Giáo án Lớp 3 (tuần 21) - Trường tiểu học Xuân Bình

Giáo án Lớp 3 (tuần 21) - Trường tiểu học Xuân Bình

Tuần 21

Đạo đức: (Tiết 21)

 TÔN TRỌNG KHÁCH NƯỚC NGOÀI

I/ Yêu cầu:

-Học sinh cần phải tôn trọng và giúp đỡ khách nước ngoài. Như thế là thể hiện lòng tự tôn dân tộc và giúp những người khách nước ngoài thêm hiểu, thêm yêu quí đất nước, con người Việt Nam.

-HS tôn trọng, niềm nở, lịch sự với khách nước ngoài.

-Đồng tình ủng hộ những hành vi tôn trọng, lịch sự với khách nước ngoài. Động viên các bạn rụt rè không dám tiếp xúc khách nước ngoài mạnh dạn hơn, phê phán những bạn thiếu tôn trọng khách nước ngoài.

-Có hành động giúp đỡ khách nước ngoài (chỉ đường, hướng dẫn, )

-Thể hiện sự tôn trọng: chào hỏi, đón tiếp khách nước ngoài trong một số trường hợp cụ thể. Không tò mò chạy theo khách nước ngoài.

 

doc 39 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1093Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 (tuần 21) - Trường tiểu học Xuân Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
Đạo đức: (Tiết 21)
 TÔN TRỌNG KHÁCH NƯỚC NGOÀI 
I/ Yêu cầu:
-Học sinh cần phải tôn trọng và giúp đỡ khách nước ngoài. Như thế là thể hiện lòng tự tôn dân tộc và giúp những người khách nước ngoài thêm hiểu, thêm yêu quí đất nước, con người Việt Nam.
-HS tôn trọng, niềm nở, lịch sự với khách nước ngoài.
-Đồng tình ủng hộ những hành vi tôn trọng, lịch sự với khách nước ngoài. Động viên các bạn rụt rè không dám tiếp xúc khách nước ngoài mạnh dạn hơn, phê phán những bạn thiếu tôn trọng khách nước ngoài.
-Có hành động giúp đỡ khách nước ngoài (chỉ đường, hướng dẫn,)
-Thể hiện sự tôn trọng: chào hỏi, đón tiếpkhách nước ngoài trong một số trường hợp cụ thể. Không tò mò chạy theo khách nước ngoài.
II/ Chuẩn bị:
-GV:Vở BT ĐĐ 3.
-Giấy khổ to, phiều bài tập, tranh ảnh,
-HS :Xem trước nội dung bài
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.KTBC: 
-Gọi 2 HS đọc lại câu ghi nhớ của tiết trước.
-Nhận xét chung.
3.Bài mới:
 Giới thiệu bài.
 Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. 
*Mục tiêu :HS trả lời các câu hỏi SGK
*Cách tiến hành: 
-Yêu cầu chia thành các nhóm. Phát cho các nhóm một bộ tranh (SGK), yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
? Trong tranh có những ai?
? Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
? Nếu gặp khách nước ngoài em phải thế nào? ( GV treo tranh lên bảng).
àkết luận: Đối với khách nước ngoài, chúng ta cần phải tôn trọng và giúp đỡ họ khi cần.
Hoạt động 2: HS làm BT
*Mục tiêu :Tại sao lại cần phải tôn trọng người nước ngoài?
*Cách tiến hành: 
-Phát phiếu bài tập cho từng cặp HS, yêu cầu các em làm bài tập trong phiếu.
Phiếu bài tập:
Điền Đ vào o trước ý kiến em đồng ý và chữ K vào o trước ý kiến em không đồng ý:
Cần tôn trọng khách nước ngoài vì:
a.o Họ là người từ xa đến.
b.o Họ là người giàu có.
c.o Đó là những người muốn đến tìm hiểu giao lưu với đất nước ta.
d.o Điều đó thể hiện tình đoàn kết, lòng mến khách của chúng ta.
e.o Họ lịch sự hơn, có nhiều vật lạ quý hiếm.
-Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận theo trò chơi tiếp sức (GV treo 2 bảng phụ).
àKết luận: Chúng ta tôn trọng, giúp đỡ khách nước ngoài vì điều đó thể hiện sự mến khách. Tinh thần đoàn kết với những người bạn muốn tìm hiểu giao lưu với đất nước ta
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.
*Mục tiêu :Thế nào là tôn trọng khách nước ngoài ?
*Cách tiến hành: 
-Yêu cầu các nhóm thảo luận giải quyết tình huống đã nêu ở đầu tiết học.
? Các em giải thích khi bán hàng cho khách nước ngoài thì chúng ta cần bán như thế nào? 
-Lắng nghe, nhận xét ý kiến của HS.
? Kể tên những việc em có thể làm nếu gặp khách nước ngoài.
-GV ghi lại các ý kiến trên bảng.
à Kết luận: Khi gặp khách nước ngoài em cần vui vẻ chào hỏi, chỉ đường, giúp đỡ họ khi cần nhưng không nên quá vồ vập khiến người nước ngoài không thoải mái.
4. Củng cố – dặn dò:
-Vì sao cần phải tôn trọng khách nước ngoài?
- Kể những việc cần làm khi gặp khách nước ngoài.?
-Nhận xét tiết học.
-GDTT cho HS và HD HS thực hành: kể lại việc em đã làm khi gặp khách nước ngoài hoặc tưởng tượng nếu em gặp họ, em sẽ làm những gì?
-2 HS nêu trước lớp.
-HS lắng nghe và nhận xét.
-Lắng nghe giới thiệu.
-Chia thành các nhóm, nhận tranh, thảo luận và trả lời câu hỏi.
Ví dụ:
-Trong tranh có khách nước ngoài và các bạn nhỏ Việt Nam.
-Các bạn nhỏ Việt Nam đang tươi cười niềm nở chào hỏi và giới thiệu với khách nước ngoài về trường học, chỉ đường cho khách.
-Gặp khách nước ngoài cần vui vẻ, đón chào, tôn trọng, giúp đỡ họ khi họ gặp khó khăn.
-Đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung nhận xét.
-Từng cặp HS nhận phiếu bài tập. Thảo luận và hoàn thành phiếu.
a.K
b.K
c.Đ
d.Đ
e.K
-Đại diện các nhóm tham gia thi trò chơi tiếp sức. HS chia làm 2 đội xanh – đỏ. Mỗi đội có 5 thành viên, lần lượt lên gắn chữ (Đ/K) vào bài tập trên bảng.
-Nhận xét, bổ sung đáp án.
-Chia nhóm, thảo luận giải quyết tình huống:
Chẳng hạn: 
-Các em bán hàng trung thực, bán hàng tốt để người nước ngoài không bực bội, thêm quí mến Việt Nam.
-HS lần lượt kể:
Ví dụ:
-Chỉ đường.
-Vui vẻ, niềm nở chào hỏi họ.
-Giới thiệu về đất nước Việt Nam.
-HS trả lời.
-HS thực hiện.
Tập đọc – kể chuyện: (tiết )
ÔNG TỔ NGHỀ THÊU
I/ Yêu cầu: Đọc đúng: 
- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẩn do ảnh hưởng của phương ngữ: lầu, lẩm nhẩm, chè lam, đốn củi, vỏ trứng, triều đình,
-Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
-Đọc trôi chạy được toàn bài và phân biệt được lời dẫn chuyện và lời của nhân vật.
Đọc hiểu:
-Hiểu nghĩa từ ngữ mới được chú giải cuối bài: đi sứ, lọng, bức trướng, chè lam, nhập tâm, bình an vô sự, Thường Tín.
-Nắm được cốt truyện: Ca ngợi lòng ham học, trí thông minh, giàu trí sáng tạo của ông tổ nghề thêu Trần Quốc Khái.
Kể chuyện: 
-Rèn kĩ năng nói: Biết đặt đúng tên cho từng đoạn của câu chuyện, kể 
-Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.
II/ Chuẩn bị: 
-GV :Tranh minh họa bài tập đọc.
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. 
-HS : Xem trước nội dung bài.
III/. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định: 
2.Kiểm tra bài cũ: 
-YC HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc: Chú ở bên Bác Hồ.
-Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung. 
3.Bài mới: 
Giới thiệu: Trong tiết tập đọc hôm nay cô sẽ giúp các em biết thêm một nhân vật đã có nhiều công lao đối với nước nhà đó là ông tổ nghề thêu. Ông là ai và đã làm những việc gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài tập đọc hôm nay.-Ghi tựa.
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc.
*Mục tiêu : HS đọc trôi chảy , hiểu nghĩa các từ.
*Cách tiến hành: 
-Giáo viên đọc mẫu một lần. Giọng đọc thong thả, nhẹ nhàng thể hiện tình cảm xúc động. Nhấn giọng các từ gợi tả, gợi cảm.
°Giáo viên hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
-Đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, từ dễ lẫn. 
-Hướng dẫn phát âm từ khó: 
-Đọc từng đọan và giải nghĩa từ khó. 
-Chia 5 đoạn.
-YC 5 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài, sau đó theo dõi HS đọc bài và chỉnh sửa lỗi ngắt giọng cho HS.
-HD HS tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài. 
-YC HS đặt câu với từ mới.
-YC 5 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn. 
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
-YC lớp đồng thanh.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
*Mục tiêu :HS hiểu nội dung bài học
*Cách tiến hành: 
-Gọi HS đọc lại toàn bài trước lớp.
-YC HS đọc thầm các đoạn.
? Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào?
? Vua Trung Quốc nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam?
? Trần Quốc Khái đã làm cách nào?
? Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu?
? Câu chuyện nói lên điều gì?
ðGV chốt lại: Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo của ông Trần quốc Khái.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
*Mục tiêu: Đọc trôi chạy được toàn bài và phân biệt được lời dẫn chuyện và lời của nhân vật.
*Tiến hành:
-GV chọn 1 đoạn trong bài và đọc trước lớp.
-Gọi HS đọc các đoạn còn lại.
-Tổ chức cho HS thi đọc theo đoạn.
-Cho HS luyện đọc theo vai.
-Nhận xét chọn bạn đọc hay nhất. 
* NGHỈ LAO 1 PHÚT.
Hoạt động 4:	 Kể chuyện:
*Mục tiêu : Rèn kĩ năng nói: Biết đặt đúng tên cho từng đoạn của câu chuyện, kể 
*Cách tiến hành: 
-Gọi 1 HS đọc YC SGK.
-GV gợi ý đặt các tên như sau:
-Khi đặt tên cho đoạn các em nhớ đặt ngắn gọn, thể hiện đúng nội dung của đoạn.
-Cho HS nói tên đã đặt.
-Nhận xét và tuyện dương những bạn đặt tên hay.
b. Kể mẫu:
-GV cho HS kể mẫu.
-GV nhận xét nhanh phần kể của HS.
c. Kể theo nhóm:
-YC HS chọn 1 đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe.
d. Kể trước lớp:
-Gọi 5 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện. Sau đó gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
-Nhận xét và cho điểm HS. 
4.Củng cố-Dặn dò: 
? Qua câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
*Giáo duc: Nếu ham học hỏi, ta sẽ học được nhiều điều bổ ích. Ta cần biết ơn những người có công với dân, với nước.
-Khen HS đọc bài tốt, kể chuyện hay, khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân cùng nghe. Về nhà học bài. 
-2 học sinh lên bảng trả bài cũ. 
-HS lắng nghe và nhắc tựa.
-Học sinh theo dõi giáo viên đọc mẫu. 
-Mỗi học sinh đọc một câu từ đầu đến hết bài.(2 vòng)
-HS đọc theo HD của GV: lầu, lẩm nhẩm, chè lam, đốn củi, vỏ trứng, triều đình,
-1 học sinh đọc từng đọan trong bài theo hướng dẫn của giáo viên. 
-5 HS đọc: Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu câu.
VD: Hồi còn nhỏ, / cậu bé Trần Quốc Khái rất ham học.// Cậu học cả khi đi đốn củi, / lúc kéo vó tôm.// Tối đến, / nhà không có đèn, / cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng,/ lấy ánh sáng đọc sách.// Chẳng bao lâu, / Khái đỗ tiến sĩ, / rồi làm quan to trong triều đình nhà Lê.
-HS trả lời theo phần chú giải SGK. 
-HS đặt câu với từ bình an vô sự.
-Mỗi học sinh đọc 1 đọan thực hiện đúng theo yêu cầu của giáo viên: 
-Mỗi nhóm 5 ho ... u:
-Nhớ - viết lại chính xác, trình bày đúng, đẹp bài thơ Bàn tay cô giáo. 
-Làm đúng các bài tập chính tả: phân biệt tr/ch; dấu hỏi /dấu ngã.
II .Chuẩn bị:
-GV :Viết sẵn nội dung các bài tập chính tả trên bảng phụ.
- Giấy khổ to. Bút dạ.
-HS : Bảng con , VBT 
III . Các hoạt động dạy-học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
-Gọi HS lên bảng đọc và viết các từ sau: trí thức, nhìn trăng, tia chớp, trêu chọc, đổ mưa, đỗ xe,
-Nhận xét, cho điểm HS.
3.Bài mới:
 Giới thiệu bài.
Hoạt động 1:Hướng dẫn viết chính ta.û
*Mục tiêu : Nhớ - viết lại chính xác, trình bày đúng, đẹp bài thơ Bàn tay cô giáo.
*Cách tiến hành: 
-GV đọc bài thơ 1 lượt.
? Bài thơ nói lên điều gì?
°Hướng dẫn cách trình bày:
-Bài thơ có mấy khổ?
-Mỗi dòng thơ có mấy chữ?
-Những chữ nào trong bài thơ phải viết hoa?
°Hướng dẫn viết từ khó:
-Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
-Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
°Viết chính tả
-Cho HS nhớ và tự viết lại bài thơ.
- Nhắc nhở tư thế ngồi viết.
° Soát lỗi: 
-GV đọc lại bài, dừng lại phân tích các từ khó viết cho HS soát lỗi.
-Yêu cầu HS đổi vở chéo để kiểm tra lỗi. 
°Chấm bài:
-Thu 5 - 7 bài chấm và nhận xét.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
*Mục tiêu : Làm đúng các bài tập chính tả: phân biệt tr/ch; dấu hỏi /dấu ngã.
*Cách tiến hành: 
Bài 2. GV chọn câu a hoặc b.
Câu a: Gọi HS đọc yêu cầu.
-GV nhắc lại YC BT: BT cho một đoạn văn nhưng để trống một số chỗ. Nhiệm vụ của các em là chọn tr hay ch để điền vào chỗ trống tiếng đó sao cho đúng.
-Yêu cầu HS tự làm. 
-Gọi 2 nhóm HS lên bảng thi làm bài tiếp sức.
-Cho HS đọc kết quả bài làm của mình.
-Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Câu b: HS làm tương tự câu a.
4.Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà tập đặt câu có từ chuyên hoặc từ kĩ sư và chuẩn bị bài sau. 
-1 HS đọc cho 3 HS viết bảng lớp, HS dưới lớp viết vào bảng con.
-HS lắng nghe, nhắc lại.
-Theo dõi GV đọc, 2 HS đọc thuộc lòng lại.
-Bài thơ ca ngợi bàn tay khéo léo của cô giáo.
-Bài thơ có 5 khổ (khổ thứ 5 chỉ có 2 dòng).
-Mỗi dòng thơ có 4 chữ.
-Những chữ đầu dòng phải viết hoa. 
-thoắt, mềm mại, toả, dập, dềnh, lượn, biếc, rì rào, 
-Đọc: 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
-HS nhớ và viết vào vở.
-HS đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi theo lời đọc của GV.
-HS nộp 5 -7 bài. Số bài còn lại GV thu chấm sau.
-1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
-Lắng nghe.
-HS tự làm bài cá nhân.
-Chọn 2 nhóm, mỗi nhóm 4 em, mỗi em điền 2 âm vào chỗ trống, em cuối cùng của nhóm đọc kết quả. HS lên bảng làm, HS dưới lớp cỗ vũ và nhận xét.
-Đọc lại lời giải và làm bài vào vở.
-Đáp án: trí thức – chuyên – trí óc – chữa bệnh – chế tạo – chân tay – trí thức – trí tuệ.
-Đáp án: ở dâu – cũng – những – kĩ sư – kĩ thuật – kĩ sư – sản xuất – xã hội – bác sĩ – chưã bệnh.
Tập làm văn:( Tiết )
NÓI VỀ TRÍ THỨC.
NGHE - KỂ: NÂNG NIU TỪNG HẠT GIỐNG.
I / Mục tiêu:
-Rèn kĩ năng nói: Quan sát tranh, nói đúng về những trí thức được vẽ trong tranh và công việc họ đang làm.
-Nghe kể câu chuyện Nâng niu từng hạt giống, nhớ nội dung, kể lại đúng nội dung câu chuyện.
II/ Chuẩn bị :
-GV :Tranh, ảnh minh hoạ trong SGK.
-Mấy hạt thóc hoặc một bông lúa.
-HS : Xem trước nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. KTBC:
-Cho HS đọc lại báo cáo về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua(bài tuần 20)
-Nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới:
 Giới thiệu bài: Trong tiết TLV hôm nay, các em sẽ quan sát 4 bức tranh, sẽ nói những điều em biết về những trí thức được vẽ trong tranh. Các em còn được nghe kể, ghi nhớ và kể lại câu chuyện về ông Lương Định Của – một nhà khoa học nổi tiếng của nước ta. Ghi tựa.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn làm bài tập.
*Mục tiêu : Rèn kĩ năng nói: Quan sát tranh, nói đúng về những trí thức được vẽ trong tranh và công việc họ đang làm.
-Nghe kể câu chuyện Nâng niu từng hạt giống, nhớ nội dung, kể lại đúng nội dung câu chuyện.
*Cách tiến hành: 
Bài tập 1:
 Gọi HS đọc YC BT.
-GV: BT yêu cầu các em có 4 bức tranh như vậy, nhiệm vụ của các em là quan sát và nói rõ những người trí thức trong các bức tranh ấy là ai? Họ đang làm gì?
-Cho HS làm bài. 
? Em hãy quan sát tranh 1 và nói cho cả lớp nghe: Người trong tranh ấy là ai? Đang làm gì?
-Cho làm việc theo nhóm.
-Cho HS thi.
-GV nhận xét và chốt lời giải đúng.
Bài tập 2: 
-YC HS đọc nội dung BT.
-GV kể chuyện lần 1: chuyện “Nâng niu từng hạt giống” (Nội dung sách tham khảo).
? Viện nghiên cứu nhận được quà gì?
?Vì sao ông Của không đem gieo ngay cả mười hạt giống?
?Ông Của đã làm gì để bảo vệ giống lúa quý?
?Sau đợt rét, các hạt giống như thế nào?
-GV kể chuyện lần 2: 
-Cho HS tập kể.
? Qua câu chuyện em thấy ông Lương Định Của là người như thế nào?
4.Củng cố, dặn dò: 
- Người trí thức là ai ?
- HS xung phong kể lại câu chuyện .
ðLiên hệ: Cho 2 HS nói về nghề lao động trí óc.
-Nhận xét tiết học.
-Dặn dò: Các em về nhà chuẩn bị bài sau.
-Nghe GV nhận xét bài.
-2 HS đọc lại trước lớp. Lớp lắng nghe và nhận xét.
-Lắng nghe về nhà thực hiện theo YC của GV.
-1 HS đọc YC SGK.
-Lắng nghe GV hướng dẫn, sau đó thực hiện theo YC của GV.
-1 HS làm mẫu.
-Người trong tranh là bác sĩ (y sĩ). Bác sĩ đang khám bệnh cho một cậu bé vv
-Các nhóm khác trao đổi thống nhất ý kiến về 4 bức tranh.
-Đại diện các nhóm lên trình bày. Lớp nhận xét.
*Tranh 1: là bác sĩ (y sĩ) đang khám bệnh.
*Tranh 2: các kĩ sư đang trao đổi, bàn bạc trước mô hình một cây cầu.
*Tranh 3: cô giáo đang dạy học.
*Tranh 4: những nhà nghiên cứu đang làm việc trong phòng thí nghiệm.
-1 HS đọc yêu cầu BT.
-Lắng nghe.
-Nhận được mười hạt giống.
-Vì khi đó, trời rét đậm, nếu gieo, những hạt giống nảy mầm nhưng sẽ chết vì rét.
-Ông chia 10 hạt giống làm 2 phần. Năm hạt đem gieo, năm hạt ngâm nước ấm, gói vào khăn, tối tối ủ trong người để hơi ấm của cơ thể làm thóc nảy mầm.
-Chỉ có 5 hạt ông Của ủ trong người là giữ được mầm xanh.
-Lắng nghe.
-Từng HS tập kể.
-Là người rất say mê khoa học. Ông rất quí những hạt lúa giống. Ông nâng niu giữ gìn từng hạt. Ông đóng góp cho nước nhà nhiều công trình nghiên cứu về giống lúa mới.
-2 HS nói theo hiểu biết của mình.
-Lắng nghe và ghi nhận.
Toán: (Tiết 105)
THÁNG - NĂM
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
-Làm quen với các đơn vị đo thời gian: tháng, năm. Biết một năm có 12 tháng
-Biết tên gọi của các tháng trong một năm.
-Biết số ngày trong từng tháng. Biết xem lịch.
II. Chuẩn bị: 
-GV và HS : Tờ lịch 2005.
II/ Các hoạt động dạy-học: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra bài tiết trước:
- Nhận xét-ghi điểm:
3.Bài mới:
 Giới thiệu bài:
Hoạt động 1 :Giới thiệu các tháng trong năm và số ngày trong các tháng.
*Mục tiêu :HS biết xem lịch Các tháng trong một năm.
*Cách tiến hành: 
-GV treo tờ lịch năm 2005 như sách GK hoặc tờ lịch hiện hành, yêu cầu hs quan sát.
-GV hỏi: Một năm có bao nhiêu tháng đó là những tháng nào?
-Yêu cầu hs lên bảng chỉ vào tờ lịch và nêu tên 12 tháng của năm. Theo dõi hs nêu và ghi tên các tháng trên bảng.
°Giới thiệu số ngày trong từng tháng:
-GV yêu cầu hs quan sát tiếp tờ lịch, tháng một và hỏi: Tháng Một có bao nhiêu ngày?
-Những tháng còn lại có bao nhiêu ngày?
-Những tháng nào có 31 ngày?
-Những tháng nào có 30 ngày?
-Tháng Hai có bao nhiêu ngày?
ðGV chốt: Trong năm bình thường có 365 ngày thì tháng 2 có 28 ngày, những năm nhuận có 366 ngày thì tháng 2 có 29 ngày. Vậy tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày.
Hoạt động 2 :Luyện tập
*Mục tiêu : HS biết xem lịch và biết 1 năm có 12 tháng.
*Tiến hành:
Bài 1: 
-GV treo tờ lịch của năm hiện hành, yêu cầu từng cặp HS thực hành hỏi đáp theo các câu hỏi của SGK. Có thể hỏi thêm các câu hỏi như:
?Tháng Hai năm nay có bao nhiêu ngày?
?Số ngày của các tháng khác có thay đổi gì không?
-Chữa bài và cho điểm HS.
ðChốt: HS biết được số ngày trong các tháng .
Bài 2: 
-YC HS quan sát tờ lịch tháng 8 năm 2005 và trả lời các câu hỏi của bài. Hướng dẫn hs tìm các thứ của một ngày trong một tháng.
-Chữa bài và cho điểm HS.
ðChốt: Củng cố cách xem lịch .
4 Củng cố – Dặn dò:
-Một năm có bao nhiêu tháng ?
-Mỗi tháng có bao nhiêu ngày ?
- tháng hai có mấy ngày ?
-YC HS về nhà luyện tập thêm về cách xem ngày, tháng trên lịch.
-Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt. Chuẩn bị bài sau.
-3 HS lên bảng làm BT.
-Nghe giới thiệu.
-Một năm có 12 tháng, kể (từ 1 –12).
-Tháng Một có 31 ngày.
-Tháng 2 có 28 ngày; tháng 3 có 30 ngày, 
-Tháng 1; 3; 5; 7; 8; 10; 12.
-Tháng 4; 6; 9; 11.
-Tháng 2 có 28 ngày.
-HS thực hành theo cặp, sau đó 3 đến 4 cặp -HS thực hành trước lớp.
-HS trả lời
-HS lắng nghe gv hướng dẫn, sau đó tiến hành trả lời từng câu hỏi trong bài: Tìm xem những ngày Chủ nhật trong tháng Tám là những ngày nào? 
-HS thi đua trả lời.
-Lắng nghe và ghi nhận.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 21.doc