Giáo án Lớp 3 Tuần 21 - Buổi sáng

Giáo án Lớp 3 Tuần 21 - Buổi sáng

TUẦN 21

Tiết 2,3: TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

ÔNG TỔ NGHỀ THÊU

I. MỤC TIÊU:

A/ TẬP ĐỌC:

 - Đọc đúng, rành mạch. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Hiểu ND : Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo. (trả lời được các CH trong SGK)

B/ KỂ CHUYỆN:

 - Kể lại được một đoạn của câu chuyện

- HS khá, giỏi biết đặt tên cho từng đoạn câu chuyện.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Tranh minh họa truyện trong SGK.

- Một bức tranh (một bức ảnh) về cái lọng.

 

doc 18 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 623Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 21 - Buổi sáng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 20 tháng 01 năm 2014 
	TUẦN 21	 
Tiết 2,3: TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN 
ÔNG TỔ NGHỀ THÊU
I. MỤC TIÊU:
A/ TẬP ĐỌC:
 	- Đọc đúng, rành mạch. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu ND : Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo. (trả lời được các CH trong SGK)
B/ KỂ CHUYỆN:
 - Kể lại được một đoạn của câu chuyện
- HS khá, giỏi biết đặt tên cho từng đoạn câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Tranh minh họa truyện trong SGK.
- Một bức tranh (một bức ảnh) về cái lọng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. TẬP ĐỌC
1. Kiểm tra bài cũ. (Tiết 1)
- Gọi 2 HS : Đọc bài Chú ở bên Bác Hồ và trả lời câu hỏi SGK
- Nhận xét ghi điểm
* Gọi HS yếu đọc thuộc lòng đoạn 1
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài – ghi tựa
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
1/ Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
2/ Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a/ Đọc từng câu & luyện đọc từ khó.
- Cho học sinh đọc nối tiếp.
- Luyện đọc từ ngữ khó : đốn củi, vỏ trứng, triều đình, mỉm cười, ...
b/ Đọc từng đoạn trước lớp & giải nghĩa từ.
- Giải nghĩa từ : đi sứ, lọng bức tường, chè lam, bình an vô sự, Thường Tín...
c/ Đọc từng đoạn trong nhóm: 
* GV giao nhiệm vụ cho HS yếu đọc thấm đoạn1 và kết hợp GV kiểm tra.
d/ Đọc cả bài
+ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
+ Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham, học như thế nào?
* Gọi HS yếu nhắc lại câu trả lời của bạn
+ Vua Trung Quốc nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam?
+ Trần Quốc Khái đã làm thế nào:
 a) Để sống?
 b) Để không bỏ phí thời gian?
 c) Để xuống đát bình yên vô sự?
 + Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu?
- HD HS nêu nội dung chính
+ Hoạt động 3: Luyện đọc lại.( Tiết 2)
- Giáo viên đọc lại đoạn 3.
- Cho Học sinh đọc lại.
- Cho Học sinh thi đọc.
- Học sinh đọc và trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét
* HS yếu đọc thuộc lòng đoạn 1.
- Học sinh lắng nghe, nhắc tên bài
- HS lắng nghe
- Học sinh học nối tiếp hết bài.
- Học sinh luyện đọc từ khó theo sự hướng dẫn của Giáo viên .
- Học sinh đọc nối tiếp từng đoạn.
- 1 Học sinh đọc phần giải nghĩa từ trong SGK
- Học sinh đọc nối tiếp (mỗi em 1 đọan). 
* HS yếu đọc thầm đoạn 1
- 2 HS đọc toàn bài văn.
-Học sinh đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
+Trần Quốc Khái học cả khi đi đốn củi, lúc kéo vó tôm. Tối đến, nhà nghèo, không có đèn, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng, lấy ánh sáng đọc sách
* HS yếu nhắc lại câu trả lời..
-Học sinh đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi.
+Vua cho dựng lầu cao, mời Trần Quộc Khái lên chơi, rồi cất than để xem ông làm thế nào.
- Học sinh đọc thầm đoạn 3 &4 và trả lời câu hỏi.
- Học sinh trả lời câu hỏi.
 - Đọc thầm đoạn 5 và trả lời câu hỏi.
+Vì ông là người đã truyền dạy cho dân nghề thêu, nhờ vậy nghề này được lan truyền rộng.
- HS lắng nghe
- Học sinh đọc đoạn 3 (cá nhân).
- 4 Học sinh thi đọc đoạn 3.
- 1 Học sinh đọc cả bài.
B. KỂ CHUYỆN 
+ Hoạt động 4: Giáo viên nêu nhiệm vụ.
- Câu chuyện có 5 đoạn. Các em đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện Ông tổ nghề thêu, sau đó, mỗi em tập kể một đoạn của câu chuyện.
+ Hoạt động 5: H.dẫn học sinh kể chuyện.
1/ Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện.
- Cho học sinh nói tên đã đặt.
a) Đoạn 1:
b/ Đoạn 2:
c/ Đoạn 3:
d/ Đoạn 4:
e/ Đoạn 5:
- Giáo viên nhận xét & bình chọn học sinh đặt tên hay.
2/ Kể lại một đoạn của câu chuyện :
- Cho học sinh kể chuyện.
- Cho học sinh thi kể.
- Giáo viên nhận xét.
3. Củng cố – dặn dò.
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Về nhà các em kẻ lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Nhận xét tiết học	
-HS làm bài cá nhân.
- 5 à 6 học sinh trình bày cho cả lớp nghe.
- Thử tài. Đứng trước thử thách...
- Tài trí của Trần Quốc Khái. 
- Học được nghề mới.
- Hạ cánh an toàn. Vượt qua thử thách.
- Truyền nghề cho dân. Dạy nghề thêu cho dân
- Lớp nhận xét & bình chọn học sinh đặt tên hay nhất.
- Mỗi học sinh kể một đoạn.
- 5 Học sinh tiếp nối nhau thi kể 5 đoạn.
- Lớp nhận xét.
- Học sinh phát biểu.
Tiết 4: TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU.
-Biết cộng nhẫm các số tròn trăm, tròn nghìn có đến bốn chữ số và giải bài toán bằng hai phép tính.
II.ÐỒ DÙNG : Bảng phụ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Kiểm tra bài tập 1, 3/ 102
+ Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Luyện tập
* Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1:Tính nhẩm
+ Viết phép tính lên bảng
 4000 + 3000 = ?
 Nhẩm : 4 nghìn + 3 nghìn = 7 nghìn
 vậy : 4000 + 3000 = 7000
* Chấm điểm HS khá vào vở
- Nhận xét 
Bài tập 2. Tính nhẩm (theo mẫu)
+ Đề bài Y/c làm gì?
+ HS nêu cách cộng nhẩm sau đó tự làm bài 
+ Học sinh tự làm bài.
* Hướng dẫn và nhắc nhở HS yếu làm câu a và kết hợp kiểm tra và nhắc nhở nếu các em làm sai.
- Nhận xét và tuyên dương.
Bài tập 3. Đặt tính rồi tính
+ Gọi học sinh đọc yêu cầu của đề bài và tự thực hiện theo yêu cầu bài tập.
*Với HS yếu GV nhắc nhở các em cách đặt tính và tính câu a, nhắc nhở các em là phải lẩm vở nháp trước sau đó mới làm vào vở
- Nhận xét
Bài tập 4.
* HS yếu tiếp tục hoàn thiện bài tập 2
+ Gọi học sinh đọc đề bài.
+ Yêu cầu học sinh tóm tắt bằng sơ đồ và giải bài toán.
3. Hoạt động 2: Củng cố & dặn dò:
- Dặn hs về học bài. CB bài sau:
 + Nhận xét tiết học
+ Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài.
+ Lớp theo dõi và nhận xét.
+ Nghe giới thiệu bài và nhắc tên bài.
+ Học sinh theo dõi.
+ Nhẩm và nêu kết quả: 4000+3000= 7000
+ Học sinh tự làm bài, sau đó gọi 1 học sinh chữa bài miệng trước lớp.
* GV gọi HS yếu nêu kết quả
 5000 + 1000 = 6000
 6000 + 2000 = 8000
 4000 + 5000 = 9000
 8000 + 2000 = 10000
- Tính nhẩm (theo mẫu)
Mẫu:
6000 + 500 = 6500 300 + 4000 = 4300
2000 + 4000 = 6000 600 +5000 = 5600
9000 + 900 = 9900 7000 + 800 = 7800
- HS nêu kết quả
- Đặt tính rồi tính: 
 a)++b) ++ 
 6779 6284 7461 7280
4 HS lên bảng làm
Nhận xét và sửa sai.
+ Học sinh đọc đề bài SGK / 103.
 Bài giải
Số lít dầu cửa hàng bán được trong buổi chiều
 432 2 = 864 (lít)
Số lít dầu cửa hàng bán cả hai buổi
 432 + 864 = 1296 (lít)
 Đáp số: 1296 lít. 
 Thứ hai ngày 20 tháng 01 năm 2014 
 Tiết 1: ĐẠO ĐỨC
TÔN TRỌNG KHÁCH NƯỚC NGOÀI (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU.
- Nêu được một số biểu hiện của việc tôn trọng khách nước ngoài phù hợp với lứa tuổi.
- Có thái độ, hành vi phù hợp khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài trong các trường hợp đơn giản.
*GDKNS : 
Kĩ năng thể hiện sự tự tin, tự trọng khi tiếp xúc với khách nước ngoài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
+ Bộ tranh vẽ, ảnh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ : 
2.Bài mới: 
* Giới thiệu bài: nêu y/ c của tiết học
Họat động 1: Thảo luận nhóm.
Mục tiêu: HS biết được một số biểu hiện tôn trọng đối với khách nước ngoài.
Cách tiến hành: 
+ Yêu cầu học sinh chia thành các nhóm. Phát cho các nhóm 1 bộ tranh (trang 32à35). Yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi sau:
1. Trong tranh có những ai?
2. các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
3. Nếu gặp khách nước ngoài em phải làm như thế nào? (treo bộ tranh to lên bảng).
- Nhận xét, kết luận: Đối với khách nước ngoài, chúng ta cần tôn trọng và giúp đỡ họ khi cần.
Hoạt động 2: Phân tích truyện.
Mục tiêu: HS biết các hành vi thể hiện tình cảm thân thiện, mến khách của thiếu nhi Việt Nam với khách nước ngoài. HS biết thêm một số biểu hiện của lòng tôn trọng, mến khách và ý nghĩa của việc làm đó.
Cách tiến hành: 
+ Gv đọc truyện Cậu bé tốt bụng
+ Gv chia lớp thành các nhóm và thảo luận theo các câu hỏi sau:
- Bạn nhỏ đã làm việc gì?
- Việc làm của bạn nhỏ thể hiện gì đối với khách nước ngoài?
- Theo em, người khách nước ngoài sẽ nghĩ như thế nào về cậu bé Việt Nam.
- Em có suy nghĩ gì về việc làm của bạn nhỏ?
Kết luận: Chúng ta cần giao tiếp, giúp đỡ khách nước ngoài vì điều đó thể hiện sự mến khách, tinh thần đoàn kết với những người bạn muốn tìm hiểu giao lưu với đất nước ta.
Hoạt động 3: Nhận xét hành vi
Mục tiêu: HS nhận xét những hành vi nên làm khi tiếp xúc với khách nước ngoài và hiểu được quyền giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình
Cách tiến hành: GV chia lớp thành 5 nhóm và cho HS nhận xét về hành vi của 5 bức tranh.(BT3)
+ Yêu cầu các nhóm thảo luận giải quyết tình huống trong từng tranh
- Nhận xét, kết luận: Khi gặp khách nước ngoài em cần vui vẻ chào hỏi, chỉ đường, giúp đỡ họ 
3: Củng cố – dặn dò.
- Dặn hs: Sưu tầm những tranh ảnh,câu chuyện nói về việc:
 + Cư xử niềm nở, lịch sự, tôn trọng khách nước ngoài.
 + Sẵn sàng giúp đỡ khách nước ngoài khi cần thiết
- Nhận xét tiết học
+ Chia thành các nhóm, nhận tranh, thảo luận và trả lời câu hỏi.
à Trong tranh có khách nước ngoài và các bạn nhỏ Việt Nam.
à Các bạn nhỏ Việt Nam đang tươi cười niềm nở chào hỏi và giới thiệu với khách nước ngoài về trường học, chỉ đường cho khách.
à Gặp khách nước ngoài em cần vui vẻ đón chào, tôn trọng, giúp đỡ họ khi họ gặp khó khăn.
+ Đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung và nhận xét.
+ Từng cặp học sinh nhận phiếu bài tập, thảo luận và hoàn thành phiếu.
- Bạn nhỏ đến gần và hỏi ông khách bằng tiếng Anh " Tôi có thể giúp ông việc gì?"
- ... thể hiện sự tôn trọng, lòng mến khách.
-... cậu bé Việt Nam rất lịch sự và tốt bụng
- Bạn nhỏ rất lịch sự và tốt bụng
+ Đại diện của các trình bày
+ Chia nhóm, thảo luận giải quyết tình huống.
+ Một vài nhóm đại diện báo cáo.
Tiết2 : Luyện Toán 
PHÉP CỘNG CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10.000.
I. Mục tiêu:
- Biết cộng nhẩm các số trong phạm vi 10.000 (bao gồm đặt tính và tính đúng).
- Rèn kỹ năng thực hiện đúng phép cộng các số trong phạm vi 10.000
- Biết vận dụng vào giải toán có liên quan.
II.Đồ dùng dạy- học: VBT
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Kiểm tra: 
1234+5436
B: Thực hành.
+) Bài 1: Tính.
- Gv yêu cầu 2 hs lên bảng làm bài, gv nhận xét , chữa bài.
 +) Bài 2: Đặt tính rồi tính.
- Nêu cách đặt tính và cách tính.
+ Gọi 3 hs lên bảng .
+) Bài 3: 
- Bài toán cho biết gì?- Bài toán hỏi gì?
+ Yêu cầu hs tóm tắtvà giảivào vở
+) Bài 4:- Nêu tên trung điểm của mỗi cạnh của hcn.
C.Củng cố – dặn dò.
- Nêu cách đặt tính và cách thực hiện phép cộng?
1HS lên bảng làm
- Hs nêu yc
- Lớp làmVBT,
- HS làm vở và đổi ... làm bài.
- Học sinh lắng nghe.
- 2 Học sinh đọc lại.
- Cả lớp đọc thầm 3 phút
- 1 Học sinh đọc yêu cầu và 3 gợi ý.
- Hoạt động nhóm (nhóm 5)
- Các nhóm lên bảng thi theo hình thức tiếp sức.
- Lớp nhận xét.
* HS yếu nhắc lại câu trả lời của bạn.
- Học sinh chép vào vở bài tập lời giải đúng.
- Có 3 cách nhân hóa.
+ Gọi sự vật bằng từ dùng để gọi con người: ông, chị.
+ Tả sự vật bằng những từ dùng để tả người: bật lửa. kéo đến, trốn, nóng lòng...
+ Nói với sự vật thân mật như nói với con người: gọi mưa như gọi bạn.
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập .
- Học sinh làm bài cá nhân.
- Nhiều học sinh phát biểu ý kiến.
a) Trần Quốc Khái quê ở huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây.
b) Ông học được nghề thêu ở Trung Quốc trong một lần đi sứ.
- Học sinh đọc lại yêu cầu bài tập.
a) câu chuyện kể trong bài diễn ra vào thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp ...
b) Trên chiến khu, các chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi sống ở lán.
c) Vì lo cho các chiến sĩ nhỏ tuổi, trung đoàn trưởng khuyên họ về sống với gia đình.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh nhắc lại 3 cách nhân hóa đã học.
Tiết 3: TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU : 
- Biết trừ nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm có đến bốn chữ số.
- Biết trừ các số có đến bốn chữ số và giải bài toán bằng hai phép tính.
II. ĐỒ DÙNG: 
- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
+ HS làm BT1, 2b/ 104
+ Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Bài mới: Giới thiệu bài: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn luyyện tập.
Bài tập 1.
+ Giáo viên viết phép tính lên bảng
 8000 – 5000 = ?
 Nhẩm : 8 nghìn - 5 nghìn = 3 nghìn
 Vậy: 8000 - 5000 = 300
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
* Với HS yếu, Gv yêu cầu các em đặt tính cho thẳng hàng và tính 2 phép tính ở cột 1.
- Gọi 1 học sinh chữa bài trước lớp.
- Nhận xét
Bài tập 2. Tính nhẩm (theo mẫu)
Giáo viên viết phép tính lên bảng:
 5700 – 200 = ?
+ Em nào có thể nhẩm 5700 – 200 = ?
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
*Với HS yếu, Gv yêu cầu các em đặt tính cho thẳng hàng và tính 3 phép tính ở cột 1, kết hợp Gv chấm điểm để tuyên dương các em.
- Gọi 1 học sinh chữa bài miệng trước lớp.
Bài tập 3. Đặt tính rồi tính.
+ Hướng dẫn học sinh làm bài.
+ Nhắc HS cách viết cho thẳng hàng(Viết từ hàng đơn vị viết lần vào)
* Với HS yếu, GV hướng dẫn để cấc em làm 1 phép tính
Bài tập 4. 
* HS yếu, Gv cho các em làm cột 2 của bài tập 3
+ Gọi 1 học sinh đọc đề bài, giáo viên hướng dẫn tóm tắt.
+ Gọi học sinh lên bảng giải
Có : 4720 kg
 Chuyển lần 1 : 2000 kg.
 Chuyển lần 2 : 1700 kg.
 Còn lại : ... kg? 
+ Nhận xét và cho điểm học sinh.
3. Củng cố & dặn dò:
+ Tổng kết giờ học, 
+ Dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở.
+ Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài.
+ Lớp theo dõi và nhận xét.
+ Nghe Giáo viên giới thiệu bài.
+ Học sinh theo dõi.
+ Học sinh nhẩm và nêu kết quả:
 8000 – 5000 = 3000
+ Học sinh tự làm bài, 
7000 - 2000 = 5000 ; 9000 - 1000 = 8000
6000 - 4000 = 2000 ; 10 000 - 8000 = 2000
+ Học sinh theo dõi-nhận xét
+ Nhẩm nêu kết quả: 5700 – 200 = 5500
- Học sinh làm vào vở.
- Một vài HS khá nêu kết quả, nhận xét
+ 1 hs tự làm bài
 ; ; ; 
 3756 4558 0828 3659
+ Học sinh theo dõi và đọc đề toán SGK.
+ 1 học sinh lên bảng giải, lớp làm vào vở
 Bài giải
 Số muối cả hai lần chuyển là:
 2000 + 1700 = 3700 (kg)
 Số muối còn lại trong kho:
 4720 – 3700 = 1020 (kg)
 Đáp số 1020 kg.
Nhận xét bài làm của bạn trên bảng
Tiết4: Luyện Tiếng việt
ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I.Mục tiêu: 
-Luyện tập thêm về nhân hóa: xc định các hình ảnh nhân hóa.
-Tập viết câu văn, đoạn văn có dùng hình ảnh nhân hóa.
II.Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
A.Bài cũ:
- Gv nhắc lại về so sánh và nhân hóa.
-Phân biệt sự khác nhau giữa so sánh và nhân hóa.
B. Bài mới:
1.Gv nêu mục tiêu nhiệm vụ của tiết học.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập1:Những câu văn nào sau đây có sử dụng nhân hóa:
a,Những cánh cò bay lả bay la trên cánh đồng.
b, Những cánh cò đứng phân vân trên cánh đồng.
c, Con đò dịu dàng trôi theo dòng nước.
d, con đò bồng bềnh trôi theo dòng nước.
Gv cho Hs làm bài và chốt kết quả.
- nhấn mạnh về nhân hóa.
Bài tập 2: Hãy sử dụng cách nói nhân hóa để viết lại các câu sau cho sinh động và gợi cảm hơn:
a, Chiếc cần trục đang bốc dỡ hàng ở cảng.
b,Chiếc lá bàng rơi từ trên cây xuống.
c, Mấy con chim hót ríu rít trên cây.
Gv khuyến khích Hs viết được nhiều câu khác nhau.
Bài tập 3: Hãy tả lại vườn hoa mà em được quan sát trong đó viết được 3 câu có sử dụng phép nhân hóa.
3,Cung cố- dăn dò:
Hs lăng nghe và phân biệt sự khác nhau giữa hai biện pháp nghệ thuật viết văn.
Hs lắng nghe.
Hs đọc yêu cầu đề bài và xác định câu có nhân hóa.
Hs làm bài vào vở.
Hs phát biểu ý kiến.
Hs khác nhận xét
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Nhớ lại các cách nhân hóa và sử dụng để viết đúng:
Ví dụ: -Bác Cần Trục chìa cánh tay khổng lồ nhấc những kiện hàng nặng ở bến cảng.
Các phần còn lại học sinh tự làm.
Hs đọc đề bài và làm vào vở.
Hs đọc đoạn văn đã viết.
Lớp nhận xét bổ sung.
 Thứ sáu ngày 24 tháng 01 năm 2014
Tiết 1: TOÁN
THÁNG - NĂM
I. MỤC TIÊU : 
Biết các đơn vị đo thời gian: tháng, năm.
 Biết một năm có mười hai tháng; biết tên gọi các tháng trong năm; biết số ngày trong tháng; biết xem lịch.
- Làm đúng các bài tập 1, 2(sử dụng lịch cùng năm học).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Tờ lịch năm 2010 để làm BT1&2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Giáo viên kiểm tra bài tập 2/ 106
 2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: .
* Hoạt động 1: Giới thiệu các tháng trong năm và số ngày trong các tháng.
a) Các tháng trong một năm.
+ Treo tờ lịch năm 2010 yêu cầu học sinh quan sát.
+ Một năm có bao nhiêu tháng, đó là những tháng nào?
+ Yêu cầu học sinh lên bảng chỉ tờ lịch và nêu tên 12 tháng của năm. Theo dõi học sinh nêu và ghi tên các thang lên bảng.
b) Giới thiệu số ngày trong từng tháng
+ Yêu cầu học sinh quan sát tiếp tờ lịch, tháng 1 và hỏi: tháng một có bao nhiêu ngày? 
+ Những tháng còn lại có bao nhiêu ngày?
+ Những tháng nào có 31 ngày?
+ Những tháng nào có 30 ngày?
+ Tháng Hai có bao nhiêu ngày?
+ lưu ý học sinh: Trong năm bình thường có 365 ngày thì tháng hai có 28 ngày, những năm nhuận có 366 ngày thì tháng hai có 29 ngày, vậy tháng hai có 28 hoặc 29 ngày.
*Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài tập 1.
+ HS quan sát tờ lịch và hỏi:
- Tháng này là tháng mấy? 
 - Tháng sau là tháng mấy?...
 - Tháng 1, tháng 3, tháng 6, tháng7, tháng 10, tháng 11 có bao nhiêu ngày?
Bài tập 2.(Đây là tờ lịch tháng 8 năm 2010)
Yêu cầu học sinh quan sát tờ lịch tháng 8 năm 2010 và trả lời các câu hỏi của bài, hướng dẫn học sinh cách tìm thứ của một ngày trong tháng 
3. Hoạt động 3: Củng cố & dặn dò:
+ Tổng kết giờ học, dặn dò học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập 
+ Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài.
+ Nghe Giáo viên giới thiệu bài.
+ Học sinh quan sát tờ lịch.
+ Một năm có 12 tháng, đó là Tháng một, tháng hai ... tháng mười một, tháng mười hai.
+ Tháng một có 31 ngày.
+ Học sinh quan sát và tự trả lời. Lớp theo dõi và nhận xét.
+ Những tháng có 31 ngày là: tháng Một, ba, năm, bảy, tám, mười, mười hai.
+ Những tháng có 30 ngày là: Tháng tư, sáu, chín và tháng mười một.
+ Tháng hai có 28 ngày.
+ học sinh lắng nghe.
+ Học sinh quan sát tờ lịch và trả lời, lớp nhận xét.
- Tháng một
- Tháng hai
( HS lần lượt trả lời câu hỏi của GV)
+ Học sinh nghe giáo viên hướng dẫn, sau đó tiến hành trả lời từng câu hỏi trong bài; Tìm xem những ngày Chủ nhật trong tháng 8 là những ngày nào?
Tiết 2: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
THÂN CÂY (TT)
I. MỤC TIÊU:
 Nêu được chức năng của thân đối với đời sống của thực vật và ích lợi của thân cây đối với đời sống con người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các hình trong SGK/80;81.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động (ổn định tổ chức).
2. Kiểm tra bài cũ: Thân cây.
Kể tên một số cây thân mọc đứng, thân b ò, thân leo.
Kể tên một số thân lấy gỗ (cứng). Thân mềm.
3. Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1. Thảo luận cả lớp.
Mục tiêu: Nêu được chức năng của thân cây trong đời sống của cây.
Cách tiến hành:
- Y/c HS quan sát hình1, 2, 3/80
+ Việc làm nào chứng tỏ trong thân cây có chứa nhựa?
+ Để biết tác dụng của nhựa cây và thân cây, các bạn ở hình 3 đã làm thí nghiệm gì?
- Giáo viên: Khi một ngọn cây bị ngắt, tuy chưa bị lìa khỏi thân nhưn g vẫn bị héo là do không nhận được đủ nhựa cây để duy trì cuộc sống. Điều đó chứng tỏ trong nhựa cây chứa chất dinh dưỡng để nuôi cây. Một trong những chức năng quan trọng của thân cây là vận chuyển nhựa từ rễ lên lá và từ lá đi khắp các bộ phận của cây để nuôi cây.
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
Mục tiêu: Kể ra được những ích lợi của một số thân cây đối với đời sống của con người và động vật.
Cách tiến hành:
- Bước 1. Nêu yêu cầu.
Dựa vào những hiểu biết thực tế, học sinh:
+ Kể tên một số thân cây dùng làm thức ăn cho người hoặc động vật.
+ Kể tên một số thân cây cho gỗ để làm nhà, đóng tàu, thuyền, làm bàn ghế, giường tủ.
+ Kể tên một sớ thân cây cho nhựa để làm cao su, làm sơn.
- Bước 2. Làm việc cả lớp.
+ Giáo viên và cả lớp nhận xét đi đến kết luận về ích lợi của thân cây. Thân cây được dùng làm thức ăn cho người và động vật hoặc để làm nhà, đóng đồ dùng 
4. Củng cố & dặn dò:
+ Chốt nội dung yêu cầu bài học.Vài học sinh nhắc lại mục “bạn cần biết” SGK/81. Giáo viên liên hệ giáo dục học sinh.
+ Dặn dò ghi nhớ bài học.
+ Chuẩn bị bài: Rễ cây.
+ Học sinh quan sát các hình 1;2;3/ 80.
+Hình 1 và hình 2
+ Bấm ngọn cây mướp nhưng không đứt, vài ngày sau ngọn mướp bị héo.
+ Vài học sinh nhắc lại mục “Bạn cần biết” SGK/81.
+ Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các hình 4;5;6;7;8/ 81.
+ Học sinh nói về ích lợi của thân cây đối với đời sống của con người và động vật.
+ Mía các loại rau, lúa, cỏ
+ bằng lăng, trắc, gụ, lim 
+ cây cao su, thông 
+ Học sinh thay đổi cách trả lời. 2 nhóm chơi đố nhau.
+ Nhóm A hỏi và nhóm B trả lời.
+ VD: 
A: Thân cây lúa làm gì? Thân cây bằng lăng dùng làm gì? 
B: Thân cây lúa cho bò, trâu ăn, làm nấm rơm. Thân cây bằng lăng làm bàn ghế 
+ Học sinh nhắc lại kết luận về ích lợi của thân cây.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3 sang tuan 21.doc