I. Yêu cầu cần đạt
- Nói được tên, mô tả được đặc điểm một số bộ phận của thực vật, động vật và chức ăng của chúng
- Phân loại được một số thực vật, động vật dựa vào đặc điểm các bộ phận của chúng.
- GD HS yêu thiên nhiên: động vật và thực vật.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.
- HS: SGK, vở ghi.
Trường Tiểu học Phong Vân LỊCH BÁO GIẢNG KHỐI 3 TUẦN 21 ( Từ ngày 6/2 đến 10/2/2023) Thứ/ ngày Môn Tiết theo PPCT Tiết theo TKB Tên bài dạy Hai 6/2 HĐTN 61 SHDC: Vì tầm vóc Việt Toán 101 Luyện tập Tiếng Việt 141+142 Đọc: Ngày hội rừng xanh Nói và nghe: Rừng Ba 7/2 Tiếng Việt 143 Nghe-viết: Chim chích bông Toán 102 Chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác GDTC 41 Bài tập phối hợp di chuyển vượt qua chứng ngại vật trên địa hình (tiết 6) TNXH 41 Ôn tập chủ đề động vật và thực vật (tiết 1) Tư 8/2 Tiếng Việt 144+145 Đọc: Cây gạo Ôn chữ hoa P, Q Tiếng Anh 83 Unit 5: Sports & Hobbies. P.E – Lesson 4.2 Toán 103 Chu vi hình vuông, chu vi hình chữ nhật Năm 9/2 Toán 104 Luyện tập Tiếng Việt 146 Luyện tập: So sánh. Đặt và TLCH: Ở đâu? TNXH 42 Ôn tập chủ đề động vật và thực vật (tiết 2) HĐTN 62 HĐGD theo chủ đề: Bếp nhà em Sáu 10/2 Toán 105 Diện tích một hình Tiếng Việt 147 Luyện tập: Viết lại tình cảm, cảm xúc về một cảnh trong tranh Đạo đức 21 Khám phá bản thân (tiết 1) HĐTN 63 SHL: SH theo chủ đề: Tiêu chí đánh giá của ông Táo TUẦN 21 Thứ Hai ngày 6 tháng 2 năm 2023 Hoạt động trải nghiệm Tiết 61: Sinh hoạt dưới cờ: Vì tầm vóc Việt I. Yêu cầu cần đạt - HS lắng nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới. HS nhận biết cách thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm. - Nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục. Tự giác tham gia các hoạt động thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong các bữa ăn. - GD HS cách giữ vệ sinh an toàn thực phẩm. II. Đồ dùng dạy học - GV: Loa, míc, máy tính có kết nối mạng Internet, video. - HS: Sách, vở ghi. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Chào cờ - HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường. - Thực hiện nghi lễ chào cờ. - GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua. - Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới. - HS tập trung trật tự trên sân. - HS điều khiển lễ chào cờ. - HS lắng nghe. 2. Sinh hoạt dưới cờ a) Khởi động - GV cho HS hát. - GV dẫn dắt vào hoạt động. b) Khám phá Hoạt động 1: Xem video tuyên truyền an toàn thực phẩm - Chiếu video tuyên truyền an toàn thực phẩm. - GV hỏi: + Tác hại của ngộ độc thực phẩm là gì? + Nên chọn thực phẩm như thế nào? + Tại sao lại phải ăn ngay sau khi nấu? + Trước khi ăn cần phải làm gì? - GV NX, KL: Mỗi chúng ta cần phải chọn thực phẩm tươi mới, chọn thức ăn ở siêu thị phải có tem đảm bảo chất lượng sản phẩm, nấu chín kĩ thức ăn, ăn ngay sau khi nấu. Rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến thức ăn và trước khi ăn. Phải rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh. Hoạt động 2: Chia sẻ cảm xúc của em - GV yêu cầu hs viết ra giấy nhớ những việc cần làm để bảo vệ sức khoẻ từ những bữa ăn gia đình. - Gọi HS chia sẻ trước lớp. + Tại sao phải thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong các bữa ăn? - GV NX, KL: Phải thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong các bữa ăn giúp cơ thể khoẻ mạnh, gia đình hạnh phúc,.. - HS hát. - HS ghi tên bài vào vở. - HS quan sát. + Tiêu chảy, kiết lị, thương hàn, tử vong. + Chọn thực phẩm tươi mới, chọn thức ăn ở siêu thị phải có tem đảm bảo chất lượng sản phẩm, nấu chín kĩ thức ăn, ăn ngay sau khi nấu. + Vì thức ăn nấu chín để lâu sẽ bị nhiễm vi khuẩn. + Rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến thức ăn và trước khi ăn. Phải rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh. - Lắng nghe. - HS viết ra giấy nhớ những việc cần làm để bảo vệ sức khoẻ từ những bữa ăn gia đình. - HS chia sẻ. - Nhiều hs trả lời. - Lắng nghe. 3. Củng cố, tổng kết - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề. - HS lắng nghe để thực hiện. IV. Điều chỉnh sau bài dạy ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Toán Tiết 101: Luyện tập I. Yêu cầu cần đạt - HS nắm được cách biểu diễn một số thông qua cấu tạo thập phân của số đó. Làm quen với việc làm tròn số đến hàng trăm. So sánh các số có bốn chữ số. - Vận dụng làm tốt các bài tập. - Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi. Giữ trật tự, học tập nghiêm túc. II. Ðồ dùng dạy học - GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy. - HS: SGK, vở ghi. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động - Gv cho HS chơi trò chơi: Ai nhanh hơn: thi tìm nhanh số lớn nhất, số bé nhất trong các dãy số cho trước. - GV nhận xét. - GV giới thiệu bài. - HS tham gia chơi. - HS ghi tên bài vào vở. 2. Luyện tập Bài 1: - GV nhận xét, củng cố kĩ năng biếu diễn một số thông qua cấu tạo thập phân của số đó. Bài 2: - Gv nhận xét. Bài 3: - Cho HS nhắc lại cách làm tròn số đến hàng trăm. - GV nhận xét, tuyên dương. Trò chơi: Về nhà đón Tết - GV phổ biến cách chơi và luật chơi. - GV HD các nhóm chơi theo hướng dẫn. - GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm. - GV Nhận xét, tuyên dương. - Củng cổ kĩ năng so sánh các số có 4 chữ số. - HS đọc yêu cầu. - HS làm vở, nêu kết quả. + 6 409 = 6 000 + 400 + 9 + 6 410 = 6 000 + 400 + 10 + 6 411 = 6 000 + 400 + 10 + 1 + 6 412 = 6 000 + 400 + 10 + 2 - HS đọc yêu cầu. - HS suy nghĩ làm bài vào vở. ĐA: Mai có thể đặt thẻ số 8 hoặc số 9 vào vị trí dấu “?”. Vì:5801 > 5799 hoặc 5901 > 5799. - HS đọc yêu cầu. - HS nhắc lại cách làm tròn số đến hàng trăm. - HS chọn đáp án và nêu: A. - HS lắng nghe - HS thực hiện trò chơi theo nhóm 4. 3. Củng cố, tổng kết - GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức hái hoa,... sau bài học để HS được củng cố về cách biểu diễn một số qua cấu tạo thập phân của số đó; cách làm tròn số đến hàng trăm;.... - Nhận xét tiết học. - Nhắc HS ôn lại bài, xem trước bài sau. - HS tham gia chơi. IV. Điều chỉnh sau bài dạy ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Tiếng Việt Tiết 141 + 142: Đọc: Ngày hội rừng xanh Nói và nghe: Rừng I. Yêu cầu cần đạt - HS đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài thơ “Ngày hội rừng xanh”. Nhận biết được những sự vật nào đã tham gia vào ngày hội. Hiểu được sự vui nhộn của ngày hội rừng xanh. Hiểu điều tác giả muốn nói qua bài thơ: Thiên nhiên xung quanh chúng ta là một thế giới vô cùng kì thú và hấp dẫn. + Nói được những hiểu biết về rừng (Qua phim ảnh, sách, báo). - Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. + Chia sẻ với cách bảo vệ rừng. - Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, sự hứng thú khi khám phá thế giới thiên nhiên kì thú. II. Ðồ dùng dạy học - GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy. - HS: SGK, vở ghi. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động - GV yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: + Kể tên những con vật đi dự ngày hội rừng xanh? + Các em hãy đoán thử xem những con vật này làm gì trong ngày hội? - GV nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới. - HS quan sát tranh thảo luận theo nhóm - Đại diện nhóm trả lời: + Chim gõ kiến, gà rừng, công, khướu, kì nhông. - HS trả lời theo sự hiểu biết. - HS ghi tên bài vào vở. 2. Khám phá Hoạt động 1: Đọc văn bản - GV đọc mẫu với giọng diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. Giọng sôi nổi, hồ hởi, nhịp hơi nhanh ở khổ 1; giọng thong thả, tươi vui ở khổ 2; giọng thích thú, ngạc nhiên ở khổ 3,4. - Gọi HS đọc cả bài. - GV chia khổ: (4 khổ) + Khổ 1: Từ đầu đến Nào, đi hội rừng xanh! + Khổ 2: Tiếp theo cho đến Khoác bao màu tươi non. + Khổ 3: Tiếp theo đến thay đổi hoài màu da. + Khổ 4: Còn lại. - GV gọi HS đọc nối tiếp từng khổ. - Luyện đọc từ khó: nổi, mõ, rừng, xanh, tre, trúc, khoác, lĩnh.. - Luyện đọc câu dài: Chim Gõ Kiến / nổi mõ / Gà Rừng / gọi vòng quanh/ - Sáng rồi, / đừng ngủ nữa/ Nào, / đi hội rừng xanh!// Tre,/ trúc / nổi nhạc sáo/ Khe suối / gảy nhạc đàn/ Cây/ rủ nhau thay áo/ Khoác bao màu tươi non.// - GV mời HS nêu từ ngữ giải nghĩa trong SGK. - HS luyện đọc theo nhóm 4. - GV nhận xét các nhóm. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi 1. Các sự vật tham gia ngày hội như thế nào? 2. Cùng bạn hỏi đáp về hoạt động của các con vật trong ngày hội rừng xanh. 3. Bài thơ nói đến những âm thanh nào? Những âm thanh ấy có tác dụng gì? 4. Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao? - GV mời HS nêu nội dung bài. - GV chốt: Thiên nhiên xung quanh chúng ta là một thế giới vô cùng kì thú và hấp dẫn. - Hs lắng nghe. - 1 HS đọc toàn bài. - HS quan sát. - HS đọc nối tiếp từng khổ. - HS đọc từ khó. - HS ngắt đúng nhịp thơ. - HS đọc giải nghĩa từ trong SGK. - HS luyện đọc theo nhóm 4. - HS thi đọc. + Tre, trúc nổi nhạc sáo, khe suối gảy nhạc đàn, nấm mang ô đi hội, cọn nước chơi trò đu quay. - HS dựa vào nội dung bài để hỏi đáp. + Tiếng mõ, tiếng gà rừng gọi, tiếng nhạc sáo của tre trúc, tiếng nhạc đàn của khe suối, tiếng lĩnh xướng của khướu. Tác dụng: Những âm thanh đa dạng đó làm cho ngày hội vui tươi, rộn rã hơn. - HS tự chọn đáp án theo suy nghĩ của mình. - HS nêu theo hiểu biết của mình. -2-3 HS nhắc lại. Tiết 2 Hoạt động 3: Luyện đọc lại - GV đọc diễn cảm bài thơ. - GV cho HS đọc diễn cảm bài thơ. - GV nhận xét, tuyên dương. - HS lắng nghe. - HS thi đọc. 3. Nói và nghe: Rừng Hoạt động 1: Nói điều em biết về rừng (Qua phim ảnh, sách, báo) - GV HD các em làm việc theo nhóm qua các gợi ý: + Em biết đến khu rừng đó nhờ đâu? + Cây cối trong khu rừng đó như thế nào? + Trong khu rừng đó có những con vật gì? + Nêu cảm nghĩ của em về khu rừng đó? - Gọi đại diện nhóm trình bày trước lớp. - GV nận xét, tuyên dương. Hoạt động 2: Trao đổi với bạn làm thế nào để bảo vệ r ... ................................................................................ ................................................................................................................................. Tiếng Việt Tiết 147: Luyện tập: Viết lại tình cảm, cảm xúc về một cảnh trong tranh I. Yêu cầu cần đạt - Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một cảnh vật trong tranh. - Viết đoạn văn ngắn (khoảng 4-5 câu), diễn đạt đủ ý, rõ ràng. - Yêu thiên nhiên, cảnh vật. II. Ðồ dùng dạy học - GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy. - HS: SGK, vở ghi. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động - GV cho HS chơi trò chơi Truyền bóng + Kể tên một số cảnh vật em yêu thích ? + Em thích cảnh nào nhất ? Vì sao? - GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới. - HS tham gia chơi. - HS ghi tên bài vào vở. 2. Luyện tập Bài 1: - GV HD HS: Các em QS tranh, thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu bài tập theo gợi ý: + Giới thiệu bao quát về cảnh vật. + Nêu đặc điểm nổi bật của cảnh vật. + Nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với cảnh vật. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2. - Một số HS trình bày ý kiến. - GV nhận xét các nhóm. GV khuyến khích HS bám vào những gợi ý và đặc biệt là HS phải nêu được tình cảm, cảm xúc của mình về cảnh vật trong tranh. - GV khen những HS có chia sẻ thú vị. Bài 2: - GV yêu cầu HS nêu lại yêu cầu bài tập và hướng dẫn HS làm việc cá nhân để viết lại tình cảm, cảm xúc khi ngắm nhìn cảnh vật mình yêu thích. - GV lưu ý HS khi viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc cần sử dụng những từ ngữ như: thích thú, yêu thích, biết ơn, trân trọng, Bài 3: - GV hướng dẫn HS hoạt động cá nhân: đọc đoạn văn, phát hiện lỗi. - GV và HS nhận xét, góp ý. - 1 HS đọc yêu cầu. - Lắng nghe. - HS làm việc theo nhóm - Một số HS chia sẻ. - Lắng nghe. - HS đọc yêu cầu bài. - HS viết lại tình cảm, cảm xúc của bản thân về sự vật dựa vào những điều đã nói ở ý c bài tập 1. - 1 số HS trình bày. - HS sửa lỗi nếu có. - HS chỉnh sửa theo góp ý. - HS hoàn thiện bài. 3. Củng cố, tổng kết - GV HD HS cách thực hiện hoạt động vận dụng + HS thực hiện hoạt động tại nhà. + HS tìm đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ,... về cây cối, muông thú. + HS có thể ghi lại một số thông tin về câu chuyện, bài văn, bài thơ,... đã đọc như: tên, nội dung chính của câu chuyện, bài văn, bài thơ,... - Nhận xét, đánh giá tiết dạy. - Lắng nghe GV hướng dẫn và thực hiện ở nhà. IV. Điều chỉnh sau bài dạy ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Đạo đức Tiết 21: Khám phá bản thân (tiết 1) I. Yêu cầu cần đạt - Nêu được một số điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Nêu được vì sao cần biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. - Thực hiện một số cách đơn giản tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. - GD HS rèn luyện để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của bản thân. II. Ðồ dùng dạy học - GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy. - HS: SGK, vở ghi. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động - GV cho chơi trò chơi: “Đi tìm điểm mạnh của bản thân ” theo nhóm 4 hoặc 5. + GV gợi ý câu hỏi bạn nêu điểm mạnh của bản thân mình. NX, tuyên dương nhóm thực hiện tốt - GV kết luận, Ai cũng có điểm mạnh, chúng ta cần phát huy và nhân lên điểm mạnh của mình - GV nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới. - HS nêu câu hỏi mình có điểm mạnh nào? Cho bạn trong nhóm trả lời - HS trả lời theo hiểu biết của bản thân về bạn. - HS ghi tên bài vào vở. 2. Khám phá Hoạt động 1: Khám phá điểm mạnh điểm yếu của bản thân - GV gọi 1HS đọc đoạn hội thoại trong SGK. + Các bạn trong tranh có điểm mạnh, điểm yếu gì? + Các bạn dự định sẽ làm gì để khắc phục điểm yếu đó? + Em thấy mình có điểm mạnh, điểm yếu gì? - GV nhận xét tuyên dương, sửa sai (nếu có) - 1 HS đọc đoạn hội thoại, quan sát tranh và trả lời câu hỏi. + Điểm mạnh của tớ là tốt bụng, cẩn thận, điểm yếu của tớ là nhút nhát, tớ sẽ cố gắng mạnh dạn hơn + Tớ là người hài gước, trung thực, điểm yếu là sợ nước. Mùa hè tớ sẽ đi học bơi để không còn sợ nước - Hs tự nêu điểm mạnh, điểm yếu của mình. - HS lắng nghe, rút kinh nghiêm. 3. Củng cố, tổng kết GV tổ chức vận dụng bằng hình thức thi “trồng cây thành công” + GV yêu cầu HS chia ra thành các nhóm (3-4 nhóm). Mỗi nhóm thực hành làm 1 cây thành công. + Gợi ý thành công có thể là: giải được bài toán khó, được cô khen bài làm tốt, giúp đỡ được 1 ai đó hay khắc phục được lỗi hay điểm yếu của mình. + Mời các thành viên trong lớp nhận xét trao giải cho nhóm có nhiều thành công nhất. - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò về nhà. - HS chia nhóm và tham gia thực hành nêu những thành tích và thành công trong học tập của mình và thành tích các hoạt động của bản thân ghi vào giấy cắt thành hình trái cây và dán lên cây theo hình SGK. - Lần lượt các nhóm thực hành theo yêu cầu giáo viên. - Các nhóm nhận xét bình chọn. IV. Điều chỉnh sau bài dạy ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Hoạt động trải nghiệm Tiết 60: Sinh hoạt lớp. Sinh hoạt theo chủ đề: Tiêu chí đánh giá của ông Táo I. Yêu cầu cần đạt - Nhận thức được các nguy cơ nếu không thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm. - Thực hiện được những việc làm cụ thể để đảm bảo an toàn trong ăn uống. - GD HS giữ vệ sinh an tòan thực phẩm. II. Ðồ dùng dạy học - GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy. - HS: SGK, vở ghi. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động - GV tổ chức cho HS hát theo giai điệu bài hát “Bàn tay mẹ” + Cơm con ăn và nước con uống từ đâu? + Mẹ nấu ăn ở đâu? - GV nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới. - HS hát. + Cơm con ăn từ tay mẹ nấu và nước con uống từ tay mẹ đun. + Mẹ nấu ăn ở trong bếp. - HS ghi tên bài vào vở. 2. Tổng kết tuần Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần - GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, NX, bổ sung các ND trong tuần. + Kết quả sinh hoạt nền nếp. + Kết quả học tập. + Kết quả hoạt động các phong trào. - GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần) Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới - GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, NX, bổ sung ND trong kế hoạch. + Thực hiện nền nếp trong tuần. + Thi đua học tập tốt. + Thực hiện các hoạt động các phong trào. - GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV NX chung, thống nhất, và biểu quyết hành động. - Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. - HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần. - Một số nhóm NX, bổ sung. - Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới. - HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần. - Một số nhóm NX, bổ sung. - Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay. 3. Sinh hoạt theo chủ đề Hoạt động 3: Chia sẻ thu hoạch sau trải nghiệm - GV yêu cầu HS chia sẻ với bạn những việc em đã làm cùng người thân để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. - Ghi ra A2 những việc đã làm được. Gợi ý. + Em và người thân đã kiểm tra những gì trong bếp + Đã sắp xếp lại các vật dụng nào? +Có kiểm tra thức ăn sống, thức ăn chín không? + Có lau dọn tủ lạnh không? + Có phát hiện ra nhiều thử có nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm không? (VD Thức ăn quá hạn sử dụng phải bỏ đi, thức ăn quên không đáy, bị mốc, thiu,..) - GV nhận xét chung, tuyên dương. - Kết luận: GV Mời một vài HS chia sẻ cảm xúc khi cùng người thân kiểm tra, sắp xếp lại th ực phẩm, đồ dùng trong bếp. Hoạt động 4: Tiêu chí đánh giá của Táo - GV mời ba HS đội mũ cánh chuồn vào vai ông bà Táo, kiểm tra bếp trước khi báo cáo. - GV đề nghị HS thảo luận theo nhóm để giúp ông bà Táo đưa ra tiêu chí về một căn bếp sạch, gọn, đảm bảo an toàn thực phẩm - KL: Tất cả cùng nhắc lại những tiêu chí lớn: NGĂN NẮP, VỆ SINH, AN TOÀN, CAM KẾT HÀNH ĐỘNG. - HS cùng bạn đọc yêu cầu đề bài. - HS chia sẻ về những việc em đã làm cùng người thân để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho bạn. - Một số nhóm chia sẻ trước lớp. - Các nhóm nhận xét. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. - HS đóng vai ông bà táo. - HS thảo luận nhóm đưa ra tiêu chí về một căn bếp sạch, gọn, đảm bảo an toàn thực phẩm Một số dấu hiệu của căn bếp sạch, gọn gàng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: + Các đồ dùng nhà bếp được sắp xếp gọn gàng, hợp lí. + Bàn bếp, bàn ăn, sàn nhà và các thiết bị khác sạch sẽ, không bị bám dầu mỡ hay bụi bẩn. +Tủ lạnh được sắp xếp khoa học, không để quá nhiều thực phẩm và không có mùi. + Thực phẩm để trong tủ đều được bọc kín hoặc cho vào hộp cẩn thẩn, ngăn nắp. + Các loại hộp, chai, lọ được dán nhãn để phân biệt. 4. Củng cố, tổng kết - GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà cùng với người thân: + Thực hiện áp dụng những tiêu chí của ông táo để đánh giá căn bếp gia đình mình. - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. - Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng. IV. Điều chỉnh sau bài dạy ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. .................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: