Giáo án Lớp 3 Tuần 22 - Trường PTDTBT TH & THCS Bùi Thị Xuân

Giáo án Lớp 3 Tuần 22 - Trường PTDTBT TH & THCS Bùi Thị Xuân

MĨ THUẬT: Bài 22: Vẽ trang trí

VẼ MÀU VÀO DÒNG CHỮ NÉT ĐỀU

I/ Mục tiêu

- HS làm quen với kiểu chữ nét đều- Biết cách vẽ màu vào dòng chữ

- Vẽ màu hoàn chỉnh dòng chữ nét đều.

II/Chuẩn bị

GV: - Sưu tầm một số dòng chữ nét đều - Bảng mẫu chữ nét đều

- Bài tập của học sinh các năm trước- Phấn màu.

HS : - Giấy vẽ, vở tập vẽ 3, bút chì,tẩy,màu.

 III/Hoạt động dạy-học chủ yếu

 1.Tổ chức. (2’)

 2.Kiểm tra đồ dùng.

 

doc 30 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 760Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 22 - Trường PTDTBT TH & THCS Bùi Thị Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG Khối Lớp:3
 TUẦN: 22 Từ : 21/1/2013 =>/ 25/1/ 2013
THỨ 
MÔN
TIẾT
TÊN BÀI DẠY
 SÁNG 
THỨ 
 HAI
MT
1
Vẽ trang trí: Vẽ màu vào dòng chữ nét đều
T ĐỌC
2
Nhà bác học và bà cụ
TĐ- KC
3
Nhà bác học và bà cụ
TOÁN
4
Luyện tập
CHIỀU THỨ BA
TOÁN 
1
Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính
CT
2
N-V : Ê-đi-xơn
TNXH
3
Rễ cây
T D
4
Ôn nhảy dây CT Lò cò tiếp sức
CHIỀU THỨ TƯ
T ĐỌC
1
Cái cầu
TOÁN
2
Vẽ trang trí hình tròn ( Không dạy)
LTVC
3
TN về sáng tạo. Dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi
T ÊĐÊ
4
T ÊĐÊ
5
CHIỀUTHỨ NĂM
 N
1
Ôn tập bài hát: Cùng múa hát dưới trăng. Gthiệu (kô dạy hđ 2 tập biểu diễn)
T.VIẾT
2
Ôn chữ hoa : P
TOÁN 
3
Nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số
TNXH
4
Rễ cây (TT)
TD
5
Ôn nhảy dây CT Lò cò tiếp sức
Giáo viên soạn bài chú ý điều chỉnh số 5842 BGD&ĐT
================================================
Thứ hai ngày 21 tháng 01 năm 2013
MĨ THUẬT: Bài 22: Vẽ trang trí
VẼ MÀU VÀO DÒNG CHỮ NÉT ĐỀU
I/ Mục tiêu
- HS làm quen với kiểu chữ nét đều- Biết cách vẽ màu vào dòng chữ
- Vẽ màu hoàn chỉnh dòng chữ nét đều. 
II/Chuẩn bị
GV: - Sưu tầm một số dòng chữ nét đều - Bảng mẫu chữ nét đều 
- Bài tập của học sinh các năm trước- Phấn màu. 
HS : - Giấy vẽ, vở tập vẽ 3, bút chì,tẩy,màu.
 III/Hoạt động dạy-học chủ yếu
 1.Tổ chức. (2’)
 2.Kiểm tra đồ dùng.
 3.Bài mới. a.Giới thiệu
- Giáo viên giới thiệu với học sinh các ý sau: - Chữ nét đều có chữ hoa và chữ thường.
- Chữ nét đều là chữ có các nét rộng bằng nhau (các nét đều bằng nhau)
- Có thể dùng các màu sắc khác nhau cho các dòng chữ.
 b.Bài giảng
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: 07’Quan sát,nhận xét
- Gv chuẩn bị mẫu chữ nét đều. 
+ Mẫu chữ nét đều của nhóm có màu gì?
+ Nét của mẫu chữ to (đậm) hay nhỏ (thanh)? 
+ Độ rộng của chữ có bằng nhau không?
+ Ngoài mẫu chữ ra có vẽ hình trang trí gì không?
- Giáo viên củng cố: + Các nét của chữ đều bằng nhau, dù nét to hay nét nhỏ, chữ rộng- chữ hẹp.
+ Trong một dòng chữ, có thể vẽ 1 màu,2 màu. 
Hoạt động 2: 10’ Cách vẽ màu vào dòng chữ:
- Giáo viên nêu yêu cầu bài tập để HS nhận biết:
- Gợi ý học sinh tìm màu và cách vẽ màu:
+ Chọn màu theo ý thích.
+ Vẽ màu chữ trước.
+ Vẽ màu ở xung quanh chữ trước, ở giữa sau.
Hoạt động 3: 15’ Thực hành: 
+ Vẽ màu theo ý thích: 
+ Không vẽ màu ra ngoài nét chữ
- Gv phóng to dòng chữ kẻ nét đều, cho một nhóm học sinh dùng phấn màu và màu để vẽ theo nhóm. 
+ HS quan sát và trả lời câu hỏi.
+ màu đỏ
+ Nét chữ là nét thanh
+ Độ rộng của chữ bằng..
+ Không Ví dụ:
chủ tịch hồ chí minh
Ngày nhà giáo việt nam
+ Màu của dòng chữ phải đều (đậm hoặc nhạt)
+ Tên dòng chữ 
+ Các con chữ, kiểu chữ
(nên vẽ màu chữ đậm, màu nền nhạt và ngược lại)
Màu sát nét chữ (không ra ngoài nền)
+ Vẽ vào vở tập vẽ 3
+ Vẽ màu tự do. Chọn 2 màu (màu chữ và màu nền)
Hoạt động 4: 03’ Nhận xét,đánh giá
- GV chọn 1 số bài có cách vẽ màu khác nhau và gợi ý HS nhận xét về:
+ Cách vẽ màu (có rõ nét chữ không)
+ Màu chữ và màu nền được vẽ như thế nào (nổi dòng chữ).
* Dặn dò: - Sưu tầm những dòng chữ nét đều có màu, cắt và dán vào giấy
 - Quan sát cái bình đựng nước.
 --------------------------------------------------------------------------------------
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN:
NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ
I. MỤC TIÊU:
*Tập đọc:
-Đọc đúng, rành mạch, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. 
-Hiểu nội dung : Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người.(trả lời được các CH 1, 2, 3, 4 ) 
 *Kể chuyện:
- Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn của câu chuyện theo lối phân vai.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh hoạ bài tập đọc và các đoạn truyện.
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1 . Ổn định tổ chức 
2. Bài mới : 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* TẬP ĐỌC
* Giới thiệu bài : Giáo viên giới thiệu bài và ghi bảng
*Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS luyện đọc 
a) GV đọc diễn cảm toàn bài :
- Đoạn 1 :giọng đọc chậm rãi khoan thai. 
- Đoạn 2 :giọng bà cụ chậm chạp, mệt mỏi. Giọng Ê-đi-xơn thể hiện sự ngạc nhiên. 
- Đoạn 3 :giọng vui (Ê-đi-xơn) giọng bà cụ phấn chấn.
- Đoạn 4 :giọng người dẫn chuyện thán phục, giọng cụ già phấn khởi.
 b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ;
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
* Theo dõi HS yếu đọc để giúp đỡ, ghi bảng và yêu cầu HS yếu đọc những tiếng khó nhiều lần.
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
* Gv giao nhiệm vụ cho HS yếu đọc thầm đọc 1
+ Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc bài theo đoạn.
 Đoạn 1 :
+ Gọi 1 HS khá đọc lại đoạn 1. Nhắc HS đoạn văn này các em cần chú ý ngắt giọng đúng các vị trí của dấu phẩy, dấu chấm.
+ Hỏi : Khi Ê-đi-xơn chế tạo ra đèn điện, mọi người khắp nơi đã làm gì ?
+ Em hình dung được thế nào là người ùn ùn kéo đến ?
+ Hướng dẫn : Khi đọc đoạn văn này, để cho hay và thể hiện sự ngưỡng mộ của mọi người với Ê-đi-xơn, chúng ta cần nhấn giọng cụm từ ùn ùn kéo đến.
+ Hỏi : Khi phải đi một đoạn đường dài để đến xem đèn điện của Ê-đi-xơn, bà cụ đã làm gì ?
+ Em hiểu thế nào là đấm lưng thùm thụp ?
Đoạn 2 :
+ Gọi 1 HS đọc đoạn 2.
+ Yêu cầu 3 HS lần lượt đọc và nêu cách ngắt giọng của 3 câu đối thoại trong đoạn 2.
+ Đoạn 3 : Hướng dẫn HS luyện ngắt giọng lời đối thoại và câu dài.
+ Đoạn 4 : Nhắc HS ngắt giọng đúng các vị trí của các dấu chấm dấu phẩy và đọc phần chú giải để hiểu nghĩa từ cười móm mém. 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
* Kiểm tra HS yếu đọc đoạn 1
- Yêu cầu 1 HS đọc cả bài
 Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 
* Gv giao nhiệm vụ cho HS yếu đọc đoạn 2
a) Đoạn 1 :
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1
- Nói những điều em biết về Ê-đi-xơn ?
- Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ xảy ra lúc nào ? 
b) Đoạn 2 +3 :
- Bà cụ mọng muốn điều gì ?
- Vì saobà cụ mong có chiếc xe mà không cần người kéo ?
- Mong ước của bà cu gợi cho Ê-đi-xơn ý nghĩ gì ?
c) Đoạn 4 :
- Nhờ đâu mong ước của bà cụ được thực hiện ?
- Theo em, khoa học mang lại lợi ích gì cho con người ?
 KL : Câu chuyện ca ngơị nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn.
 Hoạt động 3 : Luyện đọc lại 
- GV đọc lại đoạn 3.
- Hướng dẫn HS đọc đoạn 3.
+ Giọng Ê-đi-xơn : reo vui khi sáng kiến loé lên.
+ Giọng bà cụ : phấn chấn. Giọng người kể chuyện khâm phục.
+ Cần nhấn giọng ở các từ ngữ sau : loé lên, reo lên, nảy ra, vô cùng ngạc nhiên, bình thường.
- HS thi đọc.
- GV nhận xét.
- Quan sát chân dung của Ê-đi-xơn và nghe GV giới thiệu bài.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết đoạn bài. Đọc 2 vòng.
 * HS yếu nhìn bảng đọc các từ ngữ khó dễ lẫn 
- Đọc theo sự hướng dẫn của GV.
* HS yếu đọc thầm đoạn1
+ 4 HS đọc bài, mỗi HS đọc một đoạn.
+ 1 HS đọc thành tiếng , cả lớp cùng theo dõi.
+ Đã ùn ùn kéo đến.
+ Là người đến liên tục và đông, tiếp nối nhau.
+ Nghe giảng.
+ Bà ngồi bên vệ đường để bóp chân và đấm lưng thùm thụp.
+ Là đấm liên tục và khá mạnh vào lưng làm phát ra tiếng thùm thụp.
+1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
+ 3 HS lần lượt đọc và nêu cách ngắt giọng của 3 câu đối thoại trong đoạn 2, cả lớp theo dõi và nhận xét.
+ Luyện ngắt giọng các câu :
Cụ ơi ! // đây . //  định /  dòng điện đấy.//
Thế nào đến  // Nhưngnhé / kẻobao lâu đâu. //
+ Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS đọc theo nhóm 4
* HS yếu đọc đoạn 1 để Gv kiểm tra.
- 1 HS đọc cả bài
* Hs yếu đọc đoạn 2
- HS đọc thầm đoạn 1.
- HS phát biểu.
- Xảy ra vào lúc Ê-đi-xơn vừa chế ra đèn điện. Mọi người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem. Bà cụ là một trong những người đó.
- HS đọc thầm đoạn 2 +3.
- Bà mong Ê-đi-xơn làm được một thứ xe không cần ngựa mà lại êm
- Vì xe ngựa rất xóc, đi xe ấy bà cụ sẽ bị ốm.
- Gợi ý cho ông chế tạo một chiế xe chạy bằng dòng điện.
- HS đọc thầm đoạn 4.
- Nhờ óc sáng tạo kì diệu của Ê-đi-xơn. Nhờ sự quan tâm đến con người của ông.
- HS phát biểu.
- Hs nhắc lại 3-4 em
- HS luyện đọc đoạn 3.
- 4 nhóm cử đại diện đọc bài, cả lớp theo dõi và bình chọn nhóm đọc hay.
KỂ CHUYỆN
Hoạt động 4 : GV nêu nhiệm vụ 
 Các em vừa được nghe 3 ban đọc truyện Nhà bác học và bà cụ theo các vai : người dẫn chuyện, Ê-đi-xơn và bà cụ. Bây giờ, các em không nhìn sách, tập kể lại câu chuyện theo cách phân vai.
Hoạt động 5 : Hướng dẫn HS kể chuyện:	
- GV hướng dẫn : + Khi kể các em nói lời nhân vật mình sắm vai.
+ Nhớ kết hợp lời kể với động tác, ánh mắt
+ Kể to, ro để cả lớp cùng nghe.
 - Chia HS thành các nhóm nhỏ và yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm.
- Yêu cầu 4 HS đại diện 4 nhóm tiếp nối nhau kể toàn bộ câu chuyện.
- Gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV nhận xét, bình chọn nhóm kể tốt nhất.
Nghe GV nêu nhiệm vụ.
- Nghe GV hướng dẫn.
- Mỗi nhóm 5 HS. Mỗi HS kể lại một đoạn. HS trong nhómtheo dõi góp ý cho nhau.
- 4 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét. 
- Lớp nhận xét.
Hoạt động 6 : Củng cố, dặn dò 
-GV:Câu chuyện này giúp các em hiểu điều gì ?
- Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
-HS trả lời.
 --------------------------------------------------------------------------
TOÁN: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
-Biết tên gọi các tháng trong năm ; số ngày trong từng tháng.
-Biết xem lịch (tờ lịch tháng, năm)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tờ lịch năm 2012 
- Lịch tháng 1,2,3 năm 2013
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1.Kiểm tra bài cũ:
 Gọi 2 HS trả lời miệng:Một năm có bao nhiêu tháng ?Kể tên những tháng có 30 ngày.
 Những tháng nào có 30 ngày?Tháng 2 có bao nhiêu ngày
 - Nhận xét, chữa bài và cho điểm hs
2.Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Giới thiệu bài – ghi bảng 
 * Hoạt động 1 : Luyện tập - Thực hành
Bài tập 1. 
- Yêu cầu HS quan sát tờ lịch tháng Một, tháng Hai, tháng Ba của năm 2004, yêu cầu HS xem lịch và trả lời các câu hỏi của bài:
a) - Ngày 3 tháng 2 là ngày thứ mấy ?
- Ngày 8 thnág 3 là ngày thứ mấy ?
- Ngày đầu tiên của tháng 3 là ngày thứ mấy ?
- Ngày cuối cùng của tháng 1 là ngày thứ mấy?
b) - Thứ hai đầu tiên của tháng 1 là ngày nào ?
- Chủ nhật cuối cùng của tháng 3 là ngày nào ?
-  ... 
Hoạt động học HS 
 Giới thiệu bài 
- Gv giới thiệu bài, nêu yếu cầu của giời học
 Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập
 Bài 1 
- Một HS đọc yêu cầu của BT.
- Cho HS kể tên một số nghề lao động trí óc mà em biết.
- GV : Các em có thể kể về một người thân trong gia đình làm nghề lao động trí óc, hoặc một người hàng xóm hoặc một người mà em biết qua đọc truyện, sách, báo 
 - Cho HS thi kể.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.: Giáo viên, Bác sĩ, Kĩ sư, ......
* Gv gọi Hs yếu nhắc lại đáp án đúng
Bài 2 
- GV gọi HS đọc lại yêu cầu.
- GV nhắc lại yêu cầu và nhắc HS khi viết phải chú ý diễn đạt thành câu, dùng dấu chấm để phân tách các câu cho bài rõ ràng. 
- Cho HS viết bài.
- Theo dõi và giúp đỡ HS 
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2 : Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Biểu dương những HS học tốt.
- Dặn những HS chưa viết xong về nhà viết tiếp.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- 1 HS đọc trước lớp.
- Bác sĩ, giáo viên, kĩ sư xây dựng, kiến trúc sư, nhà nghiên cứu.
- Nghe GV hướng dẫn.
- 4 HS thi kể trước lớp.
- Lớp nhận xét.
* HS yếu đọc lại đáp án đã chốt ý đúng
- 1 HS đọc BT2.
- HS viết bài vào vở.
- 3HS trình bày trước lớp bài viết của mình.
- Lớp nhận xét.
Thứ sáu ngày 29 tháng 1 năm 2010
TOÁN
LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU:
Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ một lần).
II. CHUẨN BỊ:
	- Bảng phụ kẻ sẵn Bt2, Bt4
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Giới thiệu bài 
- Bài học hôm nay sẽ giúp các em củng cố về phép nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số và áp dụng để giải các bài toán liên quan.
* Hoạt động 1 : Luyện tập – thực hành 
 Bài 1
- Bài tập YC chúng ta làm gì ?
- Hướng dẫn : Các em hãy chuyển mỗi tổng trong bài thành phép nhân, sau đó thực hiện phép nhân để tìm kết quả và ghi vào vở.
* Gv hướng dẫn HS yếu làm câu a,b
- Chữa bài và hỏi: 
+ Vì sao em lại viết tổng 4129 + 4129 thành phép nhân 4129 x 2 ?
+ Hỏi tương tự với các trường hợp còn lại.
 Bài 2. (Làm cột 1,2,3)
* Gv tiếp tục hướng dẫn, giúp đỡ HS yếu làm câu a,b/Bt1
- Bài toán YC chúng ta làm gì ?
- Nói : 1 cột trong bảng biểu thị cho 1 phép chia, Các ô là các thành phần của phép chia, các ô trống là những thành phần chưa biết, các em cần dựa vào cách tìm thành phần chưa biết của phép chia để làm bài.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- Viết các tổng thành phép nhân rồi ghi kết quả.
- Nghe GV hướng dẫn rồi sau đó làm bài.
* HS yếu làm câu a, b
- 3 HS lên bảng làm bài, còn lại làm vào VBT.
a) 4129 + 4129 = 4129 x 2 = 8258
b) 1052 +1052 + 1052 = 1052 x 3 = 3156
c) 2007+ 2007 + 2007 + 2007 = 2007 x 4 = 8028.
- Vì tổng 4129 + 4129 có 2 số hạng bằng nhau và bằng 4129.
- Bài tập YC chúng ta viết số thích hợp vào các ô trống trong bảng.
Nghe GV hướng dẫn, sau đó làm bài, HS cả lớp làm vào VBT.
Số bị chia
432
423
9604
Số chia
3
3
4
Thương
144
141
2001
- Hỏi : làm thế nào để tìm được số 144 trong ô trống thứ nhất ?
- Hỏi tương tự với những số còn lại
Bài 3. 
* Gv cho HS yếu kẻ bảng và lầm cột 1,2/BT2
- Một HS đọc đề.
- Tất cả có mấy thùng dầu ? Mỗi thùng chứa bao nhiêu lít dầu ? 
- Đã lấy ra bao nhiều lít dầu ?
- Bài toán YC tính gì ?
- YC HS làm bài.
- Ô trống thứ nhất ở vị trí thương trong phép chia, muốn tìm thương ta lấy số bị chia chia cho số chia, lấy 432 chia cho 3 thì được 144.
- Ô trống thứ 2 ở vị trí của số bị chia trong phép chia. Muốn tính số bị chia ta lấy thương nhân với số chia, lấy 141 nhân với 3 thì được 423.
- Có 2 thùng, mỗi thùng chứa 1025 l dầu. Người ta lấy ra 1350l dầu. Hỏi còn bao nhiếu lít dầu ?
- Có 2 thùng dầu, mỗi thùng chứa 1025l dầu.
- Đã lấy ra 1350l dầu.
- Số lít dầu còn lại.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT, Trình bày bài :
Tóm tắt
 Có : 2 thùng
 Mỗi thùng có : 1025 l dầu
 Đã lấy : 1350 l dầu
 Còn lại :  l dầu ?
Bài giải
Số lít dầu có trong cả 2 thùng là:
 1025 x 2 = 2050 (lít)
Số lít dầu còn lại là:
 2050 – 1350 = 700 (l)
Đáp số : 700 l
 Bài 4
- YC HS đọc các số trong cột thứ 2. 
- Chỉ vào ô thứ 2 dòng thứ 2 và hỏi : Vì sao trong ô này bài lại viết số 119 ?
- Chỉ vào ô cuối cùng của cột thứ 2 và hỏi : Vì sao trong ô này bài lại viết số 678 ?
- YC HS tiếp tục làm bài
- HS đọc bảng số.
- Vì dòng thứ 2 là các số của dòng thứ nhất thêm vào 6 đơn vị. Số đã cho là 113 thêm vào 6 đơn vị là 113 + 6 = 119
- Vì số trong ô này là số đã cho gấp lên 6 lần. Số đã cho là 113, gấp lên 6 lần là 113 x 6 = 678.
- Một HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào VBT.
Số đã cho
113
1015
Thêm 6 đơn vị 
119
1021
Gấp 6 lần 
678
6090
- Chữa bài và cho điểm HS
* Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò 
- Cô vừa dạy bài gì ?
- Nhận xét tiết học
- 2 HS ngồi cạnh đổi vở kiểm tra bài nhau
CHÍNH TẢ
NGHE – VIẾT: MỘT NHÀ THÔNG THÁI
I. MỤC TIÊU:
-Nghe -viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi ; không mắc quá năm lỗi trong bài.
-Làm đúng BT2b. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bảng phụ viết sẵn nội dung bài các bài tập chính tả.
- 4 tờ phiếu để HS làm bài tập 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1.Khởi động: Hát. 
2.KTBC : “ Ê-đi-xơn”. (
- Gv mời 3 Hs lên bảng viết các từ bắt đầu bằng chữ ch/tr.
- Gv và cả lớp nhận xét.
3. .Giới thiệu bài + ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs chuẩn bị.
-Gv đọc 1 lần đoạn viết “ Một nhà thông thái”
Gv mời 2 HS đọc thuộc lòng lại bài thơ.
 Gv hướng dẫn Hs nắm nội dung và cách trình bày bài thơ.
+ Đoạn văn gồm mấy câu?
+ Những chữ nào trong đoạn phải viết hoa ?
+ Nên bắt đầu viết từ ô nào trong vở?
 - Gv hướng dẫn các em viết ra nháp những từ dễ viết sai:26 ngôn ngữ, 100 bộ sách, 18 nhà bác học.
Gv đọc và viết bài vào vở
* Với HS yếu, chậm. Sau kho đọc cho lớp, Gv kiểm tra, những tiếng các em viết sai, hay viết không được GV hướng dẫn sữa sai, đánh vần cho các em viết lại cho đúng.
- Gv chấm chữa bài.
 - Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì.
 - Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
 - Gv nhận xét bài viết của Hs.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
+ Bài tập 2: 
- Gv cho 1 Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu Hs cả lớp làm vào VBT.
- Gv dán 3 băng giấy mời 3 Hs
- Gv giải thích thêm cho HS về Radio
- Gv nhận xét, 
Hoạt động 3.. Tổng kết – dặn dò.
Về xem và tập viết lại từ khó.
Những Hs viết chưa đạt về nhà viết lại.
 - Nhận xét tiết học.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
Hs lắng nghe.
Hai Hs đọc lại.
Có 4 câu.
Những chữ đầu ở mỗi dòng, tên riêng Trương Vĩnh Ký.
Yêu cầu các em tự viết ra nháp những từ các em cho là dễ viết sai.
Học sinh nghe và viết bài vào vở.
Học sinh soát lại bài.
Hs tự chữa bài.
1 Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
Cả lớp làm vào VBT.
3 lên bảng làm.
: ra-đi-ô – dược sĩ – giây .
: thước kẻ – thi trượt – dượ sĩ.
Hs nhận xét
Lắng nghe
 ĐẠO ĐỨC
TÔN TRỌNG KHÁCH NƯỚC NGOÀI (T2)
I.MỤC TIÊU:
-Nêu được một số biểu hiện của việc tôn trọng khách nước ngoài phù hợp với lứa tuổi.
-Có thái độ, hành vi phù hợp khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài trong các trường hợp đơn giản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
-Vở bài tập Đạo đức 3 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. .Kiểm tra bài cũ:
 	-HS1: Kể lại câu chuyện Cậu bé tốt bụng. (Dành cho HS khá)
-HS2: Vì sao phải tôn trọng khách nước ngoài?
2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của HS 
*Hoạt động 1: Liên hệ thực tế
1.GV yêu cầu từng cặp HS trao đổi với nhau:
-Em hãy kể về một hành vi lịch sự với khách nước ngoài mà em biết (qua chứng kiến, qua ti vi, đài báo).
-Em có nhận xét gì về những hành vi đó?
2.Từng cặp HS trao đổi với nhau.
3.Một số HS trình bày trước lớp. Các bạn khác bổ sung ý kiến.
-GV kết luận 
-HS trao đổi nhóm 2 để trả lời 
- Một số HS trình bày trước lớp
- Các bạn khác bổ sung ý kiến.
*Hoạt động 2: Đánh giá hành vi.
1.GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận nhận xét cách ứng xử với người nước ngoài trong 3 trường hợp sau:
+Tìmh huống a: Bạn Vi lúng túng, xấu hổ, không trả lời khi khách nước ngoài hỏi chuyện.
+Tình huống b: Các bạn nhỏ bám theo khách nước ngoài mời đánh giày, mua đồ lưu niệm mặc dù họ đã lắc đầu, từ chối.
2.HS thảo luận nhóm.
3.Đại diện từng nhóm trình bày. Cả lớp nhận xét , bổ sung.
-HS các nhóm thảo luận
-Đại diện từng nhóm trình bày. 
-Cả lớp nhận xét , bổ sung.
*Hoạt động 3: Xử lí tình huống và đóng vai
1.GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận về cách ứng xử cần thiết trong tình huống:
-Có vị khách nước ngoài đến thăm trường em và hỏi em về tình hình học tập.
-Em nhìn thấy một số bạn tò mò vây quanh ô-tô của khách nước ngoài, vừa xem vừa chỉ trỏ.
2.Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
3.Các nhóm lên đóng vai, các bạn khác trao đổi bổ sung.
-HS các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai 
-Các nhóm lên đóng vai, 
-Các bạn khác trao đổi bổ sung
* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Đọc ghi nhớ.
Chuẩn bị cho tiết học sau.
Làm bài tập ở VBT
VẼ TRANG TRÍ HÌNH TRÒN
I. MỤC TIÊU:
Biết dùng compa để vẽ (theo mẫu) các hình trang trí hình tròn đơn giản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Compa ,phấn mầu. 
-Các hình nh SGK
-Phấn mầu ,bút mầu , compa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
 1. Kiểm tra bài cũ:
+2 HS trả lời miệng: Nêu cách vẽ hình tròn 
+GV nhận xét cho điểm .
 2. Dạy bài mới:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
1.Giới thiệu bài: Vẽ trang trí hình tròn 
 *.Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hành: Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng compa để vẽ ( theo mẫu ) các hình trang trí hình tròn ( đơn giản ) (
Bài 1 : Vẽ hình theo các bước sau ( theo mẫu ):
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Bước 1: Vẽ hình tròn tâm O, bán kính OA bằng 2 cạnh ô vuông, sau đó ghi các chữ A, B, C, D
Bước 2: Dựa trên hình vẽ mẫu, Giáo viên cho học sinh vẽ phần hình tròn tâm A, bán kính AC và phần hình tròn tâm B, bán kính BC
Bước 3: dựa trên hình vẽ mẫu, Giáo viên cho học sinh vẽ tiếp phần hình tròn tâm C, bán kính CA và phần hình tròn tâm D, bán kính DA
Bài 2: Tô màu trang trí hình đã vẽ ở bài 1:
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Cho học sinh tô màu các hình đã vẽ
GV Nhận xét
Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Dặn Hs về nhà hoàn thành BT ở VBT
Nghe , nhắc tên bài
HS đọc 
Học sinh tự vẽ hình như mẫu. 
Học sinh tự vẽ hình như mẫu. 
Học sinh tự vẽ hình theo mẫu
- Học sinh đọc
Học sinh tô màu tùy thích. 

Tài liệu đính kèm:

  • docL3T22CKTKNS.doc