Giáo án Lớp 3 - Tuần 22 - Năm học 2008-2009

Giáo án Lớp 3 - Tuần 22 - Năm học 2008-2009

I - Mục tiêu:

 A- Tập đọc:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ khó.

- Đọc ngắt nghỉ đúng dấu câu, biết đọc với giọng nhân vật trong bài, biết phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật.

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:

- Biết đọc thầm với tốc độ nhanh hơn học kì I.

- Hiểu nghĩa các từ mới, từ ngữ trong bài.

- Đọc thầm nhanh và hiểu cốt truyện.

- Nội dung:Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người.

B- Kể chuyện:

1. Rèn kĩ năng nói:

- Biết phân vai kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.

- Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, thay đổi lời kể cho phù hợp, lời kể tự nhiên.

2. Rèn kĩ năng nghe:

- Tập trung, theo dõi bạn kể.

- Biết nhận xét lời kể của bạn và kể tiếp lời bạn kể.

 II - Chuẩn bị:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc.

- Bảng phụ viết sẵn gợi ý kể chuyện.

 

doc 26 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1168Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 22 - Năm học 2008-2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 22
 Ngày soạn: 8\2\2009 
 Ngày giảng: Thứ hai ngày 9 tháng 2 năm 2009.
Tiết3+4	
	 	Tập đọc - Kể chuyện: NHÀ BÁC HỌC VÀ CỤ GIÀ 
	I - Mục tiêu:
 A- Tập đọc: 
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ khó.
- Đọc ngắt nghỉ đúng dấu câu, biết đọc với giọng nhân vật trong bài, biết phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: 
- Biết đọc thầm với tốc độ nhanh hơn học kì I.
- Hiểu nghĩa các từ mới, từ ngữ trong bài.
- Đọc thầm nhanh và hiểu cốt truyện. 
- Nội dung:Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người.
B- Kể chuyện: 
1. Rèn kĩ năng nói:
- Biết phân vai kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
- Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, thay đổi lời kể cho phù hợp, lời kể tự nhiên. 
2. Rèn kĩ năng nghe:
- Tập trung, theo dõi bạn kể.
- Biết nhận xét lời kể của bạn và kể tiếp lời bạn kể.
	II - Chuẩn bị: 
- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
- Bảng phụ viết sẵn gợi ý kể chuyện.
	III - Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5 phút
1 phút
20 phút
10 phút
 15 phút
 20 phút
5 phút
Tập đọc:
A - Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét, ghi điểm.
B - Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu chủ điểm.
2. Luyện đọc:
- Đọc mẫu.
- Hướng dẫn học sinh đọc.
- Chia đoạn.
- Giải nghĩa từ mới.
- Theo dõi, hướng dẫn học sinh đọc 
 đúng.
3. Tìm hiểu bài:
- Nói những điều em biết về Ê-đi-xơn ?
- Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ già diễn ra lúc nào ?
- Bà cụ mong muốn điều gì ? Vì sao ?
- Mong muốn đó gợi cho bà cụ ý nghĩ gì ?
- Nhờ đâu mà mơ ước của bà được thực hiện ?
- Theo em, khoa học mang lại lợi ích gì cho con người ?
4. Luyện đọc lại: 
- Chọn đoạn 3 rồi đọc mẫu.
- Cùng lớp bình chọn cá nhân, nhóm đọc hay.
Kể chuyện:
1. Nêu yêu cầu nhiệm vụ.
2. Hướng dẫn kể
- Hướng dẫn gợi ý.
- Nhắc nhở thực hiện đúng yêu cầu.
- Nhận xét chung.
C - Củng cố, dặn dò:
- Qua câu chuyện, giúp em hiểu điều gì ?
- Nhận xét giờ học.
- Khen ngợi em kể hay, sáng tạo.
- Về ôn bài, kể lại chuyện cho người thân nghe.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe.
- Đọc nối tiếp câu.
- Đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Tự do phát biểu.
- Lúc Ê-đi-xơn chế ra đền điện ?
- Mong Ê-đi-xơn làm ra xe ...
- Tạo ra xe chạy bằng điện.
- Nhờ óc sáng tạo và lao độg của Ê-đi-xơn.
- Tự do phát biểu.
- Đọc bài nêu nội dung.
- Lắng nghe.
- Xung phong đọc diễn cảm đoạn, phân vai.
- Thi đọc diễn cảm. 
- Nhìn sách đọc lại câu hỏi gợi ý.
- Quan sát tranh và nhớ lại nội dung.
- Học sinh kể mẫu đoạn.
- Tập kể từng đoạn.
- Thi kể nối tiếp đoạn.
- Kể toàn bộ câu chuyện.
- Thi kể giữa các nhóm.
- Nhận xét, bình chọn.nhóm kể hay.
- Tự do nêu.
Tiết5
Toán: LUYỆN TẬP
	I - Mục tiêu:
- Giúp học củng cố lại tên gọi các tháng trong một năm, số ngày trong từng tháng, củng cố cách xem lịch.
II - Đồ dùng dạy học: phiếu, lịch 2009.
	III - Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
5 phút
1 phút
7 phút
9 phút
 9 phút
6 phút
 1 phút
1.Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới:
a, Giới thiệu bài:
b, Thực hành:
Bài 1:
- Nhận xét. 
Bài 2: 
- Hướng dẫn.
- Nhận xét, chốt bài: 
- Nêu thêm một số câu hỏi tương tự.
Bài 3: 
- Hướng dẫn, phân tích.
- Nhận xét.
Bài 4: 
- Hướng dẫn phân tích.
- Nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Ôn lại các kiến thức đã học và chuẩn bị bài.
- Làm bài tập 2.
- Đọc yêu cầu, xem lịch.
- Trả lời các yêu cầu SGK.
- NHận xét, bổ sung.
- Nêu yêu cầu.
- Xem lịch và trả lời.
- Nhận xét.
- Nêu yêu cầu.
- Làm bài vào phiếu.
- Nêu yêu cầu.
- Tìm hiểu đề.
- Thảo luận nhóm đôi 
 Ngày soạn9\2\2009
 Ngày giảng: Thứ ba ngày 10 tháng 2 năm 2009.
Tiết1 
Mĩ thuật: (Giáo viên chuyên trách đứng lớp)
Tiết2
 Chính tả: (nghe - viết) Ê-ĐI XƠN
 I - Yêu cầu: 
1. Rèn kĩ năng viết chính tả.
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn bài “Ê-đi-xơn”.
- Biết viết hoa tên riêng, chữ cái đầu câu và viết đúng những từ khó, các dấu câu, vần dễ lẫn.
2. Làm đúng bài tập: Điền âm, dấu thanh dễ lẫn và giải câu đố.
 II - Chuẩn bị: 
- Viết sẵn bảng phụ bài tập 2a.
III - Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5 phút
1 phút
20 phút
10 phút
4 phút
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới:
a, Giới thiệu bài:
b, Hướng dẫn viết chính tả:
- Đọc bài viết chính tả.
- Đoạn 1 bài chính tả có mấy câu ?
- Những chữ nào viết hoa ?
- Tên Ê-đi-xơn viết như thế nào ?
- Đọc cho học sinh viết từ khó.
- Đọc cho học sinh ghi.
- Theo dõi, uốn nắn.
- Chấm, chữa bài.
- Nhận xét.
c, Làm bài tập:
Bài 2a:
- Nêu yêu cầu.
- Hướng dẫn.
- Chốt câu đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về viết lại chính tả, xem lại bài tập đã làm và làm vở bài tập.
- Chuẩn bị bài viết sau.
- Học sinh viết ba tiếng có âm đầu tr/ch.
- Lắng nghe
- Hai em đọc lại.	
- Quan sát và trả lời.
- Tìm và nêu.
- Có dấu gạch nối.
- Viết vào bảng con.
- Lắng nghe và chép bài vào vở.
- Đổi vở kiểm tra.
- Nêu lại yêu cầu.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Làm bài.
- Chữa bài và giải câu đố.
- Lắng nghe.
Tíêt3
Tập đọc: CÁI CẦU
 I - Mục tiêu:
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.
- Đọc trôi chảy cả bài, đọc đúng từ khó. Ngắt nghỉ cho phù hợp, biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ. 
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu.
- Từ ngữ: Một số từ ngữ trong bài: chum, ngòi, sông Mã.
- Hiểu nội dung: Bạn nhỏ trong bài rất yêu cha, tự hào về cha nên thấy chiếc cầu cha làm ra rất đẹp.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
II - Đồ dùng dạy học: 
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc
III - Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5 phút
1 phút
7 phút
12 phút
12 phút
3 phút
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kể đoạn 3 và 4 trong bài “Nhà bác học và bà cụ”
- Cùng lớp nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Luyện đọc:
- Đọc bài.
- Hướng dẫn luyện đọc.
- Chia đoạn.
 - Luyện từ khó.
- Giảng từ.
- Quan sát.
c. Tìm hiểu bài:
- Người cha trong bài thơ làm nghề gì ?
- Cha gửi cho bạn ảnh cái cầu 
nào ?
- Từ chiếc cầu bạn nghĩ đến những điều gì ?
- Bạn nhỏ yêu thích cái cầu nào ? Vì sao ?
- Em thích câu thơ nào ? Vì sao ?
- Bài thơ cho em thấy tình cảm bạn nhỏ với cha như thế nào ?
- Chốt lại nội dung.
d. Luyện học thuộc lòng:
- Hướng dẫn, đọc mẫu.
- Nhận xét, ghi điểm.
- Cùng học sinh bình chọn bạn đọc hay.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về ôn học thuộc lòng.
- Chuẩn bị bài học sau.
- Học sinh kể và trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe.
- Đọc nối tiếp câu.
+ Tìm từ khó đọc.
- Đọc từng khổ thơ.
+ Đọc chú giải, giảng từ.
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Đọc đồng thanh.
- Nghề xây cầu.
- Cầu Hàm Rồng.
- Sợi tơ nhỏ để nhện qua chum.
- Chiếc cầu trong ảnh do bố làm ra.
- Tự do trả lời.
- Bạn nhỏ yêu cha và tự hào về cha.
- Đọc lại bài.
- Nêu nội dung.
- Luyện đọc từng khổ, đọc thuộc lòng cả bài. 
- Thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài.
- Bình chọn bạn đọc hay.
- Tự liên hệ.
Tiết4
Toán: HÌNH TRÒN, TÂM, ĐƯỜNG KÍNH, BÁN KÍNH
 I - Mục tiêu:
- Học sinh có biểu tượng về hình tròn. Biết được tâm, đường kính, bán kính của hình tròn.
- Bướcđầu biết dùng com pa để vẽ hình tròn có tâm và bán kính cho trước.
- Làm thành thạo các bài tập.
II - Đồ dùng dạy học: 
-Bảng con, phiếu, com pa.
	III - Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
5 phút
1 phút
 7 phút
5 phút
 7 phút
7 phút
5 phút
3 phút
1.Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Bài giảng:
* Giới thiệu hình tròn:
- Tìm các vật có dạng hình tròn ?
- Vẽ hình tròn và giới thiệu: 
 M
 A . B
 o
Hình tròn tâm O, đường kính AB, bán kính OM.
Tâm O là trung điểm của đường kính.
Đường kính chia hai hình tròn.
Bán kính là đường thẳng từ tâm đến một điểm bất kì trên hình tròn.
* Giới thiệu com pa và cách vẽ hình tròn:
- Đưa com pa.
- Thao tác mẫu, vẽ hình tròn có bán kính 2 cm.
 .
 O A
c. Thực hành:
Bài 1: 
- Hướng dẫn.
- Nhận xét, chốt lại: 
Đường kính MN, hoặc PQ, AB.
Bán kính OP, OQ, OM, ON, OA, OB.
Bài 2: 
- Hướng dẫn.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3:
- Phân tích, hướng dẫn.
- Nhận xét, chốt lại.
3. Củng cố, dặn dò:
- Chốt kiến thức. 
- Nhận xét giờ học.
- Về ôn lại bài và chuẩn bị bài.	
- Làm bài tập 3
- Học sinh tìm: mặt đồng hồ, nắp long sữa, ...
- Nhận xét.
- Nhận xét đặc điểm, cấu tạo.
- Làm nháp.
- Ba em thực hành trên bảng.
- Nêu yêu cầu.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Nêu nhận xét.
- Nêu yêu cầu.
- Làm bài vào vở.
- Chữa bài.
- Đổi vở, nhận xét.
- Nêu yêu cầu.
- Lên bảng vẽ.
- Lớp làm vở.
- Chữa bài.
Tiết5
HĐNGLL: GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG MA TÚY QUA MÔN TNXH
I.Mục tiêu:
- Củng cố,bổ sung những kiến thức đã học về phòng chống ma tuý qua môn Tiếng Việt
 -Qua bài học HS biết và hiểu cách phòng chống ma tuý
-Hứng thú,mong muốn tham gia tích cực tuyên truyền phòng chống ma tuý 
II.Hoạt động dạy học
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 5phút
 1phút
 13phút
 10phút
 10phút
 1phút 
A,Khởi động
GV cho HS chơi trò chơi :Tập thể dục
Gv hướng dẫn cách chơi ,luật chơi
GV theo dõi ,giúp đỡ
B.Bài mới
1.Giới thiệu bài
2.Hoạt động1:GDPCMT qua môn Tiếng Việt
*Chúng ta đã thực hiện được những gì khi biết về ma tuý ?
-Ma tuý là chất như thế nào?
-Người bị nghiện ma tuý chúng ta thấy như thế nào?
-Ma tuý có được phép buôn bán không?
-Thấy phát hiện những người tham gia buôn bán ,tàng trữ ma tuý thì chúng ta phải làm gì?
GV nhận xét bổ sung
3.Hoạt động2:Phòng chống ma tuý
GV cho HS làm việc theo nhóm, nêu cách phòng chống ma tuý
GV nhận xét bổ sung
4.Hoạt động 4:Vẽ tranh tuyên truyền phòng chống ma tuý
GV tổ chức HS vẽ tranh tuyên truyền PCMT 
GV nhận xét ,bổ sung
C.Củng cố ,dặn dò
-Nhận xét tiết học
-Thực hiện tốt như bài học
HS chú ý theo dỡi GV hướng dẫn cách chơi ,luật chơi 
HS chơi
HS thảo luận nhóm
Đại diện nhóm trình bày
Cả lớp theo dõi ,bổ sung
Bình chọn nhóm thực hiện tốt
Các nhóm thảo luận và trình bày
Cả lớp theo dõi ,nhận xét
HS vẽ tranh tuyên truyên 
Trình bày ý tưởng tuyên truyền
Cả lớp theo dõi 
 Ngày soạn: 10\2\2009
 Ngày giảng:  ... .
- Viết bài.
- Học sinh đọc bài trước lớp.
- Nhận xét.
Tiết3
Toán: NHÂN SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I - Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết thực hiện nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số.
- Làm thành thạo các phép tính và giải toán.
II - Đồ dùng dạy học: 
- Bảng con, phiếu.
III - Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5 phút
1 phút
5 phút
9phút
10 phút
7 phút
3 phút
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới:
a, Giới thiệu bài:
b, Bài giảng:
* Hướng dẫn thực hiện phép nhân không nhớ.
1034 x 2 = ?
- Hướng dẫn thực hiện.
 x
 2068
2341 x 3 = ?
- Tương tự.
* Hướng dẫn thực hiện phép nhân có nhớ một lần.
2125 x 3 = ?
- Hướng dẫn tương tự.
+ Lưu ý: Có nhớ.
c, Thực hành:
Bài 1: 
- Nêu phép tính.
- Nhận xét.
Bài 2: 
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3: 
- Hướng dẫn tóm tắt.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 4: 
- Nêu câu hỏi.
- Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhấn mạnh lại bài học.
- Nhận xét giờ học.
- Về ôn lại các kiến thức đã học.
- Chuẩn bị cho tiết sau.
- Học sinh làm bài 3.
- Nêu cách đặt tính và tính.
- Nhắc lại.
- Đặt tính rồi tính.
- Nhận xét.
- Thực hiện tương tự.
- Đọc yêu cầu.
- Làm bảng con và nêu cách thực 
hiện.
- Nhận xét.
- Đọc yêu cầu.
- Làm bài vào phiếu.
- Chữa bài.
- Đọc bài toán.
- Tìm hiểu bài toán.
- Làm bài vào vở.
- Chữa bài.
 Bài giải:
 Số gạch phải xây là:
 1015 x 4 = 4060 (viên)
 Đáp số: 4060 viên.
- Nêu yêu cầu.
- Trả lời.
- Nhận xét, sửa chữa..
Tiết4 
Tự nhiên xã hội: RỄ CÂY (tiết 2)
 I - Mục tiêu:
- Học sinh biết nêu chức năng của rễ cây.
- Kể ra được ích lợi của rễ cây.
II - Đồ dùng dạy học: 
- Các hình vẽ trong SGK. Một số loại rễ cây.
III - Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5 phút
1 phút
17 phút
14 phút
 1phút
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu đặc điểm của rễ cọc, rễ 
chùm ?
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới:
a, Giới thiệu bài:
b, Giảng bài:
* HĐ1: Làm việc cả lớp.
- Nêu lại kết quả theo dõi ở nhà.
- Không có rễ, cây sẽ như thế nào ?
- Vì sao không có rễ cây không sống được ?
- Theo em rễ có chức năng gì ?
- Chốt lại: Rễ có chức năng hút nước và muối khoáng hoà tan trong đất để nuôi cây. Ngoài ra, rễ còn giúp cây bám chặt vào đất mà cây không bị đổ.
* HĐ2: Thảo luận nhóm đôi.
- Kể những ích lợi của một số rễ cây ?
- Chốt lại.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Chốt lại kiến thức.
- Nhận xét giờ học tuyên dương những em học tốt.
- Về ôn lại bài, đưa ra câu đố về ích lợi của một số rễ cây; chuẩn bị bài cho tiết sau.
- Học sinh trả bài.
- Học sinh nêu.
- Nhận xét, bổ sung.
- Cây sẽ chết vì rễ không hút được chất dưới đất lên.
- Hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- Quan sát hình và thảo luận.
- Trình bày.
- Lắng nghe và nhắc lại.
 Ngày soạn: 12\2\2009
 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 13 tháng 2 năm 2009.
Tiết1
Đạo đức: TÔN TRỌNG KHÁCH NƯỚC NGOÀI (Tiết 2) 
 I - Mục tiêu:
- Học sinh biết vận dụng thực hành cư xử lịch sự khi gặp gỡ với khách nước ngoài.
- Có thái độ tôn trọng khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài.
II - Chuẩn bị: 
- Phiếu học tập, tranh ảnh..
III - Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5 phút
1 phút
10 phút
13 phút
7 phút
2 phút
1.Khởi động:
- Bắt bài hát.
2. Dạy bài mới:
a, Giới thiệu bài.
b. Bài giảng:
- HĐ1: Liên hệ thực tế..
- Em hãy kể về một hành vi lịch sự với khách nước ngoài mà em đã làm hoặc đã gặp ?
- Kết luận: Cư xử lịch sự với khách nước ngoài là một việc làm tốt.
- HĐ2: Đánh giá hành vi.
- Đưa ra một số hành vi.
- Kết luận.
-HĐ3: Xử lí tình huống.
- Đưa tình huống SGV.
- Kết luận chung: Tôn trọng khách nước ngoài và sẵn sàng giúp đỡ họ khi cần thiết là thể hiện lòng tự trọng và tự tôn dân tộc, giúp khách nước ngoài thêm hiểu và quý trọng đất nước và con người Việt Nam.
3. Củng cố, dặn dò:
- Chốt lại bài học.
- Nhận xét giờ học, tuyên dương những bạn học tốt.
- Về sưu tầm truyện nói về nộ dung có những hành động và việc làm thể hiện sự tôn trọng với khách nước ngoài.
- Chuẩn bị cho bài sau.
- Học sinh hát.
- Học sinh nghe.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Trình bày.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- Xử lí tình huống và đóng vai về tình huống đó.
- Trao đổi, nhận xét.
- Lắng nghe.
Tiết2
Toán: LUYỆN TẬP
 I - Mục tiêu:
- Giúp học sinh rèn kĩ năng nhân số có 4 chữ số với số có một chữ số.
- Củng cố ý nghĩa phép nhân, tìm số bị chia, kĩ năng giải toán có hai phép tính. 
- Thực hành giải thành thạo các dạng toán đó.
II - Đồ dùng dạy học: 
- Bảng con, phiếu.
III - Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5 phút
1 phút
7 phút
7 phút
10 phút
 7 phút
 3 phút
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới:
a, Giới thiệu bài:
b, Thực hành:
Bài 1: Theo dõi các phép tính và 
 cho biết đặc điểm của mỗi số hạng trong phép tính ?
- Các số hạng giống nhau ta có thể viết lại bằng phép tính gì ?
- Hướng dẫn mẫu.
4129 + 4129 = 4129 x 2 = 8258
- Nhận xét.
Bài 2: 
- Kẻ sẵn bảng.
- Muốn tìm số bị chia, số chia, thương ta làm thế nào ?
- Nhận xét, chốt lại.
Bài 3: 
- Phân tích đề, hướng dẫn.
+ Tìm số dầu cả hai thùng.
+ Tìm số dầu còn lại.
- Nhận xét.
Bài 4:
- Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làmg thế nào ?
- Muốn thêm một số lên mấy đơn vị ta làm thế nào ?
3. Củng cố, dặn dò: 
- Chốt lại kiến thức.
- Nhận xét giờ học.
- Ôn lại cách nhân bốn chữ số và chuẩn bị cho tiết sau.
- Học sinh làm bài 3.
- Nêu yêu cầu.
- Các số hạng giống nhau.
- Phép nhân.
- Quan sát.
- Làm phần còn lại, 2 em lên bảng làm.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nêu yêu cầu.
- Nêu cách tìm.
- Tính nhẩm.
- Chữa bài.
- Đọc đề.
- Tìm hiểu đề.
- Làm bài vào phiếu.
- Chữa bài.
 Bài giải:
 Số dầu hai thùng có là:
 1025 x 2 = 2050 (lít)
 Số dầu còn lại là:
 2050 - 1350 = 700 (lít)
 Đáp số: 700 lít
- Nêu yêu cầu.
- Nhắc lại.
- Tính và nêu kết quả.
- Nhận xét.
Tiết3
Chính tả:(Nghe - viết) MỘT NHÀ THÔNG THÁI 
 I - Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng viết chính tả.
+ Nghe viết lại chính xác, trình bày đúng, đẹp đoạn văn “Một nhà thông thái”. Biết viết hoa đúng các tên riêng, các chữ đầu câu trong bài, viết đúng dấu câu, trình bày rõ ràng, sạch sẽ.
- Tìm đúng các từ chứa tiếng bắt đầu bằng âm hoặc vần dễ lẫn. 
II - Đồ dùng dạy học: - Kẻ sẵn 4 bảng bài tập 3.
III - Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5 phút
1 phút
18 phút
 7phút
 1 phút
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới:
a, Giới thiệu bài.
b, Hướng dẫn nghe viết:
- Đọc bài viết.
- Bài viết có mấy câu ?
- Những chữ nào cần viết hoa ?
- Có những chữ số nào ?
- Đọc các chữ khó.
- Đọc cho học sinh viết bài.
- Quan sát lớp viết bài.
- Chấm, chữa bài.
c, Hướng dẫn làm bài tập.
 Bài 2b:
- Hướng dẫn kĩ cho học sinh.
- Nhận xét, chốt ý đúng.
Bài 3:
- Chia nhóm.
- Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.s
- Nhắc nhở học sinh về luyện viết chính tả.
- Chuẩn bị cho tiết sau.
- Tìm 4 tiếng có âm đầu ch/tr.
- Một em đọc lại.
- Tìm và trả lời.
- Đầu câu, tên riêng.
26; 100; 18
- Viết chữ khó.
- Viết bài.
- Đổi vở chữa bài.
- Nêu yêu cầu và đọc nội dung bài tập.
- Làm bài cá nhân.
- Một số em trình bày.
- Nhận xét.
- Nêu yêu cầu.
- Thi làm bài theo nhóm.
- Đại điện trình bày.
- Theo dõi, chữa bài.
Tiết4
	Hoạt động tập thể: 	SINH HOẠT TUẦN 22
I. Mục đích:
- Nhận xét, đánh giá lại tình hình học tập và hoạt động của Hs trong tuần.
- Nhằm nhắc nhở, uốn nắn Hs thực hiện nhiệm vụ của mình tốt hơn trong tuần 23 
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5phút
15phút
15phút
I. Khởi động :
-Lớp phó bắt nhịp cho cả lớp hát.
II.Nội dung
1. Đánh giá hoạt động tuần qua:
- HS phần lớn lười nhác, không chịu học bài và làm bài tập. 
- Ngồi học ít phát biểu, xây dựng bài. 
- Hay nói chuyện trong giờ học.
- Hay làm việc riêng, thiếu chú ý: 
- Hoàn thành chương trình tuần 22
- Công tác tự quản tốt.
- 15 phút đầu giờ nghiêm túc : 
-Vệ sinh lớp học sạch sẽ gọn gàng.
- Vệ sinh sân trường làm tự giác.
- Ăn mặc chưa sạch sẽ, đẹp
2) Kế hoạch tuần 23
:- Dạy học tuần 23
- Tổ 3 làm trực nhật .
- Tiếp tục xây dựng không gian lớp học
- Khắc phục mọi tồn tại tuần qua
- Làm vệ sinh trường lớp
-Giữ vở sạch viết chữ đẹp để chuẩn bị cho hội thi VSCĐ cấp huyện
- Cả lớp cùng hát.
-Từng tổ tự đánh giá những ưu khuyết 
điểm của tổ mình trong tuần qua.
-Lắng nghe.
-Lắng nghe.
-Lắng nghe.
-Thảo luận kế hoạch tuần tới.
-Vài HS nhắc lại kế hoạch GV vừa nêu
GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG BÀI 3
 I - Mục tiêu:
- Giúp học nhận biết hình dạng, màu sắc, hiểu được nội dung hai nhóm biển báo hiệu giao thông: Biển báo nguy hiểm, biển báo chỉ dẫn.
- Giải thích ý nghĩa của các biển báo hiệu: 204, 210, 211, 423, 434, 443, 424.
- Biết nhận dạng và vận dụng hiểu biết về biển báo khi đi đường.
- Có ý thức chấp hành theo các biển báo khi tham gia giao thông.
II - Đồ dùng dạy học: 
- Tài liệu về luật giao thông, tranh ảnh về luật giao thông.
- Biển báo giao thông. 
III - Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 5phút
 1 phút
15 phút
15 phút
 4 phút
1. Ổn định tổ chức:
- Đi bộ trên đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện phải đi như thế nào ?
2. Dạy bài mới:
a, Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu giờ học.
b, Giảng bài:
* HĐ1: Tìm hiểu các biển báo giao thông.
- Chi 4 nhóm mỗi nhóm 2 loại biển. Hãy nhận xét, nêu đặc điểm của loại biển đó. 
- Ghi lại các ý kiến.
- Nêu nội dung của biển và tên biển.
- Giới thiệu biển số 204, 210, 211.
- Nêu tác dụng của biển báo nguy hiểm ?
- Chốt lại.
- Giới thiệu biển số 423, 434, 443.
* HĐ2: Nhận biết đúng biển báo.
* Trò chơi: Điền tên vào biển có sẵn.
- Nêu cách chơi: Cử hai đội, mỗi đội 5 em, hai đội cùng thi lần lượt từng em điền tên biển vào hình vẽ các biển báo hiệu đã vẽ sẵn trên giấy. Đội nào xong trước sẽ thắng.
- Nhận xét chung.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhấn mạnh lại bài học.
- Cần thực hiện đúng luật giao thông.
- Tuyên truyền mọi người thực hiện đúng luật khi tham gia giao thông.
- Học sinh trả lời.
- Lắng nghe.
- Thảo luận.
- Đại diện trình bày.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 22 lop 3rat hay.doc