Giáo án Lớp 3 Tuần 24 - Trường tiểu học Hiệp Cát

Giáo án Lớp 3 Tuần 24 - Trường tiểu học Hiệp Cát

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

Đối đáp với vua

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

* Tập đọc:

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Hiểu ND ý nghĩa: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

*Kể chuyện:

- Biết sắp xếp các tranh (SGK) cho đúng thứ tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

- HSG: kể được cả câu chuyện.

* GDKNS: -Thể hiện sự nhanh nhẹn, linh hoạt trong cuộc sống

 -Tự nhận thức bản thân để cư xử cho đúng mực

 II. CHUẨN BỊ

- Tranh minh họa truyện trong sách giáo khoa.

 

doc 17 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 595Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 24 - Trường tiểu học Hiệp Cát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 18 tháng 2 năm 2013
Chào cờ
Nội dung do nhà trường tổ chức
________________________________________
Tập đọc – kể chuyện
Đối đáp với vua
I.Mục đích yêu cầu
* Tập đọc:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu ND ý nghĩa: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
*Kể chuyện:
- Biết sắp xếp các tranh (SGK) cho đúng thứ tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ. 
- HSG: kể được cả câu chuyện.
* GDKNS: -Thể hiện sự nhanh nhẹn, linh hoạt trong cuộc sống
 -Tự nhận thức bản thân để cư xử cho đúng mực
 II. Chuẩn bị 
- Tranh minh họa truyện trong sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy học:
1.Tập đọc 
1.Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 3 em lên bảng đọc bài “Chương trình xiếc đặc sắc" và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
2.Bài mới: 
a)Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC của tiết họ c
b)Luyện đọc: 
* Đọc diễn cảm toàn bài.
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
	Như các tiết tập đọc trước
c)Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi :
+ Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu?
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 2 .
+ Cao Bá Quát có mong muốn gì?
+ Cậu đã làm gì để thực hiện mong muốn đó?
- Yêu cầu 1HS đọc thành tiếng đoạn 3, 4 lớp đọc thầm lại.
+ Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối?
+ Vua ra vế đối như thế nào?
+ Cao Bá Quát đã đối lại ra sao?
+ Nội dung câu chuyện nói lên điều gì?
d)Luyện đọc lại: 
- Đọc diễn cảm đoạn 3 của câu chuyện.
- Hướng dẫn HS đọc đúng đoạn văn.
- Mời 3HS thi đọc đoạn văn.
Kể chuyện
1. Giáo viên nêu nhiệm vụ: SGK 
- Gọi một học sinh đọc các câu hỏi gợi ý.
2 Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện: 
- Yêu cầu HS tự sắp xếp lại 4 tranh 
- Gọi HS nêu thứ tự của từng bức tranh qua đó nói vắn tắt nội dung tranh.
- Mời 4 em dựa vào thứ tự đúng của 4 tranh, nối tiếp nhau kể lại câu chuyện.
- Mời 2HS kể lại cả câu chuyện.
- Giáo viên cùng lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
3.Củng cố
- Về nhà đọc lại bài và xem trước bài 
- Ba học sinh lên bảng đọc bài và TLCH:
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Luyện đọc các từ khó.
- 4 em đọc nối tiếp 4 đoạn của bài (2 lượt)
- HS đọc phần chú giải cuối bài.
- Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm. 
- 1HS đọc toàn bài.
- Lớp đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi của giáo viên.
+ Vua Minh Mạng đang ngắm cảnh ở hồ Tây.
- Lớp đọc thầm đoạn 2 câu chuyện.
+ Muốn nhìn rõ mặt nhà vua nhưng vua đi đến đâu quân lính cũng thét đuổi mọi người không cho đến gần...
+ Cởi quần áo nhảy xuống hồ tắm, làm quân lính hốt hoảng xúm vào bắt trói.
- 1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm đoạn 3 và 4.
+ Vì vua nghe nói cậu là một học trò nên muốn thử tài cậu. 
+ Nước trong leo lẻo cá đớp cá.
+Trời nắng chang chang người trói người.
+ Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu. 
- 3 em thi đọc lại đoạn 3 của bài. 
- Lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Lắng nghe nêu nhiệm vụ của tiết học.
- Đọc các câu hỏi gợi ý câu chuyện.
- Cả lớp quan sát tự sắp xếp các bức tranh theo thứ tự phù hợp với nội dung của từng đoạn trong câu chuyện kết hợp nói vắn tắt về nội dung từng bức tranh. 
- 4 em tiếp nối nhau kể lại 4 đoạn của câu chuyện
- Hai em kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất.
_________________________________
TOáN
Tiết 115: Luyện tập
 I.Mục tiêu:
- Có kĩ năng thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có chữ số 0 ở thương )
- Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán.
- Làm BT1, BT(a,b), BT3, BT4.
II. Chuẩn bị Bộ đồ dùng học toán
III.Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài : GV nêu MĐYC của tiết học
 2. Luyện tập.
Bài 1:
- Gọi 1HS nêu y/c bài.
-Yêu cầu HS tự làm bài và gọi 6 bạn lên bảng làm .
-Y/c HS nêu cách tính của bài tính.
- GV nhắc HS : Từ lần chia thứ 2, nếu số bị chia bé hơn số chia thì phải viết 0 ở thương rồi mới thực hiện tiếp.
Bài 2:
- Cho HS nêu y/c bài 2.
-GV hướng dẫn cách tìm x
GV tổ chức cho HS nhận xét và thống nhất kết quả đúng 
Bài 3:- Gọi HS đọc đề bài.
GV hướng dẫn HS phân tích đề bài và tìm lời giải
- GV hướng dẫn tóm tắt.
- Y/c HS nhận xét lời giải, phép tính, đơn vị của bài làm trên bảng.
- GV nhận xét và chấm một số bài
Bài 4:
- Viết: 6000 : 3 = ? lên bảng
- Hãy nêu cách tính nhẩm phép tính này .
- Y/c lớp nhận xét.
4.Củng cố: 
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào?
+Chuẩn bị :Xem trước bài “ Luyện tập chung”
- Đặt tính rồi tính:
a/ 1608 : 4 b/ 2035 : 5 c/ 4218 : 6
 2105 : 3 2413 : 4 3052 : 5
- 6 HS lên bảng làm. Cả lớp (làm bài 1- VBT).
-1, 2 HS nêu cách tính .
- Nhận xét bài làm trên bảng. Sửa bài
- Tìm x.
x x 7 = 2107 8 x x = 1640 x x 9 = 2763
- 3 HS lên bảng làm. Cả lớp vở
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- Có 2024kg gạo, đã bán số gạo.
- Còn lại bao nhiêu kg gạo?
2024kg
 = 2024 : 4 ? kg
- 1 HS lên bảng làm, Cả lớp làm bài vào vở
Bài giải
Số ki-lô-gam gạo đã bán được là:
2024 : 4 = 506 (kg)
Cửa hàng còn lại số ki-lô-gam gạo là:
506 x 3 = 1518 (kg)
Đáp số: 1518 ki-lô-gam
- 6000 : 3 = ?
 Nhẩm: 6 nghìn : 3 = 2 nghìn
 Vậy: 6000 : 3 = 2000
- Y/c HS tính nhẩm các phép tính :
6000 : 2 8000 : 4 9000 : 3
__________________________________________________
Thứ ba ngày 19 tháng 2 năm 2013
Tự nhiên và xã hội
Bài 47: Hoa ( KNS)
I.Mục tiêu: 
Sau bài học, HS biết:
- Được chức năng của hoa đối với đời sống của thực vật và ích lợi của hoa đối với đời sống con người . Kể tên các bộ phận của hoa 
*(KNS) Lựa chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh nguy hiểm khi ở trường.
II. Chuẩn bị
 -Các hình trang 86, 87 SGK.
 - Sưu tầm các lá cây khác nhau.
 - Giấy khổ Ao và băng keo.
III.Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ : - Hãy cho biết chức năng và ích lợi của lá cây.
2.Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Tìm hiểu về hoa.
b. Các hoạt động:
 Hoạt động 1: Sự đa dạng về màu sắc, mùi hương, hình dạng, các bộ phận của hoa. 
- Y/c HS lấy ra các hoa mình sưu tầm được.
- Y/c HS ngồi thành 6 nhóm và trao đổi :
+ Tên , màu sắc, mùi hương của các loài hoa nhóm sưu tầm được. 
+ Chỉ đâu là cuống hoa,đài hoa, cánh hoa và nhị hoa.
- Sau thời gian trao đổi , gọi HS lên bảng giới thiệu trước lớp về các bông hoa nhóm sưu tầm.
+ Hoa thường có những màu sắc thế nào?
+ Mùi hương của các loài hoa giống nhau hay khác nhau?
+ Hình dạng của các loài hoa thế nào?
+ Hãy chỉ trên hoa đâu là cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhị hoa?
* Kết luận: Các loài hoa đều khác nhau về hình dạng, màu sắc và mùi hương. Mỗi bông hoa đều có cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhị hoa.
 Hoạt động 2: Vai trò và ích lợi của hoa
- GV tổ chức cho HS nêu chức năng của hoa 
- GV chốt : Hoa là cơ quan sinh sản của cây, hoa được dùng để trang trí, làm nước hoa, ướp chè, làm thuốc hoặc để ăn.
4.Củng cố: HS đọc mục: Bạn cần biết/91
+ Hãy chuẩn bị một số loại quả để tiết sau chúng ta tìm hiểu về : QUả
-HS trả lời
- HS lấy hoa đã chuẩn bị.
- Các nhóm thảo luận theo câu hỏi gợi ý (SGK/90)
- Đại diện các nhóm lên trình bày, HS cùng nhóm có thể bổ sung nếu bạn nói chưa đủ.
- Nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- HS lên bảng giới thiệu trước lớp về các bông hoa nhóm sưu tầm.
- Hoa có nhiều màu sắc khác nhau như trắng, đỏ, hồng,
- khác nhau
- Các loài hoa to nhỏ khác nhau, có hoa to trông như cái kèn,có hoa tròn, có hoa dài,
- HS chỉ vào bông hoa.
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
HS quan sát các hoa sưu tầm và các hình/91 và nêu các chức năng của hoa.
- HS nhắc lại
____________________________________________
Chính tả
Nghe- viết: Đối đáp với vua
P/b: s/x; dấu hỏi,dấu ngã
I. Mục đích yêu cầu 
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
- Làm đúng BT2a
- GDHS Rèn chữ viết đúng đẹp. Biết gữi vở sạch.
 II. Chuẩn bị
 - Bài tập 2a; 3a chép sẵn trên bảng lớp.
 III.Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 2 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con:chim cút, cúc áo, Quốc hội. 
- GV nhận xét-Ghi điểm.
2.Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài : GV nêu MĐYC của tiết học
 b. Hướng dẫn HS nghe viết.
a. GV đọc mẫu đoạn 3 bài Đối dáp với vua.(Thấy nói là học trò.....đến hết đoạn 3)
- Gọi HS đọc lại.
- Hướng dẫn HS hiểu nội dung đoạn viết:
+ Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối? 
 + Hãy đọc câu đối của vua và vế đối lại của Cao Bá Quát ?
b. Hướng dẫn HS viết từ khó
-Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa? 
- GV đọc câu có từ khó rồi rút từ ra ghi trên bảng.
- Hướng dẫn HS phân tích các từ khó.
-Y/c HS tập viết từ khó vào bảng con.
- Y/c HS đọc lại các từ khó .
c . HS nghe viết bài chính tả.
- Hai vế đối trong đọan văn cần viết thế nào cho đẹp ?
- GV đọc bài chính tả lần 2 .
- GV đọc từng câu , từng cụm từ cho HS viết .
- GV đọc lại cả bài cho HS dò bài .
d. Chấm, chữa bài.
- Y/c HS đổi vở sửa bài.
- GV chấm 5, 6 bài và nhận xét. 
3.3.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. 
Bài 2b:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài .
- Mời 2 tổ HS lên bảng thi tìm tiếp sức (mỗi em lên viết 1 từ rồi đến em khác), lớp cổ vũ 
- GV nhận xét và chốt lời giải đúng, biểu dương, động viên hs .
4.Củng cố : 
+ Viết lại những từ đã viết sai.
+ Chuẩn bị : Xem trước bài “Tiếng đàn”
- Gọi 2 HS lên bảng , cả lớp viết bảng con : chim cút, cúc áo, Quốc hội.
- HS chú ý nghe.
- 1, 2 HS đọc lại.
-vì nghe cậu bé nói cậu là học trò nên vua ra lệnh cho cậu phải đối được thì mới tha.
- Nước trong leo lẻo cá đớp cá./ Trời nắng chang chang người trói người.
- Những chữ đầu câu và tên riêng : Cao Bá Quát.
- HS tập viết từ khó vào bảng con. vế đối, đuổi nhau, tức cảnh, nghĩ ngợi)
- HS đọc.
- Viết cách lề 2 ô
- HS viết chính tả.
- HS rà soát lỗi
- HS đổi vở cho nhau và sửa lỗi bằng bút chì.
- Tìm các từ chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã.
- 2 tổ HS lên bảng tìm từ 
Có thanh hỏi
Chim sẻ, trổ tài, xẻ gỗ, nhổ neo, nhổ cỏ, ngủ, bảo ban, san sẻ, rổ rá...
Có thanh ngã
Ngã nhào, đẽo cây, cõng em, gõ nhịp, tập vẽ, ....
- HS nhận xét bài làm của bạn.
- HS nghe.
____________________________________
Toán
Tiết 116: Luyện tập
I.Mục tiêu:
Biết nhân, chia số có bốn chữ số cho số có có một chữ số.
Vận dụng giải bài toán có hai phép tính.
Làm BT1, 2, 4 
* Bỏ bài 3
II. Chuẩn bị Bộ đồ dùng học toán
III ... hay mà người ta gặp.
- GV kể lần 2 
- GV hỏi lần lượt từng câu theo 3 câu hỏi gợi ý 
 1) Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn chuyện gì ?
 2) Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì ?
 3) Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt 
- GV kể lần 3.
c. HS thực hành kể 
- Yêu cầu HS tập kể câu chuyện trong nhóm 
+ Tổ chức cho các nhóm thi kể :
 * 2, 3 HS cùng trình độ thi kể toàn bộ câu chuyện.
- GV nhận xét, tuyên dương HS kể hay.
- Vậy qua câu chuyện này, các em có nhận xét gì về ông Vương Hi Chi ?
- Và các em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện này ?
* KL: Người viết chữ đẹp cũng là nghệ sĩ- họ là những nhà thư pháp. Nước Trung Hoa cổ có rất nhiều nhà thư pháp nổi tiếng. Người ta xin chữ hoặc mua chữ của họ có khí đến giá ngàn vàng để đem về trang trí nhà cửa, lưu giữ như một tài sản quý. ở nước ta cũng có một số nhà thư pháp nổi tiếng. Quanh họ luôn có nhiều người xem ngắm họ viết (GV cho HS xem một vài chữ thư pháp)
- Về nhà tập kể câu chuyện cho người thân nghe - Chuẩn bị : Bài “ Kể về lễ hội” 
- 2 HS đọc bài “Kể lại một người hoạt động nghệ thuật mà em được xem” .
- 1 HS đọc .
- 1 HS đọc .
- HS quan sát và nêu nội dung bức tranh
- HS nghe kể chuyện
- HS giải nghĩa theo cách hiểu của mình.
- HS trả lời. 
- HS trả lời . 
- HS trả lời . 
- HS tập kể trong nhóm 2.
- 2, 3 HS kể . HS nhận xét.
- HS bình chọn bạn kể hay.
- HS phát biểu (Ông là người có tài và nhân hậu, biết cách giúp đỡ người nghèo.)
- HS trả lời.
NGƯờI BáN QUạT MAY MắN
Vương Hi Chi là người viết chữ đẹp nổi tiếng ở Trung Quốc thời xưa. Một lần, ông đang ngồi nghỉ mát dưới gốc cây thì một bà già bán quạt cũng đến nghỉ. Bà lão phàn nàn là quạt bán ế, chiều nay cả nhà bà sẽ phải nhịn cơm. Rồi bà ngồi tựa vào gốc cây, thiu thiu ngủ.
Trong lúc bà lão thiếp đi, ông Vương lẳng lặng lấy bút mực ra, viết chữ, đề thơ vào từng chiếc quạt. Bà lão tỉnh dậy, thấy cả gánh quạt trắng tinh của mình đã bị ông già kia bôi đen lem luốc. Bà tức giận, bắt đền ông. Ông già chỉ cười, không nói, rồi thu xếp bút mực ra đi.
Nào ngờ, lúc quạt trắng tinh thì không ai mua, giờ quạt bị bôi đen thì ai cũng cầm xem và mua ngay. Chỉ một loáng, gánh quạt đã bán hết. Rồi người mua mách nhau đên hỏi rất đông. Nhiều người còn hỏi mua với giá ngàn vàng. Bà lão nghe mà tiếc ngẩn tiếc ngơ.
Trên đường về, bà nghĩ bụng: có lẽ vị tiên ông nào đã cảm thương cảnh ngộ nên đã giúp bà bán quạt chạy đến hết.
 Theo Lê Văn Yên
_______________________________________
Tự nhiên và xã hội
Bài 48: Quả
I- Mục tiêu:
- Nêu được chức năng của quả đối với đời sống của thực vật và ích lợi của quả đối với đời sống con người.
- Kể tên các bộ phận thường có của 1 quả.
II- Đồ dùng dạy- học:
 Các hình trong sgk
III- Các hoạt động dạy- học:
 Quan sát và thảo luận .
- sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của một số loại quả.
- Kể được tên các bộ phận thường có của một quả.
* Cách tiến hành:
B1: Quan sát các hình trong SGK.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát
Và thảo luận.
+ Chỉ và nói tên mô tả màu sắc, hình dạng, độ lớn của từng loại quả.
+ Trong các số quả đó, bạn đã ăn loại quả nào? Nói về mùi vị của quả đó?
Chỉ vào các hình của bài và nói tên từng bộ phận của một quả. Người ta thường ăn bộ phận nào của quả đó ?
B2: Quan sát các quả được mang đến lớp.
+ Quan sát bên ngoài: Nêu hình dạng, độ lớn,
Màu sắc của quả.
+ Quan sát bên trong: Bóc hoặc lột vỏ, nhận xét về vỏ quả xem có gì đặc biệt.
+ Bên trong quả gồm có những bộ phận nào? Chỉ phận ăn được của quả đó?
+ Nếm thử để nói về mùi vị của quả đó ?
KL: Có nhiều loại quả, chúng khác nhau về hình dạng, độ lớn, màu sắc và mùi vị. Mỗi quả thướng có ba phần vỏ, thịt, hạt. Một số quả chỉ có vỏ và thịt hoặc vỏ và hạt.
 Thảo luận.
chức năng của hạt và ích lợi của quả.
* Cách tiến hành:
B1: Làm việc theo nhóm.
- GV nêu câu hòi thảo luận theo gợi ý.
+ Quả thường dùng để làm gì ? Nêu ví dụ ?
+ Hãy cho biết những quả nào được dùng để ăn tươi ? Quả nào dùng để chế biến làm thức ăn ?
+ Hạt có chức năng gì ?
B2: Làm việc cả lớp:
- Gọi các nhóm nêu kết quả .
KL: Quả thường dùng để ăn tươi, làm rau trong các bữa cơm, ép dầuNgoài ra, muốn bảo quản các loại quả được lâu. Người ta có thể chế biến thành mức hoặc đóng trai.
- GV hỏi lại nội dung bài.
- Dặn xem bài ở nhà.
- HS quan sát hình 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8.
- HS lên bảng chỉ.
- HS quan sát.
- HS trả lời các câu hỏi.
- Quả thường ăn sống hoặc chế biến thức ăn
- Quả ăn tươi: táo, măng cục, chuối, chôm chôm, đu đủ, bơm.
- Quả chế biến: đậu, lạc
- Hạt dùng để trồng
Đại diện nhóm trả lời.
- HS nhắc lại.
_____________________________________
TOáN
Thực hành xem đồng hồ
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết được về thời gian (chủ yếu là về thời điểm). Bài 1, 2, 3.
- Biết xem đồng hồ, chính xác đến từng phút.
II. Đồ dùng dạy học
- Mặt đồng hồ (bằng bìa hoặc bằng nhựa) có ghi số, có các vạch chia phút và có kim giờ, kim phút, quay được.
III. Các hoạt động dạy học.
1. KT bài cũ:
- Hỏi: 4 que diêm, em xếp được những chữ số La Mã nào?
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài, ghi tên bài.
b. HD xem đồng hồ.
- GV sử dụng mặt đồng hồ có các vạch chia phút để giới thiệu chiếc đồng hồ.
- Y/c hs quan sát hình 1 và hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- Nêu vị trí của kim giờ và kim phút khi đồng hồ chỉ 6 giờ 10 phút.
- Y/c hs quan sát chiếc đồng hồ thứ 2.
- Kim giờ và kim phút đang ở vị trí nào?
- Kim phút đi từ vạch nhỏ này đến vạch nhỏ liền sau là được 1 phút. Vậy bạn nào có thể tính được số phút kim phút đã đi từ vị trí số 12 đến vị trí vạch nhỏ thứ 3 sau vạch số 2.
- Vậy kim đồng hồ thứ hai chỉ mấy giờ?
c. Luyện tập thực hành.
Bài 1:
- Gv yêu cầu 2 hs ngồi cạnh nhau cùng quan sát đồng hồ và nêu giờ có kèm theo vị trí các kim đồng hồ tại mỗi thời điểm.
- GV yêu câu hs nêu giờ trên mỗi chiếc đồng hồ.
- GV chữa bài, ghi điểm.
Bài 2:
- Gv cho hs tự vẽ kim phút trong các trường hợp của bài, sau đó yêu cầu 2 hs ngồi cạnh đổi chéo vở cho nhau để KT bài của nhau.
Bài 3:
- Gv cho hs lần lượt đọc từng giờ ghi trong các ô vuông và chỉ định hs bất kì trong lớp nêu chiếc đồng hồ đang chỉ ở giờ đó.
4. Củng cố
- Nêu nội dung bài.
- Gv Tổng kết giờ học, dặn hs về nhà xem đồng hồ và chuẩn bị bài sau.
- Vài hs trả lời:
4 Que diêm xếp được các số La Mã: IV, VI, VII, XII, XX.
- Hs nhận xét.
- Hs lắng nghe, nhắc lại đầu bài.
- Hs quan sát đồng hồ.
- Hs: Đồng hồ chỉ 6 giờ 10 phút.
- Kim giờ chỉ qua số 6 một chút, kim phút chỉ đến số 2.
- Hs quan sát theo yêu cầu.
- Kim giờ đang ở quá vạch số 6 một chút vậy là hơn 6 giờ. Kim phút chỉ qua vạch số 2 được 3 vạch nhỏ.
- Hs tính nhẩm miệng 5,10 ( đến vạch số 2 tính tiếp 11, 12, 13, vậy kim phút đi được 13 phút.
- Chỉ 6 giờ 13 phút.
- Thực hành xem đồng hồ theo cặp, hs chỉnh sửa lỗi sai cho nhau.
a, 2 giờ 9 phút. b, 5 giờ 16 phút. c. 11 giờ 21 phút.
d, 9 giờ 34 phút hay 10 giờ kém 26 phút.
e. 10 giờ 39 phút hay 11 giờ kém 21 phút.
g. 3 giờ 57 phút hay 4 giờ kém 3 phút.
- Hs vẽ kim phút bằng bút chì vào SGK sau đó 2 hs ngồi cạnh đổi vở để kiểm tra bài của nhau.
- Hs đọc nối tiếp:
3 giờ 27 phút: B 12 giờ rưỡi: G
1 giờ kém 16 phút: C 7 giờ 55 phút: A
5 giờ kém 23 phút: E 18 giờ 8 phút: I
8 giờ 50 phút: H 9 giờ 19 phút: D
- Vài HS.
- Hs theo dõi.
_______________________________________
Chính tả
Nghe- viết : Tiếng đàn
P/b: s/x; dấu hỏi, dấu ngã
I. Mục đích yêu cầu
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức văn xuôi bài “Tiếng đàn". 
- Làm đúng bài tập 2a.
 - GDHS rèn chữ viết đẹp - GDHS rèn chữ viết đúng đẹp, biết giữ vở sạch 
II. Đồ dùng dạy học
- 3 bảng nhóm viết nội dung bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học
1.Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu 2HS viết ở bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con các từ: san sẻ, soi đuốc, xới dất, xông lên.
2. Bài mới:
a)Giới thiệu bài: 
b)Hướng dẫn nghe viết: 
* Hướng dẫn chuẩn bị:
- Đọc đoạn chính tả 1 lần.
- Yêu cầu hai em đọc lại bài cả lớp đọc thầm.
+ Nội dung đoạn này nói lên điều gì?
+ Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa? 
- Yêu cầu HS luyện viết từ khó vào bảng con.
* Đọc cho học sinh viết bài vào vở.
* Chấm, chữa bài.
- GV chấm 5 bài, nêu nhận xét.
c)Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2 : - Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài tập 2a.
- Yêu cầu cả lớp dựa theo mẫu và làm bài cá nhân. 
- Mời 3 nhóm lên thi tiếp sức. 
- Giáo viên nhận xét chốt ý chính.
- Mời một số em đọc kết quả đúng.
3.Củng cố
- Về nhà viết lại cho đúng những từ đã viết sai.
- 2 em lên bảng viết. Cả lớp viết vào bảng con. 
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc.
- 2 học sinh đọc lại bài. Cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài. 
+ Tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hòa với tiếng đàn.
+ Viết hoa các chữ đầu tên bài, đầu câu, tên riêng của người.
- Cả lớp luyện viết từ khó vào bảng con: mát rượi, vũng nước, tung lưới, lướt nhanh...
 - Cả lớp nghe và viết bài vào vở.
- Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì.
- Hai em đọc lại yêu cầu bài tập 2a
- Cả lớp thực hiện vào vở.
- 3 nhóm lên bảng thi làm bài đúng và nhanh. 
- Lớp nhận xét và bình chọn nhóm làm nhanh và làm đúng nhất.
- 2 học sinh đọc lại kết quả.
________________________________________
Toán (tăng)
Luyện nhân, chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số
(tiết 3- Tuần 23)
I. Mục tiêu:
	- Giúp HS củng cố về nhân, chia các số có 4 chữ số với số có 1 chữ số
- Củng cố về giải toán và hình học
 - Giáo dục tính cẩn thận..
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt đông 1: GV nêu MĐYC của tiết học 
Hoạt đông 2: Gv tổ chức cho các em hoàn thành lần lượt các bài tập
Hoạt động 3: GV tổ chức cho các em báo cáo và chữa bài theo đáp án đúng
________________________________________________________
Sinh hoạt
Kiẻm điểm các hoạt đông trọng tuần
I. Mục tiêu:
	 - HS thấy được những ưu, khuyết điểm của lớp trong tuần; đề ra phương hướng trong tuần tới.
- Ca hát vè bạn bè mái trường. thể hiện tình đoàn kết gắn bó yêu thương lẫn nhau
II. Nội dung:
	1- Kiểm điểm nề nếp, họat động tuần 24
- Ban cán sự lớp lần lượt trình bày theo phân cấp kết quả theo dõi thi đua trrong tuần
-Lớp trưởng lên báo cáo tổng hợp về hoạt động trong tuần của lớp.
- ý kiến của các thành viên trong lớp.
- GV nhận xét chung:
+ ưu điểm: 
+ Tồn tại:
2- Phổ biến công tác thi đua tuần 25
3.Hoạt động văn nghệ 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 24 Suu Nam Sach Hduong.doc