cá nhân.
- 3 HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét.
- 3 - 4 HS đọc lại đọan văn.
__________________________________________________________________________________________
Tiết 4: TOÁN: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS.
- Củng cố về so sánh các số trong phạm vi 10.000, viết 4 số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
- Củng cố về các số tròn trăm, tròn nghìn, (sắp xếp trên tia số) và về cách xác định trung điểm của đoạn thẳng.
II. Các hoạt động dạy học
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
A. Bài cũ: 
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài - ghi đầu bài.
* HĐ 1: Bài tập
 Bài1:
- Củng cố về so sánh số.
- GV gọi HS nêu yêu cầu.
GV sửa sai cho HS sau mỗi lần giơ bảng
 - 2 HS nêu yêu cầu.
 - HS làm bảng con.
 7766 > 7676
 8453 > 8435
 1000g = 1kg
 950g < 1kg
Bài 2:
a) GV gọi HS nêu yêu cầu.
- GV theo dõi HS làm bài.
- 2 HS nêu yêu cầu
- HS làm vở + 1 HS lên bảng.
a) Từ bé đến lớn: 4082, 4208, 4280, 4802.
b) Từ lớn -> bé: 4802, 4280, 4208, 4028
- GV gọi HS đọc bài, nhận xét.
- GV nhận xét.
 Bài 3:- GV gọi HS nêu yêu cầu.
- GV nhận xét sau mỗi lần giơ bảng.
- 2 HS nêu yêu cầu.
- HS làm bảng con.
a) Bé nhất có 3 chữ sô: 100
b) Bé nhất có 4 chữ sô: 1000
c) Số lớn nhất có 3 chữ số: 999
d) Số lớn nhất có 4 chữ số: 9999
 Bài 4 :
- GV gọi HS nêu yêu cầu.
- 2 HS nêu yêu cầu.
- HS làm sgk + đọc kết qảu.
- GV gọi đọc bài.
+ Trung điểm của đoạn thẳng CD ứng với số 2000
- HS nhận xét.
- GV nhận xét.
C. Củng cố dặn dò:
- Nêu lại ND bài.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
* Đánh giá tiết học
 _________________________________________________________________________________________________________
Tiết 5: THỦ CÔNG: THỰC HÀNH ỨNG DỤNG CẮT, DÁN CHỮ CÁI ĐƠN GIẢN 
 I. Mục tiêu:
- Đánh giá kiến thức, kỹ năng cắt, dán chữ qua sản phẩm thực hành của HS.
Hoat động NGLL:BĐKH: Ngày tết quê em:Ngày Tết cỗ truyền có rất nhiều món ăn ngon,hấp dẫn, nhưng mọi người hãy ăn nhiều rau xanh hơn, ăn nhiều rau anh vừa tốt cho sức khỏe vừa góp phần phát thải khí nhà kính. 
II. Chuẩn bị:
- Mẫu chữ cái của các bài học.
- Giấy TC, bút chì, thước kẻ.
- Những em đã HT và có sản phẩm đẹp, trình bày, sản phẩm sáng tạo  được đánh giá là hoàn thành tốt (A+)
- Chưa hoàn thành (B): Chưa cắt kẻ, dán được hai chữ đã học.
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
A. KTBC: 	
B. Bài mới: a. Giới thiệu bài - ghi đầu bài. 
 Hoạt động 1: HD ôn tập
-Em hãy cắt dán 2 hoặc 3 chữ cái trong các chữ đã học ở chương II.
- GV giải thích yêu cầu về KT - KN, SP.
- HS làm bài thực hành, 
GV quan sát HS làm bài, có thể HD thêm cho những HS còn lúng túng.
Hoạt động 2: Đánh giá: 
- Tổ chức cho HS trưng bày SP
- GV cùng HS cả lớp nhận xét sản phẩm
+ Thực hiện đúng quy trình KT, chữ cắt thẳng, cân đối, đúng kích thước.
+ Dán chữ phẳng đẹp.
- GV bình chọn sản phẩm đẹp tuyên dương 
- Yêu cầu HS thu dọn vệ sinh lớp sạch sẽ
Hoat động NGLL: Truyền thống văn hoá của dân tộc ta
- Kể phong tục đón tết của một dân tộc mà em biết ?
-Nêu những đđổi mới về đời sống văn hóa ở quê hương em ?
BĐKH: GV giảng: Ngày Tết cỗ truyền có rất nhiều món ăn ngon,hấp dẫn, nhưng mọi người hãy ăn nhiều rau xanh hơn, ăn nhiều rau anh vừa tốt cho sức khỏe vừa góp phần phát thải khí nhà kính. 
C. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét sự chuẩn bị và thực hành của HS.
- Dặn dò giờ sau
- Nhận xét tiết học
HS lắng nghe
- HS thực hành cắt chữ
- HS tự chọn chữ cho nhóm mình cắt 
- HS thi trình bày sản phẩm
HS lắng nghe – nhận xét 
- HS vệ sinh lớp học
HS nêu
HS lắng nghe
 Thứ sáu ngày 18 tháng 1 năm 2019
Tiết 1: TẬP LÀM VĂN : BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG.
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng nói: Biết báo cáo trước các bạn về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua, lời lẽ rõ ràng, rành mạch, thái độ đàng hoàng tự tin.
2. Rèn kỹ năng viết: Biết viết báo cáo ngắn gọn, rõ ràng gửi cô giáo theo mẫu đã cho.
( Giảm bài 2 )
II. Đồ dùng dạy học:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
A. KTBC: 
B. Bài mới:1. Giới thiệu bài - ghi đầu bài 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- 2HS đọc
- Cả lớp đọc thầm lại bài; Báo cáo tháng thi đua "Nêu gương chú bộ đội"
- GV nhắc HS
+ Báo cáo hoạt động của tổ chỉ theo 2 mục: 1học tập; 2lao động
+ Báo cáo chân thực đúng thực tế.
- HS nghe 
+ Mỗi bạn đóng vai tổ trưởng cần báo cáo với lời lẽ rõ ràng
- HS làm việc theo tổ
+ Các thành viên trao đổi, thống nhất kết quả học tập
+ Lần lượt từng thành viên trao đổi, thống nhất kết quả học tập
+ Lần lượt từng thành viên trong tổ đóng vai tổ 
trưởng báo cáo trước các bạn kết quả học tập -
LĐ của tổ 
- GV gọi HS thi 
- 1 vài HS đóng vai tổ trưởng trình bày báo cáo.
- GV nhận xét 
- HS nhận xét
C. Củng cố dặn dò:
- Nêu lại ND bản báo cáo ? (2HS)
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
* Đánh giá tiết học
 ________________________________________________________________________________________________
Tiết 2: TOÁN: PHÉP CỘNG CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10.000
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Biết thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 10.000 (bao gồm đặt tính đúng).
- Củng cố về ý nghĩa phép cộng qua giải bài toán có lời văn bằng phép cộng 
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
A. Bài cũ: Nêu cách cộng các số có 3 chữ số? 
- HS + GV nhận xét.
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài - ghi đầu bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hiện 
Phép cộng 3526 + 2759
* Học sinh nắm được cách cộng.
 GV nêu phép cộng 3526 + 2756 và viết bảng
- HS quan sát 
- HS nêu cách thực hiện 
- GV gọi HS nêu cách tính 
- 1 HS đặt tính và tính kết quả 
 3526
 2759
 6285
- GV gọi HS nêu lại cách tính 
- Vài HS nêu lại cách tính 
- Vậy từ VD em hãy rút ra quy tắc cộng các số có 4 chữ số ?
Hoạt động 2: Thực hành
 Bài 1: - GV gọi HS nêu yêu cầu 
- GV sửa sai sau mỗi lần giơ bảng ?
- GV gọi HS đọc bài - nhận xét 
Bài 2: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- GV gọi HS đọc bài - nhận xét 
- HS tự viết tổng của phép cộng 
3526 + 2759 = 6285
- Ta viết các số hạng sao cho các chữ số ở cùng một hàng đều thẳng cột với nhau.
Rồi viết dấu cộng, kẻ vạch ngang rồi cộng từ phải sang trái.
- 2HS nêu yêu cầu bài tập
- HS làm bảng con.
 5341 7915 4507
 1488 1346 2568
 6829 9216 7075
- 2HS nêu yêu cầu bài tập 
 - HS làm vào vở + 1 HS lên bảng làm 
- GV nhận xét chung
Bài 3: - GV gọi HS nêu yêu cầu 
 2634 1825 5716
 4848 455 1749
 7482 2280 7465
- 2HS nêu yêu cầu 
- HS phân tích bài toán 
- HS làm vào vở + 1HS lên bảng làm 
Bài giải
Cả hai đội trồng được là:
3680 + 4220 = 7900 (cây)
Đáp số: 7900 cây
- 2HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm nháp nêu kết quả 
+ M là trung điểm của đoạn thẳng AB
+ Q là trung điểm của đoạn thẳng CD
+ N là trung điểm của đoạn thẳng BC
Tóm tắt
Đội 1 trồng: 3680 cây
Đội 2 trồng: 4220 cây 
Cả hai đội trồng :.?
GV nhận xét
 Bài 4 : 
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- GV gọi HS nêu kết quả 
C. Củng cố dặn dò:
- Nêu quy tắc cộng số có 4chữ số ? 
- Về nhà chuẩn bị bài sau
* Đánh giá tiết học
 _________________________________________________________________________________________________
Tiết 3: CHÍNH TẢ (NGHE VIẾT): TRÊN ĐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH
I. Mục tiêu:
Rèn kĩ năng viết chính tả:
1. Nghe viết chính xác, trình bày đúng, đẹp đoạn một trong bài trên đường mòn Hồ Chí Minh.
2. Làm đúng bài tập phân biệt và điền vào chỗ trống các âm đầu hoặc vần dễ lẫn (s/x; uôt, uôc). Đặt câu đúng với các từ ghép tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp viết 2 lần nội dung bài tập 2a.
- Bút dạ + Giấy khổ to.
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
A. KTBC: 
B. Bài mới1. Giới thiệu bài - ghi đầu bài
2. Hướng dẫn HS nghe viết:
a. HD học sinh chuẩn bị :
- GV đọc đoạn văn viết chính tả 
- HS nghe 
- 2HS đọc lại 
- GV giúp HS nắm ND bài ;
+ Đoạn văn nói nên điều gì ?
- Nỗi vất vả của đoàn quân vượt dốc
- GV đọc 1 số tiếng khó: trơn lầy, thung lũng, hi hi, lúp xúp
- HS luyện viết vào bảng con 
b. GV đọc bài 
- HS nghe - viết vào vở 
- GV quan sát, uấn nắn cho HS 
c. Chấm chữa bài. 
- GV đọc lại bài 
- HS dùng bút chì soát lỗi 
GV thu vở kiểm tra đánh giá.
- GV nhận xét bài viết 
3. HD học sinh làm bài tập 
a. Bài 2(a)
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS đọc thầm, làm bài CN
- GV mời 2 HS lên bảng thi làm bài đúng nhanh
- 2HS làm bài 
- GV nhận xét 
a. Sáng suốt, xao xuyến, sóng sánh, xanh xao.
- HS đọc bài - HS khác nhận xét 
b. Bài 3.
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm vào vở 
- GV dán lên bảng 4 tờ phiếu 
- 4nhóm lên bảng thi tiếp sức 
- HS nhận xét 
- GV nhận xét 
+ VD; Ông em già những vẫn sáng suốt...
C. Củng cố - dặn dò:
- Nêu lại ND bài ? (2HS)
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
 ________________________________________________________________________________________________
_________________________________________________________________________________________
 Sinh hoạt lớp tuần 20
I/ Đánh giá hoạt động trong tuần qua :
- Học sinh đi học đầy đủ, đúng giờ, hăng say phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- Giữ vững số lượng học sinh, duy trì nề nếp lớp tốt.
- Vệ sinh trường, lớp sạch sẽ. 
- Tham gia đầy đủ các hoạt động do nhà trường tổ chức.
* Lông ghép:HĐTNST: Tiếp tục tổ chức cho HS thi kể những người anh hùng trong các cuộc kháng chiến. Do lớp trưởng điều khiển.
II/ Kế hoạch tuần 21 :
- Tiếp tục duy trì nề nếp học tập và số lượng học sinh.
- Vệ sinh cá nhân và trường lớp sạch sẽ.
- Duy trì tốt 15 phút đầu giờ.
- Học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Sinh hoạt Sao theo quy định.
III/ Biện pháp thực hiện:
- Giáo viên cùng ban cán sự lớp thường xuyên đôn đốc nhắc nhở.
- Phát huy những mặt mạnh và khắc phục những điểm yếu.
- Có biện pháp thưởng, phạt rõ ràng và phân minh.
 ________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_20_nam_hoc_2018_2019_nguyen_thi_chung.doc