Giáo án Lớp 3 Tuần 21 - Trường TH Nguyễn Bá Ngọc

Giáo án Lớp 3 Tuần 21 - Trường TH Nguyễn Bá Ngọc

Toán Luyện tập

I – Mục tiêu

- Biết cộng nhẩm các số tròn trăm , tròn nghìn có đến 4 chữ số và giải toán bằng hai phép tính.

II – Đồ dùng dạy học

- G/v : bảng phụ

- H/s : vở bài tập

III – Các hoạt động dạy học

 

doc 30 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 495Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 21 - Trường TH Nguyễn Bá Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 17 tháng 01 năm 2011
I – Mục tiêu
- Biết cộng nhẩm các số tròn trăm , tròn nghìn có đến 4 chữ số và giải toán bằng hai phép tính.
II – Đồ dùng dạy học 
- G/v : bảng phụ 
- H/s : vở bài tập 
III – Các hoạt động dạy học 
1 – Bài cũ
2 – Bài mới
 a – Giới thiệu bài
 b – Bài dạy
Luyện tập
Bài 1: Gọi H/s nêu bài tập 1.
- G/v ghi bảng phép tính: 
 4000 + 3000 = ? 
- Yêu cầu H/s nêu cách tính nhẩm, lớp nhận xét bổ sung.
- Yêu cầu H/s tự nhẩm các phép tính còn lại.
- Gọi H/s nêu miệng kết quả.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 2: Gọi H/s nêu bài tập 2. 
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở nháp.
- Mời 2 em nêu bài làm của mình 
- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài .
- G/v nhận xét đánh giá.
Bài 3: Gọi H/s nêu bài tập 3. 
- Yêu cầu cả lớp làm bảng con.
- G/v và H/s nhận xét đánh giá.
Bài 4: Gọi H/s đọc bài toán.
- Hướng dẫn H/s phân tích bài toán.
- Yêu cầu cả lớp tự làm bài vào vở.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
- Tính nhẩm.
- H/s nêu cách nhẩm các số tròn nghìn, lớp nhận xét bổ sung.
 ( 4 nghìn cộng 3 nghìn bằng 7 nghìn vậy : 4000 + 3000 = 7 000 ).
- Cả lớp tự làm các phép tính còn lại.
- 2H/s nêu kết quả, lớp nhận xét chữa bài.
5000 + 1000 = 6000 
4000 + 5000 = 9000
6000 + 2000 = 8000 
8000 + 2000 = 10 000
- Tính nhẩm theo mẫu.
- Cả lớp làm vào vở nháp .
- H/s nêu, lớp lắng nghe và bổ sung:
 2000 + 400 = 2400 
 9000 + 900 = 9900 
 300 + 4000 = 4300 
 600 + 5000 = 5600 
 7000 + 800 = 7800
- Từng cặp đổi vở chéo để KT.
- Đặt tính rồi tính.
- Lớp tự làm bài.
- 1 em đọc bài toán, lớp đọc thầm.
- Phân tích bài toán theo gợi ý của G/v.
- Tự làm bài vào vở.
- 1 em lên bảng chữa bài, lớp nhận xét.
Bài giải
Số lít dầu buổi chiều bán được là:
342 x 2 = 684 (l)
 Số lít dầu cả 2 buổi bán được là:
342 + 648 = 1026 (l)
Đáp số: 1026 lít dầu
3 – Củng cố , dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà học và xem lại các bài tập đã làm.
--------------------------------------------------
I – Mục tiêu 
Tập đọc
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
Kể chuyện
- Kể lại được một đoạn của câu chuyện. 
II – Đồ dùng dạy học 
- Tranh , ảnh Sgk 
III – Các hoạt động dạy học 
1 – Bài cũ
2 – Bài mới
 a – Giới thiệu bài
 b – Bài dạy
Luyện đọc
- G/v đọc diễn cảm toàn bài
HDH/s luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
Đọc từng câu.
- Rút từ khó - luyện đọc.
Đọc từng đoạn trước lớp.
- Hướng dẫn luyện đọc đoạn. 
- Tìm hiểu từ mới SGK. 
- Tập đặt câu với từ : nhập tâm, bình an
Hướng dẫn tìm hiểu bài 
- Yêu cầu đọc thầm đoạn 1, trả lời :
? Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào ?
? Nhờ chăm chỉ học tập, Trần Quốc Khái đã thành đạt như thế nào ?
- Yêu cầu đọc thầm đoạn 2, trả lời : 
? Khi Trần Quốc Khái đi sứ Trung Quốc, vua Trung Quốc đã nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam ?
- Yêu cầu đọc thầm đoạn 3, 4 trả lời :
? Ở trên lầu cao, Trần Quốc Khái đã làm gì để sống ?
* G/v : Phật trong lòng - Tư tưởng của Phật ở trong lòng mỗi người, có ý mách ngầm Trần Quốc Khái : có thể ăn bức tượng.
? Trần Quốc Khái đã làm gì để không bỏ phí thời gian ?
? Trần Quốc Khái đã làm gì để xuống đất bình an vô sự ?
- Y/C đọc thầm đoạn 5, trả lời :
? Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu ?
? Nội dung câu chuyện nói điều gì ?
Luyện đọc lại 
- Chọn đọc mẫu đoạn 3. 
- HD đọc đoạn 3
- HD đọc đoạn văn
Kể chuyện .
 G/v nêu nhiệm vụ : Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện. Sau đó, tập kể một đoạn của câu chuyện.
HD H/s kể chuyện
a. Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện
- Nhắc các em đặt tên ngắn gọn, thể hiện đúng nội dung.
- YC H/s đọc thầm, làm bài cá nhân.
- G/v viết bảng tên đúng và hay.
Nhận xét
b/ Kể lại một đoạn của câu chuyện
- YC mỗi H/s chọn 1 đoạn để kể.
- Bình chọn người kể hay nhất.
- Láng nghe , theo giỏi G/v đọc
- Mỗi H/s đọc tiếp nối từng câu.
- Luyện đọc.
- 5 H/s đọc 5 đoạn trước lớp.
- 1 H/s đọc phần chú giải trong Sgk.
- HS đặt câu
- H/s đọc và trả lời 
+ Trần Quốc Khái học cả khi đi đốn củi, lúc kéo vó tôm. Tối đến, nhà nghèo, không có đèn, ... đọc sách.
+ Ông đỗ tiến sĩ, trở thành vị quan to trong triều đình.
- Đọc và trả lời 
+ Vua cho dựng lầu cao, mời Trần Quốc Khái lên chơi, rồi cất thang để xem ông làm thế nào.
- Đọc đoạn 3, 4
+ Bụng đói, không có gì ăn, ông đọc ba chữ trên bức trướng " Phật trong lòng", hiểu ý người viết, ông bẻ tay tượng Phật nếm thử ... mà ăn.
+ Ông mày mò quan sát hai cái lọng và bức trướng thêu, nhớ nhập tâm cách thêu trướng và làm lọng.
+ Ông nhìn những con dơi xoè cánh cao đi chao lại như chiếc lá bay, bèn bắt chước chúng, ôm lọng nhảy xuống đất bình an vô sự.
+ Vì ông là người đã truyền dạy cho dân nghề thêu, nhờ vậy nghề này được lan truyền rộng.
+ Ca ngợi Trần Quốc 
- H/s luyện đọc đoạn văn
- Vài H/s thi đọc đoạn văn
- 1 H/s đọc cả bài.
- 1 H/s đọc YC của BT và mẫu ( Đoạn 1)
- H/s làm bài ở VBT
- H/s tiếp nối nhau đặt tên cho đoạn 1, sau đó là đoạn 2, 3, 4, 5
- H/s suy nghĩ, chuẩn bị lời kể.
- 5 H/s tiếp nối nhau kể lại 5 đoạn.
3 – Củng cố , dặn dò 
? Qua câu chuyện này, em hiểu điều gì ?
- Khuyến khích H/s kể lại cho người thân nghe.
- Nhận xét tiết học.
--------------------------------------------------
Thứ ba ngày 18 tháng 01 năm 2011
I – Mục tiêu 
- Nghe- viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Bài viết sai không quá 5 lỗi.
- Làm đúng BT(2) a/ b
II – Đồ dùng dạy học 
- G/v : bảng phụ BT2a/b
- H/s : vở bài tập 
III – Các hoạt động dạy học 
1 – Bài cũ
2 – Bài mới
 a – Giới thiệu bài
 b – Bài dạy
Hướng dẫn nghe - viết
Tìm hiểu bài viết
- Đọc mẫu lần 1. Hỏi
 ? Những từ ngữ nào cho thấy Trần Quốc Khái rất ham học?
HD cách trình bày bài viết.
? Đoạn văn có mấy câu?
? Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
HD viết từ khó.
- Yêu cầu H/s đọc thầm bài viết và tìm các từ khó, dễ viết sai chính tả.
- Đọc cho H/s viết trên bảng lớp, bảng con.
Viết chính tả.
- Đọc cho H/s viết bài vào vở ô li.
- Đọc cho H/s soát lỗi.
Chấm bài, nhận xét
- Chấm 1 số bài, NX, chữa lỗi viết sai nhiều.
Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 2: (lựa chọn)
- Giúp H/s nắm YC của BT
- Yêu cầu H/s làm ýa. H/s khá, giỏi làm cả bài.
- Nhận xét bài làm trên bảng.
- 2 H/s đọc lại
+ Cậu học cả khi đốn củi, lúc kéo vó tôm, bắt đom đóm để học.
- Đoạn văn có 4 câu.
- Những chữ đầu câu và tên riêng
- Các từ khó: đốn củi, vỏ trứng, ánh sáng, đọc sách,...
- Viết trên bảng lớp, bảng con.
- Viết vào vở ô li.
- H/s nêu yêu cầu của BT và làm vào VBT.
- 1 H/s lên bảng làm ý a
- H/s nhận xét, chữa bài.
- H/s khá, giỏi làm ý b; G/v nhận xét, chữa bài.
a. chăm chỉ - trở thành - trong - triều đình - trước thử thách - xử trí - làm cho - kính trọng - nhanh trí - truyền lại - cho nhân dân.
3 – Củng cố , dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu H/s về viết lại bài và hoàn thành BT chính tả.
--------------------------------------------------
I – Mục tiêu 
- Biết trừ các số trong phạn vi 10 000 (bao gồm đặt tính và tính đúng).
- Biết giải toán có lời văn (có phép trừ và các số trong phạm vi 10 000)
II – Đồ dùng dạy học 
- G/v : bảng phụ 
- H/s : vở bài tập 
III – Các hoạt động dạy học 
1 – Bài cũ
2 – Bài mới
 a – Giới thiệu bài
 b – Bài dạy
Hướng dẫn thực hiện phép trừ
- G/v ghi bảng 8652 – 3917 
- Yêu cầu H/s tự đặt tính rồi tính.
- Mời 1H/s lên bảng thực hiện.
- Gọi H/s nêu cách tính, G/v ghi bảng như SGK.
- G/v chốt lại: Muốn trừ một số có bốn chữ số cho số có bốn chữ số ta viết số bị trừ rồi viết số trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng phải thẳng cột , viết dấu trừ và kẻ đường gạch ngang rồi thực hiện từ phải sang trái.
Thưc hành
Bài 1: Gọi H/s nêu bài tập 1.
- Yêu cầu lớp thực hiện vào bảng con
- Mời một em lên bảng sửa bài .
- H/s nhận xét đánh giá.
Bài 2b: Gọi H/s nêu bài tập 2. 
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở nháp 
- Mời 2H/s lên bảng làm bài. 
- Yêu cầu lớp đổi chéo vở và chữa bài .
- G/v nhận xét đánh giá.
Bài 3: Gọi H/s đọc bài 3.
- Hướng dẫn H/s phân tích bài toán. 
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở 
- Mời một H/s lên bảng giải.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
Bài 4: G/v yêu cầu đọc yêu cầu BT 4.
? Muốn tìm được trung điểm ta phải làm thế nào ?
? Muốn xác định được trung điểm của đoạn thẳng AB ta làm thế nào ?
- G/v yêu cầu HS vẽ.
- H/s trao đổi và dựa vào cách thực hiện phép cộng hai số trong phạm vi 
10 000 đã học để đặt tính và tính ra kết quả 
 8652
 - 3917
 4735
- 2 em nêu lại cách thực hiện phép trừ
- Một em nêu đề bài tập: Tính.
- Lớp thực hiện làm vào bảng con 
- Một em lên bảng thực hiện, lớp nhận xét chữa bài.
 6385 7563 8090 
 - 2927 - 4908 - 7131 
 3458 2655 959 
- Đặt tính rồi tính.
- Lớp thực hiện vào vở nháp .
- 2 em lên bảng đặt tính và tính, lớp bổ sung.
 9996 2340 
 - 6669 - 512 
 3327 1828 
- Một em đọc đề bài 3.
- Cùng G/v phân tích bài toán.
- Cả lớp làm vào vở.
- Một H/s lên giải bài, lớp nhận xét, chữa bài.
Bài giải
 Cửa hàng còn lại số mét vải là: 
 4283 – 1635 = 2648 ( m)
 Đáp số: 2648 m vải
- Vẽ đoạn thẳng AB dài 8 cm.
- Lấy 8 : 2 = 4 (cm)
- H/s vẽ.
3 – Củng cố , dặn dò 
- Nhận xét tiết học
- Về nhà xem lại các BT đã làm.
--------------------------------------------------
I – Mục tiêu 
- Biết đọc bài thơ với giọng ngạc nhiên; Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
- Hiểu nội dung bài thơ : Ca ngợi đôi bàn tay kì diệu của cô giáo. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II – Đồ dùng dạy học 
- Tranh , ảnh Sgk 
III – Các hoạt động dạy học 
1 – Bài cũ
2 – Bài mới
 a – Giới thiệu bài
 b – Bài dạy
Luyện đọc
- G/v đọc bài thơ 
HDHS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
Đọc từng dòng thơ.
+ Rút từ khó ghi bảng - luyện đọc.
Đọc từng đoạn trước lớp. 
+ Tìm hiểu từ mới : SGK - mầu nhiệm ( có phép lạ tài tình ). Y/C đặt câu với từ "phô".
+ G/v nói thêm : trong một số trường hợp, cùng với nghĩa bày ra, để lộ ra, từ phô còn có cả ý khoe.
Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
Đọc đồng thanh cả bài.
Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Y/C cả lớp đọc thầm bài thơ và trả lời 
? Từ mỗi tờ giấy,cô giáo đã làm ra những gì ?
- Y/C đọc thầm lại bài thơ, suy nghĩ, tưởng tượng để tả ( lưu loát, trôi chảy ... ị bài sau.
--------------------------------------------------
I – Mục tiêu 
- Phân biệt được các loại thân cây theo cách mọc (thân đứng, thân leo, thân bò) theo cấu tạo (thân gỗ, thân thảo).
II – Đồ dùng dạy học 
- Tranh , ảnh Sgk 
III – Các hoạt động dạy học 
1 – Bài cũ
2 – Bài mới
 a – Giới thiệu bài
 b – Bài dạy
Hoạt động 1 : Làm việc với SGK theo nhóm
- Y/c thảo luận nhóm cặp. 
- Y/c quan sát Hình/78,79 SGK và trả lời theo gợi ý :
+ Chỉ và nói tên các cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò trong các hình.
? Trong đó cây nào có thân gỗ (cứng), cây nào có thân thảo (mềm) ?
Hình
Tên cây
Cách mọc
Đứng
Bò
1
Cây nhãn
x
2
Cây bí đỏ (bí ngô)
x
3
Cây dưa chuột
4
Cây rau muống
x
5
Cây lúa
x
6
Cây su hào
x
7
Các cây gỗ trong rừng
x
? Cây su hào có gì đặc biệt ?
* Kết luận : 
- Các cây thường có thân mọc đứng; một số cây có thân leo, thân bò.
- Có loại cây thân gỗ, có loại cây thân thảo.
- Cây su hào có thân phình to thành củ.
Hoạt động 2 : Chơi trò chơi bí ngô
- Tổ chức và hướng dẫn cách chơi.
- Chia lớp thành 2 nhóm.
- Gắn lên bảng hai bảng câm theo mẫu sau :
- Phát cho mỗi nhóm tờ câm này.
 Cấu tạo 
Cách mọc
Thân gỗ
Thân thảo
Đứng
Bò
Leo
- Khi G/v hô " bắt đầu" thì lần lượt từng người bước lên gắn tấm phiếu ghi tên cây vào cột phù hợp theo kiểu trò chơi tiếp sức. Người cuối cùng sau khi gắn xong tấm phiếu cuối cùng thì hô to "Bí ngô".
- Nhóm nào gắn các phiếu xong trước và đúng là thắng cuộc.
- Các nhóm thảo luận
- Trình bày kết quả thảo luận. Mỗi nhóm lên trình bày đặc điểm về cách mọc và cấu tạo thân của 1 cây.
Cấu tạo
Leo
Thân gỗ (cứng)
Thân thảo
(mềm)
x
x
x
x
x
x
x
x
- Có thân phình to thành cũ.
- Các nhóm làm việc.
- H/s tiến hành chơi trò chơi
3 – Củng cố , dặn dò 
- Kể tên một số loại cây thân thắng, thân leo, thân bò.
- Nhận xét Tiết học.
--------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 21 tháng 01năm 2011
I – Mục tiêu 
- Biết các đơn vị đo thời gian: tháng, năm.
- Biết một năm có 12 tháng; biết tên gọi các tháng trong năm; biết số ngày trong tháng; biết xem lịch.
II – Đồ dùng dạy học 
- G/v : các loại lịch 
- H/s : vở bài tập 
III – Các hoạt động dạy học 
1 – Bài cũ
2 – Bài mới
 a – Giới thiệu bài
 b – Bài dạy
Giới thiệu số tháng trong một năm và số ngày trong tháng.
- Treo tờ lịch năm 2005 lên bảng và giới thiệu.
- Đây là tờ lịch năm 2005 . Lịch ghi các tháng trong năm 2005 và các ngày trong mỗi tháng. 
- Yêu cầu H/s quan sát tờ lịch năm 2005 trong SGK và TLCH: 
? Một năm có bao nhiêu tháng ?
? Đó là những tháng nào ? 
- G/v ghi tên các tháng lên bảng .
- Gọi 2 H/s đọc lại.
Giới thiệu số ngày trong một tháng
- Cho H/s quan sát phần lịch tháng 1 năm 2005 ở SGK. 
? Tháng 1 có bao nhiêu ngày ?
? Tháng 2 có mấy ngày ? 
- Giới thiệu thêm: Những năm nhuận, tháng hai có 29 ngày. 
- Lần lượt hỏi H/s trả lời đến tháng 12 và ghi lên bảng.
- Cho H/s đếm số ngày trong từng tháng, ghi nhớ. 
Thực hành
Bài 1: Gọi H/s nêu yêu cầu bài tập 1.
- Yêu cầu H/s tự làm bài.
- Gọi H/s trả lời miệng, lớp bổ sung.
- G/v nhận xét đánh giá.
Bài 2: Gọi H/s nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu cả lớp quan sát tờ lịch tháng 8 năm 2005 và TLCH. 
- Gọi H/s nêu miệng kết quả, lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét đánh giá.
- Nghe G/v giới thiệu.
- Quan sát lịch 2005 trong SGK và trả lời:
+ Một năm có 12 tháng đó là : Tháng 1 , tháng 2 , tháng 3, tháng 4 (tư), tháng 5, tháng 6 , tháng 7 , tháng 8 , tháng 9 , tháng 10 , tháng 11, tháng 12.
- Nhắc lại số tháng trong một năm. 
- Tiếp tục quan sát các tháng trong tờ lịch để đếm số ngày trong từng tháng.
+ Tháng một có 31 ngày.
+ Tháng hai có 28 ngày.
- H/s đếm số ngày trong từng tháng và ghi nhớ ( cá nhân, đồng thanh)
* Một em nêu yêu cầu bài.
- Cả lớp tự làm bài.
- 3H/s nêu miệng kết quả, lớp nhận xét .
+ Tháng này là tháng 1 . Tháng sau là tháng 2 .
+ Tháng 1 có 31 ngày; Tháng 3 có 31 ngày 
+ Tháng 6 có 30 ngày; Tháng 7 có 31 ngày 
+ Tháng10 có 31 ngày; Tháng 11 có 30 ngày 
* Một em đọc đề bài 2 .
- Cả lớp quan sát lịch và làm bài.
- 2 em trình bày kết quả, lớp nhận xét bổ sung:
+ Ngày 19 tháng 8 là thứ sáu .
+ Ngày cuối cùng của tháng 8 là thứ tư.
+ Tháng 8 có 4 chủ nhật.
+ Chủ nhật cuối cùng của tháng 8 là ngày 28.
3- Củng cố , dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn H/s về nhà học và ghi nhớ cách xem lịch.
I – Mục tiêu
- Biết nói về người trí thức được vẽ trong tranh và công việc họ đang làm (BT1).
- Nghe - kể lại được câu chuyên : Nâng niu những hạt giống (BT2).
II – Đồ dùng dạy học 
- G/v : tranh a, ảnh Sgk 
- H/s : vở bài tập 
III – Các hoạt động dạy học 
1 – Bài cũ
2 – Bài mới
 a – Giới thiệu bài
 b – Bài dạy
HD HS làm bài tập.
Bài tập 1:
- Y/c 1 H/s làm mẫu.
- Y/c H/s quan sát 4 tranh, trao đổi ý kiến theo bàn.
Bài tập 2 :
- G/v kể chuyện lần 1, hỏi H/s :
? Viện nghiên cứu nhận được quà gì ?
? Vì sao ông Lương Định Của không đem gieo ngay cả mười hạt giống ?
? Ông Lương Định Của đã làm gì để bảo vệ giống lúa?
- G/v kể lần 2
- Y/c H/s tập kể lại nội dung câu chuyện.
? Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về nhà nông học Lương Định Của ?
- 1 H/s đọc Y/c.
- 1 H/s nói nội dung tranh 1.
- Trao đổi nhóm cặp
- Đại diện các bàn, nhóm thi trình bày.
- 1 H/s đọc Y/c
+ Mười hạt giống quý.
+ Vì lúc ấy trời rất rét. Nếu đem gieo, những hạt giống nảy mầm rồi sẽ chết rét.
+ Ông chia mười hạt thóc giống làm hai phần... 
- Vài H/s tập kể trước lớp.
- Ông Lương Định Của rất say mê nghiên cứu khoa học, rất quý những hạt giống. Ông đã nâng niu từng hạt lúa, ủ chúng trong người, bảo vệ chúng, cứu chúng khỏi chết vì giá rét.
3 – Củng cố , dặn dò 
- Y/c vài H/s nói về nghề lao động trí óc mà các em mới biết qua giờ học.
- Nhận xét tiết học.
--------------------------------------------------
I – Mục tiêu
- Nêu được chức năng của thân cây đối với đời sống của thực vật và ích lợi của thân cây đối với đời sống con người.
II – Đồ dùng dạy học 
- Tranh , ảnh Sgk
III – Các hoạt động dạy học 
1 – Bài cũ
2 – Bài mới
 a – Giới thiệu bài
 b – Bài dạy
 Hoạt động 1 : Thảo luận cả lớp
- G/v hỏi cả lớp xem những ai đã làm thực hành theo lời dặn của G/v ở tiết học của tuần trước và chỉ định một số em báo cáo kết quả.
- Y/c quan sát hình 1, 2, 3/80 SGK và TL các CH: 
? Việc làm nào chứng tỏ trong thân cây có chứa nhựa ?
? Để biết tác dụng của nhựa cây và thân cây, các bạn ở H3 đã làm thí nghiệm gì ?
* Giúp H/s hiểu: Khi 1 thân cây bị ngắt, tuy chưa bị lìa khỏi thân nhưng vẫn bị héo là do không nhận đủ nhựa cây để duy trì sự sống. Điều đó chứng tỏ trong nhựa cây có chứa các chất dinh dưỡng để nuôi cây. Một trong những chức năng quan trọng của thân cây là vận chuyển nhựa từ rễ lên lá và từ lá đi khắp các bộ phận của cây để nuôi cây.
- Y/c H/s nêu các chức năng khác của thân cây.
Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm
- G/v chia nhóm, giao nhiệm vụ các nhóm : Q/s các H4, 5, 6, 7, 8 /81 SGK. Nêu ích lợi của thân cây đối với đời sống của con người và động vật dựa vào các gợi ý sau :
? Kể tên một số thân cây dùng làm thức ăn cho người hoặc động vật.?
? Kể tên một số thân cây cho gỗ để làm nhà, đóng tàu, thuyền, làm bàn ghế, giường, tủ, ?
? Kể tên một số thân cây cho nhựa để làm cao su, làm sơn.?
* Kết luận : Thân cây được dùng làm thức ăn cho người và động vật hoặc để làm nhà, đóng đồ dùng,
- Từng cá nhân báo cáo kết quả
- Cả lớp quan sát SGK và trả lời.
- Các chức năng khác : nâng đỡ, mang lá, hoa, quả.
Dùng làm thức ăn cho người : cây cải trời, cây rau muống, các loại cây rau, Dùng làm thức ăn cho động vật : cây bắp, cây lúa, cây khoai lang, cây cỏ.
- Cây còng, cây xoài, cây sao, cây bàng, cây gáo
- Cây cao su, cây 
3 – Củng cố , dặn dò
- G/v hệ thống: Cây rất có ích cho đời sống con người, ngoài nhiệm vụ dùng làm thức ăn cho người, cho động vật, dùng để đóng tủ đóng bản phục vụ cho đời sống người dân ra cây còn thảy ra khí ô xi để con người hấp thụ. Ngoài ra cây còn dùng để ngăn lũ, giữ đất.
- Khuyến khích H/s về trồng cây xanh xung quanh nhà.
- Nhận xét tiết học 
--------------------------------------------------
I – Mục tiêu 
- Biết cách đan nong mốt.
- Kẻ, cắt được các nan tương đối đều nhau. 
- Đan được nong mốt. Dồn được nan nhưng có thể chưa khít. Dán được nẹp xung quanh tấm đan.
II – Đồ dùng dạy học 
- G/v : tranh quy trình 
- H/s : giấy , kéo hồ dán thủ công
III – Các hoạt động dạy học 
1 – Bài cũ
2 – Bài mới
 a – Giới thiệu bài
 b – Bài dạy
Hoạt động 1 : HD quan sát và nhận xét 
- Giới thiệu tấm đan nong mốt (H.1) & hướng dẫn H/s quan sát, nhận xét.
- Đan nong mốt được sử dụng để làm đồ dùng trong gia đình như đan làn hoặc đan rổ, rá
- Để đan nong mốt người ra sử dụng các nan đan bằng các nguyên liệu khác nhau như mây, tre, giang, nứa, lá dừa
- Trong thực tế, người ta thường sử dụng các nan rời bằng tre, nứa, giang, mây, lá dừa để đan nong mốt, nong đôi làm đồ dùng trong gia đình.
Trong bài học này, để làm quen với việc đan nan, chúng ta sẽ học cách đan nong mốt bằng giấy, bìa với cách đan đơn giản nhất.
Hoạt động 2 : G/v hướng dẫn mẫu
 Bước 1 : Kẻ, cắt các nan đan
Bước 2 : Đan nong mốt bằng giấy, bìa (H.4)
- Cách đan nong mốt là nhấc 1 nan, đè 1 nan và lệch nhau 1 nan dọc giữa hai hàng nan ngang liền kề.
* Chú ý : Đan xong mỗi nan ngang phải dồn nan cho khít rồi mới đan tiếp nan sau.
 Bước 3 : Dán nẹp xung quanh tấm đan
- Quan sát
- H/s nhận xét và trả lời.
- Quan sát 
- Vài H/s thực hành cắt.
- H/s nhắc lại 3 bước thực hiện
- H/s thực hành lại và trình bày sản phẩm
3 – Củng cố , dặn dò 
- Y/c H/s nhắc lại : Đan nong mốt có mấy bước ?
- Tổ chức cho H/s kẻ, cắt các nan đan bằng giấy, bìa và tập đan nong mốt.
- Nhận xét tiết học.
--------------------------------------------------
1 – Nhận xét hoạt động tuần 21 và phương hướng tuần 22
- H/s nêu các ưu điểm đã đạt được và nhược điểm còn mắc ở tuần học 21. 
- H/s nêu hướng phấn đấu của tuần học 22.
- G/v nhận xét chung các ưu và nhược điểm của học sinh trong tuần học 21
- G/v bổ sung cho phương hướng tuần 22
- Tuyên dương một số H/s chăm ngoan, hăng hái trong học tập. 
2 – Hoạt động tập thể
 - Tổ chức cho H/s múa hát và vui chơi các trò chơi dân gian. 
- G/v theo dõi nhắc nhở các em tham gia múa hát-vui chơi tích cực.
..

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 21L3.doc