Giáo án Lớp 3 - Tuần 21 - Năm học 2008-2009 - Phạm Thị Trinh

Giáo án Lớp 3 - Tuần 21 - Năm học 2008-2009 - Phạm Thị Trinh

I. Mục tiêu

A/-Tập đọc

–Đọc trôi chảy toàn bài. đọc đúng các từ ngữ đễ phát âm sai: đốn củi ,vỏ trứng,lẩm nhẩm,mỉm cười,nhàn rỗi,

-Giọng đọc phù hợp với diễn biến của truyện.

-Nêu lại được nghĩa của các từ mới trong bài (đi sứ ,lọng bức trướng,chè lam,nhập tâm,bình an vô sự, )

-Nhớ nội dung truyện:Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo; chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu của người Trung Quốc,và dạy lại cho dân ta.

B/ Kể chuyện.

- Khái quát được câu chuyện ,đặt đúng tên từng đoạn của câu chuyện.

-Kể lại được một đoạn của câu chuyện,lời kể tự nhiên ,giọng kể phù hợp với nội dung cau chuyện.

-Nhận xét đánh giá được lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn.

II. Đồ dùng dạy –học

-Tranh minh họa SGK.

 

doc 28 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1075Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 21 - Năm học 2008-2009 - Phạm Thị Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SOẠN GIẢNG TUẦN 21
(Từ ngày 19 / 01 - /../ 2009 )
Thứ 
 ngày
Tiết
Môn
Tên bài dạy
Thứ 2
./.
1
Mĩ thuật 
2
TĐ
Ông tổ nghề thêu
3
TĐ-K chuyện
4
Toán
Luyện tập
5
HĐTT
Thứ 3
/..
1
Toán 
Phép trừ các số trong phạm vi 10 000 
2
Chính tả 
Nghe- viết :Ông tổ nghề thêu
3
Đạo đức 
Tôn trọng khách nước ngoài
4
Thể dục 
Bài 41
Thứ 4
./..
1
Tập đọc 
Bàn tay cô giáo 
2
LT&C
Nhận hoá .Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu?
3
Thủ công
Đan nóng mốt 
4
Toán 
Luyện tập 
5
TNXH
Thân cây
Thứ 5
./
1
T. làm văn
 Nói về trí thức .Nghe kể :Nâng niu từng hạt giống 
2
Toán 
Luyện tập chung 
3
Tập viết
ÔÂn chữ hoa: O ,Ô,Ơ
4
TNXH
Thân cây
Thứ 6
./..
1
Chính tả 
Nhớ- viết : Bàn tay cô giáo 
2
Toán
Tháng –Năm 
3
Thể dục 
Bài 42
4
Aâm nhạc 
5
SHTT
Thứ hai ,ngày .. tháng .. năm 2009
Tiết 1: MĨ THUẬT 
*********************
Tiết 2-3: TẬP ĐỌC –KỂ CHUYỆN
ÔNG TỔ NGHỀ THÊU
I. Mục tiêu
A/-Tập đọc
–Đọc trôi chảy toàn bài. đọc đúng các từ ngữ đễ phát âm sai: đốn củi ,vỏ trứng,lẩm nhẩm,mỉm cười,nhàn rỗi,
-Giọng đọc phù hợp với diễn biến của truyện.
-Nêu lại được nghĩa của các từ mới trong bài (đi sứ ,lọng bức trướng,chè lam,nhập tâm,bình an vô sự,)
-Nhớ nội dung truyện:Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo; chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu của người Trung Quốc,và dạy lại cho dân ta.
B/ Kể chuyện.
- Khái quát được câu chuyện ,đặt đúng tên từng đoạn của câu chuyện.
-Kể lại được một đoạn của câu chuyện,lời kể tự nhiên ,giọng kể phù hợp với nội dung cau chuyện.
-Nhận xét đánh giá được lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn.
II. Đồ dùng dạy –học
-Tranh minh họa SGK.
III . Các hoạt động dạy và học
TẬP ĐỌC
Hoạt động dạy
hoạt động học
1/ Kiểm tra bài cũ :
-HS đọc bài Chú ở bên Bác Hồ 
-GV nhận xét , cho điểm 
2. Bài mới 
a.Hoạt động 1:Giới thiệu bài.
 -Cho HS quan sát tranh minh họa nội dung bài 
- GV giới thiệu truyện.
b.Hoạt động 2 :Hướng đẫn luyện HS đọc.
-GV đọc diễn cảm toàn bài.
- HDHS đọc từng câu .
-GV theo đõi phát hiện lỗi phát âm sai.
-Luyện đọc từng đoạn.
- Giải nghĩa từ:.đi sứ ,lọng ,bức trướng,chè lam,nhập tâm,bình an vô sự,)
c. Hoạt động 3: Hướng đẫn HS tìm hiểu nội dung bài.
-HS đọc đoạn 1 
+Hồi nhỏ ,Trần Quốc Khái ham học như thế nào?
+Nhờ chăm chỉ học tập, Trần Quốc Khái đã thành đạt như thế nào?
- HS đọc đoạn 2 
+Khi Trần Quốc Khái đi sứ Trung Quốc,vua Trung Quốc đã nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam?
- HS đọc đoạn 3.4
+Ở trên lầu cao ,Trần Quốc Khái đã làm gì để sống?
+Trần Quốc Khái đã làm gì để không bỏ phí thời gian?
+Trần Quốc Khái đã lầm gì để xuống bình an vô sự?
- HS đọc đoạn 5
+ Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu?
-Nội dung câu chuyện nói lên điều gì?
-GV nhận xét , chốt laiï ý nghĩa câu chuyện.
d.Hoạt đông 4 :Luyện đọc lại
 GV đọc điễn cảm đoạn 3.HDHS luyện đọc 
-Gọi HS đọc lại đoạn văn.
-GV nhận xét , sửa cácH đọc cho HS 
- 2 HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi trong bài .
-HS quan sát tranh và miêu tả hình ảnh trong tranh minh họa 
-HS theo dõi 
- Mỗi HS đọc 2 câu nối tiếp cho đến hết bài.
-Mỗi HS đọc 1 đoạn nối tiếp nhau 
-1 HS đọc chú giải.
-HS luyện đọc theo cặp 
-Cả lớp đọc ĐT từng đoạn
-1 HS đọc , lớp đọc thầm 
-HS trả lời .
-Lớp nhận xét , bổ sung.
-1HS đọc ,lớp đọc thầm .
-HS trả lời .
-1 HS đọc , lớp đọc thầm 
-HS thảo luận theo cặp và trả lời .
-1HS đọc ,lớp đọc thầm .
-Vì ông là người đã truyền dạy cho dân nghề thêu , nhờ vậy nhghề này được lan truyền ( hs khá)
-HS thảo luận nhóm đôi 
-HS phát biểu ý kiến .(HS khá )
-HS nhắc lại .
-HS luyện đọc theo nhóm đôi.
-Vài HS đọc
-1 HS khá đọc cả bài
KỂ CHUYỆN
 đ. Hoạt động 5 
 -GV nêu nhiêm vụ:Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện ông tổ nghề thêu.Sau đó ,tập kể một đoạn của câu chuyện
-HS đọc Y/C của bài tập và mẫu ( Đoạn 1 ;Cậu bé ham học)
-Mời HS tiếp nối nhau kể trước lớp .
- Yêu cầu lớp nhận xét , bình chọn người kể hay 
3. Củng cố dặn dò
-Câu chuyện này giúp các em hiểu điều gì?
-Về nhà tập kể lại câu chuyên cho bạn bè, người thân nghe.
-Chuẩn bị bài vtập đọc tiết sau
-HS đọc thầm và làm bài cá nhân.
-HS nối tiếp nhau đặt tên cho từng đoạn 
-1 HS đọc.
-HS kể từng đoạn câu chuyện theo cặp 
- 5HS tiếp nối nhau kể 5 đoạn của câu chuyện theo tranh.
-Cả lớp nhân xét ,bổ sung lời kể của mỗi bạn; bình chọn người kể hay hấp dẫn nhất .
-Vài HS nhắc lại.
*********************
Tiết 4: TOÁN 
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu :HS
- Nhớ và nêu lại được cách cộng nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm có đến bốn chữ số.
- Củng cố về phép cộng các số có đến bốn chữ số, củng cố về giải bài toán có lời văn bảng hai phép tính.
-HS vân dụng được cách cộng nhẩm vào cuộc sống .Yêu thích môn học 
II. Đồ dùng dạy học 
-HS : bảng con , nháp 
III. Hoạt động dạy học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi HS lên bảng nêu cách cộng số có bốn chữ số và thực hiện phép tính bài1
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS.
2. Bài mới 
* Giới thiệu bài 
-3HS 
- GV nêu mục tiêu của tiết học
- Nghe GV giới thiệu bài.
* Hoạt động 1 : Luyện tập - Thực hành 
Bài 1 
- GV viết lên bảng tính : 4000 + 300 =?
- HS theo dõi.
- GV hỏi : Em đã nhẩm như thế nào ?
- HS trả lời.( HS trung bình, khá )
- GV chốt lại cách tính nhẩm 
- HS nhắc lại.
- Yêu cầu HS tự các phép tính còn lại.
- Tự làm bài, và chữa bài miệng trước lớp.
Bài 2
- GV viết lên bảng phép tính : 6000 + 500 = ?
- HS theo dõi.
- GV hỏi : Em nào có thể nhẩm được 6000 + 500 ?
- HS nêu : ( HS khá )
6000 + 500 = 6500.
- GV hỏi : Em đã nhẩm như thế nào ?
- HS trả lời.
- Gv chốt lại cách nhẩm 
- HS theo dõi.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- HS chữa bài miệng trước lớp.
Bài 3
- Mời HS nêu yêu cầu của bài tập .
-Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính .
-GV nhận xét , chữa bài 
-HS tự làm bài .
-4HS lên bảng làm bài.
-Lớp nhận xét , chữa bài.
Bài 4
- GV gọi HS đọc đề bài tập.
- 2 HS đọc , lớp đọc thầm 
- HDHS phân tích bài toán
-Yêu cầu HS tóm tắt bằng sơ đồ và giải bài toán.
432l
?l
Tóm tắt
Sáng :
Chiều :
-HD lớp nhận xét , chữa bài 
3. Củng cố, dặn dò 
- Nhắc lại cách cộng nhẩm số tròn nghìn, tròn trăm 
- Nhận xét tiết học
-HS ôn bài , chuẩn bị tiết toán sau 
Bài giải :
Số lít dầu của hàng bán được trong buổi chiều là :
432 x 2 = 864 (l)
Số lít dầu cửa hàng bán cả hai buổi là :
432 + 864 = 1296 (l)
Đáp số : 1296 l
-2HS 
*******************
Tiết 5: SHTT
********************
Thứ ba , ngày . tháng .. năm 2009
Tiết 1: TOÁN
PHÉP TRỪ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI VI 10 000
I. Mục tiêu 
- HS nhớ và nhắc lại được cách thực hiện phép trừ các số trong phạm vi 10 000.
- Áp dụng phép trừ các số trong phạm vi 10 000 để giải các bài toán có liên quan.
- Củng cố về vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước và xác định trung điểm của đoạn thẳng.
II. Đồ dùng dạy học 
- Thước thẳng, phấn màu.
III. Hoạt động dạy học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS lên bảng sửa lại bài 1 ,tiết trước 
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS.
2. Bài mới :
* Giới thiệu bài 
-2HS 
- GV nêu mục tiêu của bài học. 
- Nghe GV giới thiệu bài.
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn cách thực hiện phép trừ 8652 – 3917
a. Giới thiệu phép trừ.
- GV nêu phép tính :8652 – 3917
- HS nêu nhiệm vụ của bài tập 
- để tìm được kết quả phép tính trên ta phải thực hiện như thế nào ?
- Chúng ta phải đặt tính .( HS khá nêu )
-HS nêu cách đặt tính 
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tìm kết quả của phép trừ 8652 – 3917.
b. Đặt tính và tính 8652 – 3917.
- GV yêu cầu HS dựa vào cách thực hiện phép trừ các số có đến ba chữ số để đặt tính và thực hiện phép tính trên.
- 2 HS khá lên bảng làm bài.
- Cả lớp làm vào giấy nháp.
- GV hỏi : Khi tính 8652 – 3917 chúng ta đặt tính như thế nào ?
- HS khá nêu 
- Chúng ta bắt đầu thực hiện phép tính từ đầu đến đâu ?
- Thực hiện phép tính bắt đầu từ hàng đơn vị (từ phải sang trái).
- Hãy nêu từng bước tính cụ thể.
-HS nêu 
-GV nhận xét , chốt lại cách thực hiện phép trừ 
c. Nêu quy tắc tính.
- GV hỏi : Muốn thực hiện tính trừ các số có bốn chữ số với nhau ta làm như thế nào ?
- HS khá nêu .
-Vài HS nhắc lại 
* Hoạt động 2 : Luyện tập - Thực hành 
Bài 1
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
-Bài tập yêu cầu chúng ta thực hiện tính.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 4 HS làm bài trên bảng, HS cả lớp làm bài vào nháp
-Mời HS nhắc lại cách thực hiện phép trừ 
-Lớp nhận xét , chữa bài 
- Nêu cách tính của 2 trong 4 phép tính trên.
- 2 HS nêu, cả lớp theo dõi và nhận xét.
Bài 2
- GV hỏi : bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
Bài tập yêu cầu chúng ta đặt tính và tính.
- Mời HS nêu lại cách đặt tính 
- 1 HS nêu, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào nháp 
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, nhận xét cả cách đặt tín ... ra được những ích lợi của một số thân câyđối với đời sống của người và động vật.
Cách tiến hành:
Bước 1: 
 - Yêu cầu các nhóm quan sát các hình 4,5,6,7,8 trang 81 SGK. Dựa vào những hiểu biết thực tế, HS nói về ích lợi của thân cây đối với đời sống của con người và động vật dựa vào các gợi ý sau:
+ Kể tên một số thân cây dùng làm thức ăn cho người và động vật.
 + Kể tên một số thân cây cho gỗ để làm nhà, đóng tàu ,thuyền, làm bàn ghế, giường, tủ
 +Kể tên một số thân cây cho nhựa để làm cao su, làm sơn.
 Bước 2: Làm việc cả lớp
- Mời các nhóm trình bày kết quả làm việc
-GV nhận xét , bổ sung.
+ Kết luận: Thân cây được dùng để làm thức ăn cho người và động vật hoặc để làm nhà, đóng đồ dùng, 
3/ Củng cố, dặn dò
- Nêu lại ích lợi và chức năng của thân cây.
- Nhận xét tiết học .
-HS về ôn bài chuẩn bị tiết sau . 
-Các nhóm quan sát hình , thảo luận lợi ích của thân cây đối với đời sống của con người và động vật 
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
-Lớp nhận xét ,bổ sung
-HS nhắc lại lợi ích của thân cây
***********************
Thứ sáu , ngày . tháng .. năm 2009
Tiết 1: CHÍNH TẢ 
Nhớ - viết :BÀN TAY CÔ GIÁO
I/ Mục tiêu:HS 
-Nhớ và viết lại chính xác, trình bày đúng ,đẹp bài thơ Bàn tay cô giáo.
- Làm đúng bài tập chính tả điền đúng các âm, dấu thanh dễ lẫn: tr/ch; dấu hỏi /dấu ngã.
-HS có ý thức giữ gìn sách vở sạch đẹp
II/ Đồ dùng dạy –học	
-Bảng phụ viết sẵn nội dung bài các bài tập 2b.
-Vở BTTV.
III/ Các hoạt động dạy học- chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 / Kiểm tra bài cũ:
-gọi HS lên bảng viết các từ ngữ:.đổ mưa,đỗ xe,ngã,ngả mũ.
-GV nhận xét cho điểm.
2/ Bài mới 
*Hoạt động 1. Giới thiệu bài . 
-Nêu mục tiêu của tiết học
Hoạt động 2 :Hướng dẫn viết chính tả.
-GV đọc bài thơ.
-Hỏi :Bàn tay cô giáo như thế nào?
-Mỗi dòng thơ có mấy chữ?
-Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào?
-Hãy nêu các khó,dễ lẫn khi viết chính tả.
-Yêu cầu HS viết các từ khó viết ra nháp 
-Yêu cầu học sinh đọc các từ vừa tìm được.
-Yêu cầu HS viết bài .
-GV thu bài chấm 6 bài.
-Nhận xét và chữa lỗi phổ biến 
* Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2b.
-Gọi HS đọc Y/C.
-GV nhắc HS yêu cầu của bài tập 
-Yêu cầu HS tự làm bài .
-Mời HS làm bài trong bảng phụ lên chữa bài.
-Mời HS đọc bài tập vừa chữa
-GV giải thích các từ :trí thức, kĩ sư, kĩ thuật , xã hội.
3. Củng cố - dặn dò 
-Nhận xét tiết học .
-Về làm bài tập 2a. Sửa lại các chữ viết sai
-Chuẩn bị tiết chính tả sau .
-3HS lên bảng viết 
-HS theo dõi
-Cả lớp mở sách theo dõi
-2HS đọc thuộc lòng bài thơ 
-HS khá trả lời
-Mỗi dòng thơ có 4 chữ
-Chữ dầu dòng phải viết hoa
-HS tìm và nêu
-HS viết ,ví dụ:thoắt ,mềm mại,tỏa,dập dềnh,lượn.
-HS gấp SGK ,nhớ và tự viết bài.
-HS tự soát lỗi.
-2 HS đọc 
-HS làm việc theo nhóm đôi.
-lớp nhận xét , chữa bài.
-Vài HS đọc
*********************
Tiết 2: TOÁN 
THÁNG – NĂM
I. Mục tiêu : HS
- Làm quen với các đơn vị đo thời gian : tháng, năm. Biết một năm có 12 tháng.
- Nhớ tên gọi của các tháng trong một năm.
- Nhớ và nêu được số ngày trong từng tháng.
- Biết xem lịch (tờ lịch tháng, tờ lịch năm).
II. Đồ dùng dạy học 
- Tờ lịch năm 2008.
III. Hoạt động dạy- học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS lên bảng sửa bài 3 
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS.
2. Bài mới :
* Giới thiệu bài 
-3HS 
- Nêu mục tiêu của bài học
- Nghe GV giới thiệu bài.
* Hoạt động 1 : Giới thiệu các tháng trong năm và số ngày trong tháng.
a. Các tháng trong một năm.
- GV treo tờ lịch năm 2008 , yêu cầu HS quan sát.
- Quan sát tờ lịch.
- GV hỏi:Một năm có nhiêu tháng, đó là tháng nào ?
- Vài HS nêu
- Yêu cầu HS lên bảng chỉ vào tờ lịch và nêu tên 12 tháng của năm. 
-Vài HS thực hành
b. Giới thiệu số ngày trong từng tháng.
- GV yêu cầu HS quan sát tiếp tờ lịch, tháng Một và hỏi : Tháng Một có bao nhiêu ngày ?
- Tháng Một có 31 ngày.
- Những tháng còn lại có nhiêu ngày ?
-HS nêu 
- Những tháng nào có 31 ngày ?
- HS khá nêu
- Những tháng nào có 30 ngày ?
- HS ká nêu
- Tháng Hai có bao nhiêu ngày ?
- Tháng Hai có 28 ngày.
- GV : Trong năm bình thường có 365 ngày thì tháng Hai có 28 ngày, những năm nhuận có 365 ngày thì tháng Hai có 29 ngày, vậy tháng Hai có 28 ngày hoặc 29 ngày.
- HS lắng nghe.
* Hoạt động 2 : Luyện tập - Thực hành 
Bài 1
GV treo tờ lịch của năm 2008, yêu cầu từng cặp HS thực hành hỏi đáp theo các câu hỏi trong SGK.
- HS thực hành theo cặp, sau đó có 3 đến 4 cặp HS thực hành trước lớp.
Bài 2
- Yêu cầu HS quan sát tờ lịch tháng Tám năm 2008 và trả lời các câu hỏi của bài. 
-Hướng dẫn HS cách 
- HS nghe GV hướng dẫn, sau đó tiến hành trả lời từng câu hỏi trong bài
a. Tìm ô có ghi số 19 trong tờ lịch, từ ô này dóng thẳng đến cột thứ của tờ lịch ta tìm được ngày 19 tháng 8 là ngày thứ mấy.
3/ Củng cố, dặn dò 
- Một năm có bao nhiêu tháng ? các tháng nào có 31 ngày? Những tháng nào có 30 ngày?
- Nhận xét tiết học.
-HS về ôn bài chuẩn bị bài sau.
-Vài HS nêu câu trả lời .
-Lớp nhận xét , bổ sung.
-2HS nêu lại 
*******************
Tiết 3 : THỂ DỤC 
BÀI 42 : ÔN NHẢY DÂY – TRÒ CHƠI “LÒ CÒ TIẾP SỨC”
I. Mục tiêu: 
- Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm chân. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối đúng.
- Chơi trò chơi : “Lò cò tiếp sức” Yêu cầu nắm được cách chơi và biết tham gia chơi ở mức tương đối chủ động. 
II. Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: sân trường sạch sẽ.
- Phương tiện: 1 còi, dụng cụ, 2 HS 1 dây nhảy
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Đ.lượng
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu: 
- Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu, giờ học.
- Đứng tại xoay các khớp
- Chạy chậm xung quanh sân tập
* Trò chơi : “Có chúng em”
2. Phần cơ bản: 
* Ôn động tác nhảy dây cá nhân kiểu chụm chân. 
- Cho HS khởi động kĩ các khớp
- GV nêu tên làm mẫu, kết hợp giải thích các cử động cho HS nắm
- Tại chỗ tập so dây, mô phỏng động tác trao dây, quay dây và cho HS tập chụm hai chân bật nhảy không có dây, rồi mới có dây.
- Chia nhóm phát dây và tập luyện 
- GV quan sát sửa chữa
- Thi nhảy bằng cách đếm số lần xem ai là người nhảy được nhiều lần nhất 
* Chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức” 
- Cho HS khởi động kĩ các khớp
- GV nêu tên trò chơi, giải thích và hướng dẫn cách chơi, cho HS ôn động tác lò cò, cách nhún của chân phối hợp với đánh tay để tạo đà lò cò, cho HS chơi thử sau cho các tổ thực hiện do GV làm trọng tài
- Cho HS cò chân trái và đổi chân phải
- GV quan sát nhắc nhở HS chơi an toàn
- Chia đội nam, đội nữ thi riêng đội thứng được biểu dương, đội thua dứng vòng tròn vừa nhảy vừa hát : Học tập đội bạn. Chúng ta cùng nhau học tập đội bạn
3. Phần kết thúc: 
- Đi thường theo nhịp 
- Hệ thống bài và nhận xét tiết học
- GV dặn HS ôn động tác nhảy dây đã học
1-2 phút
1-2 phút
2 phút
1 phút 
10-12 phút
5-7 phút
1-2 phút
1-2 phút
- HS tập hợp thành 3 hàng dọc. 
 €€€ 
 €€€ 
 €€€	
 €€€
 €€€
 GV
- Chuyển thành đội hình chơi
GV
 €€€ 
 €€€ 
 €€€ 
 €€€ 
Tiết 4: ÂM NHẠC 
********************
Tiết 5 SINH HOẠT CUỐI TUẦN
I/ Mục tiêu:
 -Nhận xét đánh giá hoạt động tuần qua của lớp .
 -HS nắm được những nết cơ bản của tuần sau.
II / Nội dung
1/ Nhận xét hoạt động của lớp tuần qua.
a/ Về ưu điểm :
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
b/ Về khuyết điểm 
 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
2/ Kế hoạch tuần sau:
 - Thực hiện học tập theo thời khoá biểu.
 - Thực hiện tốt nội quy của trường lớp.
 -Kiểm tra đồ dùng học tập
 3/ Rèn luyện học sinh yếu :
-Rèn kĩ năng đọc,viết .Cộng ,trừ các số trong phạm vi 10.000
------------o0o-------------
Kí duyệt
 Khối trưởng Ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docT 21.doc