Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Học kì 2, Tuần 22

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Học kì 2, Tuần 22

TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN: NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ

I.MỤC TIÊU:

TẬP ĐỌC:

-Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

-Hiểu ND: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người. (trả lời các câu hỏi 1,2 ,3,4 )

KỂ CHUYỆN: Bước đàu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn của câu chuyện theo lối phân vai.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Tranh, ảnh minh họa câu chuyện SGK.

 - Bảng phụ viết đoạn văn hướng dẫn học sinh luyện đọc.

 - 1 cái mũ phớt, 1 khăn để đóng vai.

 

doc 20 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 12/01/2022 Lượt xem 524Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 3 - Học kì 2, Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 LỊCH BÁO GIẢNG 
HỌC KÌ II	
TUẦN: 22 Từ ngày 01/2/2010
 Đến ngày 05/02/2010
 Cách ngôn: Ngày nay học tập, ngày mai giúp đời
Thứ
Buổi
Môn
Tiết
Tên bài dạy
Hai
01/02
Sáng
C. cờ
T. đọc
TĐ-KC
Toán
1
2
3
4
Chào cờ
Nhà bác học và bà cụ
Nhà bác học và bà cụ
Tháng -Năm (tt)
Ba
02/02
Sáng
Toán
Ch.tả
L.toán
NGLL
1
2
3
4
Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính
Ê-đi-xơn
Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính
Giáo dục ATGT (xem phim pô-kê-môn)
Tư 
03/02
Sáng
T. Đọc
Toán
Đ Đức
L.T việt
1
2
3
4
Cái cầu
Vẽ trang trí hình tròn
Tôn trọng khách nước ngoài (T2)
Ôn các bài tập đọc đã học
Năm
04/02
Sáng
Toán
LT&câu
L. toán
TN-XH
1
2
3
4
Nhân số có bốn chữ số có bốn chữ số
Từ ngữ về sáng tạo.Dấu phẩy, dấu chấm, chấm hỏi.
Luyện tập tổng hợp (Tiết 22)
Chiều
Tập viết
Ch.tả
L.T Việt
T. công
1
2
3
4
Ôn chữ hoa P
Một nhà thông thái
Chính tả: Chiếc máy bơm ( Đoạn 2)
Đan nong mốt (Tiết 2)
Sáu
05/02
Chiều
Toán
TL văn
HĐTT
1
2
3
Luyện tập
Nói, viết về người lao động trí óc
Sinh hoạt lớp
Tuần 22: Thứ hai ngày 01/02/2010 
TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN: NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ
I.MỤC TIÊU:
TẬP ĐỌC:
-Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
-Hiểu ND: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người. (trả lời các câu hỏi 1,2 ,3,4 )
KỂ CHUYỆN: Bước đàu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn của câu chuyện theo lối phân vai.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh, ảnh minh họa câu chuyện SGK.
	- Bảng phụ viết đoạn văn hướng dẫn học sinh luyện đọc.
	- 1 cái mũ phớt, 1 khăn để đóng vai.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 	TIẾT 1
H Đ của GV
H Đ của HS
A. Bài cũ: Người trí thức yêu nước.
- Gọi 2 em lên bảng đọc bài.
B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: 
 2. Luyện đọc:
a. Giáo viên đọc mẫu cả bài lần 1.
b. Hướng dẫn HS luyện đọc , giải nghĩa từ.
- Học sinh nối tiếp đọc từng câu.
-	Luyện đọc tiếng khó : Ê-đi-xơn, lóe lên, may mắn, nảy ra, miệt mài, móm mém.
- 	Bài này có mấy đoạn ?
- Học sinh đọc nối tiếp đoạn.
-	Yêu cầu học sinh đọc chú giải.
-	Yêu cầu HS luyện đọc nhóm đôi.
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
- 	Lớp đọc thầm đoạn 1.
-	Nói những điều em biết về Ê-đi-xơn?
* GV: Ê-đi-xơn là nhà bác học nổi tiếng người Mỹ. Sinh năm 1847 mất năm 1931. Ông đã cống hiến cho loài người hơn một ngàn sáng chế. Tuổi thơ của ông rất vất vả, phải bán báo tự kiếm sống, tự mày mò học tập. Nhờ tài năng và lao động không mệt mỏi. Ông đã trở thành nhà bác học vĩ đại, góp phần thay đổi bộ mặt thế giới.
-	Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào ?
-	Bà cụ mong muốn điều gì ?
-	Vì sao bà cụ mong muốn có chiếc xe không cần ngựa kéo ?
-	Mong muốn của bà cụ gợi cho Ê-đi-xơn ý nghĩ gì ?
-	Nhờ đâu mong ước của bà cụ được thực hiện ?
- 	Theo em, khoa học mang lại lợi ích gì cho con người ?
* Giáo viên chốt: Khoa học cải tạo thế giới, cải thiện cuộc sống của con người, làm cho con người có cuộc sống tốt hơn, sung sướng hơn.
4. Luyện đọc lại :
- 	Giáo viên đọc mẫu đoạn 3
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng lời nhân vật.
-	Luyện đọc toàn bài.
	* KỂ CHUYỆN
1. Giáo viên nêu nhiệm vụ: 
	Sắp xếp đúng các tranh theo thứ tự trong truyện. Sau đó dựa vào các tranh minh họa đã sắp xếp đúng, kể lại toàn bộ câu chuyện.
2. Hướng dẫn HS dựng câu chuyện theo vai.
3. Củng cố - dặn dò :
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?
-	Giáo viên chốt: Ê-đi-xơn là một nhà bác học vĩ đại. Sáng kiến của ông cũng như cũng nhiều nhà khoa học khác góp phần cải tạo thế giới. Đem lại những điều tốt cho con người.
- Về tập kể lại toàn bộ câu chuyện.
-	Bài sau: Cái cầu
-	2 học sinh đọc bài.
- HS nối tiếp mỗi em đọc 1 câu (2 lần)
-	Học sinh luyện đọc.
- Bài có 4 đoạn
- Học sinh đọc nối tiếp đoạn (2 lần).
-	Học sinh đọc chú giải.
-	HS luyện đọc nhóm đôi. –Hai nhóm đọc.
-	3 học sinh đọc nối tiếp đoạn 2, 3, 4.
- Xảy ra vào lúc Ê-đi-xơn vừa chế ra đèn điện, mọi người khắp nơi ùn ùn kéo đến xem. Bà cụ là một trong số những người đó.
+ Học sinh đọc thầm đoạn 2, 3.
- Mong muốn ông Ê-đi-xơn làm được một thứ xe không cần ngựa kéo mà lại rất êm.
- Vì xe ngựa rất xóc. Đi xe ấy cụ sẽ bị ốm.
- Chế tạo ra một chiếc xe chạy bằng dòng điện.
+ Học sinh đọc thầm đoạn 4
- Nhờ óc sáng tạo kì diệu, sự quan tâm đến con người và lao động miệt mài của nhà bác học để thực hiện bằng được lời hứa.
-	Học sinh lắng nghe.
-	Học sinh luyện đọc đoạn.
-	3 học sinh thi đọc đoạn 3.
-	3 học sinh lên đọc toàn chuyện theo 3 vai (người dẫn chuyện, Ê-đi-xơn, bà cụ).
-	Học sinh hoạt động nhóm 3.
-	Hai nhóm thi kể chuyện theo vai.
-	Lớp nhận xét, chọn nhóm kể chuyện hấp dẫn.
-	Học sinh trả lời.
TOÁN: LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU:
-Biết tên gọi các tháng trong năm; số ngày trong từng tháng.
-Biết xem lịch (tờ lịch tháng, năm...).
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Tờ lịch năm 2010
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 H Đ của GV
 H Đ của HS
A.Bài cũ:
Làm bài 1,2/108
B.Bài mới: *Giới thiệu bài:
HĐ 1: Hướng dẫn HS làm bài tập:
*Bài 1/109:
Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài
*Bài 2/109: Gọi HS nêu yêu cầu bài
*Bài 3/109:
*Bài 4/109:
C.Củng cố, dặn dò:
 *Nhận xét tiết học.
 *Bài sau: Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính.
-2 HS lên bảng trả lời
-HS nêu yêu cầu bài
-Thảo luận nhóm đôi rồi trả lời câu hỏi.
-HS nêu yêu cầu bài
-HS trả lời cá nhân
-HS nêu yêu cầu bài
- 1 HS lên bảng, lớp làm vở.
*Trong một năm:
a) Những tháng có 30 ngày là: Tháng 4, 6, 9, 11.
b) Những tháng có 31 ngày là: Tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12.
- 1HS nêu yêu cầu.
-Thảo luận nhóm đôi
*Ngày 2/9 cùng năm đó là: Thứ tư
 Thứ ba ngày 02/02/2010
TOÁN: HÌNH TRÒN, TÂM, ĐƯỜNG KÍNH, BÁN KÍNH
I.MỤC TIÊU:
-Có biểu tượng về hình tròn. Biết được tâm, bán kính, đường kính của hình tròn.
-Bước đầu biết dùng com pa để vẻ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Chuẩn bị com pa ; Mặt đồng hồ nhựa.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 H Đ của GV
 H Đ của HS
A.Bài cũ:
 Làm bài 2,4/109
B.Bài mới: *Giới thiệu bài:
HĐ 1: Giới thiệu hình tròn:
-GV đưa ra một số vật thật có dạng hình tròn (mặt đồng hồ, ...), giới thiệu mặt đồng có dạng hình tròn.
-GV giới thiệu 1 hình tròn vẽ trên bảng, giới thiệu tâm O, bán kính OM, đường kính AB.
*Nêu nhận xét như SGK
HĐ 2: Giới thiệu cái com pa và cách vẽ hình tròn:
H/ Com pa dùng để làm gì ?
-GV giới thiệu cách vẽ hình tròn.
HĐ 3: Thực hành:
*Bài 1/111:
-Yêu cầu HS đọc đề bài. Quan sát hình vẽ SGK
*Bài 2/111:
*Bài 3/111:
C.Củng cố, dặn dò:
*Nhận xét tiết học
*Bài sau: Vẽ trang trí hình tròn.
-2 HS lên bảng làm bài
-HS quan sát, nhận biết mặt đồng có dạng hình tròn.
-HS nhắc lại
-Vài HS nhắc lại
-...để vẽ hình tròn.
-HS quan sát SGK
-HS nêu yêu cầu bài
-HS quan sát hình vẽ rồi nêu tên bán kính, đường kính của hình tròn.
-HS nêu yêu cầu bài
-HS vẽ vào vở.
-1 HS lên bảng vẽ.
a) HS vẽ được bán kính OM, đường kính CD.
b) Thảo luận nhóm đôi để nhận biết Đ, S.
CHÍNH TẢ: Ê-ĐI- XƠN
I.MỤC TIÊU:
-Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
-Làm đúng BT (2) a/b hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- 	Viết bài tập 2, 3 lên giấy bìa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
H Đ của GV
H Đ của HS
A. Bài cũ: 3 em lên bảng viết: 
	Chuông chùa, trò chuyện
	Truyền thuyết, chuyển dịch.
	Suy nghĩ, nghĩ ngợi
	Nghỉ hè, nghỉ phép
* Giáo viên nhận xét, chấm điểm
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn học sinh nghe viết
a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
- Giáo viên đọc mẫu bài văn
-	Những chữ nào trong bài được viết hoa ?
- Tên riêng Ê-đi-xơn viết như thế nào ?
-	Luyện viết từ khó vào bảng con.
b. Hướng dẫn cách trình bày.
-	Giáo viên đọc mẫu lần 2.
c. Viết chính tả 
d. Soát lỗi	
e. Chấm, chữa bài
-	Giáo viên chấm 5 vở.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
* Bài tập 2 : Chọn ch/tr điền vào chỗ trống giải câu đố.
- Giáo viên gọi 2 em lên bảng làm bài tập 2
- Giáo viên chốt ý lời giải đúng
a. 	+ Tròn, trên, chui
	+ Là mặt trời
b. 	+ Chẳng, đổi, dẻo, đĩa
	+ Là cánh đồng
4. Củng cố - dặn dò
-	Học thuộc các câu đố trong bài
-	Bài sau: Một nhà thông thái
- 3 em lên bảng viết
- Lớp viết bảng con
- 2 học sinh đọc lại bài viết, lớp đọc thầm.
- Những chữ đầu câu, đầu đoạn và danh từ riêng Ê-đi-xơn.
- Viết hoa chữ đầu tiên Ê có gạch giữa nối giữa các tiếng.
-	Học sinh viết từ khó : Sáng tạo, kỳ diệu, loài người, trên trái đất, giàu.
- Học sinh theo dõi
-	Học sinh viết chính tả.
-	Học sinh đổi vở chấm chéo.
- 5 em nộp bài giáo viên chấm
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài - Lớp đọc thầm
- Quan sát tranh SGK
- Học sinh làm bài cá nhân
- Hai học sinh lên bảng làm
- Lớp nhận xét, bổ sung
- Học sinh sửa bài vào vở
 Thứ tư ngày 03/02/2010
TẬP ĐỌC: CÁI CẦU
I.MỤC TIÊU:
-Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc các dòng thơ, khổ thơ.
-Hiểu ND: Bạn nhỏ rất yêu cha, tự hào về cha nên thấy chiếc cầu do cha làm ra là đẹp nhất, đáng yêu nhất. (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc được khổ thơ em thích)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- 	Tranh minh họa trong bài SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
H Đ của GV
H Đ của HS
A. Bài cũ: Gọi 2 HS kể "Ê-đi-xơn và bà cụ".
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 
	 2. Luyện đọc
a. Giáo viên đọc mẫu cả bài thơ
b. Hướng dẫn học sinh kết hợp giải nghĩa từ.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu.
-	Luyện tiếng khó: xe lửa, bắc cầu, đãi đỗ, Hàm Rồng.
- Bài thơ có mấy khổ thơ ?
-	Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng khổ thơ.
- Gọi học sinh đọc chú giải SGK
- Đặt câu với từ: chum, ngòi, đãi đỗ.
- Cho học sinh đọc từng khổ trong nhóm
- Học sinh đọc từng khổ thơ trước lớp
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Cho cả lớp đọc thầm bài và trả lời câu hỏi
+ Người cha trong bài làm nghề gì ?
+ Cha giữ cho bạn nhỏ chiếc ảnh về cái cầu nào ? Được bắc qua dòng sông nào?
- Giáo viên cho học sinh quan sát và giới thiệu về cầu Hàm Rồng.
- Gọi học sinh đọc khổ thơ 2, 3, 4 và trả lời câu hỏi
+ Từ chiếc cầu cha làm bạn nhỏ nghĩ đến gì ?
+ Bạn nhỏ yêu nhất chiếc cầu nào ? Vì sao ?
- Tìm câu thơ em thích nhất ? Giải thích vì sao em thích nhất câu thơ đó ?
- Bài thơ cho em thấy tình cảm của bạn nhỏ với cha như thế nào ?
4. Luyện đọc lại:
- Giáo viên đọc cả bài lần 2.
- Nhắc học sinh đọc đúng nhịp khổ thơ
5. Luyện học thuộc lòng bài thơ
- 	Giáo viên treo tờ lịch viết 2 khổ thơ
-	Giáo viên hướng dẫn học si ... ?
	2 nghìn x 2 = 4 nghìn
	Vậy: 2000 x 2 = 4000
* Giáo viên nhận xét
. Củng cố - dặn dò:
- Nội dung bài toán hôm nay là gì ?
-	Giáo viên nhận xét tiết học.
* Bài sau: Luyện tập
-	2 học sinh lên bảng thực hành.
-HS đọc phép nhân
- 1034 x 2 = ?
	1034
	 	 x 2
	2068
- 2 nhân 4 bằng 8, viết 8
- 2 nhân 3 bằng 6, viết 6
- 2 nhân 0 bằng 0, viết 0
- 2 nhân 1 bằng 2, viết 2
- 1 học sinh tự đặt tính rồi tính:
	2125 x 3 = ?
	Đặt tính: 	2125
	 x 3
	6375
- 3 nhân 5 bằng 15, viết 5 nhớ 1
- 3 nhân 2 = 6, thêm 1 bằng 7, viết 7
- 3 nhân 1 bằng 3, viết 3
- 3 nhân 2 bằng 6, viết 6
- Học sinh viết phép nhân và kết quả theo hàng ngang.
	2125 x 3 = 6375
- 1 học sinh đọc đề bài
- 4 em lên bảng làm mỗi em làm 1 cột.
- Lưu ý làm bảng con.
- 1 học sinh đọc đề bài
- Yêu cầu đặt tính và tính
- Gọi 2 HS lên bảng mỗi em 1 bài
- Lớp làm vào vở
- Học sinh sửa bài vào vở
- 1 học sinh đọc đề bài
- Thực hiện giải toán có lời văn
- Xây 4 bức tường hết bao nhiêu viên gạch ?
- Số gạch xây 1 bức tường đã biết.
- Số gạch xây 4 bức tường chưa biết.
- Nhân lên (lấy 1015 x 4)
- Học sinh lên bảng tóm tắt và giải
Tóm tắt
	1 bức tường: 1015 viên gạch
	4 bức tường: ? viên gạch
Giải
	Số viên gạch xây 4 bức tường :
	1015 x 4 = 4060 (viên )
	ĐS: 4060 viên gạch
- 1 học sinh đọc đề bài
- Yêu cầu tính nhẩm theo mẫu
- Học sinh tự làm bài và tính kết quả.
- 2 em lên bảng mỗi em làm 1 cột, lớp làm vào vở.
- Lớp nhận xét
- Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số có nhớ một lần.
TẬP VIẾT: ÔN CHỮ HOA P
I.MỤC TIÊU:
 Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa P (1 dòng), Ph, B ( 1 dòng); viết đúng tên riêng Phan Bội Châu (1 dòng) và viết câu ứng dụng: Phá Tam Giang...vào Nam (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Mẫu các chữ viết hoa P, Ph.
-	Các chữ Phan Bội Châu và câu ca dao trên dòng kẻ ô li.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 A. Kiểm tra bài cũ : - 2 HS viết từ : Lãn Ông, Ổi Quảng Bá, Hồ Tây.
 - Học sinh dưới lớp viết bảng con.
 B. Dạy bài mới : 1. Giơi thiệu bài:
	 2. Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con :
H Đ của GV
H Đ của HS
a. Luyện viết chữ hoa :
-	Tìm các chữ hoa có trong bài ?
- 	P, Ph, B, C, Ch, T, 
	G, Gi, Đ, H, V, N.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại quy trình viết.
-	2 học sinh nhắc lại quy trình viết.
-	Giáo viên viết mẫu, nhắc lại cách viết từng chữ :
-	2 học sinh viết bảng lớp.
-	Lớp viết bảng con.
-	HS viết chữ mẫu Ph, T, V	trên bảng con.
-	Yêu cầu học sinh đọc từ ứng dụng.
-	1 HS đọc : Phan Bội Châu
-	GV tóm tắt tiểu sử Phan Bội Châu .
-	Giáo viên viết từ ứng dụng :
-	Học sinh viết trên bảng con : 
	Phá Tam Giang, Bắc
-	Hai học sinh viết ở bảng lớn.
b. Luyện viết câu ứng dụng :
-	Gọi 1 học sinh đọc câu ca dao.
-	Học sinh đọc câu ca dao.
-	GV giải thích địa danh trong câu ca dao : Phá Tam Giang ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Đèo Hải Vân ở gần bờ biển nối Huế - Đà Nẵng.
Phá Tam Giang nối đường ra Bắc
Đèo Hải Vân hướng mặt vào Nam
-	Trong câu ca dao có chiều cao như thế nào ?
-	Học sinh nhận xét.
-	Học sinh viết bảng con, 2 học sinh viết ở bảng lớp : Phá, Bắc
3. Hướng dẫn viết vào vở Tập viết
-	Học sinh viết vào vở :
-	Giáo viên nêu yêu cầu viết chữ theo cỡ chữ nhỏ. 
-	Theo dõi, chỉnh sửa lỗi cho học sinh.
	+ 1 dòng chữ P cỡ nhỏ.
	+ 1 dòng Ph, B cỡ nhỏ
	+ 1 dòng Phan Bội Châu cỡ nhỏ
	+ 1 lần câu ca dao cỡ nhỏ.
4. Chấm chữa bài :
-	Giáo viên chấm 7 bài, nhận xét.
5. Củng cố dặn dò :
-	Giáo viên nhận xét tiết học.
-	HS về viết tiếp phần luyện viết thêm.
CHÍNH TẢ: MỘT NHÀ THÔNG THÁI
I.MỤC TIÊU:
-Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
-Làm đúng BT (2) a/b, hoặc BT(3) a/b, hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
H Đ của GV
H Đ của HS
A. Bài cũ : 
-	Gọi 4 học sinh lên bảng viết.
-	Yêu cầu lớp viết bảng con.
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 
 2. Hướng dẫn HS nghe viết:
a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
- Giáo viên đọc mẫu bài văn: “Một nhà thông thái“
- Đoạn văn trên gồm mấy câu ?
- Những chữ nào trong đoạn cần viết hoa ?
- Lưu ý các chữ số trong bài : 26 ngôn ngữ, 100 bộ sách, 18 nhà bác học.
b. Luyện viết từ khó 
-	Luyện viết tiếng khó trong bài : thông thái, sử dụng.
c. Viết chính tả 
d. Soát lỗi
e. Chấm, chữa bài :
- Giáo viên chấm 7 em.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
* Bài tập 2a/b : 
-	Yêu cầu 1 học sinh đọc đề.
-	Giáo viên chốt lời giải đúng : thước kẻ, thi trượt, dược sĩ.
4. Củng cố - dặn dò:
 *Nhận xét tiết học
- 4 học sinh lên bảng, lớp bảng con
	Trôi chảy, trảy quả
	Chèo thuyền, chèo bẻo
	Suy nghĩ, kỷ luật
	Kỉ niệm, nghỉ hè
- HS quan sát ảnh ông Trương Vĩnh Ký.
- 1 học sinh đọc chú giải từ mới: Thông thái, liệt.
- 2 học sinh đọc đoạn văn, lớp đọc thầm.
- 4 câu
- Chữ đầu câu, tên riêng Trương Vĩnh Ký.
- Học sinh viết bảng con
- Học sinh viết chính tả.
-	Đổi vở chấm chéo.
-1 học sinh đọc đề.
- Học sinh làm bài cá nhân
- Học sinh trình bày bài làm
- Học sinh bổ sung, nhận xét
-
 Thứ sáu ngày 05/02/2010
TOÁN:	LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU : 
 Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ( có nhớ 1 lần).
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
H Đ của GV
H Đ của HS
A. Bài cũ: 
-Gọi 2 học sinh lên bảng - sửa bài tập.
B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 
 2. Thực hành
* Bài tập 1/114:
- Gọi học sinh đọc đề bài
* Bài 2( cột 1,2,3)
- Bài này yêu cầu làm gì ?
* Bài 3:
- Bài này yêu cầu gì ?
- Gọi học sinh lên bảng
*Bài 4: (cột 1,2)
3. Củng cố - dặn dò :
- Nội dung bài học hôm nay là gì ?
-	Giáo viên nhận xét tiết học
* Bài sau: Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (TT).
-	2 học sinh lên bảng làm bài tập 1, 4.
- Lớp nhận xét bổ sung
- 1 học sinh đọc đề bài
- Học sinh tự làm bài, gọi 3 em lên bảng, lớp làm vở
a. 4129 + 4129 = 4129 x 2 = 8258
b. 1052 + 1052 + 1052	= 1052 x 3 
 	= 3156
c. 2007+2007+2007+2007 = 2007 x 4
 	 = 8028
- 1 học sinh đọc đề bài
- Yêu cầu ôn cách tìm thương và số bị chia chưa biết.
- HS nhắc lại cách tìm số bị chia.
- 1 học sinh lên bảng làm
- Lớp làm vào vở
- Học sinh đọc đề bài
- Làm bài giải
- 1 em lên bảng tóm tắt và giải 
 Tóm tắt
	1 thùng: 1025 lít
	2 thùng: ? lít
	Còn: ? lít
- 1 em giải ở bảng, lớp làm vở
	Số lít dầu trong 2 thùng
	1025 x 2 = 2050 (l )
	Số dầu còn lại là:
	2050 - 1350 = 700 (l )
 ĐS: 700 l dầu.
- HS làm bảng con, 2 HS lên bảng
- Luyện tập về nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (nhớ 1 lần)
- Rèn kĩ năng giải toán có 2 phép tính.
TẬP LÀM VĂN: NÓI, VIẾT VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ ÓC
I.MỤC TIÊU:
-Kể được một vài điều về người lao động trí óc theo gợi ý trong SGK (BT1).
-Viết những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu) (BT2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- 	Tranh minh họa về một số trí thức.	
- 	Bảng lớp: Viết gợi ý kể về một người lao động trí óc
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
H Đ của GV
 H Đ của HS
A. Bài cũ: Gọi 2 học sinh kể lại chuyện: “Nâng niu từng hạt giống“
- Giáo viên nhận xét ghi điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
* Bài tập 1 : 
-	Gọi học sinh đọc yêu cầu bài 1.
- Em hãy nói về một người lao động trí óc mà em thích. Người đó tên gì ? Làm nghề gì ? Ở đâu ? Quan hệ với em như thế nào ?
-	Công việc hằng ngày người ấy làm gì?
- Người ấy làm việc như thế nào ?
- Công việc ấy quan trọng cần thiết gì với mọi người ?
-	Em có thích công việc như người ấy không ?
-	Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
* Bài tập 2 :
-	Gọi học sinh đọc yêu cầu của đề.
- Viết vào vở rõ ràng từ 7 đến 10 câu
- Giáo viên theo dõi giúp các em yếu kém viết bài.
- Giáo viên gọi 5 học sinh đọc bài viết của mình trước lớp.
-	Giáo viên nhận xét
- Giáo viên thu bài về chấm
3. Củng cố - dặn dò
-	Giáo viên nhận xét tiết học.
-	Học sinh nào chưa viết xong, về nhà hoàn chỉnh bài viết của mình.
-	Bài sau: Kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật.
- 2 học sinh lên bảng kể lại chuyện: “Nâng niu từng hạt giống“
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài và gợi ý
- 2 học sinh kể tên số nghề lao động trí óc: Giáo viên, bác sĩ, kỹ sư, kiến trúc sư, nhà nghiên cứu,...
-	Từng cặp HS kể theo gợi ý bên.
-	2 cặp lên thi kể.
-	Lớp nhận xét.
-	1 học sinh đọc yêu cầu : Viết lại lời kể trên thành đoạn văn từ 7 đến 10 câu.
- Học sinh viết bài vào vở
- 5 học sinh đọc bài mình viết trước lớp
-	Lớp nhận xét
LUYỆN TOÁN: LUYỆN TẬP TỔNG HỢP ( TIẾT 22)
I.MỤC TIÊU:
 Luyện tập cách xem lịch, nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ; vẽ đường 
tròn có tâm và bán kính cho trước ; trang trí hình tròn ; giải toán bằng hai phép tính.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Bài 1: Trong một năm:
Những tháng nào có 31 ngày ?
Những tháng nào có 30 ngày ?
Tháng nào có 28 hoặc 29 ngày ?
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
4327 x 2 ; 3667 x 3 ; 4832 x 2 ; 2516 x 3 .
Bài 3: Vẽ hình tròn có :
 -Tâm O, bán kính OA
 -Tâm I, bán kính KH.
Bài 4: Một cửa hàng cos459 kg gạo nếp, sau đó mua thêm bằng 1/3 số gạo nếp đã có. Hỏi cửa hàng có tất cả bao nhiêu ki- lô- gam nếp ?
 _____________________________
 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ : SINH HOẠT LỚP
I/Mục tiêu:
 -Đánh giá tình hình học tập, các hoạt động của Sao trong tuần. 
 -Nêu kế hoạch của tuần đến 
II/Nội dung:
1-Ổn định tổ chức: HS lớp hát tập thể 
2-Lớp trưởng giới thành phần nêu lí do sinh hoạt
3-Lớp trưởng mời từng tổ đánh giá hoạt động và các bộ phận văn thể mỹ, lớp phó học tập 
5-Lớp trưởng đánh giá các hoạt động và triển khai hoạt động tuần đến .
6-Đánh giá của giáo viên chủ nhiệm
A/- Đánh giá hoạt động tuần 21:
* Ưu điểm:
- Duy trì sĩ số đảm bảo 100 %.
- Chất lượng học tập tốt.
- Vệ sinh cá nhân tốt.
- Trực vệ sinh đảm bảo theo khu vực phân công.
-Số các em đáng tuyên dương có ý thức học tập tốt : Thơ, Phạm Thị Mỵ, Viết Tín, Đức Tín, Công Trình, Thịnh, Lĩnh.
* Tồn tại: 
Một số em lười học 
-Ý thức học tập chưa tốt
- Chữ viết cẩu thả: Thành , Cao Kỳ, Phong, Thức, Đạt.
- Trong giờ học ít phát biểu xây dựng bài.
* Chất lượng qua khảo sát còn thấp: Bích Hường ,Văn Trình, Đạt, Nữ, Mến.
B/- Kế hoạch tuần 22:
- Nâng cao chất lượng học tập.
- Tăng cường rèn chữ viết.
- Đánh giá rút kinh nghiệm bài khảo sát chất lượng bài kiểm tra chương .
- Củng cố các nề nếp lớp. 
- HS nghỉ Tết phải lo học bài và làm bài đầy đủ. Sau khi Tết các em đều đi học đày đủ đảm bảo sĩ số 100%. Ăn mặc sạch sẽ gọn gàng, tác phong gọn gàng.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_3_hoc_ki_2_tuan_22.doc