Giáo án Lớp 3 - Tuần 21 - Trường Tiểu học Lại Xuân

Giáo án Lớp 3 - Tuần 21 - Trường Tiểu học Lại Xuân

Tập đọc - Kể chuyện

Ông tổ nghề thêu

I . Mục tiêu:

A. Tập đọc:

 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc đúng bao lâu, làm quan to, nhà Lê, lầu, cái lọng vò nước, nặn, chè lam, làm lọng, nhà nước.

- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ

- Đọc trôi chảy toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung từng đoạn truyện.

* H yếu luyện đọc từng đoạn theo bạn

 

doc 32 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 705Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 21 - Trường Tiểu học Lại Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
Thứ hai ngày 16 tháng 1 năm 2012
Sinh hoạt tập thể
Chào cờ
Tập đọc - Kể chuyện
Ông tổ nghề thêu
I . Mục tiêu:
A. Tập đọc:
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng bao lâu, làm quan to, nhà Lê, lầu, cái lọng vò nước, nặn, chè lam, làm lọng, nhà nước.
- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ 
- Đọc trôi chảy toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung từng đoạn truyện.
* H yếu luyện đọc từng đoạn theo bạn
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ ở phần chú thích.
- Hiểu: câu chuyện ca ngợi sự thông minh tài trí, sáng tạo khéo léo của Trần Quốc Khái. Chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu của người Trung Quốc, và dạy lại cho dân ta
* H yếu trả lời câu hỏi theo bạn
B . Kể chuyện:
1. Rèn kĩ năng nói:
-Biết khái quát, đặt đúng tên cho từng đoạn của câu chuyện. Kể lại được một đoạn của câu chuyện, lời kể tự nhiên, giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện.
2. Rèn kĩ năng nghe.
- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
II . Đồ dùng, phương pháp dạy học
Tranh SGK
Vấn đáp, thực hành
III.Các hoạt động dạy và học:
Tiết 1
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ: (2-3’)
- Gọi H đọc bài: Chú ở bên Bác Hồ
-Hỏi nội dung bài
-Nhận xét
2. Giới thiệu bài: ( 1’)- Giới thiệu chủ điểm mới.
3.Hướng dẫn đọc và luyện đọc ( 33 - 35’)
* Đọc mẫu cả bài -giới thiệu bố cục :5 đoạn
(+)Đoạn 1:
- Câu 2: HD đọc đúng:lúc->Đọc mẫu-Gọi H đọc.
- Câu 3: HD đọc đúng: lấy. Gọi H đọc
- Câu 4: HD đọc đúng:lâu, làm, Lê ->Đọc mẫu
- Hướng dẫn đọc đoạn: Giọng đọc chậm rãi, khoan thai, phát âm đúng->Đọc mẫu
+ Gọi H đọc đoạn 1.
+ Nhận xét. Chấm điểm.
(+) Đọan 2: 
- Câu 4:HD đọc đúng: lầu, cái lọng, vò nước
-> Nhấn giọng ở những từ thể hiện sự thông minh, tài trí của Trần Quốc Khái
-> G đọc mẫu
-Giải nghĩa: đi sứ, lọng, bức trướng/SGK
- Hướng dẫn đọc đoạn: Giọng đọc chậm rãi, khoan thai, phát âm đúng
+ Gọi H đọc đoạn 2.
+ Nhận xét. Chấm điểm.
(+) Đoạn 3: 
- Câu 3:HD đọc đúng : nặn, chè lam
-> Nhấn giọng ở từ: lẩm nhẩm, mỉm cười, nếm thử, bột chè lam, ung dung, quan sát, nhập tâm
-Giải nghĩa: chè lam/SGK
- Hướng dẫn đọc đoạn: Giọng đọc chậm rãi, khoan thai, phát âm đúng->Đọc mẫu
+ Gọi H đọc đoạn 3.
+ Nhận xét. Chấm điểm.
(+) Đoạn 4: 
- Câu 1:HD đọc đúng: làm lọng
- G hướng dẫn ngắt, nghỉ ở câu 2-> G đọc mẫu
- Giải nghĩa: bình an vô sự/SGK
- Hướng dẫn đọc đoạn: Giọng đọc chậm rãi, khoan thai, phát âm đúng
+ Gọi H đọc đoạn 4.
+ Nhận xét. Chấm điểm.
(+) Đoạn 5: 
- Câu 1:HD đọc đúng : nước nhà
+ Giải nghĩa: Thường Tín/SGK
- Hướng dẫn đọc đoạn:Thể hiện giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng-> G đọc mẫu
+ Gọi H đọc đoạn 5.
+ Nhận xét. Chấm điểm
* Gọi H đọc nối tiếp đoạn:
- Nhận xét. Chấm điểm.
* Hướng dẫn đọc cả bài.
- Đọc đúng giọng từng đoạn. Giọng đọc chậm rãi, khoan thai.
- Gọi H đọc.
- Nhận xét. Chấm điểm.
*. Nhận xét: ( 1’)
Nhận xét bài đọc của H qua tiết 1.
- 2-3 H đọc
-H yếu nhắc lại tên bài
* Đọc thầm theo G.
-2-3H đọc (theo dãy)
-1 H đọc mẫu , 2-3 H đọc
- 2-4 H đọc
-3-5 H đọc , nhận xét bạn đọc
-2-4H đọc
-1 H đọc , tập đặt câu 
-1H đọc mẫu, 3-5 H đọc, nhận xét bạn
-1H đọc mẫu, 2-4H đọc
-1 H đọc chú giải
- 4-5H đọc, nhận xét bạn
-1H đọc mẫu , 2-3 H đọc
-3-4H đọc
-1H đọc chú giải
-1H đọc mẫu, 3-5 H đọc, nhận xét bạn
-1 H đọc mẫu, 3-4 H đọc
-1H đọc chú giải
-3-5 H đọc, nhận xét bạn
* 2 nhóm, mỗi nhóm 5 H đọc nối tiếp.
- 1 H đọc cả bài. 
Tiết 2
4. Hướng dẫn tìm hiểu bài: (10-12’)
*Đoạn 1: Yêu cầu H đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi 1
? Hồi nhỏ Trần Quốc Khái ham học như thế nào?
? Nhờ chăm chỉ học tập, Trần Quốc Khái đã có kết quả như thế nào?
 ->TQK thông minh, tài trí có học vấn được triều đình cử đi sứ Trung Quốc .Cũng chính trong lần đi sứ này ông giúp dân ta có 1 nghề mới đó là nghề gì ?->Đoạn 2,3 ,4 cho ta biết điều đó
*Đoạn 2,3,4 
-Yêu cầu H đọc thầm đoạn 2, 3, 4, trả lời câu 2
? Vua Trung Quốc đã nghĩ ra cách gì để thử sứ thần Việt Nam? 
? Trên lầu để thử sứ thần, vua Trung Quốc đã để những gì?
? Khi ở trên lầu cao, Trần Quốc Khái đã làm gì để sống?
? Ông đã làm gì để không phí thời gian?
? Ông đã làm gì để xuống đất an toàn?
->Bằng tài trí của mình ông đã tạo ra 1 nghề mới cho dân ta, nhân dân ta có tình cảm gì đối với ông->Đoạn 5
*Đoạn 5
- Yêu cầu H đọc thầm đoạn 5, trả lời câu 4
? Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghể thêu?
? Câu chuyện cho ta thấy điều gì ở Trần Quốc Khái?
->Câu chuyện ca ngợi sự thông minh tài trí, sáng tạo khéo léo của Trần Quốc Khái. Chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu của người Trung Quốc, và dạy lại cho dân ta
5. Luyện đọc lại: (5-7’)
- HD đọc diễn cảm.Đọc mẫu
- Gọi H thi đọc hay từng đoạn và cả bài.
- Nhận xét. Chấm điểm.
6. Kể chuyện: ( 15 -17’)
* Yêu cầu: H đọc thầm yêu cầu và nêu yêu cầu
* Hướng dẫn đặt tên cho các đoạn truyện
 ? Tên của mỗi đoạn truyện cần chú ý điều gì?
->Muốn đặt tên đúng và hay cần phải dựa vào nội dung truyện.
- G nhận xét
*HD kể một đoạn của câu chuyện
-Kể đúng nội dung , khuyến khích sáng tạo
-Lưu ý điệu bộ cử chỉ ,phù hợp với nội dung
-Kể mẫu 1 đoạn
- Nhận xét. Chấm điểm.
- Gọi H kể nối tiếp đoạn
- Gọi H kể cả câu chuyện
4. Củng cố, dặn dò: ( 4 – 6’).
? Câu chuyện này giúp các em hiểu được điều gì?
-Nhận xét giờ học
* Đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1. 
- Học cả khi đi đốn củi...đọc sách.
- Ông đỗ tiến sĩ, trở thành vị quan to trong triều đình.
* Đọc thầm đoạn 2,3 4 và trả lời câu hỏi 2.
- Vua cho dựng lầu cao, mời ông lên chơi rồi cất thang để xem ông làm thế nào.
-Trên lầu để một pho tượng, một vò nước, một bức trướng
- Ông bẻ pho tượng ăn dần
-Ông nhập tâm học cách làm lọng
-Ông quan sát cách bay lượn của con chim bám vào lọng hạ cánh xuống đất an toàn
* Đọc thầm đoạn 5 và trả lời câu hỏi 4
- Vì ông là người đã truyền dạy cho dân nghề thêu, nhờ vậy nghề này được lan truyền rộng.
- Ông là một người thông minh , khéo léo
- Một số H thi đọc.
* Đọc thầm, 1 - 2 H nêu yêu cầu :
+ Đặt tên cho từng đoạn truyện
+ Kể lại một đoạn của truyện
-Cần đúng nội dung đoạn truyện
+ H đặt tên từng đoạn
+ H nhận xét 
- Quan sát, nghe.
- Thảo luận nhóm cặp H lần lượt kể từng đoạn của truyện
- Đại diện nhóm kể nối tiếp đoạn
- H nhận xét,Nêu nối tiếp. 
- 5 H kể nối tiếp.
- 1 - 2 H kể cả câu chuyện.
- Cần cù chịu khó học sẽ thành tài
Toán (Tiết101)
Luyện tập
I .Mục tiêu:Giúp H: 
- Biết cộng nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm có đến bốn chữ số.
- Củng cố về việc thực hiện phép cộng các số có đến bốn chữ số và bài toán bằng hai phép tính.
* H yếu dưới sự hướng dẫn của G hoàn thành các bài tập
II. Đồ dùng, phương pháp dạy học
-Bảng phụ
-Vấn đáp, thực hành
III.Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ: (3-5’)
- Đặt tính rồi tính: 1259 + 2683; 509 + 3692
-Nhận xét
2.Giới thiệu bài (1-2’)
3.Luyện tập (30-32’)
Bài 1/ (VBT )
-Yêu cầu H đọc thầm và nêu yêu cầu bài toán
-Gọi H đọc mẫu
- G viết phép tính cộng 4000 + 3000
- G hướng dẫn mẫu: 4 nghìn + 3 nghìn= 7 nghìn
- Yêu cầu H tính nhẩm
-Gọi H nhẩm miệng
* Kiến thức: Củng cố cách cộng nhẩm.
* Chốt: Cách cộng nhẩm các số tròn nghìn
Bài 2/(VBT )
-Yêu cầu H đọc thầm và nêu yêu cầu
-Gọi H đọc mẫu : 6000+ 500 =6500
-Yêu cầu H nhẩm nhóm đôi
-Gọi các nhóm trình bày
* Kiến thức: Củng cố cách cộng nhẩm.
* Chốt: Cách cộng nhẩm.
Bài 3/103: (Bảng con )
-Yêu cầu H đọc thầm và nêu yêu cầu bài toán
-G nêu từng phép tính yêu cầu H làm bảng con
-Gọi H yếu nêu lại cách cộng
* Kiến thức: Củng cố phép cộng số có 4 chữ số.
* Chốt: Số tròn chục là số có chữ số 0 ở hàng đơn vị.
Bài 4/103: ( Vở )
-Yêu cầu H đọc thầm và nêu yêu cầu bài toán
-HD H tóm tắt và tóm tắt trên bảng 
-Gọi H đọc lại bài toán
? Tìm số lít dầu hai buổi bán được ta phải biết làm gì?
? Số lít dầu buổi chiều chính là dạng toán gì đã học?
-Yêu cầu H làm bài toán vào vở
- Chấm- chữa.
* Kiến thức: Củng cố giải toán bằng hai phép tính.
* Chốt: Làm bài toán giải bằng hai phép tính.
Dự kiến sai lầm
Bài2: Đặt tính chưa thẳng cột, tính sai
Bài 4 :sai lời giải 1
4.Củng cố, dặn dò (1-2’)
- Nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm
..............................................................................
..............................................................................
..............................................................................
- Làm bảng 
- Trình bày cách làm.
-H yếu nhắc lại tên bài
-H đọc thầm yêu cầu -1H nêu
- H làm VBT.Đổi chéo kiểm tra
-1 số H trình bày cách làm
-H đọc thầm yêu cầu -1H nêu
- H thảo luận nhóm
- Nêu cách cộng nhẩm.
-H đọc thầm yêu cầu -1H nêu
- Bảng con
-H yếu nêu lại cách làm
- Đọc thầm yêu cầu bài 4.
- Làm vở.1H làm bảng phụ
- Đổi bài- kiểm tra vở.
Buổi chiều bán được là :
432 x 2 = 864(lít)
Cả ngày bán được là :
864 + 432 = 1296(lít)
ĐS :1296lít
Đạo đức( Tiết 21)
Tôn trọng khách nước ngoài( Tiết 1 )
I .Mục tiêu:H hiểu được:
 - Thế nào là tôn trọng khách nước ngoài? Vì sao cần tôn trọng khách nước ngoài?
 - Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, được giữ gìn bản sắc dân tộc.
 - H biết cư xử lịch sự khi gặp khách nước ngoài?
 - H có thái độ tôn trọng khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài.
II.Đồ dùng, phương pháp dạy học
-Vở bài tập
-Vấn đáp, thực hành
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ(3-5’)
?Em làm gì thể hiện tình đoàn kết thiếu nhi thế giới ?
-Nhận xét
2.Giới thiệu bài và ghi bảng(1-2’)
3.Thảo luận nhóm: (8-10’)
* Mục tiêu: H biết được một số biểu hiện tôn trọng khách nước ngoài.
* Cách tiến hành:
+ G giao việc: Quan sát, tìm hiểu nội dung các tranh BT1.
+ Yêu cầu: thảo luận nhóm 2, nhận xét về thái độ, cử chỉ, nét mặt của các bạn nhỏ trong tranh.(2 phút).
+Gọi đại diện các nhóm trình bày
- >Kết luận: Thái độ, cử chỉ rất vui vẻ, tự nhiên, tự tin. Điều đó biểu hiện lòng tự trọng, mến khách của người Việt Nam. Đồng thời thể hiện sự tôn trọng khách nước ngoài.
4.Phân tích truyện: (8-10’)
* Mục tiêu: H biết các hành vi thể hiện tình cảm thân thiện, lòng tôn trọng, mến khách của thiếu nhi Việt Nam và ý nghĩa của việc làm đó.
* Cách tiến hành:
-G đọc truyện "Cậu bé tốt bụ ... 1. Kiểm tra bài cũ(2-3’) 
-Gọi H đọc lại bản báo cáo hoạt động của tổ trong tháng qua ( TLV tuần 20 ) 
-Nhận xét 
2. Giới thiệu bài : ( 1-2’)
3. Hướng dẫn làm bài tập: ( 28 – 30’)
Bài 1/ 30: ( Miệng )
- Gọi đọc yêu cầu bài.
? Nêu yêu cầu bài?
- G hướng dẫn H làm mẫu tranh 1
? Người trí thức trong tranh là ai?
? Họ đang làm việc gì
- Yêu cầu H thảo luận nhóm đôi trả lời từng tranh 
- Gọi mỗi nhóm trình bày nội dung từng tranh 
- G nhận xét, sửa câu, ý.
 ->Nhận xét chung.
Bài 2/30: ( Miệng )
- Gọi H đọc yêu cầu.
- Kể truyện lần 1. 
- Yêu cầu H quan sát ảnh ông Lương Định Của
và trả lời câu hỏi:
? Viện nghiên cứu nhận được qùa gì?
? Vì sao ông Lương Định Của không gieo ngay cả 10 hạt giống?
? Ông đã làm gì để bảo vệ giống lúa?
- G kể lại lần 2
-Yêu cầu H kể trong nhóm
-Gọi H kể , nhận xét
? Câu chuyện giúp em hiểu gì về nhà nông học Lương Đình Của ?
4. Củng cố dặn dò: (1-2’)	
- Nhận xét tiết học.
 - 2-3 H đọc báo cáo.
-H đọc thầm yêu cầu 
-1 H đọc.
-Người trí thức trong tranh là bác sĩ
-Bác đang khám bệnh cho một em bé
 - H thảo luận nhóm đôi.
 - Đại diện mỗi nhóm trả lời.
-Các nhóm khác bổ sung
 - Xác định yêu cầu bài tập.
 - Chú ý nghe.
 - Trả lời. 
-Nhận được 10 hạt giống lúa quý
-Vì lúc này thời tiết đang rất rét nếu gieo cả 10 hạt thóc này sẽ chết 
-Ông bọc vào giẻ cặp vào nách để ủ ấm cho hạt thóc
 - Kể trong nhóm.
 - Một số H kể. H khác nhận xét.
-Ông là người yêu khoa học ,
Toán (Tiết105)
Tháng - năm
I . Mục tiêu:Giúp H: 
 - Làm quen với các đơn vị đo thời gian; tháng, năm. Biết được một năm có 12 tháng.
 - Biết tên gọi các tháng trong một năm.
 - Biết số ngày trong từng tháng.
 - Biết xem lịch ( tờ lịch tháng năm...) 
* H yếu biết tên gọi các tháng trong một năm, bứơc dầud biết xem lịch.
II. Đồ dùng, phương pháp dạy học:
-VBT- Tờ lịch tường
-Vấn đáp, thực hành 
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ: (3-5’)
- Một năm có bao nhiêu tháng? Đó là những tháng nào?
-Nhận xét 
2.Giới thiệu bài(1-2’)
3.Bài mới(12-15’)
a.Giới thiệu các tháng trong năm:
- G treo tờ lịch năm 2008. 
- Hướng dẫn H quan sát lịch năm 2008	
? Một năm có bao nhiêu tháng, đó là những tháng nào?
? Nêu cách gọi tháng khác của tháng 1, tháng 12 
-Giới thiệu các tháng trong năm; Ghi các ngày trong từng tháng.
- Yêu cầu nêu số tháng trong một năm. Đọc tên các tháng.
b.Số ngày trong từng tháng.
- Yêu cầu quan sát lịch năm 2005 trong SGK
- Tháng 1 có bao nhiêu ngày? Tháng 2 có bao nhiêu ngày?.......?
? Những tháng nào có 30 ngày
? Những tháng nào có 31 ngày
 ->Riêng tháng hai có 28 hoặc 29 ngày 
*Hướng dẫn H nhớ số ngày trong một tháng.
- Cho H nắm bàn tay thành hình nắm đấm, chỗ lồi của đốt xương ngón tay chỉ tháng có 31 ngày, chỗ lõm giữa hai chỗ lồi chỉ tháng có 30 ngày.
4.Luyện tập-Thực hành: (15-18’)
Bài 1/108: ( Trả lời miệng )
-Yêu cầu H đọc thầm và nêu yêu cầu bài
-Yêu cầu H thảo luận nhóm đôi
-Gọi các nhóm trình bày
-Nhận xét
* Kiến thức: Củng cố cách đọc tên các tháng trong năm. Nêu số ngày trong một tháng.
* Chốt: Cách nhận biết tên tháng, số ngày trên lịch.
Bài 2/108: (Trả lời miệng )
-Yêu cầu H đọc thầm và nêu yêu cầu bài
-Yêu cầu H thảo luận nhóm đôi
-Gọi các nhóm trình bày
-Nhận xét 
* Kiến thức: Củng cố cách nhận biết ngày, thứ mấy trong một tháng.
* Chốt: Cách xem ngày trong từng tháng.
Dự kiến sai lầm
- Chưa thành thạo trong việc xem lịch.
-H xem thứ ngày đổi hay nhầm
5.Củng cố dặn dò: (1-2’)
? Một năm có bao nhiêu tháng, mỗi tháng có bao nhiêu ngày?
- Nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm
..
.
..
- Trả lời miệng.
-H yếu nhắc tên bài
- H quan sát.
-1 năm có 12 tháng, tháng1, tháng 2, tháng 3
-Tháng giêng, tháng chạp
-2-3 H đọc lại các ngày trong tháng
- H quan sát
-H trả lời
- Tháng 4, 6, 9,11 có 30 ngày.
- Tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12 có 31 ngày.
- Vài H đọc phần in đậm SGK/108.
-H thực hành xem ngày theo nắm đấm tay
- Nêu yêu cầu bài.
- Nhiều H trả lời miệng.
- Nêu yêu cầu bài.
- Quan sát- trả lời miệng.
-2-3 H trả lời
Tự nhiên xã hội(Tiết 42)
Thân cây (tiếp theo)
I. Mục tiêu:Sau bài học, H biết:
 -Nêu được chức năng của thân cây
 -Kể được một số ích lợi của một số loài cây
 - Vẽ và tô màu một số cây
II. Đồ dùng, phương pháp dạy học:
-VBT- Tranh SGK
-Vấn đáp, thực hành 
III. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ(4-5’)
?Kể tên một số cây có thân gỗ, mọc leo?
?Kể tên một số cây có thân thảo , mọc đứng?
? Kể tên một số loài cây thuộc dạng thân đứng, thân leo, thân bò
-Nhận xét
2.Giới thiệu bài(1-2’)
3.Thảo luận cả lớp : (12-15’)
* Mục tiêu: Nêu được chức năng của thân cây trong đời sống của cây.
* Cách tiến hành: 
-G yêu cầu H báo cáo kết quả thực hành lần trước
-Yêu cầu H quan sát H1, 2,3 /T80 và trả lời câu hỏi:
? Việc làm gì chứng tỏ trong thân cây có chứa nhựa?
? Để biết tác dụng của nhựa cây và thân cây, các bạn trong H3 làm thí nghiệm gì?
? Nêu tác dụng của nhựa cây, thân cây?
->Nhựa cây chứa chất dinh dưỡng để nuôi cây, thân cây vận chuyển nhựa lên lávà các bộ phận của cây. Ngoài ra cành cây còn có chức năng nâng đỡ mang hoa, lá
4.Làm việc theo nhóm (12-13')
* Mục tiêu: Kể được tên một số ích lợi của thân cây đối với đời sống của người và động vật
* Cách tiến hành: 
Bước 1:Thảo luận nhóm
-G chia nhóm yêu cầu H quan sát H4, 5, 6, 7/T81 và trả lời câu hỏi
? Nêu lợi ích của thân cây đối với đời sống của con người, động vật?
? Kể tên một số thân cây dùng làm thức ăn cho người và động vật?
? Kể tên thân cây cho nhựa làm cao su, sơn?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Gọi đại diện nhóm nêu ý kiến
->Thân cây được dùng làm thức ăn cho người, động vật hoặc để làm nhà, đóng tàu và làm nhiều đồ dùng khác
5. Củng cố, dặn dò(2-3’)
- Gọi H đọc phần bài học sgk
-Nhận xét giờ học
-1-2 H kể
-1-2 H kể
-1-2 H kể
-H yếu nhắc lại tên bài
- H báo cáo kết quả thực hành
-H quan sát tranh
-Nhựa cây chảy ra khi ta ngắt , bẻ gãy ngang thân cây
-Các bạn đã bẻ gãy thân cây , ko để lìa hẳn
-Chứa chất dinh dưỡng, chuyển chất dinh dưỡng
-H thảo luận nhóm 4
-Làm thức ăn, làm nhà..
-Rau muống, rau khoai, cây ngô, cây chuối
- Cây cao su
- Đại diện nhóm nêu ý kiến
- Nhóm khác bổ sung
-2-3H đọc
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I.Mục tiêu
-Giúp H nhận thấy ưu khuyết điểm của mình 
-Giúp H có ýthức phấn đấu vươn lên trong học tập
-Giúp H rèn kĩ năng nói cho H - thư giãn cho H
II. Các hoạt động dạy học 
1.Nhận xét tuần 21
-Đôi bạn cùng tiến báo cáo hoạt động của mình
-Tổ trưởng báo cáo điểm 9,10 -việc làm bài chuẩn bị ở nhà
-Lớp trưởng nhận xét về vệ sinh cá nhân trong tuần, trực nhật( lau bảng, kê bàn ghế, tắt điện, đóng cửa)
-G nhận xét ,tổng kết lại 
+Tuyên dương :..
+Nhắc nhở :
 2.Kế hoạch tuần 22
-Tiếp tục duy trì nề nếp lớp học ,sĩ số 
- Tiếp tục duy trì đôi bạn cùng tiến
-Hoàn thành chương trình tuần 22 
3. Chương trình văn nghệ
Thứ tư ngày 30 tháng 1 năm 2008
Thể dục (Tiết 41)
Nhảy dây
I .Mục tiêu:
 - Học nhảy dây kiểu chụm 2 chân. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng.
 - Chơi trò chơi: "Lò cò tiếp sức". Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tích cực.
II .Địa điểm - phương tiện:
 - Địa điểm: Trên sân trường vệ sinh, an toàn.
 - Phương tiện: Còi, dây, sân chơi.
III.Các hoạt động dạy học
Nội dung
đ lượng
phương pháp
1. Phần mở đầu
- H tập hợp, điểm số, báo cáo.
- G phổ biến yêu cầu, nội dung tiết học.
- H khởi động các khớp: cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai.
 - Chạy chậm 1 vòng quanh sân.
 -Đi đều 1-4 hàng dọc.
2. Phần cơ bản
a. Học: Nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân.
b.Trò chơi: "Lò cò tiếp sức"
2 phút
1 phút
2 phút
80m
2 phút
16 phút
10 phút
* * * * * * * *
* * * * ** * * 
 * * ** * * **
 G
- Khởi động các khớp cổ tay, cổ chân
- G nêu tên, làm mẫu động tác, giải thích 
+ Quay dây: Dùng cổ tay đưa dây từ sau lên cao, ra trước rồi chụm hai chân bật qua
+ So dây: Cầm 2 đầu dây, một chân dặt lên hai dây sao cho vừa
+ Chao dây: Chụm hai tay, đưa dây sang phải, sang trái
 - H tập từng động tác: bật nhảy không dây, bật nhảy có dây
- Một số em nhảy đúng tập, G nhận xét
- G nêu tên trò chơi, cách chơi và luật chơi
- H chơi thử: mỗi H lò cò 1 lượt
 - Chơi chính thức và thi đua giữa các tổ
- G làm trọng tài, chọn đội thắng cuộc
3. Phần kết thúc
- H đi thường, thả lỏng chân, tay.
- G cùng H hệ thống bài học.
- Nhận xét tiết học.
2 phút
2 phút
1 phút
Vẽ Đ/c Hiền dạy
Thủ công
Đan nong mốt
I. Mục tiêu:
- H biết cách đan nong mốt .H đan nong mốt đúng quy trình kĩ thuật.
- Yêu thích các sản phẩm đan nan
II.Đồ dùng day học
- Tranh quy trình, mẫu tấm đan
- Giấy tô ky, sản phẩm ở từng bước
- Kéo, hồ dán
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra đồ dùng học tập(3-5’)
- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
2.Giới thiệu bài (1’)
3.HD quan sát và nhận xét(3-5’)
- G giới thiệu tấm đan
? Nhận xét kích thước, màu sắc của tấm đan?
? Nhận xét về các nan đan?
?Tấm đan nong mốt được đan bằng gì?
->Ngoài ra người ta còn sử dụng các nguyên liệu khác nhau: mây , tre , nứa, lá dừa
4.Hướng dẫn mẫu(16-17’)
-G treo tranh quy trình
*Bước 1: Kẻ, cắt nan đan
- Cắt hình vuông cạnh 9 ô. Cắt các nan đến ô thứ 8 dừng lại.
- Cắt 7 nan ngang, 4 nan nẹp dài 9 ô , rộng 1ô
*Bước 2: Đan nong một bằng giấy bìa
- Quy ước đánh số các nan
- Đặt nan dọc lên bàn
- Đan nan 1: Nhắc nan dọc 2, 4, 6, 8 luồn nan 1 vào. Dồn nan cho khít
- Đan nan 2: nhắc nan 1, 3, 6, 9 luồn nan ngang dồn vào khít với nan 1
- Đan nan 3 như đan nan 1
- Đan nan 4 như đan nan 2
- Đan đến hết nan 7
* Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan
- Phết hồ vào 4 tấm nẹp, dán ở đường viền ngoài giữ cho nan không bị tuột
- Lưu ý chọn màu sắc các nan đan cho nổi bật, khi đan luôn dồn khít các nan đan
-Gọi H nhắc lại các bước , thực hành lại các bước
5 .HD H thực hành(5-7’)
- G quan sát, giúp đỡ, nhận xét
6.Củng cố , dặn dò(1-2’)
- G nhận xét rút kinh nghiệm
-Nhận xét giờ học
-Tổ trưởng kiểm tra , báo cáo
-H quan sát
- Hình vuông. Màu sắc hài hòa nổi bật ở nan đan
-Các nan đan cách đều nhau
-Đan bằng giấy
-Quan sát G làm
-Quan sát G làm
-Quan sát G làm
3 bước: - Kẻ, cắt các nan 
 - Đan nong mốt 
 - Dán nẹp
- H thực hành

Tài liệu đính kèm:

  • docHUYEN 21.doc