tập đọc - kể chuyện
Nhà bác học và bà cụ
I - Mục tiêu.- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài: Ê-đi-xơn, nổi tiếng khắp nơi, đấm lưng, loé lên, nảy ra. Hiểu nghĩa một số từ mới: nhà bác học, cười móm mém.và nội dung câu chuyện: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người.
- Đọc lưu loát toàn bài; biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật.
- Giáo dục ý thức biết ơn những nhà khoa học .
- Dựng lại câu chuyện theo cách phân vai.
- Rèn kỹ năng nghe và nói, kể tự nhiên phối hợp điệu bộ, cử chỉ.
- Yêu thích môn Tiếng Việt.
Tuần 22 Thứ hai ngày 13 tháng 02 năm 2006 tập đọc - kể chuyện Nhà bác học và bà cụ I - Mục tiêu.- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài: Ê-đi-xơn, nổi tiếng khắp nơi, đấm lưng, loé lên, nảy ra. Hiểu nghĩa một số từ mới: nhà bác học, cười móm mém...và nội dung câu chuyện: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người. - Đọc lưu loát toàn bài; biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật. - Giáo dục ý thức biết ơn những nhà khoa học . - Dựng lại câu chuyện theo cách phân vai. - Rèn kỹ năng nghe và nói, kể tự nhiên phối hợp điệu bộ, cử chỉ... - Yêu thích môn Tiếng Việt. II - Đồ dùng.- Tranh minh hoạ bài tập đọc. III - Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra bài cũ: - Học sinh đọc và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài "Người trí thức yêu nước" 2- Bài mới. Tiết 1: Tập đọc a- Giới thiệu bài. b- Luyện đọc. - Giáo viên đọc mẫu toàn bài. ?+ Nêu giọng đọc của bài tập đọc? - Hướng dẫn luyện đọc câu => luyện đọc từ, tiếng phát âm sai. - Hướng dẫn luyện đọc đoạn (4 đoạn). * Hướng dẫn ngắt nghỉ 1 số câu văn dài. * Giải nghĩa các từ mới: nhà bác học, cười móm mém. c- Tìm hiểu bài. ?+ Nói những điều em biết về Ê-đi-xơn? + Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào? +Bà cụ mong muốn điều gì? + Vì sao cụ mong có chiếc xe không cần ngựa kéo? + Mong muốn của bà cụ gợi cho Ê-đi-xơn ý nghĩ gì? + Nhờ đâu mà mong ước của bà cụ được thực hiện? + Theo em, khoa học mang lại lợi ích gì cho con người? Cả lớp đọc thầm. - ... giọng chậm rãi, khoan thai, nhấn giọng ở cụm từ thể hiện sự ngưỡng mộ của người dân với phát minh của Ê- đi- xơn. - Học sinh đọc nối tiếp câu và luyện đọc từ phát âm sai. - Học sinh luyện đọc từng đoạn. - Đặt câu với từ: cười móm mém - Học sinh đọc nối tiếp đoạn. - ..... - ... vào lúc Ê- đi- xơn vừa chế ra đèn điện, mọi người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem. Bà cụ cũng là một trong số những người đó. - ...mong ông Ê- đi- xơn làm được một thứ không cần ngựa kéo mà đi rất êm. - Vì xe ngựa rất xóc. Đi xe ấy cụ sẽ bị ốm. -... chế tạo một chiếc xe chạy bằng dòng điện. - ... nhờ óc sáng tạo kì diệu, sự quan tâm đến con người và lao động miệt mài của nhà bác học để thực hiện bằng được lời hứa. - Khoa học cải tạo thế giới, cải thiện cuộc sống con người, làm cho con người sống tốt hơn,... . d- Luyện đọc lại. - Giáo viên đọc mẫu đoạn 3. - Để đọc hay đoạn 3 cần nhấn giọng những từ ngữ nào? - Yêu cầu học sinh luyện đọc đoạn 3. e- Kể chuyện. ?+ Nêu yêu cầu của bài? - Yêu cầu học sinh kể lần lượt từng đoạn của câu chuyện. - Yêu cầu 4 học sinh kể nói tiếp 4 đoạn của câu chuyện. - Yêu cầu mỗi nhóm 3 học sinh, tự phân vai => kể cho nhau nghe. - Yêu cầu một số nhóm lên kể trước lớp. -...loé lên, reo lên, nảy ra, vô cùng ngạc nhiên,... - Học sinh thi đọc đoạn 3. - Học sinh kể đoạn 1, 2, 3 => đoạn 4 học sinh khác nhận xét bạn kể. - Học sinh kể. - Học sinh kể phân vai trong nhóm. 3- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. toán Luyện tập - 109 I- Mục tiêu. - Củng cố về tên gọi các tháng trong một năm, số ngày trong từng tháng. - Rèn kỹ năng xem lịch. - Tự tin, hứng thú trong học toán. II- Đồ dùng. - Tờ lịch tháng 1, 2, 3 năm 2005, 2006 và tờ lịch năm. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra bài cũ. - Hôm nay là thứ mấy? Ngày bao nhiêu? - Thứ 2 tuần trước là ngày bao nhiêu? Thứ 2 tuần sau là ngày bao nhiêu? Vì sao biết? 2- Bài mới. a- Giới thiệu bài. b- Hướng dẫn học sinh luyện tập. Bài 1: - Giáo viên cho học sinh xem tờ lịch tháng 1, tháng 2, tháng 3 - năm 2005. - Yêu cầu học sinh hỏi, 1 học sinh trả lời các câu hỏi liên quan đến nội dung tờ lịch. Bài 2: - Yêu cầu học sinh quan sát tờ lịch năm 2006 rồi làm bài theo hình thức tương tự bài số 1. Bài 3-4: - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở => nêu miệng bài làm. - Học sinh quan sát lịch. - Học sinh thảo luận theo nhóm đôi. - Một số nhóm lên trình bày trước lớp. - Học sinh làm bài. - Học sinh làm bài trên lịch. 3- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. chiều chính tả Ê - đi - xơn I- Mục tiêu. - Nghe và viết lại chính xác, trình bày đúng đoạn văn về Ê-đi-xơn. - Viết đúng, trình bày đúng bài chính tả. Làm đúng bài chính tả. - Cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức giữ gìn vở sạch, chữ đẹp. II- Đồ dùng. - Bảng phụ ghi nội dung bài tập chính tả. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra bài cũ. - Tìm từ chứa tiếng bắt đầu bằng ch/tr?. 2- Bài mới. a- Giới thiệu bài. b- Hướng dẫn học sinh nghe viết. - Giáo viên đọc bài chính tả. ?+ Những chữ nào trong bài được viết hoa? Vì sao? + Tên riêng Ê-đi-xơn viết như thế nào? - Yêu cầu học sinh tự tìm những từ dễ viết sai => hướng dẫn luyện viết. - Giáo viên đọc bài chính tả. - Đọc soát lỗi. - Giáo viên chấm và nhận xét một số bài chấm. c- Hướng dẫn học sinh làm bài tập. - Giáo viên hướng dẫn làm bài 2a. - 2 học sinh đọc bài. -...những chữ đầu đoạn, đầu câu, tên riêng,... -..... - Học sinh tự tìm và luyện viết trên bảng con. - Học sinh viết bài chính tả. - Đổi chéo vở soát lỗi. - Học sinh làm bài tập vào Vở bài tập Tiếng Việt theo hướng dẫn của giáo viên - Một học sinh lên chữa bài trên bảng phụ. 3- Củng cố - dặn dò. - Nhận xét giờ học. tiếng việt + Tập đọc - kể chuyện: Nhà bác học và bà cụ I- Mục tiêu. - Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai: loé lên, nảy ra, nên tiếng, khắp nơi... và dựng lại được câu chuyện theo cách phân vai. - Rèn kỹ năng đọc và kể lưu loát câu chuyện, phân biệt được lời dẫn chuyện và lời các nhân vật. - Tự tin, hứng thú khi học Tiếng Việt. II- Các hoạt động dạy và học. 1- ổn định tổ chức. 2- Hướng dẫn luyện đọc, kể chuyện. ?+ Để đọc đúng được bài tập đọc cần đọc với giọng như thế nào? - Yêu cầu học sinh đọc từng đọc. ?+ Để đọc hay đoạn 1, đọc 4 cần nhấn giọng ở những từ nào? + Đặt câu với từ miệt mài? - Tổ chức học sinh thi đọc hay đoạn 3. ?+ Tìm từ cần nhấn giọng ở đọan 3? - Yêu cầu dựng lại câu chuyện theo vai. 3- Củng cố - Dặn dò. - Câu chuyện gợi ý em hiểu điều gì? - Nhận xét giờ học. - Đoạn 1: Giọng chậm rãi, khoan thai. - Đoạn 2: Giọng bà cụ chậm chạp, giọng Ê-đi-xơn ngạc nhiên. - Học sinh luyện đọc từ đoạn. -...ùn ùn kéo đến, miệt mài, xếp hàng dài. - Đọc đoạn 1, đọan 4. -...loé lên, reo lên, xảy ra, vô cùng ngạc nhiên, tàu điện, làm nhanh... - Các nhóm thi đọc hay đoạn 3 theo vai. + Học sinh kể trong nhóm theo vai. + Kể lại câu chuyện theo vai trước lớp. - Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, lao động cần mẫn... thể dục+ Ôn: Nhảy dây I- Mục tiêu. - Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân và chơi trò chơi "Lò cò tiếp xúc". - Rèn kỹ năng thực hiện động tác ở mức độ tương đối chính xác và chơi trò chơi 1 cách chủ động. - Giáo dục ý thức tập thể dục thể thao thường xuyên. II- Địa điểm, phương tiện. - Dây nhảy, còi, sân trường vệ sinh sạch sẽ. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Phần mở đầu. - Phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Yêu cầu học sinh đứng tại chỗ xoay các khớp cổ tay, cẳng tay, cánh tay, gối, hông. - Tổ chức trò chơi "Có chúng em" 2- Phần cơ bản. - Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân. - Tổ chức trò chơi "Lò cò tiếp sức" * Chia lớp thành các đội - 9 học sinh trên một đội. * Nêu tên trò chơi và nhắc lại cách chơi. * Tổ chức chơi. 3- Phần kết thúc. - Yêu cầu học sinh đi thư giãn theo nhịp. - Hệ thống bài và nhận xét giờ học. - Học sinh khởi động trong 2 phút. - Học sinh chơi trò chơi. - Học sinh mô phỏng và tập các động tác so dây trao dây, quay dây.... - Các tổ luyện tập theo khu vực. - Học sinh chơi trò chơi. - Học sinh đi thư giãn theo nhịp trong 2 phút. Thứ ba ngày 14 tháng 02 năm 2006 tập đọc Cái cầu I - Mục tiêu. - Đọc đúng các từ ngữ: xe lửa, bắc cầu, đãi đỗ, Hàm Rồng. Ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ. Hiểu nghĩa 1 số từ ngữ trong bài: chum, ngòi, sông Mã... và nội dung bài: Bạn nhỏ rất yêu cha, tự hào về cha nên thấy chiếc cầu do cha làm ra là đẹp nhất, đáng yêu nhất. - Đọc lưu loát toàn bài thơ và học thuộc lòng bài thơ. - Biết ơn những người đã làm nên những cây cầu. II- Đồ dùng. - Tranh minh hoạ bài tập đọc. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra bài cũ. - Kể lại câu chuyện "Nhà bác học và bà cụ" 2- Bài mới. a- Giới thiệu bài. b- Luyện đọc. - Giáo viên đọc mẫu. - Hướng dẫn luyện đọc câu kết hợp luyện từ, tiếng phát âm sai. - Hướng dẫn luyện đọc khổ thơ. * Hướng dẫn ngắt nghỉ câu thơ dài. * Giải nghĩa một số từ mới. - Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bài thơ. c- Tìm hiểu bài. ?+ Người cha trong bài thơ làm nghề gì? + Cha gửi cho bạn nhỏ chiếc ảnh về cái cầu nào? được bắc qua dòng sông nào? + Từ chiếc cầu cha làm, bạn nhỏ nghĩ đến những gì? + Bạn nhỏ yêu nhất chiếc cầu nào? Vì sao? + Tìm câu thơ em thích và giới thiệu vì sao em thích câu thơ đó? + Bài thơ cho em thấy tình cảm của bạn nhỏ với cha như thế nào? d- Luyện đọc lại- Học thuộc lòng bài thơ. - Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm bài thơ. - Giáo viên hướng dẫn học sinh học thuộc lòng bài thơ. - Cả lớp đọc thầm. - Học sinh đọc nối tiếp từng câu và luyện đọc từ phát âm sai. - Học sinh đọc nối tiếp từng khổ thơ. - Cả lớp đọc đồng thanh. -...xây dựng. -...Cầu Hàm Rồng, bắc qua sông Mã. -...nghĩ đến sợi tơ nhỏ. -...chiếc cầu trong tấm ảnh vì đó là chiếc cầu do cha bạn và các đồng nghiệp làm lên. ....... - Bạn rất yêu cha, tự hào về cha. - Học sinh thi đọc lại bài thơ. - Học sinh đọc thuộc lòng bài thơ. 3- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. toán Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính I- Mục tiêu. - Có biểu tượng về hình tròn. Biết được tâm, bán kính, đường kính của hình tròn. - Bước đầu biết dùng compa để vẽ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước. - Tự tin, hứng thú trong học toán. II- Đồ dùng. - Mô hình hình tròn, mặt đồng hồ, compa,... III- Các hoạt động dạy và học. 1- Giới thiệu hình tròn. - Giáo viên đưa ra một đồng hồ có dạng hình tròn. - Giáo viên giới thiệu hình tròn vẽ trên bảng (giống SGK). Tâm O, bán kính OM, đường kính AB. * Tâm là điểm nằm ở giữa hình tròn. * Đường tròn là đường viền bao quanh hình tròn. * Hình tròn là toàn bộ bề mặt bên trong đường tròn. * Đường kính là đoạn thẳng nối 2 điểm bất kì trên đường tròn đi qua tâm. * Bán kính là một đoạn thẳng nối từ tâ ... viết chữ R và P. - Học sinh tập viết các chữ R, P trên bảng con. - Học sinh nhận xét và luyện viết vào bảng con: Phan Rang. - Học sinh luyện viết trên bảng con. - Học sinh viết bài vào vở. 4- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. Nha hoùc ủửụứng Thửực aờn toỏt vaứ khoõng toỏt cho raờng vaứ nửụựu Muùc tieõu : hs bieỏt choùn thửực aờn toỏt vaứ lhoõng toỏt cho raờng vaứ nửụựu .thửực aờn giaứu can xi .Haùn cheỏ aờn thửực aờn ngoùt . Caực hoaùt ủoọng daùy hoùc : Gv chia nhoựm phaựt phieỏu giao vieọc . Haứng ngaứy caực em aờn nhửừng thửực aờn gỡ? Nhửừng thửực aờn naứo chửựa nhieàu can xi? Thửực aờn naứo chửựa nhieàu a xớt? Caực em neõn aờn nhửừng thửực aờn naứo? Vỡ sao? Khoõng neõn aờn nhửừng thửực aờn naứo ,vỡ sao? Caực nhoựm thaỷo luaọn ,trỡnh baứy . ẹaùi dieọn nhoựm trỡnh baứy keỏt quaỷ . Hs vaứ gv nhaọn xeựt .keỏt luaọn . Cuỷng coỏ –daởn doứ . Nhaọn xeựt tieỏt hoùc . chiều tiếng việt + Tập làm văn: Nghe - kể Người bán quạt may mắn I- Mục tiêu. - Nhớ nội dung và kể lại được câu chuyện "Người bán quạt may mắn". - Rèn kĩ năng kể đúng, tự nhiên toàn bộ câu chuyện. - Mạnh dạn, tự tin trước tập thể. Trau dồi vốn Tiếng Việt. II- Các hoạt động dạy và học. 1- ổn định tổ chức. 2- Hướng dẫn ôn tập. - Yêu cầu một học sinh kể lại câu chuyện. - Gọi học sinh lên bảng kể lại câu chuyện. Chú ý: Gọi những học sinh chưa được lên bảng kể. * Hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi liên quan đến nội dung truyện cho bạn trả lời. ?+ Qua câu chuyện, em biết gì về ông Vương Chi Hà và nghệ thuật thư pháp? - Học sinh nghe và ghi nhớ những chi tiết chính của câu chuyện. - Học sinh lên bảng kể lại câu chuyện. -...ông Vương Chi Hà là một nhà thư pháp có tài của Trung Quốc ngày xưa. Ông sống rất giản dị và nhân hậu, sẵn lòng giúp đỡ người nghèo khổ, sống hết mình vì nghệ thuật mà không màng đến tiền bạc. Nghệ thuật thư pháp có từ lâu đời, là nghệ thuật viết chữ đẹp, trình bày chữ đẹp rất đáng để mỗi học sinh chúng ta học theo. ở Việt Nam cũng có nhiều nhà thư pháp nổi tiếng và những năm gần đây, nghệ thuật thư pháp đã được phục hồi. 3- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. toán + Luyện tập về giải toán I- Mục tiêu: - Củng cố về các dạng toán cơ bản đã được học. - Rèn kỹ năng thực hiện giải toán có lời văn. - Tự tin, hứng thú trong thực hành toán. II- Các hoạt động dạy và học. 1- ổn định tổ chức. 2- Hướng dẫn ôn tập. Bài 1: Thùng to đựng 125 lít dầu, thùng to đựng gấp 5 lần thùng nhỏ. Hỏi thùng nhỏ đựng kém thùng to bao nhiêu lít dầu? Bài 2: Có 4 thùng kẹo, mỗi thùng có 6 hộp kẹo, mỗi hộp kẹo có 198 viên kẹo. Hỏi có tất cả có bao nhiêu viên kẹo? Bài 3: Đặt đề toán theo tóm tắt rồi giải. 9362 kg 1026 kg ? kg Bài 4: Có 5 thùng kẹo như nhau chứa tổng cộng 720 viên kẹo, mỗi thùng kẹo có 6 gói. Hỏi mỗi gói chứa bao nhiêu viên kẹo? Bài 5: Một đoàn du khách có 26 người đón taxi, mỗi xe taxi chở được 4 người. Hỏi đoàn du khách phải đón tất cả bao nhiêu chiếc taxi? - Đọc đề toán. - Phân tích bài toán. - Nêu dạng toán. - Làm bài vào vở. - Tìm hiểu yêu cầu bài toán. - Làm bài. - Chữa bài, nhận xét. - Xác định yêu cầu của bài. - Nêu miệng đề toán theo tóm tắt. - Trình bày bài giải vào vở. - Đọc bài toán. - Làm bài vào vở. - Chữa bài. - Phân tích bài toán. - Làm bài - Chữa bài, nhận xét. 3- Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét giờ học. sinh hoạt lớp Tuần 24 I- Kiểm điểm công tác tuần 24. a- Ban cán sự lớp lên nhận xét một số tình hình chung diễn biến trong tuần. b- Giáo viên tổng kết chung công tác trong tuần: - Kết hợp học kiến thức mới với ôn tập toàn bộ kiến thức cũ để chuẩn bị cho kỳ thi giữa kỳ II vào cuối tuần 26. - Tích cực tham gia chăm sóc bồn hoa, cây cảnh ở sân trường. - Tham gia đầy đủ các buổi múa hát, sinh hoạt tập thể do trường tổ chức. - Tích cực rèn chữ và có ý thức giữ vở sạch chữ đẹp. - ý thức xếp hàng đầu giờ và cuối mỗi buổi học chưa tốt, hàng nam còn nói chuyện và phá hàng khi xếp hàng. II- Phương hướng phấn đấu. - Khắc phục những vấn đề còn tồn tại trong tuần và phát huy những ưu điểm đã đạt được. - Tích cực rèn chữ và giữ vở sạch chữ đẹp. - Kết hợp vừa học kiến thức mới vừa ôn tập để chuẩn bị thi giữa kì II. - Hoàn thành 100% các khoản thu kì II về nhà trường. III- Chương trình văn nghệ. - Lớp phó văn thể lên điều khiển chương trình văn nghệ của lớp. Cộng hòa Tiếng việt + Tập đọc - kể chuyện: Đối đáp với Vua I- Mục tiêu. - Luyện đọc và kể lại câu chuyện "Đối đáp với Vua" - Đọc lưu loát toàn bài. Kể chuyện tự nhiên, sinh động. - Khâm phục danh nhân "Cao Bá Quát". II- Các hoạt động dạy và học. 1- ổn định tổ chức. 2- Hướng dẫn luyện đọc và kể chuyện. a- Luyện đọc. ?+ Để đọc đúng bài tập đọc cần phải đọc với giọng như thế nào? - Yêu cầu học sinh luyện đọc đoạn. ?+ Vì sao Vua bắt Cao Bá Quát đối? + Cậu bé Cao Bá Quát là người như thế nào? - Yêu cầu 1 số học sinh đọc cả bài. b- Kể chuyện. - Yêu cầu học sinh dựa vào tranh kể lần lượt từng đoạn của truyện. - Yêu cầu học sinh kể trong nhóm đôi nối tiếp các đoạn của câu chuyện. - Yêu cầu đại diện các nhóm lên kể trước lớp. 3- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. - Đoạn 1: Trang nghiêm. - Đoạn 2: Tinh nghịch. - Đoạn 3: Hồi hộp. - Đoạn 4: Đọc với cảm xúc ca ngợi, khâm phục. - Học sinh luyện đọc nối tiếp từng đoạn. -................... -.................. - Học sinh đọc bài. - Học sinh kể nối tiếp 4 đoạn. - Các nhóm lên kể. - Đại diện các nhóm kể. tập đọc Mặt trời mọc ở đằng........ Tây I - Mục tiêu. - Đọc đúng tên Pu - skin, các từ ngữ: vô lí, ứng tác, chuyện lạ, ... Hiểu một số từ ngữ mới: thi hào, ứng tác, thiện hạ, hãnh diện,... và hiểu nội dung bài: Ca ngợi tài ứng tác thơ của nhà thơ Pu - skin. - Đọc lưu loát toàn bài, phân biệt đọc đoạn thơ khác đọc văn xuôi, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. - Khâm phục và biết ơn nhà thơ Pu - skin. II- Đồ dùng. - Tranh minh hoạ bài tập đọc. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra bài cũ. - Học sinh đọc và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài "Đối đáp với Vua" 2- Bài mới a- Giới thiệu bài. b- Luyện đọc. - Giáo viên đọc mẫu toàn bài. - Hướng dẫn học sinh luyện đọc câu => hướng dẫn luyện đọc từ phát âm sai. - Hướng dẫn học sinh luyện đọc đoạn. * Hướng dẫn ngắt nghỉ câu thơ dài. * Giải nghĩa 1 số từ mới. - Yêu cầu học sinh đọc đồng thanh cả bài. c- Tìm hiểu bài. ?+ Câu chuyện xảy ra trong hoàn cảnh nào? + Câu thơ của người bạn Pu - skin có gì vô lí? + Pu skin đã làm bài thơ chữa giúp bạn như thế nào? + Điều gì đã làm cho bài thơ của Pu skin hợp lí? d- Luyện đọc lại. - Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc lại 3 đoạn của bài. 3- Củng cố - Dặn dò. - Bài đọc giúp em hiểu gì về Pu - skin? - Nhận xét giờ học. - Cả lớp đọc thầm. - Học sinh đọc nối tiếp từng câu thơ và luyện đọc từ phát âm sai. - Học sinh luyện đọc đoạn - Đặt câu với từ hãnh diện, vô lý. - Học sinh đọc đồng thanh. -...trong một giờ văn, thầy giáo bảo 1 học sinh làm thơ tả cảnh mặt trời mọc. -...câu thơ nói "Mặt trời mọc ở đằng tây". -...Pu - skin đã làm tiếp 3 câu thơ khác... - Trong bài thơ của Pu skin, việc mặt trời mọc ở đằng tây cũng được coi là một chuyện lạ, làm mọi người phải xôn xao, ngơ ngác tự hỏi: bây giờ là buổi sáng hay buổi chiều tối. - Thi đọc. - Đọc cả bài. - Từ thủa nhỏ Pu skin đã có tài ứng tác thơ, có khả năng chữa một câu vô lý thành hợp lý, tạo lên bất ngờ thú vị. chiều tiếng việt + Luyện từ và câu - Ôn: Nhân hoá. Cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào? I- Mục tiêu. - Củng cố về biện pháp tu từ nhân hoá và ôn cách đặt và trả lời câu hỏi như thế nào? - Biết sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá trong viết văn. - Thích học môn Tiếng Việt. II- Các hoạt động dạy và học. 1- ổn định tổ chức. 2- Hướng dẫn học sinh luyện tập. Bài 1: Tìm những từ ngữ nhân hoá dòng sông bằng cách tả dòng sông có hành động như người. Dòng sông mặc áo Dòng sông mới điệu làm sao Năng lên mặc áo lụa đào thướt tha Trưa về trời rộng bao la áo xanh sông mặc như là mới may Chiều trời thơ thẩn ánh mây Cài lên màu áo hây hây rạng vàng Bài 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch chân trong mỗi câu sau. a- Bạn Tú hát bài đó rất hay. b- Chú Lí biểu diễn ảo thuật rất khéo léo và hấp dẫn. c- Giờ ra chơi, chúng em vui đùa thoả thích. Bài 3: Dựa vào nội dung bài thơ "Em vẽ Bác Hồ" để trả lời cho các câu hỏi sau: a- Bạn nhỏ đã vẽ ảnh Bác Hồ như thế nào? b- Bạn nhỏ đã vẽ vầng trán Bác như thế nào? Bài 4: Điền tiếp bộ phân trả lời cho câu hỏi như thế nào trong mỗi dòng sau để thành câu: a) Quân của Hai Bà Trưng chiến đấu... b) Hồi còn nhỏ, Trần Quốc Khái là một cậu bé... c) Qua câu chuyện Đất quý, đất yêu cho ta thấy người dân Ê-ti- ô-pi-a... d) Khi gặp địch anh Kim Đồng đã xử trí... - Đọc yêu cầu của bài. - Học sinh làm việc theo nhóm đôi yêu cầu của bài. - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Xác định yêu cầu của bài. - Trình bày miệng bài làm. - Nhận xét, bổ sung. - Đọc yêu cầu của bài. - Làm bài vào vở. - Chữa bài, nhận xét. - Tìm hiểu yêu cầu của bài. - Trình bày bài làm vào vở. - Chữa bài, nhận xét. 3- Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học. toán + Ôn: Nhân, chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số I- Mục tiêu. - Củng cố về thực hiện phép chia, phép nhân số có bốn chữ số cho số có 1 chữ số. - Rèn kĩ năng đặt tính và tính phép chia, phép nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số. - Tự tin, hứng thú trong thực hành toán. II- Các hoạt động dạy và học. 1- ổn định tổ chức. 2- Hướng dẫn ôn tập. Bài 1: Đặt tính và tính. 1936 x 6 1950 : 5 1608 : 4 3089 : 5 3082 x 3 1876 : 6 3801 x 2 4326 x 2 Bài 2: Tìm X. X x 6 = 4140 X : 4 = 1098 X x 5 = 9085 X : 5 + 5327 = 6429 Bài 3: Đặt đề toán theo tóm tắt. 1984 x 3 ? cây Bài 4: Học sinh đồng diễn thể dục xếp thành 8 hàng mỗi hàng có 450 học sinh.Sau đó chuyển thành 9 hàng. Hỏi lúc đó mỗi hàng có bao nhiêu học sinh. - Học sinh làm lần lượt từng phép tính vào bảng con. Nêu cách đặt tinh và cách thực hiện các phép tính. - Xác định thành phần của X. - Trình bày bài làm vào vở. - Chữa bài, nhận xét. - Học sinh đặt đề toán theo tóm tắt. - Trình bày bài giải vào vở. - Đọc đề toán. - Phân tích bài tóan. - Làm bài vào vở. - Chữa bài, nhận xét. 3- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học.
Tài liệu đính kèm: